Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2012-2013 - Trường THPT Khâm Đức
Nguyên nhân, điều kiện, kết quả các cuộc phát kiến địa lý
Nguyên nhân:
- Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đã làm cho nhu cầu về
hương liệu, thị trường ngày càng tăng
- Thế kỉ XV, con đường buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải lại do người
A rập độc chiếm vấn đề cấp thiết đặt ra là phải tìm ra con đường thương
mại giữa phương Đông và châu Âu
Điều kiện: khoa học kĩ thuật có những bước tiến quan trọng
Các cuộc phát kiến địa lý lớn
- Năm 1487, Đi a xơ đến cực Nam châu Phi
- Năm 1492, Cô lôm bô phát hiện ra châu Mỹ
- Năm 1497, Va x cô đơ Ga ma đến Ấn Độ bằng đường biển
- 1519- 1522, Ma gien lan đi vòng quanh thế giới bằng đường biển
Hệ quả:
- Đem lại những hiểu biết mới về Trái đất, những con đường, những dân tộc
mới, thị trường thế giới được mở rộng
- Thúc đẩy sự tan rã của quan hệ phong kiến, dẫn đến sự ra đời của CNTB
-Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ
SỞ GD- ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I– NĂM HỌC: 2012-2013 TRƯỜNG THPT KHÂM ĐỨC MÔN LỊCH SỬ 10 Thời gian: 60 phút (KKGĐ) Câu 1: (3 điểm) Em hãy trình bày những thành tựu văn hóa cổ đại Hy Lạp và Rô ma ? Câu 2: (4 điểm) Em hãy nêu nguyên nhân, điều kiện và kết quả của các cuộc phát kiến địa lý ? Các cuộc phát kiến địa lý đã dẫn đến hệ quả như thế nào? Câu 3: (3 điểm) Lập bảng so sánh giữa vương triều Hồi giáo Đêli và vương triều Mô gôn ở Ấn Độ về các mặt sau: sự thành lập, chính sách cai trị, kết quả và rút ra nhận xét? ..Hết.. SỞ GD – ĐT QUẢNG NAM HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT KHÂM ĐỨC NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn Lịch sử 10 Câu Đáp án Điểm I (3đ) Nêu những thành tựu văn hóa cổ đại Hy Lạp và Rô ma a. Lịch và chữ viết: - Lịch: người Rô ma tính được 1 năm có 365 ngày và ¼, định ra 1 tháng có 30 hoặc 31 ngày, riêng tháng 2 có 29 ngày - Chữ viết: + Phát minh ra hệ thống chữ cái A,B.C +Phát minh ra chữ số La mã 0,75 b. Khoa học - Toán học: Ta let, Pi ta go, Ơ clit đưa ra những định lý , định đề có giá trị khái quát cao - Vật lý: Ac si met với phát minh cơ học và nguyên lý vật nổi 0,75 c. Văn học: - Hy Lạp:+ anh hùng ca “I li at và Ô đi xê” + Nhiều nhà soạn kịch nổi tiếng: Ê sin, Sô phốc lơ - Rô ma: các nhà thơ: Viếc ghin, Luc nê xơ 0,75 d. Nghệ thuật: - Điêu khắc: tượng thần A tê na, tượng lực sĩ ném đĩa - Kiến trúc: đền Pác tê nông, đấu trường ở Rô ma 0,75 II (4đ) Nguyên nhân, điều kiện, kết quả các cuộc phát kiến địa lý Nguyên nhân: - Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đã làm cho nhu cầu về hương liệu, thị trường ngày càng tăng - Thế kỉ XV, con đường buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải lại do người A rập độc chiếmvấn đề cấp thiết đặt ra là phải tìm ra con đường thương mại giữa phương Đông và châu Âu 1,0 Điều kiện: khoa học kĩ thuật có những bước tiến quan trọng 0,25 Các cuộc phát kiến địa lý lớn - Năm 1487, Đi a xơ đến cực Nam châu Phi - Năm 1492, Cô lôm bô phát hiện ra châu Mỹ - Năm 1497, Va x cô đơ Ga ma đến Ấn Độ bằng đường biển - 1519- 1522, Ma gien lan đi vòng quanh thế giới bằng đường biển 2,0 Hệ quả: - Đem lại những hiểu biết mới về Trái đất, những con đường, những dân tộc mới, thị trường thế giới được mở rộng - Thúc đẩy sự tan rã của quan hệ phong kiến, dẫn đến sự ra đời của CNTB -Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ 0,75 III (3đ) So sánh vương triều Hồi giáo Đê li và vương triều Mô gôn Nội dung Vương triều Hồi giáo Đê li Vương triều Mô gôn Sự thành lập ( 0.5đ) Năm 1206, người Hồi giáo gốc Trung Á hoàn thành xâm lược Ấn Độ, thiết lập Vương triều Hồi giáo Đê li Năm 1526, vua Ba bua ở Trung Á theo đạo Hồi tự nhận mình là dòng dõi Mông Cổ hoàn thành xâm lược Ấn Độ, lâp nên vương triều Mô gôn Chính sách cai trị (1 đ) Truyền bá áp đặt đạo Hồi Ưu tiên ruộng đất, địa vị cho người Hồi giáo Xây dựng chính quyền mạnh mẽ dựa trên sự liên kết các tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo Định ra mức thuế đúng và hợp lí Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật Kết quả(0,5đ) Làm cho mâu thuẫn dân tộc và tôn giáo gay gắt Văn hóa Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ Làm cho xã hội ổn định, kinh tế, văn hóa phát triển, đất nước thịnh vượng Nhiều công trình kiến trúc được xây dựng Nhận xét: ( 1đ ) Giống nhau: Cả hai vương triều đều do thế lực bên ngoài xâm chiếm Ấn Độ và xây dựng nên; đều góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa Ấn Độ Khác nhau: vương triều Đê li thực hiện chính sách phân biệt sắc tộc, tôn giáo nên dẫn đến mâu thuẫn giai cấp , còn vương triều Mô gôn cai trị bằng chính sách tiến bộ đăc biệt dưới thời vua A cơ ba , đã đưa Ấn Độ bước vào thời kì thịnh vượng nhất trong thời phong kiến
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_lich_su_lop_10_nam_hoc_2012_2013_tr.docx