Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Vật lý lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Vĩnh Hào

A – ĐỀ BÀI

I – Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào đáp án đúng

Câu 1. Đơn vị nào dưới đây là đơn vị đo điện năng tiêu thụ?

A . J/s. B. W/s. C. Jun. D. kW/h.

Câu 2. Định luật Jun-Len xơ cho biết điện năng biến đổi thành:

A. Nhiệt năng. B. Quang năng. C. Hoá năng. D. Cơ năng.

Câu 3. Một đèn có ghi 220V - 100W. Điện trở của dây tóc bóng đèn khi nó hoạt động bình thường là:

A. 22  B. 484  C. 5/11  D. 480

Câu 4. Khi đặt hiệu điện thế 6V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện qua dây dẫn có cường độ 0,4 A. Nếu tăng hiệu điện thế này thành 9V thì dòng điện qua dây dẫn có cường độ là:

A. 0,6A. B. 0,7 A. C. 0,8 A. D. 0,9 A.

 

docx6 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Vật lý lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Vĩnh Hào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT VỤ BẢN
Trường THCS Vĩnh Hào
------------------
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2019 – 2020
MÔN: VẬT LÝ 9 (lần 2)
Thời gian làm bài: 45 phút
----------------------------------
A – ĐỀ BÀI
I – Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào đáp án đúng 
Câu 1. Đơn vị nào dưới đây là đơn vị đo điện năng tiêu thụ?
A . J/s.	B. W/s.	C. Jun.	D. kW/h.
Câu 2. Định luật Jun-Len xơ cho biết điện năng biến đổi thành:
A. Nhiệt năng.	B. Quang năng.	C. Hoá năng.	D. Cơ năng.
Câu 3. Một đèn có ghi 220V - 100W. Điện trở của dây tóc bóng đèn khi nó hoạt động bình thường là:
A. 22 W	B. 484 W	C. 5/11 W	D. 480
Câu 4. Khi đặt hiệu điện thế 6V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện qua dây dẫn có cường độ 0,4 A. Nếu tăng hiệu điện thế này thành 9V thì dòng điện qua dây dẫn có cường độ là:
A. 0,6A.	B. 0,7 A.	C. 0,8 A.	D. 0,9 A.
Câu 5. Lõi của nam châm điện thường làm bằng:
A. Gang.	B. Sắt già.	C. Thép.	D. Sắt non.
Câu 6. Ta nói rằng tại một điểm A trong không gian có từ trường khi:
Một vật nhẹ để gần A hút về phía A.
Một thanh đồng để gần A bị đẩy ra xa A.
Một thanh nam châm đặt tại A bị quay lệch khỏi hướng Nam - Bắc.
Một thanh nam châm đặt tại A bị nóng lên.
Câu 7. Theo quy tắc nắm tay phải thì:
A.Chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện
Ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây
Bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây
Nắm và đặt bàn tay phải sao cho chiều đường sức từ hướng vào lòng bàn tay
Câu 8. Đoạn mạch gồm hai đèn mắc song song thì:
Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên các đèn.
Cường độ dòng điện trên các đèn là bằng nhau.
Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn là bằng nhau.
Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch luôn nhỏ hơn hiệu điện thế của mỗi đèn.
Phần tự luận (6,0 điểm)
Câu 9. (1,0 điểm) Cho hai điện trở R1 = 30 W ; R2 = 20 W . Tính điện trở của đoạn mạch khi mắc song song và mắc nối tiếp?
Câu 10. (2,0 điểm)
a/ Phát biểu quy tắc bàn tay trái?
b/ Hãy xác định chiều của dòng điện hoặc chiều của lực điện từ trong hình vẽ sau.
Câu 11. (2,0 điểm). Một bóng đèn có ghi 220V - 100 W được mắc vào hiệu điện thế 220V. a/ Tính cường độ dòng điện qua bóng đèn khi bóng sáng bình thường?
b/ Tính điện năng mà bóng tiêu thụ trong 1 tháng (30 ngày), mỗi ngày dùng trung bình 4 giờ.
Câu 12. (1,0 điểm)
Khi mắc nối tiếp hai điện trở R1 và R2 vào hiệu điện thế 12V thì dòng điện qua chúng có cường độ I = 0,3A. Nếu mắc song song hai điện trở này cũng vào hiệu điện thế 12V thì dòng điện trong mạch chính có cường độ I’ = 1,6A. Hãy tính R1 và R2
B – ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I – Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng được 0.5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
A
B
A
D
C
C
C
II – Tự luận
Câu
Đáp án
Điểm
9
Đoạn mạch gồm R1//R2 nên:
Rtđ = (R1.R2)/(R1 + R2). Thay số: 
Rtđ =(30.20)/(30 + 20) = 12 W
Đoạn mạch gồm R1 nt R2
Rtđ = R1 + R2 = 30 = 20 = 50 W
0,5
0,5
10
a/ Phát biểu đúng quy tắc bàn tay trái b/ Lực điện từ hướng sang phải.
Dòng điện đi sau ra trước.
1,0
0,5
0,5
11
a/ Cường độ dòng điện qua bóng đèn là: I = P/U = 100/220 = 0,45 A.
b/ Điện năng bóng đèn tiêu thụ là:
A = P.t = 100(30.4.3600) = 43200000J
1,0
1,0
12
R1 + R2 = U/I = 40 (R1.R2)/(R1 + R2) = U/I’ =7,5
Giải hệ pt theo R1; R2 ta được R1 = 30 W ; R2 = 10 W
Hoặc R1 = 10 W ; R2 = 30 W
0,25
0,25
0,25
0,25
PHÒNG GD & ĐT VỤ BẢN
Trường THCS Vĩnh Hào
------------------
ĐỀ KIỂM TRA 8 TUẦN HKII
NĂM HỌC: 2019 – 2020
MÔN: VẬT LÝ 9 (lần 2)
Thời gian làm bài: 45 phút
----------------------------------
A – ĐỀ BÀI
I – Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào đáp án đúng
Câu 1: Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây
A. luôn luôn tăng. B. luôn luôn giảm.
C. luân phiên tăng, giảm. D. luôn luôn không đổi.
Câu 2: Máy biến thế dùng để
A. giữ cho điện thế ổn định, không đổi. B. giữ cường độ dòng điện ổn định, không đổi.
C. làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế. D. làm tăng hoặc giảm cường độ dòng điện.
Câu 3: Trường hợp nào dưới đây tia sáng truyền đến mắt là tia khúc xạ
A. Khi ta ngắm bông hoa trước mắt.
B. Khi ta soi gương.
C. Khi ta quan sát con cá vàng bơi trong bể cá cảnh.
D. Khi ta xem chiếu bóng.
Câu 4: Tác dụng từ của dòng điện thay đổi như thế nào khi dòng điện đổi chiều
A. không có tác dụng từ. B. Tác dụng từ mạnh lên.
C. Tác dụng từ giảm đi. D. Lực từ đổi chiều.
Câu 5: Chiếu một tia sáng từ không khí vào nước với góc tới bằng 300 thì
A. góc khúc xạ lớn hơn 300. B. góc khúc xạ nhỏ hơn 300 .
C. góc khúc xạ bằng 300. D. góc khúc xạ bằng 600.
Câu 6: Chiếu một tia sáng vào một thấu kính hội tụ. Tia ló ra khỏi thấu kính sẽ đi qua tiêu điểm nếu
A. tia tới đi qua quang tâm mà không trùng với trục chính.
B. tia tới đi qua tiêu điểm.
C. tia tới song song với trục chính.
D. tia tới bất kì.
Câu 7: Khi tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây tải điện lên 10 lần thì công suất hao phí do tỏa nhiệt sẽ
A. giảm 100 lần. B. giảm 10 lần. C. tăng 100 lần. D. tăng 10 lần.
Câu 8: Động cơ điện một chiều quay được là do tác dụng của lực nào?
A. Lực hấp dẫn. B. Lực điện từ. C. Lực đàn hồi. D. Lực từ.
Câu 9: Một máy biến thế có số vòng dây ở cuộn sơ cấp là 1500 vòng. Cuộn thứ cấp là 4500 vòng. Hiệu điện thế lấy ra ở cuộn thứ cấp là 180V. Hiệu điện thế đưa vào cuộn sơ cấp là
A. 60 V. B. 90 V. C. 200 V. D. 300V.
Câu 10: Khi truyền tải điện năng đi xa, điện năng hao phí trên đường dây tải điện là do
A. tác dụng từ của dòng điện. B. tác dụng nhiệt của dòng điện.
C. tác dụng hóa học của dòng điện. D. tác dụng sinh lý của dòng điện.
Câu 11: Dùng vôn kế xoay chiều có thể đo được
A. hiệu điện thế ở hai cực một pin.
B. giá trị cực đại của hiệu điện thế một chiều.
C. giá trị cực đại của hiệu điện thế xoay chiều.
D. giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế xoay chiều.
Câu 12: Khi dòng điện một chiều không đổi chạy trong cuộn dây sơ cấp của một máy biến thế thì trong cuộn thứ cấp đã nối thành mạch kín
A. có dòng điện một chiều không đổi. B. có dòng điện 1 chiều biến đổi.
C. có dòng điện xoay chiều. D. vẫn không xuất hiện dòng điện.
Câu 13: Một máy biến thế có số vòng dây cuộn sơ cấp gấp 3 lần số vòng dây cuộn thứ cấp thì hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp so với hiệu điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp
A. giảm 3 lần. B. tăng 3 lần. C. giảm 6 lần. D. tăng 6 lần.
Câu 14: Tiêu cự của thấu kính là khoảng cách
A. giữa hai tiêu điểm.
B. từ quang tâm đến mỗi tiêu điểm.
C. giữa hai mép ngoài của thấu kính.
D. từ quang tâm đến một mép ngoài của thấu kính.
Câu 15: Chùm sáng đi qua thấu kính hội tụ tuân theo định luật nào sau đây?
A. Định luật tán xạ ánh sáng. B. Định luật phản xạ ánh sáng.
C. Định luật khúc xạ ánh sáng. D. Định luật truyền thẳng ánh sáng.
Câu 16: Roto trong máy phát điện xoay chiều
A. luôn luôn là nam châm điện. 
B. luôn là cuộn dây dẫn.
C. Có thể là nam châm điện hoặc cuộn dây dẫn.
D. là bộ phận đứng yên.
II. Tự luận
Câu 17: Người ta cần truyền một công suất 5MW từ nhà máy điện đến nơi tiêu thụ cách nhau 40km. Hiệu điện thế hiệu tại nhà máy điện là U =100kV. Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây và công suất điện tại nơi tiêu thụ? Biết điện trở suất của dây tải điện là 1.10-8Ωm, dây có tiết diện là 0,5cm2
B – ĐÁP ÁN
I – Trắc nghiệm:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Đ.A
C
C
C
D
B
C
A
B
A
D
D
D
B
B
C
C
II – Tự luận
Câu 17: 
Đổi 5MW = 5000000W; 40km = 40000m; 100kV = 100000V; 0,5cm2 = 0,5.10-4m2
Điện trở toàn dây dẫn là:
Công suất tỏa nhiệt trên đường dây là:
Công suất điện tại nơi tiêu thụ là
Pci = P – Php = 5000000 -80000 = 4920000(W)

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_1_mon_vat_ly_lop_9_nam_hoc_2019_2020_truo.docx