Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Phú Thứ (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1( 2,0 điểm):

 a. ThÕ nµo lµ thµnh ng÷? Cho vÝ dô hai thµnh ng÷.

 b. §Æt c©u víi mét trong hai thµnh ng÷ ®ã.

Câu 2 ( 3,0 điểm):

 Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

a. Hai câu thơ trên trích trong bài thơ nào? Của ai? Sáng tác trong hoàn cảnh nào?

b. Tìm điệp ngữ và xác định dạng điệp ngữ trong hai câu thơ trên.

c. Phân tích tác dụng của điệp ngữ đó.

Câu 3 ( 5,0 điểm):

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bẩy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vần giữ tấm lòng son

(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)

Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ trên. Từ đó em có suy nghĩ như thế nào về người phụ nữ trong xã hội ngày hôm nay.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Phú Thứ (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND HUYỆN KINH MÔN
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn Lớp 7
 Năm học 2017 - 2018
 Thời gian làm bài: 90 phút
( Đề gồm 01 trang,3câu)
ĐỀ BÀI.
Câu 1( 2,0 điểm): 
 a. ThÕ nµo lµ thµnh ng÷? Cho vÝ dô hai thµnh ng÷.
 b. §Æt c©u víi mét trong hai thµnh ng÷ ®ã.
Câu 2 ( 3,0 điểm): 
 Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
a. Hai câu thơ trên trích trong bài thơ nào? Của ai? Sáng tác trong hoàn cảnh nào?
b. Tìm điệp ngữ và xác định dạng điệp ngữ trong hai câu thơ trên. 
c. Phân tích tác dụng của điệp ngữ đó.
Câu 3 ( 5,0 điểm): 
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bẩy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vần giữ tấm lòng son
(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)
Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ trên. Từ đó em có suy nghĩ như thế nào về người phụ nữ trong xã hội ngày hôm nay.
_ Hết_
 UBND HUYỆN KINH MÔN
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn Lớp 7
 Năm học 2017 - 2018
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1
(2 điểm)
a. Nêu đúng khái niệm thành ngữ
Thµnh ng÷ lµ lo¹i côm tõ cã cÊu t¹o cè ®Þnh , biÓu thÞ mét ý nghÜa hoµn chØnh.
- Nªu ®­îc hai vÝ dô thµnh ng÷.
b. Đặt câu văn có sử dụng thành ngữ (đúng ngữ pháp, có ý nghĩa.)
0,5
0,5
1,0
Câu 2
(3 điểm)
a. Hai câu thơ trích trong bài thơ « Cảnh khuya » của Hồ Chí Minh
Bài thơ viết năm 1947, những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, ở chiến khu Việt Bắc.
b. Điệp ngữ «  chưa ngủ » , dạng điệp ngữ vòng.
c. - Điệp ngữ chưa ngủ mở ra hai trạng thái cảm xúc trong tâm hồn Bác: rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên và thao thức vì lo nghĩ việc nước.
- Hai từ “ chưa ngủ” ở câu thơ thứ ba lặp lại ở đầu câu thơ thứ tư cho thấy niềm say mê cảnh đẹp thiên nhiên và nỗi lo việc nước của Người.Bác yêu thiên nhiên,yêu cái đẹp nhưng Bác không chỉ thao thức vì cảnh thiên nhiên đẹp như một bức vẽ mà còn thao thức,trăn trở “vì lo nỗi nước nhà”, lo cho cuộc kháng chiến còn nhiều khó khăn gian khổ, cho vận mệnh dân tộc.Hai tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bác . 
- Điệp ngữ “ chưa ngủ” làm ta rung động, cảm phục trước vẻ đẹp tâm hồn của Bác: sự hòa quyện giữa tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước, tâm hồn thi sĩ trong cốt cách của người chiến sĩ, phong thái ung dung, tinh thần lạc quan cách mạng.
0,25
0,25
0,5
0,5
1,0
0,5
Câu 3
(5đ)
1. Yêu cầu về hình thức và kĩ năng :
a. Hình thức 
- Tạo được một bố cục khoa học, hình thức các đoạn văn rõ ràng..
- Chữ viết sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả...
- Dung lượng bài viết hợp lí
b. Kĩ năng 
- Biết làm một bài văn biểu cảm về nhân vật trữ tình trong thơ
- Biết lập ý và dựng các đoạn văn biểu cảm, mạch lạc trong suy nghĩ và cảm xúc (đoạn mở, các đoạn thân bài, đoạn kết) biết liên kết câu, đoạn, biết phát biểu cảm xúc suy nghĩ dựa vào đặc điểm của nhân vật trữ tình, bám vào từ ngữ hình ảnh, biện pháp nghệ thuật... trong thơ, biết đưa dẫn chứng minh họa cho cảm xúc suy nghĩ của mình
- Biết sử dụng thao tác so sánh liên tưởng với người phụ nữ trong các sáng tác cùng thời và liên hệ với cuộc sống hôm nay bằng những cảm xúc suy nghĩ một cách hợp lí....
- Diễn đạt trong sáng, giọng văn có cảm xúc bởi tình cảm chân thành....
2. Yêu cầu về nội dung :
a. Mở bài: 
- Giới thiệu những hiểu biết về tác giả Hồ Xuân Hương và bài thơ “ Bánh trôi nước”
- Cảm nghĩ khái quát về hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ.
b. Thân bài: 
- Tự hào, yêu quý và ngợi ca phẩm chất người phụ nữ trong xã hội xưa. Đó là vẻ đẹp của người phụ nữ về hình thể qua tính từ "trắng", "tròn". Đó còn là vẻ đẹp của người con gái trẻ trung đầy sức sống. Cụm từ “Thân em” mang hơi thở của văn học dân gian là tiếng nói,là tình cảm tự hào của bao người phụ nữ xưa.
- Cảm phục tấm lòng son sắt thủy chung . Cuộc đời họ gặp nhiều đau khổ bất hạnh, nhưng người phụ nữ vẫn giữ được những phẩm chất cao đẹp của mình "mà em vẫn giữ tấm lòng son". 
- Thương cảm xót xa cho số phận người phụ nữ trong thơ HXH: Hình ảnh người phụ nữ trong thơ HXH cuộc đời của họ long đong vất vả "bẩy nổi ba chìm" như chiếc bánh trôi. Số phận của họ cũng đắng cay bất hạnh, rắn hay nát, hạnh phúc hay bất hạnh bị phụ thuộc vào "tay kẻ nặn", là người chồng, người cha, là XH phong kiến đầy rẫy những bất công tàn bạo...
- Lên án,căm phẫn xã hội phong kiến nam quyền bất công với người phụ nữ.
- HS có những liên hệ với người phụ nữ trong những bài ca dao khác và trung văn thơ trung đại để thấy được họ đều là những người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại có số phận đau khổ bất hạnh mà nguyên nhân sâu xa đó không phải ai khác chính là XHPK đầy rẫy bất công và tàn bạo....
 + HS có những liên hệ với cuộc sống hôm nay để có những cảm xúc và suy nghĩ đúng đắn chân thành: Từ cảm xúc yêu quý tự hào về XH đổi thay, người phụ nữ được đổi đời, được thể hiện tài năng và sắc đẹp trong mọi lĩnh vực XH nhưng CS vẫn còn có những mảnh đời số phận đau khổ để phấn đấu XD cho một XH tốt đẹp hơn. 
c. Kết bài 
- Cảm nghĩ về tác giả và những tình cảm của bà dành cho người phụ nữ. 
3. Biểu điểm:
- Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng,trình bày sạch đẹp,có thể còn một số sai sót nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 3-4: Đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu trên,còn một vài lỗi về diễn đạt nhưng không làm sai lệch ý của người viết.
- Điểm 2-3: Đạt được một nửa các yêu cầu trên,trình bày thiếu ý hoặc sơ sài, mắc khá nhiều lỗi diễn đạt,dùng từ,ngữ pháp.
- Điểm 1: Viết được quá ít hoặc mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả.
- Điểm 0: Để giấy trắng 
0,5 
0,5 
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
 Phú Thứ, ngày 07 tháng 12 năm 2017
 Giáo viên
 Bế Thị Huệ

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_1_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2017_2018_tru.doc