Đề kiểm tra học kì II Năm học 2011-2012 môn Ngữ văn Lớp 10

Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (7 điểm)

Em hãy phân tích đoạn thơ sau:

Lòng này gửi gió đông có tiện ?

Nghìn vàng xin gửi đến Non Yên.

Non Yên dù chẳng tới miền,

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.

Cảnh buồn người thiết tha lòng,

Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.

 (Trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”- Chinh phụ ngâm)

 

doc5 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1458 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II Năm học 2011-2012 môn Ngữ văn Lớp 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD& ĐT LẠNG SƠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2011-2012
TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐĂNG Môn thi: Ngữ văn (Lớp 10)
ĐỀ CHÍNH THỨC
 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH ( 3 điểm)
Câu 1. (1 điểm).
 Nêu cấu trúc của văn bản văn học.
Câu 2. (2 điểm).
Phân tích đặc điểm về ngữ âm, ngữ nghĩa, hình tượng văn học trong câu thơ sau:
Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (7 điểm)
Thí sinh chỉ được phép làm một trong hai câu (3.a hoặc 3.b).
Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (7 điểm)
Em hãy phân tích đoạn thơ sau:
Lòng này gửi gió đông có tiện ?
Nghìn vàng xin gửi đến Non Yên.
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.
	 (Trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”- Chinh phụ ngâm)
Câu 3.b. Theo chương trình nâng cao (7 điểm)
Có ý kiến cho rằng : “ Trao duyên là khúc dạo đầu cho bản đàn bi thương, ai oán của cuộc đời Thúy Kiều” 
Anh (chị) hãy phân tích đoạn trích Trao duyên (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) để làm rõ nhận định trên.
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm
------------------Hết-----------------
Họ và tên thí sinh: Số báo danh: ..
Chữ kí của Giám thị 1: Chữ kí của giám thị 2: ......
 SỞ GD& ĐT LẠNG SƠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2011-2012
TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐĂNG Môn thi: Ngữ văn (Lớp 10)
ĐỀ CHÍNH THỨC
 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
HƯỚNG DẪN CHẤM THI 
(Bản Hướng dẫn chấm thi gồm 04 trang)
I. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. 
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. 
- Việc chi tiết hoá điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. 
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 điểm). 
II. Đáp án và thang điểm
Đáp án
Điểm
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH ( 3 điểm)
Câu 1
(1,0 đ)
Nêu cấu trúc của văn bản văn học.
1,0 đ
Cấu trúc của văn bản văn học có nhiều tầng lớp. Khi tiếp cận văn bản văn học lưu ý 3 tầng lớp sau:
0,25
Tầng ngôn từ - từ ngữ âm đến ngữ nghĩa
0,25
Tầng hình tượng
0,25
Tầng hàm nghĩa
0,25
Câu 2
(2,0 đ)
Phân tích đặc điểm về ngữ âm, ngữ nghĩa, hình tượng văn học trong câu thơ sau:
Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
2,0 đ
Hai câu thơ TT là bức tranh xuân đc tả cận cảnh với cái nhìn ko gian 
0,25
-Tác giả dùng từ "xanh rợn" chứ không phải các từ khác như: xanh biếc, xanh um,...Nó cho người đọc cảm nhận về độ lớn của không gian mà mà xanh bao phủ và cả sắc độ của màu xanh gợi nên một màu xanh non tơ và óng ả. .
0,5
- 3 từ “tận chân trời” lại khiến cho màu xanh ấy kết thành hình khối, mở rộng ko gian đó là 1 ko gian xuân bạt ngàn màu xanh (ngập tràn màu xanh) đúng hơn là một biển cỏ xanh mênh mông, bát ngát và dào dạt sức sống xanh non tơ.
0,25
- Cách ngắt nhịp của câu thơ thứ hai: Cành lê trắng /điểm một vài bông hoa (3/5). điểm trùng của câu thơ sẽ rơi vào từ "trắng". Nhờ đó mà cái hay của câu thơ mới được bộc lộ rõ ràng.
0,25
+ chỉ với 2 câu mà mùa xuân hiện ra như 1 bức tranh có màu sắc tuyệt diệu, hài hoà. Thảm cỏ xanh làm nền cho bức tranh xuân, trên cái nền ấy điểm một vài bông hoa lê trắng. Màu xanh và sắc trắng tôn vinh lẫn nhau tạo ra một bức tranh xuân sống động, mới mẻ, tinh khiết và tràn đầy sức sống.
0,75
* Lưu ý: GV cần vận dụng linh hoạt đáp án chấm đặc biệt với những bài có cách cảm nhận sâu sắc, độc đáo
II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (7 điểm)
Câu 3.a 
(7,0 đ)
Câu 3.b
(7,0 điểm)
Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (7 điểm)
Em hãy phân tích đoạn thơ sau:
Lòng này gửi gió đông có tiện ?
Nghìn vàng xin gửi đến Non Yên.
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.
 (Trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”- Chinh phụ ngâm)
a. Yêu cầu về kĩ năng:
 Biết cách làm bài văn nghị luận văn học phân tích đoạn thơ; kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b. Yêu cầu kiến thức: Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được các ý chính sau:
1. Giới thiệu khái quát về hoàn cảnh ra đời, xuất xứ và vị trí đoạn thơ.
0,5 
2. Phân tích đoạn trích:
6,0
a. Nội dung
5,0
- Tâm trạng trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ được thể hiện qua một sự khao khát cháy bỏng. Mức độ nỗi nhớ được gợi lên qua những từ láy biểu cảm cao: thăm thẳm, đau đáu, thiết tha. 
à Nỗi nhớ, nỗi sầu, nỗi đau kéo dài theo thời gian, trãi rộng khắp không gian, xoáy sâu trong tâm hồn .
2,0
- Không gian được mở rộng:
1,5
+ Người chinh phụ gửi lòng mình Non Yên mong được chồng thấu hiểu, chia sẻ. “Non Yên” ước lệ chỉ miền núi non biên ải xa xôi.
0,75
+ Hình ảnh “đường lên bằng trời” xa vời.
" Ko gian vô tận ngăn cách hai người.
" Ngầm ý so sánh với nỗi nhớ không nguôi, không tính đếm được của chinh phụ.
0,75
- Bức tranh thiên nhiên: “Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun”:
1,5
+ Bức tranh thiên nhiên đầy ắp nỗi buồn, nhưng cũng rất sinh động: âm thanh, hình ảnh, màu sắc. 
1,0
+ Tăng thêm ấn tượng vắng vẻ, cô đơn, gợi cảm giác hoang vắng, âm u, lạnh lẽo.
0,5
b. Nghệ thuật:
1,0đ
+ Các biện pháp tu từ: câu hỏi tu từ, điệp ngữ vòng tròn (non Yên, trời).
0,25
+ Tả cảnh ngụ tình" khái quát, triết lí thành quy luật: Cảnh buồn người thiết tha lòng.
0,25
+ Thiết tha- đau đớn " cảnh và tình người có sự đồng điệu.
0,25
+ Độc thoại nội tâm
0,25
3. Đánh giá chung
Tâm trạng của người chinh phụ khát khao sự đồng cảm của chinh phu nơi biên ải nhưng vô vọng, sầu nhớ da diết, triền miên. Đoạn thơ đề cao hạnh phúc lứa đôi và tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến.
0,5
Lưu ý: Điểm tối đa chỉ dành cho những bài làm đảm bảo yêu cầu về kiến thức, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, lôgíc, có cảm xúc và không mắc nhiều lỗi chính tả.
Theo chương trình nâng cao (7 điểm)
Có ý kiến cho rằng : “ Trao duyên là khúc dạo đầu cho bản đàn bi thương, ai oán của cuộc đời Thúy Kiều” 
Anh (chị) hãy phân tích đoạn trích Trao duyên (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) để làm rõ nhận định trên.
a. Yêu cầu về kĩ năng:
 Biết cách làm bài văn nghị luận văn học phân tích đoạn thơ (nhận định về nội dung đoạn thơ); kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b.Yêu cầu kiến thức: Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được các ý chính sau:
Vài nét về Nguyễn Du, Truyện Kiều và đoạn trích Trao duyên
- Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX.
- Truyện Kiều là kiệt tác số một của văn học dân tộc, di sản văn học nhân loại, tiêu biểu cho cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du.
- Trao duyên trích từ câu 723 – 756 là một trong những đoạn thơ bi thiết nhất của Truyện Kiều (trích dẫn nhận định)
 0,5
Giải thích nhận định Trao duyên là khúc dạo đầu cho bản đàn bi thương, ai oán của cuộc đời Kiều.
1,0
- Toàn bộ tác phẩm Truyện Kiều là một chuỗi những bi kịch của người con gái tài hoa bạc mệnh Thúy Kiều, trong đó Trao duyên chính là bi kịch đầu tiên, mở đầu cho cuộc đời đau khổ của Thúy Kiều.
0,5
- Trao duyên thể hiện bi kịch tình yêu tan vỡ, thân phận bất hạnh qua
 lời trao duyên đầy đau khổ.
0,5
Phân tích đoạn trích Trao duyên để chứng minh nhận định.
5,0
- Tâm trạng của Kiều lúc trao duyên 
1,5
+ Cố nén buồn đau, cố nén cảm xúc bộc lộ tâm sự với Thúy Vân (chú ý sắc thái biểu cảm của các từ ngữ cậy, chịu, lạy, thưa). 
0,5
+ Đau xót nhớ lại những kỉ niệm của mối tình đầu tươi đẹp(dẫn chứng thơ)
0,5
+ Kiều trao duyên cho em. Chú ý cách trao duyên – trao lời tâm huyết; trao kỉ vật lại dùng dằng nửa trao, nửa níu để thấy tâm trạng của Kiều trong thời khắc đoạn trường này (dẫn chứng thơ).
0,5
- Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên 
3,5
+ Dự cảm về cái chết trở đi, trở lại trong tâm hồn Kiều, nàng tưởng tượng mình chết oan, chết hận, hồn không được siêu thoát mà lẩn quất bên chàng Kim.
0,5
+ Trong lời độc thoại nội tâm đầy đau đớn, Kiều hướng tới người yêu với tất cả tình yêu thương và mong nhớ (dẫn chứng thơ).
0,5
+ Nỗi lòng Kiều ngổn ngang tâm sự, nàng xót xa cho duyên phận ngắn ngủi của mình, tự coi mình là người phụ bạc (dẫn chứng thơ).
1,0
+ Cuối đoạn thơ, mặc dù Kiều đã giãi bày hết nỗi khổ tâm riêng của mình với em, đã nhờ em trả nghĩa cho Kim Trọng nhưng những đau khổ vì tình duyên tan vỡ trong tâm trí nàng vẫn không nguôi. Kiều mất dần lí trí, mất dần tỉnh táo, thét lên thoảng thốt, ai oán (dãn chứng thơ).
1,0
+ Từ chỗ nói với em, Kiều chuyển sang nói với mình, nói với người yêu; từ giọng đau đớn chuyển thành tiếng khóc, khóc cho mình, khóc cho mối tình đầu trong sáng, đẹp đẽ vừa mới chớm nở đã tan vỡ.
0,5
Đánh giá nhận định
0,5
- Trao duyên thể hiện nỗi đau đớn khi duyên tình tan vỡ, bi kịch lớn nhất của cuộc đời Kiều.
0,25
- Trao duyên chính là khúc dạo đầu cho bản đàn bi thương, ai oán của cuộc đời Thúy Kiều.
- Sau màn Trao duyên, Thúy Kiều bước vào mười lăm năm lưu lạc, cuộc đời Thúy Kiều nối tiếp những bi kịch đau thương khác nhau.
0,25
Lưu ý: Điểm tối đa chỉ dành cho những bài làm đảm bảo yêu cầu về kiến thức, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, lôgíc, có cảm xúc và không mắc nhiều lỗi chính tả.

File đính kèm:

  • docgiao_an.doc