Đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh học lớp 8 - Trường THCS Vĩnh Hào

SINH HỌC 8

ĐỀ 1

I.TRẮC NGHIỆM: (2đ)

Câu 1: Khoanh tròn vào câu em cho là đúng nhất:(1 điểm)

1. Các bệnh nào dễ lây qua đường hô hấp:

a – Bệnh Sán, bệnh lao phổi b – Bệnh cúm, bệnh ho gà

c – Bệnh thương hàn, thổ tả, kiết lị, bệnh về giun sán. d – Câu a, b đúng

2. Tế bào động vật không có:

a – Màng sinh chất b – Màng xenlulô c – Nhân d – Câu a,b,c đúng

3. Bộ xương người có chức năng là:

a - Nâng đỡ, bảo vệ cơ thể c - Tạo khung cơ thể

b - Chỗ bám cho các cơ d - Câu a, b đúng

4. Sự thực bào là:

a – Các bạch cầu hình thành chân giả bắt, nuốt và tiêu diệt vi khuẩn

b – Các bạch cầu đánh và tiêu diệt vi khuẩn

c – Các bạch cầu bao vây làm cho vi khuẩn chết

d – Cả a, b, c đều đúng.

 

docx6 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh học lớp 8 - Trường THCS Vĩnh Hào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SINH HỌC 8
ĐỀ 1
I.TRẮC NGHIỆM: (2đ)
Câu 1: Khoanh tròn vào câu em cho là đúng nhất:(1 điểm)
1. Các bệnh nào dễ lây qua đường hô hấp:
a – Bệnh Sán, bệnh lao phổi b – Bệnh cúm, bệnh ho gà
c – Bệnh thương hàn, thổ tả, kiết lị, bệnh về giun sán. d – Câu a, b đúng 
2. Tế bào động vật không có:
a – Màng sinh chất b – Màng xenlulô c – Nhân d – Câu a,b,c đúng
3. Bộ xương người có chức năng là:
a - Nâng đỡ, bảo vệ cơ thể c - Tạo khung cơ thể
b - Chỗ bám cho các cơ d - Câu a, b đúng
4. Sự thực bào là:
a – Các bạch cầu hình thành chân giả bắt, nuốt và tiêu diệt vi khuẩn
b – Các bạch cầu đánh và tiêu diệt vi khuẩn
c – Các bạch cầu bao vây làm cho vi khuẩn chết
d – Cả a, b, c đều đúng. 
Câu 2: Hãy chọn những từ, cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống () trong các câu sau: (1điểm)
 Cơ chế tạo thành khối máu đông là: khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu của vết thương, các tiểu cầu bị (1) và giải phóng..(2). Enzym này làm...(3).biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng giữ các tế bào máu và tạo thành khối.(4).
II. TỰ LUẬN (8Đ)
Câu 1: Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào diễn ra như thế nào? (2.5đ).
Câu 2: Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng? (2.5đ)
Câu 3: Giải thích vì sao người có nhóm máu A không thể cho người có nhóm máu O, B ( 2đ).
Câu 4: Giải thích vì sao xương động vật khi được hầm ( đun sôi lâu) thì bị bở (1đ).
ĐÁP ÁN
I/ Trắc nghiệm(2đ)
Câu 1. Mỗi câu chọn đúng được (0.25đ)
1-d 2-b 3-d 4-a 
Câu 2. Mỗi ý đúng được (0,25đ)
1- vỡ ; 2- Enzym 
3-chất sinh tơ máu ; 4- Máu đông
II/ Tự luận(8đ)
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(2,5đ)
- Sự trao đổi khí ở phổi: 
+ Khí O2 khuyết tán từ không khí phế nang vào máu 
+ Khí CO2 khuyết tán từ máu ra không khí phế nang 
- Sự trao đổi khí ở tế bào: 
+ Khí O2 khuyết tán từ máu vào tế bào 
+ Khí CO2 khuyết tán từ tế bào vào máu 
- Sự trao đổi khí trên được thực hiện nhờ cơ chế khuyết tán các chất khí từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp 
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 2
(2,5đ)
Câu 2: Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng là:
Diện tích bề mặt bên trong của ruột non rất lớn ’ tổng bề mặt hấp thu lên tới 400- 500 m2. 
- Chiều dài ruột non tới 2.8-3m(ở người trưởng thành) 
- Có lớp niêm mạc ruột non nhăn nheo gấp nếp 
- Trên bề mặt niêm mạc có nhiều lông ruột và lông cực nhỏ 
- Hệ mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột cực nhỏ 
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 3
(2đ)
 Giải thích người có nhóm máu A không thể cho người có nhóm máu O,B.
 vì:
 - Người có nhóm máu A: có kháng nguyên A, huyết tương ß không thể truyền cho người có nhóm máu B ( có α) vì sẽ bị kết dính hồng cầu. 
 - Người có nhóm máu A: có kháng nguyên A, huyết tương ß không thể truyền cho người có nhóm máu O ( có cả α , ß ) vì sẽ bị kết dính hồng cầu. 
1đ
1đ
Câu 4 (1đ)
Khi hầm xương động vật (bò, heo)
- Chất cốt giao trong xương bị phân hủy khi đó nước hầm xương thì ngọt. 
- Phần xương còn lại là chất vô cơ không còn được liên kết bởi chất cốt giao nên xương bở. 
0,5đ
0,5đ
ĐỀ 2
Trắc nghiệm
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước cho câu trả lời đúng .
Câu 1. Trong các khớp sau: khớp ngón tay, khớp gối, khớp sọ, khớp đốt sống thắt lưng, khớp khủy tay. Có bao nhiêu khớp thuộc loại khớp bất động?
 A. 2.	B. 1.	C. 4.	D. 5.
Câu 2. Xương trẻ nhỏ khi gãy thì mau liền vì:
A. thành phần cốt giao nhiều hơn chất khoáng.	B. thành phần cốt giao ít hơn chất khoáng.
C. chưa có thành phần khoáng.	D. chưa có thành phần cốt giao.
Câu 3. Đâu là nhóm máu chuyên cho?
 A. Nhóm O.	B. Nhóm A.	C. Nhóm B.	D. Nhóm AB.
Câu 4. Thành cơ tim dày nhất là
 A. thành tâm nhĩ trái.	B. thành tâm nhĩ phải.
 C. thành tâm thất trái.	D. thành tâm thất phải.
Tự luận
Câu 1(3 điểm): Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Tại sao phải xét nghiệm máu trước khi truyền? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu.
Câu 2 (2 điểm): Phản xạ là gì? Một cung phản xạ gồm những yếu tố nào?
Câu 3 (3 điểm): Trình bày những đặc điểm tiến hóa của hệ cơ người.
 	HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN
Phần trắc nghiệm (2d)
Câu 1:( 2 điểm) Mỗi câu 0,5 đ
Câu
1
2
3
4
Đáp án
A
B
A
C
II. Phần tự luận: (8đ)
Câu 
Đáp án
Điểm
1
3,0 điểm
 * Máu gồm những thành phần:
- Huyết tương: lỏng, trong suốt, màu vàng chiếm 55% thể tích 
- TB máu : Chiếm 45% thể tích, đặc quánh màu đỏ thẫm . Gồm : Bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu 
* Khi truyền máu cần phải xét nghiệm trước để lựa chon loại máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến (hồng cầu của người cho bị kết dính trong huyết tương của người nhận gây tắc mạch) và tránh bị nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh.
* Chức năng của huyết tương : 
- Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch 
- Tham gia vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải 
* Chức năng của hồng cầu: Vận chuyển O2 và CO2
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
2
2 điểm
- Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh 
- Một cung phản xạ gồm 5 yếu tố: cơ quan thụ cảm, nơron hướng tâm, nơron trung gian, nơron li tâm và cơ quan phản ứng.
1,0 đ
1,0 đ
3
3 điểm
- Những đặc điểm tiến hóa của hệ cơ người:
+ Tay có nhiều cơ phân hóa thành nhóm nhỏ phụ trách các phần khác nhau giúp tay cử động linh hoạt hơn chân, thực hiện nhiều động tác lao động phức tạp. Cơ chân lớn, khỏe, cử động chân chủ yếu là gấp, duỗi.
+ Ở người có tiếng nói phong phú nên cơ vận động lưỡi phát triển.
+ Cơ mặt phân hóa giúp người biểu lộ tình cảm. 
1,0 đ
1,0 đ
1,0 đ

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_1_mon_sinh_hoc_lop_8_truong_thcs_vinh_hao.docx
Giáo án liên quan