Đề kiểm tra học kì 1 môn Địa lý lớp 8

PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM (7.5 ĐIỂM)

Mức độ nhận biết

1. Châu Á là một bộ phận của lục địa

A. Á Âu B. Phi C. Ô-xtrây-li-a D. Mĩ

2. Châu Á là châu lục có diện tích lãnh thổ

A. lớn thứ hai thế giới sau châu Mĩ.

B. lớn thứ ba thế giới sau châu Mĩ và châu Phi.

C. lớn nhất thế giới

D. lớn thứ tư thế giới sau châu Mĩ, châu Phi và châu Âu.

3. Châu Á là khu vực có dân số

A. đông dân nhất thế giới.

B. đông dân thứ hai thế giới sau châu Phi.

C. đông dân thứ ba thế giới sau châu Phi và châu Âu.

D. đông dân thứ tư thế giới sau châu Phi và châu Âu và châu Mĩ

4. Dân cư châu Á chủ yếu thuộc chủng tộc

A. Nê-grô-ít, Ô-xtra-lô-ít C. Nê-grô-ít, Môn-gô-lô-ít.

B. Môn-gô-lô-ít, Ơ-rô-pê-ô-ít. D. Ô-xtra-lô-ít, Môn-gô-lô-ít.

 

docx7 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì 1 môn Địa lý lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Vũ Thị thắm
Môn : Địa lý 8
Đề số 1: Nội dung đề và đáp án, biểu điểm.
Tiết 8. KIỂM 1 TIẾT HỌC KÌ I - MÔN ĐỊA LÍ 8
Bảng mô tả mức độ câu hỏi/ bài tập đánh giá theo định hướng năng lực.
Chủ đề/ nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
I. Vị Trí địa lí địa hình và khoáng sản châu Á
- Nhớ lại được châu Á là một bộ phận của lục địa nào và có diện tích lớn thứ mấy trên thế giới
- Đánh giá được khoáng sản nào là quan trọng của châu Á.
- Liên hệ vị trí của đỉnh núi cao nhất thế giới nằm ở nước nào.
- Liên hệ vị trí của Việt nam thuộc khu vực nào của châu Á.
II. Khí hậu châu Á
- Hiểu được kiểu khí hậu phổ biến của châu Á.
- Giải thích được nguyện nhân làm cho châu Á có nhiều đới khí hậu khác nhau.
- Phân tích được tác động của thiên nhiên châu Á đối với đời sông con người
- Liên hệ xác định được kiểu khí hậu của Việt Nam.
III. Sông ngòi và cảnh quan châu Á
- Trình bày được các kiểu cảnh quan chính của châu Á.
- Phân tích được đặc điểm chính của sông ngòi châu Á.
- Hiểu được mạng lưới sông ngòi ở châu Á.
IV. Đặc điểm dân cư và xã hội châu Á
- Trình bày được đặc điểm dân số châu Á là khu vực đông dân nhất trên thế giới.
- Nhớ được các chủng tộc chính của dân cư châu Á.
- Đánh giá được đặc điểm chung của các tôn giáo lớn ra đời ở châu Á. 
- Số liệu thống kê tính mật độ dân số một số khu vực châu Á để so sánh và rút ra được khu vực nào là khu vực đông dân nhất châu Á.
- Liên hệ thực tế dân số ở một số thành phố lớn của châu Á.
- Rút ra được lí do một khu vực có mật độ dân số cao.
Những năng lực có thể hướng tới
(1) Năng lực chung: giải quyết vấn đề; hợp tác; giao tiếp
(2) Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng số liệu thống kê
Ma trận đề kiểm tra
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
I. Vị Trí địa lí địa hình và khoáng sản châu Á
- Nhớ lại được châu Á là một bộ phận của lục địa nào và có diện tích lớn thứ mấy trên thế giới.
- Đánh giá được khoáng sản nào là quan trọng của châu Á.
- Liên hệ vị trí của đỉnh núi cao nhất thế giới nằm ở nước nào.
- Liên hệ vị trí của Việt nam thuộc khu vực nào của châu Á.
2,5 điểm-5TN
1.0 điểm –2TN 
0.5điểm – 1TN
1.0 điểm-2TN
II. Khí hậu châu Á
- Hiểu được kiểu khí hậu phổ biến của châu Á.
- Giải thích được nguyện nhân làm cho châu Á có nhiều đới khí hậu khác nhau.
- Phân tích được tác động của thiên nhiên châu Á đối với đời sông con người
- Liên hệ xác định được kiểu khí hậu của Việt Nam.
2.0 điểm-3TN
1.0 điểm – 2TN 
0.5điểm-1TN
0,5 điểm 1TN
III. Sông ngòi và cảnh quan châu Á
- Trình bày được các kiểu cảnh quan chính của châu Á.
- Phân tích được đặc điểm chính của sông ngòi châu Á.
- Hiểu được mạng lưới sông ngòi ở châu Á.
2,0 điểm-2TN, 1TL
1,0 điểm –1TL 
1.0 điểm – 2TN 
IV. Đặc điểm dân cư và xã hội châu Á
- Trình bày được đặc điểm dân số châu Á là khu vực đông dân nhất trên thế giới.
- Nhớ được các chủng tộc chính của dân cư châu Á.
- Đánh giá được đặc điểm chung của các tôn giáo lớn ra đời ở châu Á. 
- Số liệu thống kê tính mật độ dân số một số khu vực châu Á để so sánh và rút ra được khu vực nào là khu vực đông dân nhất châu Á.
- Liên hệ thực tế dân số ở một số thành phố lớn của châu Á.
- Rút ra được lí do một khu vực có mật độ dân số cao.
3.5điểm-4TN,2TL
1.0 điểm – 2TN 
0.5 điểm – 1TN 
0.75điểm – 1TL
0.5đ- 1TN
0.75đ – 1TL
Tổng
10 Điểm
30%=3.0 điểm
30%= 3.0 điểm
12.5%= 1.25 điểm
27.5%= 2.75 điểm
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM (7.5 ĐIỂM)
Mức độ nhận biết
Châu Á là một bộ phận của lục địa
Á Âu	B. Phi	C. Ô-xtrây-li-a	D. Mĩ 
Châu Á là châu lục có diện tích lãnh thổ 
lớn thứ hai thế giới sau châu Mĩ.
lớn thứ ba thế giới sau châu Mĩ và châu Phi.
lớn nhất thế giới
lớn thứ tư thế giới sau châu Mĩ, châu Phi và châu Âu.
Châu Á là khu vực có dân số
đông dân nhất thế giới.
đông dân thứ hai thế giới sau châu Phi.
đông dân thứ ba thế giới sau châu Phi và châu Âu.
đông dân thứ tư thế giới sau châu Phi và châu Âu và châu Mĩ
Dân cư châu Á chủ yếu thuộc chủng tộc
Nê-grô-ít, Ô-xtra-lô-ít	C. Nê-grô-ít, Môn-gô-lô-ít.
Môn-gô-lô-ít, Ơ-rô-pê-ô-ít.	D. Ô-xtra-lô-ít, Môn-gô-lô-ít.
Mức độ thông hiểu
Châu Á có khoáng sản phong phú, quan trọng nhất là
than, sắt, crôm và kim loại màu.
than, sắt, crôm , đá quý và kim loại màu.
than, sắt, các loại khoáng sản vật liệu xây dựng và kim loại màu.
dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm và kim loại màu.
Kiểu khí hậu nào phổ biến nhất ở châu Á ?
Khí hậu ôn đới	C. Khí hậu lục địa
Khí hậu nhiệt đới khô.	D. Khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa.
Nguyên nhân nào làm cho châu Á có nhiều đới khí hậu khác nhau?
Do lãnh thổ châu Á trải dài từ cực bắc xuống đến vùng xích đạo.
Do châu Á có nhiều đồi núi.
Do châu Á có nhiều sông ngòi.
Do châu Á tiếp giáp với hai châu lục và ba đại dương.
Đặc điểm chính của hệ thống sông ngòi châu Á là
mạng lưới sông ngòi dày đặc.
chủ yếu là những con sông nhỏ.
nhiều hệ thống sông lớn nhưng phân bố không đều.
hệ thống sông phân bố không đều.
Mạng lưới sông ngòi châu Á kém phát triển nhất là ở
Bắc Á	B. Đông Á.	C. Đông Nam Á và Nam Á.	D. Tây Nam Á và Trung Á.
Thiên nhiên châu Á
không có nhiều thuận lợi, chủ yếu gây khó khăn cho con người.
mưa thuận gió hòa thuận lợi cho sinh hoạt.
có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.
không thuận lợi nhưng cũng không quá khó khăn.
Điểm chung của các tôn giáo Ấn Độ giáo, Phật giáo, Ki-tô giáo, Hồi giáo là
thờ cùng một vị thần.	C. cùng ra đời ở Ấn Độ.
cùng ra đời trước Công nguyên.	D. khuyên răn tín đồ làm việc thiện, tránh điều ác.
Mức độ vận dụng thấp.
Việt Nam nằm trong khu vực có kiểu khí hậu 
nhiệt đới khô.	C. nhiệt đới gió mùa.
cận nhiệt gió mùa.	D. ôn đới gió mùa.
Mức độ vận dụng cao
Đỉnh Ê-vơ-rét cao nhất thế giới nằm ở 
Ấn Độ	B. Trung Quốc.	C. Nê-pan.	D. Bu-tan.
Nước ta nằm trong khu vực nào của châu Á?
Tây Nam Á	B. Đông Á	C. Bắc Á	D. Đông Nam Á.
Thành phố đông dân nhất ở châu Á tính đến năm 2000 là
Mum-bai (Ấn Độ)	B. Tô-ki-ô (Nhật Bản).	C. Thượng Hải (Trung Quốc).	D. Tê-hê-ran (I-ran).
PHẦN II. TỰ LUẬN. (2.5đ)
Nêu tên các kiểu cảnh quan chính của châu Á. 
Cho bảng số liệu sau:
Khu vực
Diện tích (nghìn km2)
Dân số năm 2001 (triệu người)
Mật độ dân số (người/km2)
Đông Á
11 762
1 503
Nam Á
 4 489
1 356
Đông Nam Á
 4 495
 519
Trung Á
 4 002
 56
Tây Nam Á
 7 016
 286
Hãy tính mật độ dân số và cho biết khu vực nào của châu Á dân số tập trung đông.
Vì sao có hiện tượng đó?
-- Hết--
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM (7.5 ĐIỂM)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Đáp án
A
C
A
B
D
C
A
C
D
A
D
B
C
D
B
PHẦN 2. TỰ LUẬN (2,5 ĐIỂM)
Câu
Đáp án
Điểm
1
Các kiểu cảnh quan chính của châu Á là: 
Đài nguyên.
Rừng lá kim (tai ga)
Thảo nguyên.
Hoang mạc và bán hoang mạc.
Rừng và cây lá cứng địa trung hải.
Cảnh quan núi cao.
Xa van và cây bụi.
Rừng ẩm và nhiệt đới.
1đ
0.25
0.25
0.25
0.25
2
Mật độ dân số (người/km2)của các khu vực Á là:
Đông Á: 128
Nam Á: 302
Đông Nam Á: 115
Trung Á: 14
Tây Nam Á: 41.
=> Khu vực có dân cư tập trung đông nhất là Nam Á.
- Lí do: 
+ Khu vực có dân số lớn nhưng diện tích không lớn lắm. 
+ Đồng bằng một số sông lớn (sông Ấn, sông Hằng), đồng bằng ven biển tập trung dân cư vì khu vực này có địa hình bằng phẳng, khí hậu mưa nhiều thuận lợi cho việc trồng cây lương thực; Cao nguyên Đê-can màu mỡ của Ấn Độ cũng là nới tập trung dân cư.
1.5đ
0.75đ
0.75đ
0.25đ
0.5đ
Đề số 2: Nội dung đề và đáp án, biểu điểm.
Tiết 18. KIỂM TRA HỌC KÌ I
MA TRẬN
Chủ đề (nội dung, chương bài)/Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp độ thấp
Vận dụng cấp độ cao
CHÂU Á
- Trình bày được đặc điểm về địa hình và khoáng sản của Châu Á
- Trình bày được đặc điểm khí hậu Châu Á
- Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi Châu Á
- Trình bày được các cảnh quan tự nhiên của Châu Á
- Trình bày được đặc điểm nổi bật của dân cư,xã hội Châu Á
- Trình bày mức độ đơn giản một số đặc điểm phát triển kinh tế của các nước Châu Á
- Nêu được tình hình phát triển các nghành kinh tế và nơi phân bố của chúng 
- Trình bày những đặc điểm nổi bật về tự nhiên,dân cư-xã hội các khu vực: tây nam, Đông Nam Á, Đông Á
- Giải thích được sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa Ở Châu Á
- Nêu và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước và giá trị kinh tế của các hệ thống sông lớn của Châu Á
- Giải thích được sự phân bố của một số cảnh quan Châu Á
- Giải thích được đặc điểm bật của dân cư,xã hội Châu Á
- Phân tích bảng số liệu thống kê
- Tính toán và vẽ biểu đồ, nhận xét.
10đ=100%
3đ=40% 
4đ=40% 
1đ=20% 
2đ=0% 
ĐỀ KIỂM TRA TỪ MA TRẬN
Câu 1: ( 2đ)
	Em hãy nêu tình hình phát triển các ngành kinh tế ở Châu Á ?
Câu 2: (5đ )
	a, Hãy trình bày những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tê-xã hội khu vực 	Tây Nam Á .( 4đ)
	b, Tình hình kinh tế của các nước Châu á sau chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào?
	( 1đ)
Câu 3 ( 3 đ)
	Dựa vào cơ cấu GDP năm 2001 của Nhật Bản,Trung Quốc và Việt Nam ở bảng sau
Tên nước
Nông Nghiệp
Công Nghiệp
Dịch Vụ
Nhật Bản
Trung Quốc 
Việt Nam
1,5
15,0
23,6
32,1
52,0
37,8
66,4
33,0
38,6
	a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP vào năm 2001 của 3 quốc gia trên.(2đ)
	b)Qua bảng cơ cấu GDP trên hãy so sánh tỉ trọng các nghành kinh tế của các nước?(1đ)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu
Ý 
Nội dung
Điểm 
1
- Nông nghiệp: Lúa gạo là cây lương thực chính ở mọt số nước ( Ấn Độ. Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam) chiếm 93% , lúa mì chiếm 39% sản lượng của thế giới (2003). 
- Công nghiệp: Được ưu tiên phát triển bao gồm:
+ Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước, tạo nguồn nguyên nhiên liệu cho SX trong nước và nguồn hàng xuất khẩu.
+ Công nghiệp cơ khí, luyện kim, chế tạo máy, điện tửphát triển mạnh ở Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan
+Công nghiệp SX hàng tiêu dùng phát triển ở hầu khắp các nước
- Cơ câu nghành đa dạng.
1đ
0,5đ
0,5đ
2
a
 Đặc điểm tự nhiên:
* Địa hình: Chia làm 3 miền, tuy nhiên chủ yếu là núi và cao nguyên:
- Phía Đông Bắc là núi và SN cao
- Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà.
- Phía Tây Nam là SN A-rap.
=> Phần lớn diện tích là núi và cao nguyên.
* Khí hậu: Nhiệt đới khô mang tính chất lục địa sâu sắc.
* Sông ngòi:
- Rất ít. Lớn nhất là 2 HT sông Ti-grơ và ơ-phrat.
* Khoáng sản: Quan trọng nhất là dầu mỏ lớn nhất thế giới, khí đốt lớn nhất thế giới: tập trung ở đồng bằng Lưỡng Hà ven vịnh Pec-xich.
Đặc điểm về dân cư, kinh tế-xã hội: 
1) Dân cư:
- Số dân: 286 triệu người. Chủ yếu là người A-Rập theo đạo Hồi.
2) Kinh tế - chính trị:
- Trước kia dân số chủ yếu làm nông nghiệp: Trồng lúa gạo, lúa mì, chà là, chăn nuôi du mục.
- Ngày nay : Công nghiệp, thương mại phát triển, đặc biệt CN khai thác và chế biến dầu khí phát triển mạnh.
- Chình trị không ổn định, Là nơi thường xuyên xảy ra chiến tranh, xung đột giữa các bộ tộc
 => Ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội
1đ
1đ
1đ
1đ
b
Tình hình kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ 2: KT các nước có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng CNH,HĐH. Song trình độ phát triển giữa các các các vùng lãnh thổ không đều
1đ
3
a
 yêu cầu:
- vẽ biểu đồ hình tròn đồng tâm
-Đúng tỉ lệ qui định
- Thể hiện chú thích rõ ràng
- Tên biểu đồ
2đ
b
 Mỗi ý đúng 0.25 đ: so sánh theo số liệu có sẵn 
 Nhận định Việt Nam là nước đang phát triển
1đ

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_1_mon_dia_ly_lop_8.docx