Đề kiểm tra giữa kì I môn Công nghệ Khối 7 - Đề 1+2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Tân Tạo (Có hướng dẫn chấm)
Câu 1 (2,5 điểm): Trong sản xuất nông nghiệp người ta thường dùng phân bón để bổ sung nguồn dinh dưỡng cho cây trồng. Em hãy cho biết:
a. Phân bón là gì?
b. Phân bón được chia làm mấy nhóm chính? Đó là những nhóm phân bón nào?
.
Câu 2 (2,0 điểm): Nước ta có tỉ lệ dân số tăng cao nên nhu cầu về lương thực, thực phẩm cũng tăng theo. Trong khi đó diện tích đất trồng trọt có giới hạn vì vậy phải biết cách sử dụng đất hợp lí, có hiệu quả. Em hãy nêu các biện pháp sử dụng đất hợp lí?
UBND QUẬN BÌNH TÂN TRƯỜNG THCS TÂN TẠO Lớp: .... /. Họ và tên:... KIỂM TRA GIỮA KÌ Năm học: 2020 - 2021 Môn: Công nghệ - Khối 7 Ngày: ......./......./2020 Thời gian 45 phút (không kể thời gian phát đề) Giám thị 1 Giám thị 2 Điểm . Bằng chữ: . Lời phê ..... . Giám khảo ĐỀ 1 Câu 1 (2,5 điểm): Để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt, người ta cần sử dụng những biện pháp gì? Trong những biện pháp đó, biện pháp nào mang tính khả thi nhất? Vì sao? Câu 2 (2,0 điểm): Phân bón là nguồn dinh dưỡng do con người bổ sung cho cây trồng. Em hãy cho biết: Phân bón có tác dụng như thế nào đến đất, năng suất và chất lượng nông sản? Việc bón phân quá liều lượng, sai chủng loại, không cân đối giữa các loại phân bón sẽ ảnh hưởng như thế nào đến năng suất, chất lượng nông sản? Cho ví dụ? Câu 3 (2,5 điểm): Độ phì nhiêu của đất là một yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất, chất lượng cây trồng. Vậy độ phì nhiêu của đất là gì? Muốn cây trồng có năng suất cao, ngoài độ phì nhiêu của đất cần có thêm các điều kiện nào? Câu 4 (3,0 điểm): Việc phân loại rác tại nguồn hiện nay là rất cần thiết nhằm sử dụng chất thải để sản xuất phân bón vừa tránh làm ô nhiễm môi trường. Em hãy cho biết sau khi phân loại rác: Chất thải hữu cơ Chất thải hữu cơ a. Chúng ta có thể tận dụng loại rác thải nào để sử dụng làm phân bón? Đó là phân gì? b. Trong thực tế phân hữu cơ gồm những loại nào? Chất thải vô cơ (rắn) c. Làm thế nào để sử dụng rác thải hữu cơ làm phân bón mà tránh ô nhiễm môi trường? Hết. UBND QUẬN BÌNH TÂN TRƯỜNG THCS TÂN TẠO Lớp: .... /. Họ và tên:... KIỂM TRA GIỮA KÌ Năm học: 2020 - 2021 Môn: Công nghệ - Khối 7 Ngày: ......./......./2020 Thời gian 45 phút (không kể thời gian phát đề) Giám thị 1 Giám thị 2 Điểm . Bằng chữ: . Lời phê ..... . Giám khảo ĐỀ 2 Câu 1 (2,5 điểm): Trong sản xuất nông nghiệp người ta thường dùng phân bón để bổ sung nguồn dinh dưỡng cho cây trồng. Em hãy cho biết: Phân bón là gì? Phân bón được chia làm mấy nhóm chính? Đó là những nhóm phân bón nào? . Câu 2 (2,0 điểm): Nước ta có tỉ lệ dân số tăng cao nên nhu cầu về lương thực, thực phẩm cũng tăng theo. Trong khi đó diện tích đất trồng trọt có giới hạn vì vậy phải biết cách sử dụng đất hợp lí, có hiệu quả. Em hãy nêu các biện pháp sử dụng đất hợp lí? . Câu 3 (2,5 điểm): Để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt, người ta cần sử dụng những biện pháp gì? Trong những biện pháp đó, biện pháp nào mang tính khả thi nhất? Vì sao? Câu 4 (3,0 điểm): Quan sát 2 hình a (trồng cây trong đất) và b (trồng cây trong nước), em hãy trả lời câu hỏi: Trồng cây trong môi trường đất và môi trường nước có điểm gì giống và khác nhau? Từ câu trả lời trên, em có nhận xét gì về vai trò của đất trồng? Hết. UBND QUẬN BÌNH TÂN TRƯỜNG THCS TÂN TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ Năm học: 2020 - 2021 Môn: Công nghệ - Khối 7 ĐỀ 1 Câu Nội dung Điểm Câu 1 (2,5 điểm) Biện pháp thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt: Khai hoang, lấn biển. Tăng vụ trên đơn vị diện tích đất trồng. Áp dụng đúng biện pháp kỹ thuật trồng trọt. Biện pháp mang tính khả thi đó là: áp dụng đúng biện pháp kỹ thuật trồng trọt. Vì: biện pháp này bao gồm tất cả các biện pháp trong trồng trọt và phải thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật của từng biện pháp để đem lại năng suất, chất lượng sản phẩm trồng trọt tốt nhất, cao nhất. 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1,0 điểm Câu 2 (2,0 điểm) Phân bón có tác dụng: làm tăng độ phì nhiêu của đất, tăng năng suất cây trồng, tăng chất lượng nông sản. Việc bón phân quá liều lượng, sai chủng loại, không cân đối giữa các loại phân thì năng suất cây trồng và chất lượng nông sản không những không tăng mà còn có thể giảm. Ví dụ: bón quá nhiều đạm, cây lúa dễ bị lốp, đỗ, cho nhiều hạt lép nên năng suất thấp. 1,0 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 3 (2,5 điểm) Độ phì nhiêu của đất: là khả năng mà đất cung cấp đủ nước, chất dinh dưỡng, oxy cho cây trồng bảo đảm năng suất cao, đồng thời không chứa các chất độc hại cho cây. Muốn cây trồng có năng suất cao, ngoài độ phì nhiêu của đất cần phải có thêm các điều kiện: giống tốt, chăm sóc tốt, thời tiết thuận lợi. 1,5 điểm 1,0 điểm Câu 4 (3,0 điểm) Sau khi phân loại rác: a. Chúng ta có thể sử dụng rác thải hữu cơ làm phân bón. Đó là phân hữu cơ. b. Trong thực tế, phân hữu cơ gồm những loại: phân chuồng, phân rác, phân xanh, khô dầu dừa, than bùn c. Sử dụng rác thải hữu cơ làm phân bón để tránh làm ô nhiễm môi trường: phải ủ kín thành đống cho oai (hoai) mục trước khi sử dụng làm phân hữu cơ để bón. 1,0 điểm 1,0 điểm 1,0 điểm Hết. UBND QUẬN BÌNH TÂN TRƯỜNG THCS TÂN TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ Năm học: 2020 - 2021 Môn: Công nghệ - Khối 7 ĐỀ 2 Câu Nội dung Điểm Câu 1 (2,5 điểm) Phân bón: là “thức ăn” do con người bổ sung cho cây trồng. Các chất dinh dưỡng chính trong phân bón là: đạm (N), lân (P), kali (K). Ngoài ra còn có nhóm các nguyên tố vi lượng. Phân bón được chia làm 3 nhóm chính: phân hữu cơ, phân hóa học và phân vi sinh. 0,5 điểm 1,0 điểm 1,0 điểm Câu 2 (2,0 điểm) Các biện pháp sử dụng đất hợp lí: Thâm canh, tăng vụ. Không bỏ đất hoang. Chọn cây trồng phù hợp với đất. Vừa sử dụng đất vừa cải tạo. 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 3 (2,5 điểm) Biện pháp thực hiện nhiệm vụ của trồng trồng trọt: Khai hoang, lấn biển. Tăng vụ trên đơn vị diện tích đất trồng. Áp dụng đúng biện pháp kỹ thuật trồng trọt. Biện pháp mang tính khả thi đó là: áp dụng đúng biện pháp kỹ thuật trồng trọt. Vì: biện pháp này bao gồm tất cả các biện pháp trong trồng trọt và phải thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật của từng biện pháp để đem lại năng suất, chất lượng sản phẩm trồng trọt tốt nhất, cao nhất. 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1,0 điểm Câu 4 (3,0 điểm) a. Trồng cây trong môi trường đất (hình a) và môi trường nước (hình b) có điểm giống và khác nhau: Giống nhau: đều có nước, oxi, chất dinh dưỡng. Khác nhau: Hình a Hình b Môi trường cây sống là đất. Môi trường cây sống là nước. Cây không cần giá đỡ. Cây cần phải có giá đỡ. Cây sống lâu hơn có sẵn oxi, nước, chất dinh dưỡng. Cây không sống lâu. b. Đất trồng có vai trò: là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây đứng vững. 0,5 điểm 1,5 điểm 1,0 điểm Hết.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_ki_i_mon_cong_nghe_khoi_7_de_12_nam_hoc_202.doc