Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Sinh học Khối 7 - Đề 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Tân Tạo (Có đáp án và ma trận kèm theo)

Câu 2

(2,0 điểm) Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi? Nêu biện pháp phòng chống muỗi.

- Bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi vì ở đây có nhiều vùng đầm lầy, ao tù, nước đọng và cây cối rậm rạp. nên có nhiều muỗi Anôphen sinh sống mang trùng sốt rét.

- Biện pháp phòng chống muỗi:

 + Vệ sinh môi trường (không để ao tù, nước đọng xung quanh nhà, phát quang bụi rậm).

 + Tuyên truyền ngủ có màn.

 + Nuôi cá diệt lăng quăng.

 + Dùng thuốc diệt muỗi, hun khói, đốt hương xua muỗi.

 

docx6 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 16/11/2023 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Sinh học Khối 7 - Đề 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Tân Tạo (Có đáp án và ma trận kèm theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN BÌNH TÂN
TRƯỜNG THCS TÂN TẠO
Lớp:.../.
Họ và tên:
KIỂM TRA GIỮA KÌ I
Năm học: 2020 - 2021
Môn: Sinh học – Khối 7
Ngày:......././2020
Thời gian 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Giám thị 1
Giám thị 2
Điểm
.
Bằng chữ:
Lời phê
Giám khảo
ĐỀ 2
Câu 1 (2,0 điểm): Dựa vào hình vẽ, em hãy trình bày 
vòng đời của giun đũa mà em đã học.
....
 Hình. Vòng đời của giun đũa
Câu 2 (2,0 điểm): Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi? Nêu biện pháp phòng chống muỗi.
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 3 (2,0 điểm): Nêu đặc điểm chung của ngành Động vật nguyên sinh. Kể tên 2 động vật nguyên sinh gây bệnh ở người và cách truyền bệnh.
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 4 (1,0 điểm): Em hãy cho biết sự khác nhau trong sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi của thuỷ tức và san hô.
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 5 (3,0 điểm): Đọc đoạn thông tin sau:
 Sán dây trưởng thành: thường dài 2 - 4m, có khi dài tới 8 - 10m. Nhìn bên ngoài sán dây có hình thể như một dải băng và có 3 phần: phần đầu là một hình cầu mang những mồm hút và bộ phận bám, phần cổ thường thắt lại và không có đốt, thân gồm nhiều đốt và những đốt tuỳ theo độ trưởng thành có sự phát triển khác nhau. Ấu trùng sán dây lợn: khi phát triển đầy đủ, ấu trùng là một túi giống như một hạt đu đủ mọng nước, chiều dài 15mm, chiều ngang 7-8mm, hình dạng của ấu trùng có thể thay đổi tuỳ theo nơi ký sinh. Ở những cơ chắc, ấu trùng có hình kéo dài, nhưng ở những bộ phận có tổ chức lỏng lẻo ấu trùng có hình cầu. Người ăn phải thịt lợn, thịt bò có ấu trùng (nang sán) chưa được nấu chín sẽ phát triển thành sán dây lợn/bò trưởng thành ký sinh ở ruột non của người dài từ 2 -10m. Bệnh sán dây trưởng thành: chủ yếu gây triệu chứng đau bụng, rối loạn tiêu hoá nhẹ. Tuy nhiên, triệu chứng chủ yếu là người bị bệnh thường xuyên có những cảm giác khó chịu, bức rứt do những đốt sán tự rụng ra ngoài ống tiêu hoá bất cứ lúc nào. Bệnh ấu trùng: tuỳ thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán mà có những biểu hiện khác nhau.
 Dựa vào đoạn thông tin trên và kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau:
Sán dây trưởng thành kí sinh ở đâu trên cơ thể người? Chúng xâm nhập vào cơ thể theo
con đường nào? (1,0 điểm)
..
 b) Sán dây thuộc ngành động vật nào? Đặc điểm cấu tạo nào quan trọng nhất giúp sán dây thích nghi với đời sống kí sinh? (1,0 điểm)
c) Nêu 4 biện pháp phòng chống bệnh sán dây. (1,0 điểm)
..
Hết
 UBND QUẬN BÌNH TÂN 	
 TRƯỜNG THCS TÂN TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ I
Năm học 2020 - 2021
 Môn: Sinh học - Khối 7
ĐỀ 2
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(2,0 điểm)
Trình bày vòng đời của giun đũa. 
 Thức ăn 
Trứng Ấu trùng Ấu trùng 
 (Trong trứng) (Ruột non)
 Máu
 Ký sinh Gan, tim, phổi 
(Ruột non)
Mỗi chú thích đúng 0,25
Trừ thức ăn
Câu 2
(2,0 điểm)
Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi? Nêu biện pháp phòng chống muỗi.
- Bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi vì ở đây có nhiều vùng đầm lầy, ao tù, nước đọng và cây cối rậm rạp... nên có nhiều muỗi Anôphen sinh sống mang trùng sốt rét.
- Biện pháp phòng chống muỗi:
 + Vệ sinh môi trường (không để ao tù, nước đọng xung quanh nhà, phát quang bụi rậm).
 + Tuyên truyền ngủ có màn.
 + Nuôi cá diệt lăng quăng.
 + Dùng thuốc diệt muỗi, hun khói, đốt hương xua muỗi.
 1.0
0,25 
 0,25 
0,25 
 0,25
Câu 3
(2,0 điểm)
 Nêu đặc điểm chung của ngành Động vật nguyên sinh, kể tên 2 động vật nguyên sinh gây bệnh ở người và cách truyền bệnh.
 * Đặc điểm chung của ngành Động vật nguyên sinh:
 - Cơ thể có kích thước hiển vi.
 - Chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.
 - Phần lớn dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông bơi, roi bơi hoặc 
tiêu giảm.
 - Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi, một số ít sinh sản hữu tính. 
 * Kể tên 2 động vật nguyên sinh gây bệnh ở người và cách truyền bệnh:
 - Trùng sốt rét gây bệnh sốt rét qua muỗi Anôphen truyền vào máu.
 - Trùng kiết lị gây bệnh kiết lị qua đường tiêu hóa.
 0,25
 0,25
 0,5
0,5
 0,25
 0,25
Câu 4
(1,0 điểm)
Em hãy cho biết sự khác nhau trong sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi của thuỷ tức và san hô?
 Thuỷ tức sau khi sinh sản bằng cách mọc chồi con non sau khi trưởng thành thì tách rời cơ thể mẹ, còn san hô con non không tách rời mà bám lấy cơ thể mẹ thành tập đoàn san hô.
1,0
Câu 5
(3,0 điểm)
a) Sán dây trưởng thành kí sinh ở đâu trên cơ thể người? Chúng xâm nhập vào cơ thể theo con đường nào?
 - Sán dây trưởng thành kí sinh ở ruột non của người.
 - Chúng xâm nhập vào cơ thể khi người ăn phải thịt lợn, thịt bò có ấu trùng (nang sán) chưa được nấu chín .
b) Sán dây thuộc ngành động vật nào? Đặc điểm cấu tạo nào quan trọng nhất giúp sán dây thích nghi với đời sống kí sinh?
 - Sán dây thuộc ngành Giun dẹp.
 - Đặc điểm cấu tạo quan trọng nhất giúp sán dây thích nghi với đời sống kí sinh là có bộ phận giác bám.
c) Nêu 4 biện pháp phòng chống bệnh sán dây.
 - Ăn chín, uống chín.
 - Không ăn thịt tái.
 - Rửa rau sống thật kỹ dưới vòi nước.
 - Vệ sinh cá nhân.
 0,5
0,5
0,5
0,5
Đúng 4 ý 1,0 điểm
Hết
 UBND QUẬN BÌNH TÂN 	
 TRƯỜNG THCS TÂN TẠO
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
Năm học 2020 - 2021
 Môn: Sinh học - Khối 7
ĐỀ 2
Chủ đề
(Nội dung/chương)
Mức độ cần đạt
Tổng số
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
cấp độ thấp
Vận dụng cấp độ cao
Chủ đề 1
Ngành giun tròn
Câu 1
Viết được vòng đời của giun đũa.
2.0;20%
Chủ đề 2
Ngành giun dẹp
Câu 5
Trả lời được sán dây thuộc ngành nào, con đường ký sinh, cách phòng tránh.
3.0;30%
Chủ đề 1
Động vật nguyên sinh
Câu 2
Biết được vì sao bệnh sốt rét thường xảy ra ở miền núi và cách phòng tránh. 
2.0;20%
Câu 3
Biết được đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh và cách phòng tránh.
2.0;20%
Chủ đề 4
Ngành ruột khoang
Câu 4
Vận dụng kiến thức so sánh được sự khác nhau trong sinh sản vô tính của san hô và thuỷ tức.
1.0;10%
Tổng
 Số câu
2
1
1
1
5
Số điểm
4.0
2.0
3
1
 10.0
Tỉ lệ
40%
20%
30%
10%
100%
Hết

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_1_mon_sinh_hoc_khoi_7_de_2_nam_hoc_2020.docx
Giáo án liên quan