Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019

I.Đọc hiểu(3 điểm):

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

 Quà của bà

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là tự sự (0,5 điểm)

Câu 2: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy nhất(0,5 điểm)

Câu 3: Tìm một từ tượng hình trong đoạn trích trên: run run(0,5 điểm)

 Nêu tác dụng của từ tượng hình đó: làm cho câu văn giàu hình ảnh, chân thực, diễn tả được hình ảnh người bà giờ đã già yếu(0,5 điểm)

Câu 4: Qua đoạn trích em cảm nhận được:

- Tấm lòng yêu thương của người bà đối với cháu (0,5 điểm)

- Tấm lòng biết ơn, trân trọng của cháu đối với bà(0,5 điểm)

Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ.

- Điểm 0,5: Trả lời theo cách trên

- Điểm 0,25: Câu trả lời chung chung, chưa thật rõ ý

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

 II. Làm văn(7 điểm):

Chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một người vợ rất mực thương yêu chồng. Em hãy chứng minh.

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

 

doc9 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 1394 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 8
Thời gian làm bài: 90 phút
ĐỀ CHẴN:
I.Đọc hiểu(3 điểm):
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
	Quà của bà
	Bà tôi bận lắm, cặm cụi công việc suốt ngày. Nhưng chẳng lần nào đi chợ mà bà không tạt vào thăm hai anh em tôi, cho chúng tôi khi thì tấm bánh đa, quả thị, khi thì củ sắn luộc hoặc mớ táo. Ăn quà của bà rất thích, nhưng ngồi vào lòng bà nghe bà kể chuyện còn thích hơn nhiều.
	Gần đây bà tôi không được khỏe như xưa nữa. Đã hai năm nay, bà bị đau chân. Bà không đi chợ được, cũng không đến chơi với các cháu được. Thế nhưng lần nào chúng tôi đến thăm bà, bà cũng vẫn có quà cho chúng tôi: khi thì mấy củ dong riềng, khi thì cây mía, quả na, khi mấy khúc sắn dây, toàn những thứ tự tay bà trồng ra. Chiều qua đi học về, tôi chạy đến thăm bà. Bà ngồi dậy, cười cười, rồi tay bà run run, bà mở cái tay nải của bà, đưa cho tôi một gói quà đặc biệt: ô mai sấu!
	Bà ơi bà! Ô mai sấu bà cho, cháu sẽ chia cho bố cháu, mẹ cháu và anh cháuCháu biết rồi, bà ơi Cứ sáng sớm, sau mỗi đêm mưa gió, bà lại lần ra sân, bà nhặt những quả sấu rụng ở quanh gốc cây sấu bà trồng từ thời con gái. Rồi bà rửa, bà ngâm muối, bà phơi. Bà gói thành từng gói nhỏ, bà đợi các cháu đến, bà cho
	(Theo Vũ Tú Nam)
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Câu 2: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy?
Câu 3: Tìm một từ tượng hình trong đoạn trích trên? Nêu tác dụng của từ tượng hình đó?
Câu 4: Qua đoạn trích em cảm nhận được điều gì?
 II. Làm văn(7 điểm):
Chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một người vợ rất mực thương yêu chồng. Em hãy chứng minh.
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 8
Thời gian làm bài: 90 phút
ĐỀ LẺ:
 I.Đọc hiểu(3 điểm):
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Hươu soi mình trong bóng nước
Bên dòng suối trong xanh, có một chú hươu đang đứng soi mình trong bóng nước. Ngắm cặp sừng, chú tự hào: “Cặp sừng của mình mới to và đẹp làm sao? Từng nhánh sừng cong vút, vươn lên cao trông thật là đẹp!”. Nhưng khi ngắm đến hai đôi chân, chú bỗng thấy buồn vì những chiếc chân trông gầy guộc, khẳng khiu, chẳng đẹp chút nào. Đang buồn rầu, chú bỗng giật mình khi thấy bầy chó săn xuất hiện. Chú vội co cẳng chạy. Cặp sừng to, đẹp lúc này đã trở nên vướng víu quá. Nó mắc lung tung vào những cành cây làm chú suýt ngã mấy lần. Cũng may nhờ hai đôi chân rắn chắc, nhanh nhẹn mà chú đã thoát khỏi bầy chó săn hung dữ.
	Thoát nạn rồi, chú hươu mới tự nói: “Ôi! Những đôi chân quý giá của ta! Ta đã nhầm khi không thấy được giá trị thật sự của chúng.”
	(Theo La- phông-ten)
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Câu 2: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy?
Câu 3: Tìm một từ tượng hình trong đoạn trích trên? Nêu tác dụng của từ tượng hình đó?
Câu 4: Qua đoạn trích em cảm nhận được điều gì?
II. Làm văn(7 điểm):
Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao là một người nông dân có vẻ đẹp tâm hồn cao quý. Em hãy chứng minh.
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 8
Thời gian làm bài: 90 phút
ĐỀ CHẴN:
I.Đọc hiểu(3 điểm):
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
	Quà của bà
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là tự sự (0,5 điểm)
Câu 2: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy nhất(0,5 điểm)
Câu 3: Tìm một từ tượng hình trong đoạn trích trên: run run(0,5 điểm)
 Nêu tác dụng của từ tượng hình đó: làm cho câu văn giàu hình ảnh, chân thực, diễn tả được hình ảnh người bà giờ đã già yếu(0,5 điểm)
Câu 4: Qua đoạn trích em cảm nhận được: 
Tấm lòng yêu thương của người bà đối với cháu (0,5 điểm)
Tấm lòng biết ơn, trân trọng của cháu đối với bà(0,5 điểm)
Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ.
- Điểm 0,5: Trả lời theo cách trên
- Điểm 0,25: Câu trả lời chung chung, chưa thật rõ ý
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
 II. Làm văn(7 điểm):
Chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một người vợ rất mực thương yêu chồng. Em hãy chứng minh.
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉcó 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
-  Điểm 0,5: Xác định  đúng vấn đề cần nghị luận: 
- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghịluận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận  để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác chứng minh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. (5,5 điểm):
MB: (0,5 điểm) - Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Giới thiệu nhân vật Chị Dậu trong đoạn trích là một người vợ rất mực thương yêu chồng
TB: (5,5 điểm)
- Khi chång ®au èm, chÞ tËn t©m lo l¾ng, ch¨m sãc với nh÷ng cö chØ thÓ hÞªn t×nh th­¬ng yªu gi¶n dÞ mµ ch©n thµnh.
- V× th­¬ng chång nªn chÞ DËu ®· b»ng mäi c¸ch ®èi phã víi bän tay sai ®Ó b¶o vÖ cho chång: 
+ Ban ®Çu chi cù l¹i bµng lÝ lÏ vµ van xin tha thiÕt. 
+ VÒ sau van xin m·i kh«ng ®­îc chÞ ®µnh liÒu m¹ng cù l¹i ®Ó b¶o vÖ tÝnh m¹ng cho chång.
- T¾t đèn ®· x©y dùng nh©n vËt chÞ DËu - mét h×nh t­îng ch©n thùc ®Ñp ®Ï vÒ ng­êi phô n÷ n«ng th«n ViÖt Nam rất mực yêu thương chồng con.
- Ngßi bót hiÖn thùc cña nhµ v¨n Ng« TÊt Tè ®· lµm to¸t lªn mét hiÖn thùc: cã ¸p bøc cã ®Êu tranh, tøc n­íc vì bê. Hµnh ®éng liÒu m¹ng vïng lªn cù l¹i cña chÞ DËu ®· kh¬i dËy ë nh÷ng ng­êi n«ng d©n ®ang sèng trong c¶nh lÇm than, cùc khæ tr­íc C¸ch m¹ng ý thøc s©u s¾c h¬n vÒ nh©n phÈm, gi¸ trÞ cña m×nh. 
KB: (0,5 điểm)Khái quát và nêu cảm nghĩ của em về nhân vật.
ĐÁP ÁN ĐỀ LẺ:
 I.Đọc hiểu(3 điểm):
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Hươu soi mình trong bóng nước
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: tự sự (0,5 điểm)
Câu 2: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ ba (0,5 điểm)
Câu 3: - Tìm một từ tượng hình trong đoạn trích trên: gầy guộc, khẳng khiu(0,5 điểm)
Nêu tác dụng của từ tượng hình đó: làm cho câu văn giàu hình ảnh, 
chân thực, diễn tả được hình ảnh đôi chân nhỏ bé của chú hươu(0,5 điểm)
Câu 4: Qua đoạn trích em cảm nhận được:
Cần phải trân trọng những gì mình đang có (0,5 điểm)
Đừng nhìn bề ngoài mà đánh giá giá trị của một vật (0,5 điểm)
(có những thứ bề ngoài đẹp đẽ nhưng lại ít giá trị, ngược lại có những
 thứ bình thường nhưng lại mang đến những giá trị to lớn.)
II. Làm văn(7 điểm):
Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao là một người nông dân 
có vẻ đẹp tâm hồn cao quý. Em hãy chứng minh.
Phần yêu cầu chung và yêu ầu cụ thể giống với đề chẵn
MB: (0,5 điểm)- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Giới thiệu nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam 
Cao là một người nông dân có vẻ đẹp tâm hồn cao quý 
TB: (5,5 điểm)
-Trước tiên Lão Hạc hiện lên với vẻ đẹp của môt người nông dân hiền lanh chất phác- một bản chất thật thà đáng quý và tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam. 
- Tuy nghèo nhưng lão vẫn không bao giờ làm hại ai ,không có kiểu bần quá hóa liều. Lão vẫn giữ phẩm chất thật thà của một người nông dân. Lão thà ăn những thứ tồi tệ nhất còn hơn làm điều trái với lương tâm.
- Không chỉ thế Lão Hạc còn hiện lên với vẻ đẹp của một người sống tình nghĩa và giàu lòng tự trọng. Lão đau khổ, dằn vặt, day dứt chỉ vì trót lừa một con chó.
- Lão Hạc là một người giàu tình yêu thương cao cả và đức hi sinh. Nếu bán đi mảnh vườn ấy có lẽ lão sẽ không phải lo gì đến cuối đời nữa nhưng ông không làm thế. Tất cả những gì ông phải chịu cốt là để đợi con trai của mình trở về tận tay giao cho nó mảnh vườn và ngôi nhà cũ kĩ ấy và vẫn giữ mảnh vườn cho đến hơi thở cuối cùng. Ngay cả khi ông chết đi ,ông cũng gửi ông giáo ba mươi đồng bạc phòng khi ông chết và số còn lại là để khi con trai ông về thì nhờ ông giáo gửi giúp. Quả thật đức hy sinh cao cả ấy thật làm xúc động lòng người, thật đáng trân trọng.
- Lão Hạc chết đi trong đau đớn nhưng cái chết của lão mang một vẻ đẹp khó quên trong lòng người đọc. Ông chết di nhưng chính cái chết ấy là sự chứng minh ,là sự tổng kết vẻ đẹp trong con người nông dân nghèo ấy. Qua cái chết hay sự trừng phạt bản thân của Lão Hạc ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn lão quả thật đáng quý biết bao ,người nông dân nghèo ấy ra đi để lại biết bao sự thương xót.
- Với nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình cùng nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật sâu sắc Nam Cao khắc họa lên vể đẹp của Lão Hạc ,một vẻ đẹp chất phác thật thà ,đôn hậu và giàu lòng tự trọng.
KB: (0,5 điểm)Khái quát và nêu cảm nghĩ của em về nhân vật (0,5 điểm)
Lão Hạc (trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao) là một lão nông dân Việt Nam đáng kính bởi phẩm hạnh một con người đôn hậu, giàu lòng tự trọng và rất mực yêu con... Hãy chứng minh nhận định trên.
Thứ bảy - 23/07/2016 10:55
Nói đến Nam Cao là phải nói đến Lão Hạc. Tác phẩm này được coi là truyện ngắn hiện thực xuất sắc trong trào lưu hiện thực phê phán thời kì 1930 - 1945. Truyện không những nêu được nỗi khổ của người nông dân trước tai trời ách đất, trước xã hội suy tàn mà đáng chú ý hơn là cả là đã nêu bật được hình ảnh một lão nông dân đáng kính với phẩm chất của một con người đôn hậu, giàu lòng tự trọng và rất mực yêu thương con, để lại trong lòng người đọc niềm xót xa, cảm thương và mến phục.
Điều đầu tiên phải nói đến là tấm lòng đôn hậu, rất mực yêu thương con của lão Hạc... Vợ chết sớm, sống một mình trong cảnh gà trống nuôi con, lão yêu con hết mực. Khi con đến tuổi trưởng thành, vì nhà nghèo nên làm lỡ duyên con, lão vô cùng ân hận và cảm thấy mình có lỗi. Trách nhiệm làm cha luôn luôn thôi thúc giày vò lão, lão tìm mọi cách để làm yên lòng con.
Nhưng người con vì phẫn uất đã bỏ nhà đi đồn điền cao su để mình lão thui thủi ở nhà. Tình yêu con của lão được biểu hiện vừa trực tiếp vừa gián tiếp. Trực tiếp qua tình cảm của lão với anh con trai, gián tiếp qua tình cảm với con Vàng - kỉ vật duy nhất của con. Lão cho nó ăn vào bát như chó nhà giàu, mình ăn gì nó ăn nấy. Lão nâng niu bế bồng nó như bà mẹ hiếm hoi chiều đứa con cầu tự. Những lúc vui buồn lão đều trò chuyện, tâm tình với nó, coi nó như người bạn tâm giao. Bao nhiêu tình cảm nhớ thương xa cách, lão đều dành cho nó.
 Không phải bất cứ người nào cũng có thể nhớ thương súc vật như vậy. Vậy lão không đôn hậu, yêu con đó sao? Nhưng mưa bão liên miên, hoa màu trong vườn đều bị phá sạch, việc làm chẳng còn, nếu cứ tiếp tục như vậy sẽ ăn vào số tiền lão chắt chiu dành dụm cho con. Nếu đặt lên bàn cân mà tính số suất ăn của con chó cũng bằng lão, vậy tốn quá. Giữa số tiền dành dụm cho con và con chó, người bạn tâm tình, lão chọn ai đây! Để đi đến quyết định, lão đã phải dằn vặt, đau khổ, lão đã suy nghĩ nhiều, nhiều lắm mới dũng cảm bán chó. Cuộc lựa chọn tàn khốc diễn ra trong nước mắt.
 Nhưng nếu không bán lão sẽ chết, và số tiền dành dụm cho con cũng chẳng còn. Lão bán chó đâu phải để ăn mà để lo tương lai cho cho đứa con. Nét cao đẹp của lão Hạc chính là ở chỗ đó. Sau khi bán chó, lão cảm thấy hụt hẫng, thiếu vắng. Lão lại tự dằn vặt lương tâm mình, tự oán trách mình vì đã trót lừa một con chó: “các nếp nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra, lão hu hu khóc”. Vậy là, trong cuộc đổi chác này, cái được chẳng là bao mà cái mất thật là to lớn. Lão Hạc được vài đồng để sống qua ngày nhưng lại mất đi một người bạn, mất đi mối dây liên hệ giữa lão và đứa con. Xót xa thay, cay đắng thay cho một số phận của con người đôn hậu, hiền lành này.
Lão lương thiện đến mức chỉ vì bán con chó mà tự oán trách mình đau khổ đến thế. Liệu Binh Tư, vợ ông giáo và bao người khác nữa, họ có hiểu không, hay họ chỉ thấy lão Hạc gàn dở và ngốc nghếch. Ta cảm thương cho số phận lão, ta cảm phục trước đức hi sinh và lòng nhân hâụ của lão, một con người cao đẹp.
Đẹp hơn nữa trong tâm hồn lão Hạc là lòng tự trọng cao quý, lão tự trọng với mọi người, với đứa con và với chính bản thân mình, trận ốm kéo dài đã khiến lão suy sụp, lão không còn đủ sức để làm và cũng không còn gì để ăn. Nhưng lòng tự trọng không cho phép lão xâm phạm vào số tiền của con. Và như đã nói, lão bán chó, quyết định cay đắng để giữ trọn chữ tín với con. Khi mọi thứ đều đã hết, lão vẫn tiếp tục sống, một cuộc sống tạm bợ và vất vưởng. Vì tương lai của con, vì lòng tự trọng của mình, lão đã quyết định chết, cái giá đấy phải chăng là quá đắt. Không, với lão Hạc nó không hề đắt và có lẽ cũng vì vậy mà chúng ta thấy khâm phục trước nghị lực của lão.
 Có thể tưởng tượng, cuộc sống của lão Hạc như một bó đuốc lớn. Nó vẫn cháy và vẫn có thể cháy nhưng lão dập tắt để thắp thêm vào ngọn đuốc của con. Cái đáng chú ý ở đây là mặc dầu không biết số phận đứa con ra sao; còn sống hay đã chết, nhưng với niềm tin cháy bỏng, lão vẫn quyết định hi sinh. Với quyết tâm cao như vậy, lão chuẩn bị, sắp xếp cho cái chết một cách tỉ mỉ và cẩn thận; nhờ ông giáo trông hộ mảnh vườn cho con và gửi tiền làm ma để đỡ phiền hàng xóm. Lòng tự trọng ấy cao đẹp biết bao. Từ đó, lão tồn tại gần như vất vưởng, vớ được thứ gì ăn thứ nấy, hôm thì quả sung, củ ráy, hôm thì củ chuối, con ốc... Lão đã chịu đựng một cách kiên gan và cao ngạo để giữ tròn phẩm giá. Lão đã từ chối gần như hách dịch tất cả mọi sự giúp đỡ của mọi người. Và cái chết của lão đâu phải là của con người. Phải chăng lão đã chết như một con vật để được sống như một con người? Ở con người này, quy luật “đói ăn vụng, túng làm liều” không thể xảy ra. Kết cục ấy là một diễn biết tất yếu của một cuộc đời trong sạch ngay thẳng như lão. Ta không những khâm phục mà còn nên lấy đó làm tấm gương noi theo.
Khi xây dựng nhân vật này, Nam Cao hẳn đã hướng nhân vật vào cái thiện, qua đó bộc lộ những phẩm chất cao đẹp của lão nói riêng và của những người nông dân ở nông thôn Việt Nam nói chung. Ở điểm này, Ngô Tất Tố cũng giống như Nam Cao với nhân vật chị Dậu. Nhưng tác phẩm của Nam Cao xuất sắc hơn bởi nó đảm bảo được tính hiện thực của tác phẩm. Chị Dậu cũng bị dồn vào những mâu thuẫn sâu sắc cần phải giải quyết nhưng lần nào, với trí thông minh và sắc sảo hiếm có của mình, chị cũng thoát ra được. Điều đó phần nào đã làm mất đi tính chân thực của truyện. Ở đây lão Hạc cũng đã đến bước đường cùng, và cái chết ấy là kết cục tất yếu của hiện thực cuộc sống. Bởi vậy, có thể nói rằng nhân vật lão Hạc là một nhân vật xuất sắc trên mọi phương diện.
Cái cao tay của Nam Cao là để cho nhân vật lão Hạc hiện lên trong con mắt của rất nhiều người, đủ loại người: vợ ông giáo, ông giáo, Binh Tư. Tất cả đều hiểu lầm lão Hạc, coi lão thật ngớ ngẩn, dở hơi. Duy chỉ có ông giáo vì cảm thông, chịu tìm hiểu nên đã phát hiện được vẻ đẹp ẩn chứa trong tâm hồn lão Hạc. Còn riêng em, trong con mắt em, lão Hạc hiện lên là một người cha mẫu mực, một con người Việt Nam cao quý.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2018_201.doc
Giáo án liên quan