Đề kiểm tra chất lượng môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Cẩm Giàng

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO

CẨM GIÀNG

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG , NĂM HỌC 2013 - 2014

MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9

Thời gian làm bài: 120 phút

Đề gồm có 01 trang.

Câu 1. (2,0 điểm):

“ - Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.”

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Đây là lời thoại của nhân vật nào? Ý nghĩa của lời thoại trên?

Câu 2. (3,0 điểm):

 Suy nghĩ của em về giá trị của biển với cuộc sống của người Việt Nam.

Câu 3. (5,0 điểm):

 Bài thơ “Viếng lăng Bác” thể hiện lòng thành kính và niền xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.

 ( Theo Ngữ văn 9, tập 2, trang 60, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013)

Hãy phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương để làm rõ nhận định trên.

---------------Hết---------------

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Cẩm Giàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
CẨM GIÀNG
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG , NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9
Thời gian làm bài: 120 phút
Đề gồm có 01 trang.
Câu 1. (2,0 điểm):
“ - Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.”
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Đây là lời thoại của nhân vật nào? Ý nghĩa của lời thoại trên?
Câu 2. (3,0 điểm):
	Suy nghĩ của em về giá trị của biển với cuộc sống của người Việt Nam.
Câu 3. (5,0 điểm):
	Bài thơ “Viếng lăng Bác” thể hiện lòng thành kính và niền xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.
 ( Theo Ngữ văn 9, tập 2, trang 60, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013)
Hãy phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương để làm rõ nhận định trên.
---------------Hết---------------
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
CẨM GIÀNG
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG , NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9
Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang.
YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
	Lưu ý: Điểm bài thi có thể lẻ đến 0,25 và không làm tròn số.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1 (2,0 điểm):
Ý
Nội dung
Điểm tối đa
a
- Đoạn văn trên trích trong văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”
- Tác giả: Nguyễn Dữ
0,25
0,25
b
- Đây là lời thoại của nhân vật Vũ Nương (Vũ Thị Thiết) - nhân vật chính trong tác phẩm với Trương Sinh- chồng nàng.
0,25
- Đoạn văn là lời phân trần, giãi bày của Vũ Nương khi bị chồng nghi ngờ. Vũ Nương nói tới thân phận mình, tình nghĩa vợ chồng và khẳng định tấm lòng thủy chung trong trắng, cầu xin chồng đừng nghi oan.
 - Qua lời lời phân trần, giãi bày của Vũ Nương ta cảm nhận được:
+ Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật: Tấm lòng thủy chung son sắt của người vợ trẻ đối với người chồng trong những tháng ngày xa cách và sự cố gắng tìm cách hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ. 
+ Số phận đầy bi thương, bất hạnh của nàng: Phải sống trong cảnh vợ trẻ xa chồng, bị chính người chồng mà nàng hết mực yêu thương nghi ngờ lòng chung thủy, ruồng rẫy và kết tội.
- Đánh giá: Đoạn văn kết hợp yếu tố tự sự và trữ tình. Qua đó, Nguyễn Dữ ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, phẩm hạnh của Vũ Nương. Đồng thời bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc của tác giả trước số phận đầy oan nghiệt của nàng và cũng là số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến xưa. Chính điều đó đã tô đậm giá trị hiện thực và nhân văn cho tác phẩm.
0,5
0,25
0,25
0,25
Câu 2. (3,0 điểm) 
1. Yêu cầu
a. Về kĩ năng
- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội
- Bố cục bài viết hoàn chỉnh, luận điểm đúng đắn, sáng tỏ.
- Văn viết trong sáng, diễn đạt lưu loát, lí lẽ thuyết phục.
- Không mắc lỗi chính tả; lỗi dùng từ, đặt câu.
b. Về kiến thức
 Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cơ bản nêu được các ý sau: 
+ Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Giá trị của biển với cuộc sống của người Việt Nam
+ Khái quát về biển 
- Biển và đại dương được các nhà khoa học gọi là “Lục địa xanh”, phủ kín 70,8% bề mặt trái đất và đang “cất giấu” những kho nguyên liệu, khoáng vật khổng lồ dưới lòng đại dương.
- Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông với bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam. Biển là phần lãnh thổ đất nước Việt Nam, qua nghìn đời nó luôn gắn chặt với đời sống của cư dân nước Việt cả về vật chất và tinh thần.
+ Phân tích, chứng minh giá trị của biển
- Biển nước ta có nguồn tài nguyên tiềm tàng, khoáng sản nổi bật là dầu khí và nhiều loại khoáng sản như: than, sắt, ti tan, cát thủy tinh..., hải sản có trữ lượng lớn. Đặc biệt đáng chú ý là vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch có giá trị như những cánh cửa rộng mở để chủ động hội nhập kinh tế với thế giới.
- Vùng biển nước ta còn có vị trí đặc biệt quan trọng về quân sự, là biên giới phía Đông. Lịch sử cho thấy rằng trong 14 cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù đối với nước ta thì có 10 cuộc bắt đầu từ hướng biển.
- Biển nước ta luôn gắn với những giá trị thiêng liêng tâm linh và lịch sử: truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ, những chiến công lịch sử Bạch Đằng, Vân Đồn xưa, Cồn Cỏ, đường huyền thoại Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ đã đỡ sức mạnh tinh thần cho muôn thế hệ.
+ Bàn luận, mở rộng vấn đề, liên hệ bản thân
- Hiện nay còn một số cá nhân, tổ chức chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò chiến lược của biển, chưa thấy hết được tiềm năng to lớn của biển trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 
- Cần nâng cao nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của biển, hải đảo. Nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên, môi trường biển, hải đảo.
- Đặc biệt, trong thời điểm hiện tại cần xây dựng ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo trong cộng đồng người Việt Nam. Và song song với đó là xây dựng lực lượng quân sự hùng hậu đủ sức bảo vệ chủ quyền biển đảo.
2. Tiêu chuẩn cho điểm
- Điểm 3: Đạt được các yêu cầu nêu trên, lí lẽ thuyết phục, văn viết mạch lạc, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường. 
 - Điểm 2: Đạt được quá nửa yêu cầu về nội dung. Còn một số lỗi về diễn đạt
 - Điểm 1: Đạt được một nửa yêu cầu về nội dung, mắc nhiều lỗi về hình thức.
- Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.
Câu 3. (5,0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng: 
- Biết cách làm kiểu bài nghị luận văn học: Nghị luận về một nhận định trong tác phẩm thơ
- Bài làm có bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài hoàn chỉnh, mạch lạc. Hệ thống các luận điểm, luận cứ rõ ràng, chặt chẽ.
- Biết vận dụng linh hoạt các phép lập luận đã học.
- Diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc.
- Không mắc lỗi về câu, từ, chính tả.
2. Yêu cầu về kiến thức: 
Bài làm có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
+ Giải thích nhận định
- Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niền xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác: Nghĩa là cảm xúc bao trùm trong toàn bộ bài thơ là niềm xúc động, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi đau xót của nhà thơ và cũng là của nhân dân ta đối với Bác Hồ.
+ Chứng minh:
- Nhà thơ đã bộ lộ niềm xúc động bồi hồi khi đứng trước lăng Bác. Niềm xúc động bồi hồi được thể hiện trong cách xưng hô con- Bác; cách nói giảm nói tránh; hình ảnh hàng tre - một hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam, hình ảnh vừa tả thực vừa trở thành biểu tượng của dân tộc với những phẩm chất đáng quý(Con ở miền Namđứng thẳng hàng)
- Cảm xúc thành kính, biết ơn của tác giả cũng như của người dân khi vào lăng viếng Bác. Tấm lòng thành kính biết ơn được diễn tả qua những hình ảnh mặt trời trong lăng, tràng hoa, bảy chín mùa xuân 
- Nhà thơ còn xúc động trước tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác cùng nỗi xót đau vô hạn trước sự ra đi của Bác. Cảm xúc đó của được nhà thơ bày tỏ qua hình ảnh vầng trăng, trời xanh, nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác nghe nhói ở trong tim 
- Nhà thơ bày tỏ niềm thương nhớ và lưu luyến không khôn nguôi khi phải rời xa lăng Bác.Tấm lòng thành kính ấy được giãi bày bằng những từ biểu cảm thương trào nước mắt, điệp ngữ muốn làm và hình ảnh ẩn dụ độc đáo: cây tre trung hiếu
+ Đánh giá
- Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc
 - Thi phẩm được coi là nén tâm hương, nhà thơ thành kính dâng lên Người với niềm xúc động sâu sắc. Tiếng lòng của nhà thơ cũng là tiếng lòng của nhân dân miền Nam, nhân dân Việt Nam khi vào lăng viếng Bác.
3. Tiêu chuẩn cho điểm
- Điểm 5: Bài làm đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên về cả nội dung và hình thức. Diễn đạt linh hoạt, chặt chẽ, sáng tạo. Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp, hệ thống dẫn chứng phong phú, chính xác, thuyết phục.
- Điểm 4: Bài làm cơ bản đầy đủ các yêu cầu trên, tuy nhiên còn mắc một vài lỗi nhỏ về hình thức trình bày.
- Điểm 3: Bài làm đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu cơ bản trên, còn nghèo nàn về cảm xúc, còn mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 2: Bài làm còn thiếu ý, còn nghèo nàn về cảm xúc, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Bài làm lạc đề, lạc kiểu bài, diễn đạt yếu.
* Tuỳ bài làm cụ thể của thí sinh, giáo viên cho các thang điểm lẻ thích hợp. Khuyến khích những bài văn có sự tìm tòi, sáng tạo.
.................. Hết.................

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2013_2014_t.doc