Đề kiểm tra chất lượng học kỳ 2 môn: Vật lý lớp 11 THPT

Câu 10: Suất điện động cảm ứng không xuất hiện trong trường hợp nào sau đây?

A. Đưa một cực của một nam châm thẳng vào gần một đầu ống dây. B. Khung dây dẫn quay không đều xung quanh một trục đặt vuông góc với véc tơ cảm ứng từ trong một từ trường đều.

C. Khung dây dẫn quay không đều xung quanh một trục đặt song song với véc tơ cảm ứng từ trong một từ trường đều.

D. Đưa một cực của một nam châm thẳng vào gần rồi ra xa một đầu ống dây.

Câu 11: Mắt người có thể bị cận thị hoặc viễn thị. Căn cứ để xác định mắt người đó bị tật gì là

 A. loại kính người đó đeo để sửa. B.người đó có nhìn rõ được vật sáng cách mắt 20 cm không.

C. người đó có nhìn rõ được một vật ở một vị trí xác định hay không. D. người đó có nhìn được một vật ở rất xa hay không.

 

docx2 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1571 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kỳ 2 môn: Vật lý lớp 11 THPT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NAM ĐỊNH
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ 2
NĂM HỌC 2013 – 2014
Môn: VẬT LÝ LỚP 11 THPT
(Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề) 
Điểm toàn bài
Họ tên, chữ ký của giám khảo
Số phách
Bằng số 
Bằng chữ
ĐỀ BÀI
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Học sinh chọn câu trả lời đúng rồi ghi vào phần bài làm.
Câu 1: Thấu kính mỏng có độ tụ D = -12 dp. Thấu kính đó là: 
A. thấu kính phân kì dùng để chữa tật cận thị. B. thấu kính phân kì dùng để chữa tật viễn thị.
(3)
(2)
(1)
C. thấu kính hội tụ dùng để chữa tật cận thị. D. thấu kính hội tụ dùng để chữa tật viễn thị.
Câu 2: Ba tia sáng (1) (2) (3) phát ra từ cùng nguồn sáng điểm A trong một bình nước
trong suốt truyền ra ngoài không khí. So sánh cường độ sáng của 3 tia sáng khi truyền
trong không khí, sự sắp xếp theo thứ tự tăng dần của cường độ sáng nào dưới đây là
 đúng?
 A.1,3,2. B. 3,2,1. C. 2,1,3. D. 1,2,3.
Câu 3: Vật sáng thật AB trước thấu kính cho ảnh cho ảnh có số phóng đại ảnh k = - 
Dựa vào dấu của k ta xác định được: 
A. loại thấu kính, tính chất của ảnh. B.tiêu cự của thấu kính và loại thấu kính
C. tính chất ảnh và chiều cao của ảnh so với vật. D. tính chất ảnh và khoảng cách từ vật đến thấu kính.
Câu 4: Dòng điện không đổi có cường độ I chạy qua một vòng dây dẫn phẳng, tròn bán kính R đặt trong chân không. Công thức nào sau đây là đúng để tính độ lớn cảm ứng từ tại tâm vòng tròn dây dẫn?
A. B = 2π.10-7 IR. B. B = 2π.10-7 C. B = 2.10-7 D. B = 4π.10-7
Câu 5: Một nguồn sáng điểm đặt tại vị trí thích hợp trên trục chính, trước thấu kính.Phía sau thấu kính ta thu được một chùm tia sáng song song với trục chính. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Thấu kính đó là thấu kính hội tụ, điểm sáng đặt tại tiêu điểm chính. B. Thấu kính đó là thấu kính phân kỳ, điểm sáng đặt cách thấu kính đoạn d = 2f.
C. Thấu kính đó là thấu kính hội tụ, điểm sáng đặt cách thấu kính đoạn d = 2f.
D. Thấu kính đó là thấu kính phân kỳ, điểm sáng đặt tại tiêu điểm chính. 
Câu 6: Dụng cụ bổ trợ cho mắt khi quan sát các vật có kích thước nhỏ gồm
A. kính lúp, kính thiên văn. B. kính hiển vi, kính thiên văn. 
C. kính hiển vi, kính lúp, kính thiên văn. D. kính hiển vi, kính lúp.
Câu 7: Một khung dây dẫn phẳng đặt tron từ trường đều có cảm ứng từ . Tại thời điểm ban đầu véc tơtrùng với mặt phẳng khung dây. Khi cho khung dây quay đều xung quanh truch xx’ vuông góc với véc tơ được ½ vòng thì độ lớn của từ thông qua khung dây 
A. tăng dần từ 0 đến cực đại rồi giảm đến 0. B.giảm từ cực đại đến bằng 0 rồi tăng đến cực đại.
C. tăng dần từ 0 đến cực đại. D. giảm từ cực đại đến bằng 0.
Câu 8: Kính thiên văn và kính hiển vi đều có vật kính và thị kính. Gọi tiêu cự của vật kính là f1, của thị kính là f2. Một người mắt tốt có khoảng cực cận D quan sát vật qua kính hiển vi mà không điều tiết. Công thức dùng để tính độ bội giác của kính hiển vi là
 A. G = . B. G = . C. G = . D. G = . 
Câu 9: Cho dòng điện không đổi có cường độ I chạy qua qua 3 ống dây dẫn chiều dài L, bán kính R (L rất lớn hơn R) với các vòng dây quấn sít nhau. Số liệu của từng ống dây được ghi trong bảng sau
I
L
Số vòng dây
Cảm ứng từ
Ống dây 1
5 A
0,5 m
 500
B1
Ống dây2
10 A
1,0 m
1000
B2
Ống dây 3
 2 A
1,5 m
500
B3
Sắp xếp theo thứ tự giảm dần của cảm ứng từ trong các ống dây
 A. B3>B2>B1. B. B2>B1>B3. C. B2>B3>B1. D. B1>B2>B3.
Câu 10: Suất điện động cảm ứng không xuất hiện trong trường hợp nào sau đây?
A. Đưa một cực của một nam châm thẳng vào gần một đầu ống dây. B. Khung dây dẫn quay không đều xung quanh một trục đặt vuông góc với véc tơ cảm ứng từ trong một từ trường đều.
C. Khung dây dẫn quay không đều xung quanh một trục đặt song song với véc tơ cảm ứng từ trong một từ trường đều. 
D. Đưa một cực của một nam châm thẳng vào gần rồi ra xa một đầu ống dây.
Câu 11: Mắt người có thể bị cận thị hoặc viễn thị. Căn cứ để xác định mắt người đó bị tật gì là 
 A. loại kính người đó đeo để sửa. B.người đó có nhìn rõ được vật sáng cách mắt 20 cm không.
C. người đó có nhìn rõ được một vật ở một vị trí xác định hay không. D. người đó có nhìn được một vật ở rất xa hay không.
Câu 12: Cho chiết suất của thủy tinh đối với ánh sáng đỏ là nđ, đối với ánh sáng tím là nt. Biết nt >nđ. Chiếu đồng thời một tia sáng đỏ và tia sáng tím từ không khí vào thủy tinh với cùng góc tới i (00<i<900). Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Nếu tia sáng đỏ bị phản xạ toàn phần thì tia sáng tím cũng bị phản xạ toàn phần. B. Góc khúc xạ của tia sáng tím lớn hơn góc khúc xạ của tia sáng đỏ.
C. Cả hai tia sẽ phản xạ toàn phần nếu góc tới lớn hơn góc giới hạn. D. Góc khúc xạ của tia sáng đỏ lớn hơn góc khúc xạ của tia sáng tím.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Một tia sáng truyền từ một môi trường trong suốt tới mặt phân cách với môi trường trong suốt khác sẽ xảy ra các hiện tượng quang học. Em hãy nêu tên một hiện tượng quang học chắc chắn xảy ra và hiện tượng quang học xảy ra nếu có đủ điều kiện.
Câu 2. Cho hai dòng điện có cường độ I1và I2 chạy qua hai dây dẫn thẳng dài đặt song song cách nhau 30 cm trong chân không.
Tính độ lớn cảm ứng từ tại điểm M nằm trong mặt phẳng chứa 2 dây dẫn cách 2 dây dẫn những đoạn r1 = 20 cm và r2 = 10 cm nếu dòng điện chạy trong hai dây dẫn cùng chiều và có cường độ I1= I2 = 5 A.
Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn thứ nhất là I1 = 5 A, qua dây dẫn thứ hai là I2. Xét điểm N nằm trong mặt phẳng chứa 2 dây dẫn cách dây dẫn thứ nhất đoạn 40 cm và cách dây dẫn thứ hai đoạn 10 cm. Tìm điều kiện dòng điện qua dây dẫn thứ 2 và tính I2 sao cho cảm ứng từ tại điểm N bằng 0.
Câu 3. Vật sáng AB đặt trước một thấu kính, vuông góc với trục chính. Trên màn ảnh đặt phía sau thấu kính cách vật sáng 45 cm ta thu được ảnh rõ nét của AB có độ cao bằng 2 lần vật.
Tính tiêu cự của thấu kính? Vẽ ảnh theo đúng tỉ lệ?
Để được ảnh có độ cao bằng 3 lần vật phải dịch chuyển vật đoạn dài nhất bao nhiêu?
Gọi khoảng cách từ vật đến màn ảnh là L. Tìm điều kiện của L để sao cho khi dịch chuyển thấu kính trong khoảng từ vật đến màn ảnh không có ảnh của AB hiện rõ nét trên màn ảnh?

File đính kèm:

  • docxBai_19_Thu_vien_chuong_trinh_con_chuan_20150727_120954.docx
Giáo án liên quan