Đề kiểm học kỳ I môn Sinh học 7

Câu 1: (3,5 điểm)

 a) Trình bày vòng đời của giun đũa kí sinh?

 b) Các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người ? Lợi ích của giun đất trong đất trồng trọt?

Câu 2: (2 điểm)

 Trai tự vệ bằng cách nào? Cấu tạo nào của trai đảm bảo cho cách tự vệ đó có hiệu quả?

Câu 3: (2,5 điểm)

 a) Để nhận biết các loài sâu bọ trong thiên nhiên cần phân biệt chúng ở những đặc điểm cơ bản nào?

 b) Vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát triển?

 + Ở địa phương em có biện pháp diệt các loài sâu hại nào mà không gây ô nhiễm môi trường ?

 

doc5 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm học kỳ I môn Sinh học 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH MA TRẬN 
 ĐỀ KIỂM HỌC KỲ I
 MÔN SINH HỌC 7- NĂM HỌC : 2014 - 2015 
TÊN 
CHỦ ĐỀ
100%
NHẬN 
BIẾT
50%
THÔNG HIỂU
35 %
VẬN DỤNG
THẤP
15%
TỔNG CỘNG
1. Chương III
Các ngành giun 
07 tiÕt
- Vẽ được sơ đồ vòng đời của giun đũa.
- Cách phòng chống giun đũa.
- Xác định được lợi ích của giun đất đối với đất trồng.
35%= 3,5 điểm
 Câu 1(a)
1 điểm
 Câu 1(b)
2,5 điểm
1 câu
3,5 điểm
2. Chương IV
Ngành thân mềm
04 tiết
-Trình bày được cách tự vệ của trai. Nêu được cấu tạo của trai phù hợp cách tự vệ đó.
20%= 2 điểm
Câu 2
2 điểm
1 câu
2 điểm
3. Chương V
Ngành 
chân khớp
08 tiết
Phân biệt được 3 đặc điểm cơ bản để nhận dạng được các loài sâu bọ trong thiên nhiên.
- Giải thích được vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản.
- Đưa ra được những biện pháp diệt sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường.
25%= 2,5 điểm
Câu 3(a)
1 điểm
Câu 3(b)
1,5 điểm
1 câu
2,5 điểm
4. Chương VI
Ngành ĐVCXS
Các lớp cá
04 tiết
Nhận biết được các đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước.
20% = 2 điểm
Câu 4
2 điểm
1 Câu
2 điểm
 100 % = 22tiết
 10 điểm
2,5 câu
5 điểm
1 câu
3,5 điểm
0,5 câu
1,5 điểm
4 câu
10 điểm
Duyệt của tổ trưởng Người ra đề
 Phạm Văn Ngàn
TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I 
 NĂM HỌC: 2014 – 2015
ĐỀ CHÍNH THỨC
 Môn sinh học – Khối 7 
 Thời gian : 45 phút ( Không kể thời gian giao bài)
ĐỀ BÀI:
Câu 1: (3,5 điểm)
	a) Trình bày vòng đời của giun đũa kí sinh?
	b) Các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người ? Lợi ích của giun đất trong đất trồng trọt?
Câu 2: (2 điểm)
	Trai tự vệ bằng cách nào? Cấu tạo nào của trai đảm bảo cho cách tự vệ đó có hiệu quả?
Câu 3: (2,5 điểm)
	a) Để nhận biết các loài sâu bọ trong thiên nhiên cần phân biệt chúng ở những đặc điểm cơ bản nào?
	b) Vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát triển?
	+ Ở địa phương em có biện pháp diệt các loài sâu hại nào mà không gây ô nhiễm môi trường ?
Câu 4: (2 điểm).
	Qua bài thực hành: Quan sát cấu tạo ngoài và hoạt động sống của cá chép em hãy nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống ở nước?
 HẾT
TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I 
Họ và tên: ,,, NĂM HỌC: 2014 – 2015
Lớp 7  Môn sinh học – Khối 7
 Thời gian : 45 phút ( Không kể thời gian giao bài)
ĐỀ CHÍNH THỨC
Điểm
Lời phê của giáo viên
Câu 1: (3,5 điểm)
	a) Trình bày vòng đời của giun đũa kí sinh?
	b) Các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người ? Lợi ích của giun đất trong đất trồng trọt?
Câu 2: (2 điểm)
	Trai tự vệ bằng cách nào? Cấu tạo nào của trai đảm bảo cho cách tự vệ đó có hiệu quả?
Câu 3: (2,5 điểm)
	a) Để nhận biết các loài sâu bọ trong thiên nhiên cần phân biệt chúng ở những đặc điểm cơ bản nào?
	b) Vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát triển?
	+ Ở địa phương em có biện pháp diệt các loài sâu hại nào mà không gây ô nhiễm môi trường ?
Câu 4: (2 điểm).
	Qua bài thực hành: Quan sát cấu tạo ngoài và hoạt động sống của cá chép em hãy nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống ở nước?
Bài làm
 ..  
HƯỚNG DẪN VÀ ĐÁP ÁN CHẤM
BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC : 2014 – 2015
Môn sinh – Khối 7
Câu 1: (3,5 điểm)
a) Vòng đời của giun đũa. (1 điểm) 
 Người Trứng theo phân ra ngoài Ấu trùng trong trứng Ấu trùng bám 
(Nhiễm giun đũa) vào rau, quả tươi 
 Về ruột non Đến ruột non vào máu Người ăn phải 
 Kí sinh đi đến gan,tim, phổi ấu trùng 
b) Biện pháp phòng tránh giun sán,
- Cách phòng chống: 
+ Vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn, ăn chín uống sôi, tẩy giun định kỳ. (0,75 điểm) 
+ Vệ sinh môi trường, ủ phân trước khi bón cho cây trồng. (0,75 điểm) 
+ Lợi ích: Làm tơi, xốp đất tạo điều kiện cho không khí vào đất. (0,5 điểm) 
+ Làm tăng độ phì nhiêu, màu mỡ cho đất. (0,5 điểm) 
Câu 2: (2 điểm)
+ Trai tự vệ bằng cách co chân, kết hợp đóng mở vỏ. (0,5 điểm) 
+ Do vỏ cứng và có hai cơ khép vỏ vững chắc nên kẻ thù không thể bửa vỏ ra để ăn được phần mềm trong vỏ trai. (1,5 điểm) Câu 3: (2,5 điểm)
- Cơ thể được chia làm ba phần: Đầu, ngực và bụng. (0,5 điểm) 
+ Đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh. (0,25 điểm) 
+ Phần bụng phân thành nhiều đốt. (0,25 điểm) 
- Hệ tuần hoàn đơn giản còn hệ ống khí phát triển vì : 
+ Hệ tuần hoàn chỉ đẩy máu mang chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, còn việc cung cấp ôxi cho tế bào do hệ thống ống khí đảm nhận. (0.75 điểm) 
	+ Sử dụng thuốc trừ sâu vi sinh học, dùng các phương pháp thủ công như bẫy đèn, bắt bằng tay, dùng các loài thiên địch diệt sâu hại. (0.75 điểm) 
Câu 4: (2,điểm)
+ Thân cá thon dài, đầu nhọn gắn chặt với thân làm giảm sức cản của nước. (0,5 điểm) 
+ Sự sắp xếp vẩy cá trên thân như ngói lợp giúp cử động theo chiều ngang dễ dàng.
 (0,25 điểm) 
+ Mắt cá không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước giúp mắt không bị khô. 
 (0,25 điểm) 
+ Vẩy cá có da bọc, trong da có chất nhầy làm giảm ma sát da cá với môi trường nước.
 (0,5 điểm) 
+ Vây có các tia vây căng bởi da mỏng, khớp động với thân giúp cá di chuyển (bơi) trong nước. (0,5 điểm) 
HẾT
.................................................
 .. . 
................................................
 ..  . .. 

File đính kèm:

  • docĐKT _ hkI _ Sinh 7 _ 1415.doc
Giáo án liên quan