Đề khảo sát chất lượng học thêm đợt 2 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Quân (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1 (3điểm):

 Cho hai câu thơ sau: Không có kính không phải vì xe không có kính

 Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi.

a, Những câu thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?

b. Chỉ ra các từ phủ định trong đoạn thơ trên? Việc dùng liên tiếp các từ phủ định ấy nhằm mục đích gì và tạo nên giọng điệu gì cho bài thơ?

Câu 3 (7điểm): Nét tinh tế về nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích " Cảnh ngày xuân" - Trích " Truyện Kiều"

 ----------------- Hết -----------------

Họ tên thí sinh .SBD: .

 

doc3 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát chất lượng học thêm đợt 2 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Quân (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT KINH MÔN
TRƯỜNG THCS THƯỢNG QUẬN
Ngày khảo sát: 01/12/2017
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC THÊM ĐỢT II
 NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn: Ngữ văn 9 – Thời gian: 90 phút.
Câu 1 (3điểm):
 Cho hai câu thơ sau: Không có kính không phải vì xe không có kính
 Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi.
a, Những câu thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
b. Chỉ ra các từ phủ định trong đoạn thơ trên? Việc dùng liên tiếp các từ phủ định ấy nhằm mục đích gì và tạo nên giọng điệu gì cho bài thơ?
Câu 3 (7điểm): Nét tinh tế về nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích " Cảnh ngày xuân" - Trích " Truyện Kiều"
 ----------------- Hết -----------------
Họ tên thí sinh ..........................................................SBD: ........................
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 9 
Câu
Nội dung
Điểm
1
* Mức tối đa: HS trả lời đầy đủ các yêu cầu sau
a, Hai câu thơ trên được trích trong tác phẩm " Bài thơ về tiểu đội xe không kính của tác giả Phạm Tiến Duật.
 Bài thơ được sáng tác vào năm 1969 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta đang bước vào giai đoạn ác liệt, nhất là trên tuyến đường Trường Sơn.
b, Các từ phủ định là: Không, không có, không phải
 Mục đích: Nhằm khẳng định sự ác liệt, tàn khốc của chiến tranh, nguyên nhân gây ra cho những chiếc xe mất kính bị thiếu đi thiết bị quan trọng để bảo vệ buồng lái.
 Tác dụng: Tạo ra giọng điệu ngang tàng, thản nhiên...
* Mức chưa tối đa: 
 Học sinh trả lời chưa đầy đủ theo yêu cầu trên hoặc chưa chính xác, giáo viên có thể linh hoạt cho điểm từ 0,25- 2,75 điểm.
* Mức chưa đạt: Hs không làm bài hoặc trả lời sai tất cả các ý trên. 
0,5
1,0
0, 5
0,5
0, 5
2
Mức tối đa: HS đảm bảo được các nội dung sau:
* Yêu cầu về hình thức:
- Viết thành bài văn có bố cục rõ 3 phần
- Hệ thống luận điểm rõ.
- Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận: Chứng minh, bình luận, so sánh, mở rộng vấn đề, tổng hợp, phân tích...
- Diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
- Chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, không sai chính tả.
* Yêu cầu về nội dung: Bài viết cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu được những nét chính về Nguyễn Du, đoạn trích
" Cảnh ngày xuân" và vấn đề cần nghị luận.
- Phân tích lần lượt bức tranh thiên nhiên:
 + Bốn câu đầu: Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân mang vẻ đẹp tinh khôi, giàu sức sống, khoáng đạt, thanh khiết.
 Nghệ thuật: Chấm phá, đảo ngữ tô thêm cảnh đẹp mùa xuân và nét mới mẻ độc đáo của cảnh với màu sắc hài hòa, tươi sáng.
 + Sáu câu thơ cuối: Cảnh mùa xuân vẫn mang nét thanh, cái dịu nhưng đang nhạt dần, lặng dần, đậm vẻ bâng khuâng, xao xuyến.
 Nghệ thuật: Từ láy gợi hình gợi sắc, tả cảnh ngụ tình làm cho bức tranh thiên nhiên chứa đựng tâm trạng con người buồn vì phải rời xa lễ hội.
- Khẳng định tác giả tinh tế khi miêu tả cảnh thiên nhiên: Chính sự thay đổi về thời gian, không gian và tâm trạng con người đã tạo nên sự khác biệt trong cảnh vật: Mở đầu bài thơ với không khí rộn ràng của một ngày vào hội, kết thúc bài thơ không khí trầm lắng, mang nét buồn do cảnh được cảm nhận thông qua tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến, tiếc nuối một ngày vui sắp tàn.
- Đánh giá: Hai đoạn thơ cho thấy tài năng bậc thầy của Nguyễn Du trong việc miêu tả cảnh thiên nhiên.
Mức chưa tối đa:
- Bài viết đảm bảo các ý trên, còn một vài sai sót nhỏ.
- Bài viết đảm bảo 2/3 ý, diễn đạt trôi chảy, bám sát yêu cầu đề.
- Bài viết đảm bảo 1/2 ý, còn mắc một số lỗi diễn đạt, dùng từ, còn thiên về phân tích thơ, chưa có sự so sánh, đối chiếu.Bài viết đi phân tích thông thường, còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, nghèo cảm xúc.
- Cơ bản biết cách làm bài song yếu tố nghị luận mờ nhạt, văn ít cảm xúc , mắc nhiều lỗi, sơ sài.
Mức chưa đạt:
 Bài viết lạc đề hoặc bỏ trắng
6-6,5
3-6,0
1,5-2
1
0

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_hoc_them_dot_2_mon_ngu_van_lop_9_nam.doc