Đề khảo sát chất lượng học thêm đợt 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thất Hùng (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1 (2 điểm):

“- Thiếp sở dĩ n¬ương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh m¬ưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn tr¬ước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, n¬¬ước thẳm buồn xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.”

a. Đoạn văn trên của ai? trích từ văn bản nào?

b. Đây là lời thoại của nhân vật nào? Tâm trạng của nhân vật bộc lộ trong lời thoại là gì ?

Câu 2 (3,0 điểm):

Vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách nói như:

a. Nhân tiện đây xin hỏi

b. Cực chẳng đã tôi phải nói, biết là anh không vui nhưng., biết là anh không hài lòng nhưng tôi cũng phải thành thực mà nói là.

c. Đừng ngắt lời như thế, đừng nói cái giọng đó với tôi

Câu 3 (5.0 điểm):

 Suy nghĩ của em về vẻ đẹp của Vũ Nương qua “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ?

 

doc3 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát chất lượng học thêm đợt 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thất Hùng (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT KINH MÔN
TRƯỜNG THCS ...................................
Ngày khảo sát: ............/........../2017
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC THÊM ĐỢT I
NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn: N.Văn 9 – Thời gian: 90 phút.
Câu 1 (2 điểm):
“- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồn xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.”
a.    Đoạn văn trên của ai? trích từ văn bản nào?
b.   Đây là lời thoại của nhân vật nào? Tâm trạng của nhân vật bộc lộ trong lời thoại là gì ?
Câu 2 (3,0 điểm): 
Vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách nói như:
Nhân tiện đây xin hỏi
Cực chẳng đã tôi phải nói, biết là anh không vui nhưng..., biết là anh không hài lòng nhưng tôi cũng phải thành thực mà nói là...
Đừng ngắt lời như thế, đừng nói cái giọng đó với tôi
Câu 3 (5.0 điểm): 
	Suy nghĩ của em về vẻ đẹp của Vũ Nương qua “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ?
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 9
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài sáng tạo.
- Với câu 3, học sinh phải làm đúng đặc trưng kiểu bài nghị luận, bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng phù hợp; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo được các yêu cầu đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. 
- Điểm bài thi là tổng điểm thành phần (có thể lẻ đến 0,25 điểm), không làm tròn.
 B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1( 2điểm) 
* Mức tối đa: HS nêu được
a. Tác giả của đoạn văn: Nguyễn Dữ, văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” (0.5 điểm)
b. Đó là lời thoại của nhân vật Vũ Nương (hoặc Vũ Thị Thiết) (0.5 điểm)
- Tâm trạng của nhân vật: buồn rầu, đau khổ, thất vọng vì hạnh phúc gia đình tan vỡ. (1.0 điểm)
* Mức chưa tối đa: Gv căn cứ vào các tiêu chí ở mức tối đa để xem xét đánh giá mức chưa tối đa cho bài làm của HS với số điểm từ 0,25 đến 1,75.
* Không đạt: HS lạc đề hoặc không có câu trả lời.
Câu 2( 3,0 điểm)
* Mức tối đa (3.0 điểm). 
 Bài làm có thể giải thích theo các cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản sau:
Khi người nói muốn hỏi một vấn đề nào đó không thuộc vào đề tài đang trao đổi. Tránh người nghe hiểu mình nói lạc đề( phương châm quan hệ)( 1đ)
Khi người nói phải nói điều dễ gây mất long người nghe( phương châm lịch sự)( 1đ)
 c. Khi người nói muốn nhắc nhở người nghe hoặc người đang giao tiếp với mình cần phải tôn trọng người đang giao tiếp( phương châm lịch sự)
( 1đ)
* Mức chưa tối đa: Gv căn cứ vào các tiêu chí ở mức tối đa để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm đạt là từ 0,25 đến 2,75 điểm 
* Không đạt: Học sinh làm lạc đề hoặc không làm bài.
Câu 3 (5 điểm):
* Mức tối đa(5.0 điểm):
* Về nội dung: (3,0 điểm) Bài làm có thể có những cách trình bày khác nhau nhưng cơ bản đảm bảo các nội dung sau:
- Giới thiệu khái quát về văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương”
- Giới thiệu khái quát về Vũ Nương: tên, quê, vẻ đẹp khái quát( tính đã thuỳ mị.tốt đẹp)
- Nêu cảm nhận, những suy nghĩ của bản thân về vẻ đẹp của Vũ Nương:
* Vũ Nương- 1 người vợ dịu hiền, đằm thắm, chung thuỷ:
+ Khi sống với TS- 1 người chồng cả ghen đa nghi....
+ Trước khi chồng đi lính- dặn dò tình nghĩa
+ Xa chồng, VN thuỷ chung, tình nghĩa nên“ cách biệt 3 năm giữ gìn 1 tiết.....bén gót „ nàng luôn tha thiết hướng về chồng“ ngày qua thắng lại thắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn...ngăn được „. Ngay cả khi bị nghi oan nàng vẫn tha thiết bày tỏ nỗi niềm và ước mong về cuộc sống gia đình...
* Vũ Nương- người con dâu hiếu thảo- người mẹ hiền
+ VN chăm sóc, thuốc thang, lấy lời ngọt ngào động viên,lo ma chay....
+ Lời trăng trối của bà mẹ Ts trước khi nhắm mắt đã gián tiếp khẳng định công lao đức hạnh của nàng với mẹ chồng“ xanh kia....phụ mẹ „
+ Nàng sinh con, chăm sóc, chỉ bóng...
* VN- một người phụ nữ tự trọng, tình nghĩa, vị tha:
+ Khi danh dự bị bôi nhọ, nàng chọn cái chết để chứng minh phẩm tiết của mình
+ Khi ở dưới thuỷ cung, nàng vẫn như“ ngựa Hồ „, „ chim Việt“- nàng nặng lòng với quê hương, xứ sở, nàng còn nặng lòng với cả người cứu mạng“ cảm ơn đức... không bỏ“
+ Với người chồng đa nghi tàn nhẫn, nàng không oán trách mà vẫn“ đa tạ tình chàng... nữa „
=> Vẻ đẹp của VN cũng là vẻ đẹp điển hình của người phụ nữ VN truyền thống...
- Nêu cảm nhận, những suy nghĩ về tình cảm, thái độ của tác giả: trân trọng, ca ngợi... 
- Liên hệ với một số tác phẩm khác cùng đề tài( Bánh trôi nước), liên hệ với người phụ nữ trong xã hội hiện đại ngày nay, liên hệ thái độ, tình cảm của bản thân
* Về hình thức: (0,5 điểm) Bài làm của HS phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
	- Học sinh viết được một bài văn có bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, thuyết phục; liên kết câu, liên kết đoạn hợp lí. 
	- Hình thức trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.
* Sáng tạo: (0,5 điểm) Học sinh thể hiện được sự sáng tạo trong lập luận, diễn đạt (dùng từ, viết câu, sử dụng kết hợp các thao tác lập luận, lời văn hấp dẫn...)
*Mức chưa tối đa: Gv căn cứ vào các tiêu chí ở mức tối đa để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm đạt là 4,75 điểm hoặc các điểm dưới 4,75 cho bài làm của học sinh. 
	*Không đạt: Học sinh làm lạc đề hoặc không làm bài.
* Lưu ý: Giáo viên căn cứ vào bài làm của học sinh chấm điểm cho phù hợp, khuyến khích các bài sáng tạo.

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_hoc_them_dot_1_mon_ngu_van_lop_9_nam.doc