Đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn lớp 8 - Năm học 2020-2021

Phần I. Tiếng Việt (2,0 điểm)

Trả lời các câu hỏi sau bằng cách viết vào tờ giấy làm bài chữ cái in hoa đầu dòng câu

trả lời đúng nhất.

Câu 1: Trong các nhóm từ sau, nhóm từ nào được sắp xếp đúng ?

A. Đồ dùng gia đình: giường tủ, bàn ghế, xe điện, đài, quạt điện, xe đạp, ô tô.

B. Đất nước: núi sông, con cháu, đồng ruộng, biên giới, quốc kì.

C. Hoa: hoa lan, hoa đào, hoa tay, hoa ban, hoa sen, hoa mắt, hoa bưởi.

D. Gia đình: ông, bà, cha, mẹ, bộ đội, anh, em, thợ xây.

Câu 2: Nghĩa của từ tượng hình long lanh được hiểu là:

A. âm thanh cao và trong, phát ra với nhịp độ nhanh.

B. có dáng vẻ đang suy nghĩ, nghiền ngẫm điều gì.

C. có dáng cao rủ dài xuống và chuyển động một cách mềm mại, uyển chuyển.

D. có ánh sáng phản chiếu trên vật trong suốt, tạo vẻ sinh động.

Câu 3: Trong các câu sau, câu nào chứa biệt ngữ xã hội ?

A. Đề thi năm nay trúng tủ rồi!

B. Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều

Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!

C. Mẹ mua cho con heo đất.

D. Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

pdf5 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn lớp 8 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
HUYỆN XUÂN TRƯỜNG 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I 
Năm học: 2019-2020 
MÔN: NGỮ VĂN 8 
(Thời gian làm bài: 90 phút) 
Phần I. Tiếng Việt (2,0 điểm) 
Trả lời các câu hỏi sau bằng cách viết vào tờ giấy làm bài chữ cái in hoa đầu dòng câu 
trả lời đúng nhất. 
Câu 1: Trong các nhóm từ sau, nhóm từ nào được sắp xếp đúng ? 
A. Đồ dùng gia đình: giường tủ, bàn ghế, xe điện, đài, quạt điện, xe đạp, ô tô. 
B. Đất nước: núi sông, con cháu, đồng ruộng, biên giới, quốc kì. 
C. Hoa: hoa lan, hoa đào, hoa tay, hoa ban, hoa sen, hoa mắt, hoa bưởi. 
D. Gia đình: ông, bà, cha, mẹ, bộ đội, anh, em, thợ xây. 
Câu 2: Nghĩa của từ tượng hình long lanh được hiểu là: 
A. âm thanh cao và trong, phát ra với nhịp độ nhanh. 
B. có dáng vẻ đang suy nghĩ, nghiền ngẫm điều gì. 
C. có dáng cao rủ dài xuống và chuyển động một cách mềm mại, uyển chuyển. 
D. có ánh sáng phản chiếu trên vật trong suốt, tạo vẻ sinh động. 
Câu 3: Trong các câu sau, câu nào chứa biệt ngữ xã hội ? 
A. Đề thi năm nay trúng tủ rồi! 
B. Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều 
Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe! 
C. Mẹ mua cho con heo đất. 
D. Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng. 
Câu 4: Trong các câu sau, câu nào không chứa biện pháp nói quá ? 
A. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng 
Ngày tháng mười chưa cười đã tối. 
B. Cày đồng đang buổi ban trưa, 
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. 
C. Bàn tay ta làm nên tất cả 
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. 
D. Thân em như chẽn lúa đòng đòng, 
Phất phơ giữa ngọn nắng hồng ban mai. 
Câu 5: Khi giao tiếp với người lớn tuổi, tình thái từ nào được sử dụng nhiều nhất ? 
A. à 
B. ạ 
C. hả 
D. hử 
Câu 6: Dấu ngoặc đơn trong trường hợp sau đây được dùng để làm gì ? 
Rủ nhau xuống bể mò cua, 
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng. 
 (Trần Tuấn Khải) 
A. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. 
B. Đánh dấu báo trước phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó. 
C. Đánh dấu phần chú thích. 
D. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập sanđược dẫn. 
Câu 7: Khi nhận xét về bài tập làm văn của bạn học sinh trong nhóm học của mình, một bạn 
viết như sau: “Bạn đã có nhiều cố gắng. Nhưng cách dùng từ ngữ chưa thật sự hợp lí.” Cách 
viết câu của bạn học sinh đó mắc lỗi gì về dấu câu ? 
A. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc. 
B. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết. 
C. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu. 
D. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc. 
Câu 8: Các từ trao đổi, buôn bán, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu được xếp vào trường từ 
vựng nào ? 
A. Hoạt động xã hội C. Hoạt động văn hóa 
B. Hoạt động kinh tế D. Hoạt động chính trị 
Phần II. Đọc - hiểu văn bản (3,0 điểm) 
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi : 
Tất cả chúng tôi đều đã vượt qua được ba vòng chạy. Tôi đã vượt qua. Thật là kỳ tích. 
Nhìn lại cái sân vận động nắng đẩy cao lên sát ngọn cây, tôi vẫn chưa hết kinh ngạc. Mãi 
sau này tôi mới hiểu ra cái sự “vượt qua vòng đầu tiên”. Nó cũng giống như các đoàn hành 
hương lũ lượt kéo nhau lên đỉnh Yên Tử. Mới qua khúc đầu, chỉ cao bằng hai tầng gác thôi 
mà chân ai nấy đã nặng như đeo chì, nhưng càng lên cao cơ thể càng nhẹ bỗng. Các cụ già 
nói rằng đó chính là nhờ ngọn núi thiêng đã nâng đỡ bàn chân người lữ hành, chứ không 
quan tâm đến cơ chế “làm quen với vận động của cơ thể”. Người lâu ngày không vận động, 
lúc mới trèo lên rất dễ mệt đến đứt hơi mà muốn bỏ cuộc, nhưng nếu cố gắng vượt qua 
ngưỡng chịu đựng ban đầu thì cơ thể, một bộ máy thần kỳ, sẽ quen dần với vận động ấy mà 
tự sản sinh ra sức bền. Nếu ai bỏ cuộc ngay từ vòng đầu tiên, mãi mãi không bao giờ vượt 
qua vòng thứ hai hay vòng thứ ba. 
Sau này, cứ mỗi lần gặp khó khăn trong cuộc sống, đến độ tưởng chừng không thể nào 
vượt qua nổi, tôi lại nhớ đến cái sân vận động cứ phình to mãi giữa trời nắng, miệng lẩm 
nhẩm giống thầy thể dục đang cầm chiếc còi có dây treo toòng teng trên cổ: “Hãy cố vượt 
qua vòng đầu tiên” 
 (Hãy vượt qua vòng đầu tiên, Di Li, tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 4, năm 2018) 
Câu 1 (0,25 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn? 
Câu 2 (0,5 điểm). Việc sử dụng câu ghép: Sau này, cứ mỗi lần gặp khó khăn trong cuộc 
sống, đến độ tưởng chừng không thể nào vượt qua nổi, tôi lại nhớ đến cái sân vận động cứ 
phình to mãi giữa trời nắng, miệng lẩm nhẩm giống thầy thể dục đang cầm chiếc còi có dây 
treo toòng teng trên cổ: “Hãy cố vượt qua vòng đầu tiên” có tác dụng gì trong việc thể 
hiện nội dung đoạn văn ? 
Câu 3 (0,75 điểm). Câu văn “Nếu ai bỏ cuộc ngay từ vòng đầu tiên, mãi mãi không bao giờ 
vượt qua vòng thứ hai hay vòng thứ ba.” có ý nghĩa gì ? 
Câu 4 (1,5 điểm). Em rút ra bài học gì từ câu nói của người thầy trong đoạn văn “Hãy cố 
vượt qua vòng đầu tiên” ? 
Phần III. Tập làm văn (5,0 điểm) 
Thuyết minh về thể loại văn học của bài ca dao sau: 
Cây khô chưa dễ mọc chồi, 
Bác mẹ chưa dễ ở đời với ta. 
Non xanh bao tuổi mà già, 
Bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu. 
 (Ca dao) 
-----------------------HẾT----------------------- 
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
HUYỆN XUÂN TRƯỜNG 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG 
HỌC KÌ I 
Năm học: 2019-2020 
MÔN: NGỮ VĂN 8 
(Thời gian làm bài: 90 phút) 
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 
Đáp án B D A D B C D B 
II. PHẦN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm) 
Nội dung Điểm 
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 0,25 
Câu 2: Việc sử dụng câu ghép: “Sau này, cứ mỗi lần gặp khó khăn trong cuộc sống, đến 
độ tưởng chừng không thể nào vượt qua nổi, tôi lại nhớ đến cái sân vận động cứ phình to 
mãi giữa trời nắng, miệng lẩm nhẩm giống thầy thể dục đang cầm chiếc còi có dây treo 
toòng teng trên cổ: “Hãy cố vượt qua vòng đầu tiên” có tác dụng: 
- Câu văn dài, chứa lượng thông tin nhiều. 
- Thể hiện nhiều cảm xúc của tác giả. 
HS trả lời được mỗi ý cho 0,25 điểm. 
0,5 
Câu 3: Câu văn: “Nếu ai bỏ cuộc ngay từ vòng đầu tiên, mãi mãi không bao giờ vượt 
qua vòng thứ hai hay vòng thứ ba.” có ý nghĩa: 
- Vòng chạy đầu tiên của môn học Thể dục thật sự là khó khăn cho mỗi học sinh nhưng 
phải cố gắng vượt qua, không nên bỏ cuộc vì nếu bỏ qua sẽ không vượt qua được vòng 
chạy thứ hai, thứ ba theo yêu cầu của thầy giáo. (0,5 điểm) 
- Người chạy cần hiểu về cơ chế sinh học “làm quen với vận động của cơ thể” để có 
thêm động lực thích nghi, tiếp tục vượt qua các vòng chạy sau. (0,25 điểm) 
0,75 
Câu 4: Bài học rút ra từ câu nói của người thầy trong đoạn văn “Hãy cố vượt qua vòng 
đầu tiên” 
- Vòng chạy đầu tiên được hiểu như những khó khăn, thử thách ban đầu trong mỗi hành 
trình cuộc sống. Đứng trước những khó khăn, thử thách nhiều người nản chí, sợ hãi 
không dám vượt qua. (0,5 điểm) 
- Nếu bỏ cuộc trước khó khăn, thử thách đó thì không thể có việc về đến đích, sẽ không 
có thành công (0,25 điểm) 
- Mỗi con người cần có sự quyết tâm cao, có ý chí, nghị lực vượt qua khó khăn ban đầu 
trong cuộc sống. Khi vượt qua khó khăn, thử thách ban đầu thì phía trước sẽ là hành trình 
đơn giản hơn, sẽ có những thành công; cũng giống như vượt qua vòng chạy đầu tiên sẽ 
có thể vượt qua được vòng thứ hai, thứ ba trên đường chạy cuộc đời. (0,75 điểm) 
1,5 
III. TẬP LÀM VĂN (5,0 điểm) 
1. Yêu cầu về kĩ năng: 
- Xác định rõ đây là đề bài thuyết minh về thể loại văn học đã được học trong 
chương trình. Cụ thể: bài ca dao được viết theo thể thơ lục bát. Bài viết phải 
trình bày được các yêu cầu về kĩ năng thuyết minh thể thơ lục bát truyền thống 
của thơ văn Việt Nam. 
- Bài viết có bố cục ba phần rõ ràng: Mở bài, thân bài, kết bài. 
2. Yêu cầu về kiến thức: 
- Trình bày được những hiểu biết cơ bản nhất về thơ lục bát truyền thống như 
về số câu, số tiếng, cách hiệp vần 
- Đánh giá chung về thể thơ lục bát trong sự phát triển văn học của dân tộc. 
Học sinh có thể có những cách trình bày khác nhau. Sau đây là một số gợi ý: 
Mở bài: 
- Bài cao dao được viết theo thể thơ lục bát. 
- Giới thiệu khái quát về thể thơ lục bát (do người Việt sáng tạo, dễ bộc lộ 
cảm xúc). 
HS trình bày mỗi ý cho 0,25 điểm 
0,5 
Thân bài: 
a. Các đặc điểm của thể thơ lục bát: Lục bát chỉnh thể (tuân đúng những 
quy định) 
* Số dòng, số câu, số tiếng: (0,75 điểm) 
- Số dòng: Một bài không số hạn về số dòng nhưng số dòng tồn tại thành 
cặp (một câu) gồm: một dòng có sáu tiếng và một dòng có tám tiếng. 
- Số câu: Một câu gồm hai dòng (một cặp) gồm: một dòng có sáu tiếng và 
một dòng có tám tiếng. Một bài không giới hạn số câu nhưng khi kết thúc 
phải dừng lại ở dòng tám tiếng. Một bài thơ lục bát có thể có một câu, hai 
câu, ba câu hay có thể có nhiều câu nối dài. 
- Số tiếng: Một cặp dòng gồm dòng trên có 6 tiếng, dòng dưới có 8 tiếng. 
* Cách gieo vần (hiệp vần): (0,5 điểm) 
- Tiếng cuối của dòng sáu tiếng hiệp vần với tiếng thứ sáu cuả dòng tám 
tiếng theo từng cặp. Tiếng cuối của dòng tám tiếng lại hiệp vần với tiếng 
thứ sáu của dòng sáu tiếng nối tiếp. Cứ thế luân chuyển như vậy cho đến 
hết bài thơ. 
- Vần cuối dòng là vần chân, vần ở giữa dòng là vần lưng. 
* Phối thanh: (0,5 điểm) 
- Chỉ bắt buộc: Các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ 
tám phải là bằng. 
- Câu tám tiếng thì tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám cùng là thanh huyền 
nhưng phải khác dấu (nếu tiếng trước là dấu huyền thì tiếng sau phải không 
có dấu và ngược lại). 
- Các tiếng thứ một, ba, năm, bảy của cả hai câu sáu tiếng, tám tiếng và 
tiếng thứ hai (của cả hai câu) có thể linh động tuỳ ý về thanh bằng, trắc. 
(Nhất, tam, ngũ bất luận. Nhị, tứ, lục phân minh.) 
* Nhịp trong thơ lục bát: (0,5 điểm) 
Cách ngắt nhịp khá uyển chuyển: Nhịp 2/2/2; nhịp 2/4; nhịp 3/3 
* Đối: (0,25 điểm) 
Thơ lục bát không nhất thiết phải sử dụng phép đối. Nhưng đôi khi để làm 
nổi bật một ý nào đó, người làm thơ có thể sử dụng tiểu đối trong từng cặp 
hoặc từng câu thơ. 
4,0 
2,5 
b. Trường hợp ngoại lệ: Lục bát biến thể: 
- Số chữ tăng lên: Vần lưng tất nhiên cũng xê dịch theo. 
- Thanh: Tiếng thứ hai có thể là thanh trắc: 
- Gieo vần: Có thể gieo vần trắc. 
0,5 
c. Tác dụng của thơ lục bát: 
- Là sự sáng tạo riêng của người Việt, thể hiện bản sắc văn hóa văn học của 
dân tộc, gắn bó lâu đời và với thành công trong văn học nghệ thuật dân tộc. 
- Cách gieo vần, phối thanh, ngắt nhịp giản dị nhưng biến hoá vô cùng linh 
1,0 
hoạt, phong phú, đa dạng làm cho thơ lục bát dồi dào khả năng diễn tả, gần 
gũi với nhiều tầng lớp trong xã hội. 
- Nhiều áng thơ văn, nhiều tác giả đã thành công khi sử dụng thể thơ lục 
bát: Ca dao-dân ca, Truyện Kiều, thơ Nguyễn Bính, thơ Tố Hữu(Có thể 
lấy ví dụ cụ thể bằng việc trích thơ) 
Kết bài: 
- Khẳng định vị trí của thơ lục bát trong nền văn học Việt Nam. 
- Ngày nay chúng ta tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị tốt đẹp của thể loại 
văn học thơ lục bát. 
0,5 
Lưu ý chung: 
 - Giám khảo cần linh hoạt khi vận dụng đáp án, tránh hiện tượng chấm qua loa, đếm ý cho 
điểm hoặc chấm sót điểm của học sinh. Khuyến khích bài viết có sự sáng tạo và phù hợp. 
 - Nếu mắc từ 5 - 10 lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt trừ 0,25 điểm; trên 10 lỗi trừ 0,5 điểm. 
 - Điểm của toàn bài để điểm lẻ tới 0,25 điểm. 

File đính kèm:

  • pdfde_khao_sat_chat_luong_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_20.pdf
Giáo án liên quan