Đề khảo sát chất lượng cuối học kì II môn Ngữ văn Khối 10 - Năm học 2013-2014

- Thành công: là đạt được kết quả, mục đích như dự định, tạo nên những giá trị được nhiều người thừa nhận, tôn vinh.

- Lười biếng: là sự chây lười, ỉ lại, không chịu suy nghĩ, hành động, không chịu làm việc hoặc làm việc thụ động, phó mặc người khác.

- Như vậy câu nói của Lỗ Tấn nhằm khẳng định: Muốn thành công không thể lười biếng mà phải chủ động, tích cực, siêng năng, chăm chỉ, phải cố gắng vượt bậc.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 974 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát chất lượng cuối học kì II môn Ngữ văn Khối 10 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2
_____________
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KÌ II
 NĂM HỌC 2013 - 2014 
MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 10C,D
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề.
Đề thi gồm: 01 trang.
_____________
Câu 1: (2,0 điểm).
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.”
 (Đại cáo bình Ngô)
 Phân tích câu văn trên và chỉ ra nội dung mới trong quan điểm “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi? 
Câu 2: (3,0 điểm).
 Nhà văn Lỗ Tấn có viết: “Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng.”
 Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên.
Câu 3: (5,0 điểm).
 Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
 “Biết bao bướm lả ong lơi,
Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm.
 Dập dìu lá gió cành chim,
Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh.
 Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh,
Giật mình, mình lại thương mình xót xa.
 Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường ?
 Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân !”
 (Trích Nỗi thương mình - Truyện Kiều - Nguyễn Du,
 Ngữ văn 10 Nâng cao, Tập 2, NXB Giáo dục, 2006, tr.142)
. Hết ..
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: SBD.
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2
_____________
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KÌ II
 NĂM HỌC 2013 - 2014 
MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 10C,D
Đáp án gồm: 02 trang.
_____________
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1
 Phân tích câu văn và chỉ ra nội dung mới trong quan điểm “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi?
2,0
- Nhân nghĩa: nhân là yêu thương, trọng người; nghĩa là theo lẽ phải. Nhân nghĩa là một tư tưởng quen thuộc của Nho giáo, chỉ mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí.
1,0
- Nguyễn Trãi đã đem đến một nội dung mới được lấy ra từ thực tiễn dân tộc để đưa vào tư tưởng nhân nghĩa: nhân nghĩa gắn liền với chống xâm lược; nhân nghĩa là yên dân, trừ bạo - tức là tiêu trừ tham tàn bạo ngược để bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân.
1,0
2
 Nhà văn Lỗ Tấn có viết: “Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng.”
 Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên.
3,0
a.
Giải thích
0,5
- Thành công: là đạt được kết quả, mục đích như dự định, tạo nên những giá trị được nhiều người thừa nhận, tôn vinh.
0,25
- Lười biếng: là sự chây lười, ỉ lại, không chịu suy nghĩ, hành động, không chịu làm việc hoặc làm việc thụ động, phó mặc người khác.
0,25
- Như vậy câu nói của Lỗ Tấn nhằm khẳng định: Muốn thành công không thể lười biếng mà phải chủ động, tích cực, siêng năng, chăm chỉ, phải cố gắng vượt bậc.
b.
Phân tích, chứng minh
2,0
* Thành công không bao giờ song hành với sự lười biếng:
- Khi con người lười biếng, không chịu hành động, tư duy thì tinh thần dễ bị uể oải, chán nản, dễ mắc các tệ nạn xã hội (như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút) bởi Nhàn cư vi bất thiện. Như vậy những người đó không bao giờ biết đến thành công, thậm chí còn bị người đời khinh chê.
0,5
- Lười lao động thì không làm ra vật chất dẫn đến nghèo khó. Học sinh, sinh viên lười biếng thì thi không đỗ, không lập nên công danh, sự nghiệp.
0,5
* Thành công chỉ thuộc về những người chăm chỉ, cần cù, đam mê công việc:
- Những sản phẩm tinh thần và vật chất phục vụ chúng ta không tự nhiên mà có, nó là kết quả của việc tìm kiếm, khám phá, chinh phục và sự đam mê công việc.
0,5
- Dẫn chứng: Hải thượng lãn ông Lê Hữu Trác, bác sĩ Paster, nhà bác học ÊdisonBản thân Lỗ Tấn là một minh chứng cho câu nói trên.
0,5
c.
Bài học nhận thức và hành động
0,5
- Muốn thành công, không chỉ làm việc hết sức mình mà còn phải vận dụng trí óc, phải sáng tạo
0,25
- Mỗi chúng ta cần phải biết khắc phục khó khăn, siêng năng, chăm chỉ lao động, đam mê khám pháCần lấy câu nói của Lỗ Tấn làm phương châm sống và học tập.
0,25
3
 Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ 
( Trích Nỗi thương mình - Truyện Kiều - Nguyễn Du)
5,0
a.
Đặt vấn đề
0,5
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí, nội dung chính của đoạn trích.
b.
Giải quyết vấn đề
4,0
* Cảnh sống của Thúy Kiều chốn lầu xanh:
- Cảnh sống được miêu tả bằng những hình ảnh ước lệ, những điển tích, điển cố: bướm lả ong lơi, lá gió cành chim, Tống Ngọc, Trường Khanh. Đó là cảnh tấp nập, lả lơi trăng gió ở chốn lầu xanh.
0,5
- Những hình ảnh trên lại đi kèm với hành động: lả lơi, say, cười, dập dìu, đưa, tìm; với những từ chỉ mức độ thời gian: biết bao, đầy tháng, suốt đêm, sáng, tối đã diễn tả cuộc sống chốn lầu xanh xô bồ, thác loạn, diễn ra liên miên không có phút giây nào ngừng nghỉ.
0,5
- Không chỉ diễn tả cảnh sống trụy lạc ở lầu xanh mà ta còn thấy cảm giác bẽ bàng, nhơ nhớp, ghê sợ của Thúy Kiều; thấy tấm lòng đầy yêu thương của Nguyễn Du khi ông không nỡ gọi tên cụ thể cuộc sống đày đọa thân xác và nhân phẩm mà nàng Kiều phải chịu đựng.
0,5
* Tâm trạng của Thúy Kiều trước cảnh sống ở lầu xanh:
- Cách ngắt nhịp lẻ 3/3 trong câu thơ thứ năm tạo cảm giác đứt quãng đột ngột trong mạch cảm xúc, dẫn đến sự thay đổi trong tứ thơ. Đó là sự thay đổi trong khung cảnh từ ồn ào đến yên lặng, thay đổi trong tâm trạng nhân vật từ vô thức đến ý thức về bản thân.
0,5
- Động thái giật mình chính là sự thảng thốt không thể ngờ, là sự hổ thẹn, đau xót, là khi Kiều tự ý thức về thân phận, phẩm giá của bản thân mình.
0,5
- Tâm trạng Kiều biểu hiện qua sự đối sánh giữa quá khứ với hiện tại: quá khứ tươi đẹp, êm đềm, hạnh phúc bao nhiêu thì hiện tại nghiệt ngã phũ phàng bấy nhiêu (phân tích nghệ thuật đối, điệp từ, sử dụng thành ngữ chéo ).
0,75
- Đặt trong sự đối sánh giữa quá khứ với hiện tại, Nguyễn Du đã hóa thân vào nhân vật để thấu hiểu và cảm thông với bi kich, với nỗi đau đớn, dày vò của nàng Kiều.
0,25
* Nghệ thuật: 
- Lời nửa trực tiếp (vừa là lời trần thuật của tác giả về cảnh sống ở lầu xanh, vừa là tiếng thở dài não nuột của người phụ nữ buộc phải sống nơi đây).
- Sử dụng từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp nghệ thuật vừa sáng tạo, vừa có hiệu quả (điệp từ, cụm từ đan xen, hình ảnh ước lệ tượng trưng, điển cố, điển tích, biện pháp đối)
0,5
c.
Đánh giá chung
0,5
Lưu ý: - Học sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau.
 - Giám khảo căn cứ vào tính chất hợp lí, thuyết phục, sáng tạo để đánh giá và cho điểm bài làm. 
-------------------------Hết-------------------------

File đính kèm:

  • docgiao_an.doc