Đề giới thiệu tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Hóa học - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Long Xuyên - Đề 2 (Có đáp án)

 Câu 1: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là

 A. CO2 B. Na2O C. SO2 D. P2O5

 Câu 2: Sản phẩm của phản ứng phân hủy CaCO3 bởi nhiệt là

 A. CaO và CO B. CaO và SO2 C. CaO và CO2 D. CaO và P2O5

Câu 3: Dung dịch KOH không có tính chất hoá học nào sau đây?

 A. L àm quỳ tím hoá xanh

 B. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước

 C. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước

 D. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và nước

Câu 4: Có những bazơ Ba(OH)2, Mg(OH)2, Cu(OH)2, Ca(OH)2. Nhóm các bazơ làm quỳ tím hoá xanh là

 A. Ba(OH)2, Ca(OH)2 B. Ba(OH)2, Cu(OH)2

 C. Mg(OH)2, Ca(OH)2 D. Mg(OH)2, Ba(OH)2

Câu 5: Dung dịch NaOH phản ứng được với kim loại

 A. Mg B. Al C. Fe D. Cu

Câu 6: Dãy các chất đều thuộc hợp chất hữu cơ là

 A.CH¬4, C2H6, CO2 B.CH¬4, C2H2, CO

 C.C2H2, C2H6O, CaCO3 D.C6H6, CH4, CH4O

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề giới thiệu tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Hóa học - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Long Xuyên - Đề 2 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND THỊ XÃ KINH MÔN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Đề có 25 câu, gồm 3 trang)
ĐỀ GIỚI THIỆU
TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN: HÓA HỌC 9
(Thời gian: 45 phút – không kể thời gian phát đề)
	Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: 
 C=12; H =1; O=16; Mg= 24; Na =23; Cu =64; Al =27; Fe =56; S= 32; Ca =40; Zn=65; Ba =137.
 Câu 1: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là
 A. CO2 B. Na2O C. SO2 D. P2O5
 Câu 2: Sản phẩm của phản ứng phân hủy CaCO3 bởi nhiệt là
 A. CaO và CO B. CaO và SO2 C. CaO và CO2 D. CaO và P2O5
Câu 3: Dung dịch KOH không có tính chất hoá học nào sau đây?
 A. L àm quỳ tím hoá xanh 
 B. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước
 C. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước 	
 D. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và nước
Câu 4: Có những bazơ Ba(OH)2, Mg(OH)2, Cu(OH)2, Ca(OH)2. Nhóm các bazơ làm quỳ tím hoá xanh là
 A. Ba(OH)2, Ca(OH)2 B. Ba(OH)2, Cu(OH)2	 
 C. Mg(OH)2, Ca(OH)2 D. Mg(OH)2, Ba(OH)2	
Câu 5: Dung dịch NaOH phản ứng được với kim loại
 A. Mg	 B. Al 	 C. Fe	 D. Cu
Câu 6: Dãy các chất đều thuộc hợp chất hữu cơ là
 A.CH4, C2H6, CO2	B.CH4, C2H2, CO
 C.C2H2, C2H6O, CaCO3	 D.C6H6, CH4, CH4O
Câu 7: Độ rượu là
 A. số ml rượu etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.
 B. số ml nước có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.
 C. số gam rượu etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.
 D. số gam nước có trong 100 gam hỗn hợp rượu với nước.
Câu 8: Dãy oxit tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là
A. MgO, Fe2O3, SO2, CuO 	B. Fe2O3, MgO, P2O5, K2O 
C. MgO, Fe2O3, CuO, K2O	D. MgO, Fe2O3, SO2, P2O5
Câu 9: Cho các kim loại Fe, Cu, Ag, Al, Mg. Kết luận nào sau đây là sai:
A. Kim loại không tác dụng với H2SO4 đặc, nguội Al, Fe
B. Kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, HCl: Cu, Ag
C. Kim loại tác dụng với dung dịch NaOH là Al
D. Kim loại không tan trong nước ở nhiệt độ thường: Tất cả các kim loại trên
Câu 10: Rượu etylic tác dụng được với dãy các chất là
 A. KOH; Na; CH3COOH; O2. 	B. C2H4; Na; CH3COOH; O2.
 C. Na; K; CH3COOH; O2. 	 D. Ca(OH)2; K; CH3COOH; O2.
Câu 11:Hiện tượng quan sát được khi thả một cây định sắt vào dung dịch CuSO4 loãng là
 A.Có chất rắn màu đỏ bám vào cây đinh sắt, màu xanh của dung dịch đậm dần.
 B. Có chất rắn màu đỏ bám vào cây đinh sắt, màu xanh của dung dịch nhạt dần.
 C. Có chất rắn màu đỏ bám vào cây đinh sắt, màu xanh của dung dịch không đổi.
 D. Cây đinh không đổi màu, dung dịch từ không màu hóa đỏ.
Câu 12:Nhỏ từ từ dung dịch axit axetic vào ống nghiệm đựng bột CuO.
 Hiện tượng xảy ra là 
 A. Bột CuO tan ra, dung dịch chuyển màu xanh. 	
 B. Bột CuO tan ra, dung dịch chuyển màu vàng nâu. 
 C. Bột CuO không tan, dung dịch không chuyển màu.	
 D. Có kết tủa nâu đỏ.
Câu 13: Nhỏ một giọt quỳ tím vào dung dịch KOH, dung dịch có màu xanh, nhỏ từ từ dung dịch HCl cho tới dư vào dung dịch có màu xanh trên thì:
 A. Màu xanh vẫn không thay đổi.	
 B.Màu xanh nhạt dần rồi mất hẳn
 C. Màu xanh nhạt dần, mất hẳn rồi chuyển sang màu đỏ	
 D. Màu xanh đậm thêm dần
Câu 14: Dẫn khí metan và khí clo vào ống nghiệm, đặt ngoài ánh sáng. Sau đó, đưa mảnh giấy quỳ tím ẩm vào ống nghiệm. Hiện tượng quan sát được là 
 A. Quỳ tím chuyển thành màu xanh	
 B. Quỳ tím bị mất màu
 C. Quỳ tím chuyển thành màu đỏ	
 D. Quỳ tím không đổi màu	
 Câu 15: Kim loại nào dưới đây làm sạch được một mẫu dung dịch Zn(NO3)2 lẫn Cu(NO3)2 và AgNO3?
 A. Zn B. Cu C. Fe 	 D. Pb 
Câu 16: Có ba lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch các chất sau: NaOH, Ba(OH)2, NaCl. Thuốc thử để nhận biết cả ba chất là
A. Quỳ tím và dung dịch HCl B. Phenolphtalein và dung dịch BaCl2
C. Quỳ tím và dung dịch K2CO3 D. Quỳ tím và dung dịch NaCl
Câu 17: Cho 21 gam MgCO3 tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch HCl 2M. Thể tích dung dịch HCl cần dùng là 
 A. 2,5 lít B. 0,25 lít C. 3,5 lít D. 1,5 lít	 
Câu 18: Cho 150gam dung dịch CuSO4 16% vào 200 gam dung dịch NaOH 10%, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi được m gam. m có giá trị là
 A. 14,7 gam B. 20 gam C. 24,5 gam D. 12 gam 
Câu 19: Cho 100ml dd Ba(OH)2 1M vào 100ml dd H2SO4 0,8M. Khối lượng kết tủa thu được là
 A. 23,30 gam 	B. 18,64 gam C. 1,86 gam D. 2,33 gam
Câu 20. Đốt cháy hoàn toàn V ml khí etylen trong không khí. Sau phản ứng thấy thể tích khí CO2 thu được ở điều kiện tiêu chuẩn là 448 ml. Giá trị của V là
 A. 224 ml B.22,4 ml C. 0,224 ml D. 33,6 ml 
Câu 21: Cho 0,83 gam hỗn hợp gồm Al và Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 0,56 lít khí H2 (đktc). Thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp lần lượt là
 A. 67,5 % và 32,5 %
 C. 32,5 % và 67,5 %
B. 55 % và 45 %	
D. 45 % và 55 %
Câu 22: Để hòa tan hoàn toàn 8 (g) oxit kim loại M (M có hóa trị trong khoảng từ I đến III) cần dùng 200ml dung dịch HCl 1,5M. Công thức hóa học của oxit kim loại M là 
 A. CaO	 B. Fe2O3	C. Fe3O4	 D. Al2O3
Câu 23: Hòa tan hoàn toàn  12,1 gam hỗn hợp bột CuO và ZnO cần 100 ml dung dịch HCl 3M. Thành phần phần trăm theo khối lượng hai oxit trên lần lượt là
  A.  33,06% và 66,94%                                      B.  66,94% và 33,06%
  C.  33,47% và 66,53%                                      D.  66,53% và 33,47%
Câu 24: Dẫn 8,96 lít hỗn hợp khí A gồm CH4, C2H4 (đktc) vào bình đựng dung dịch Br2, khi phản ứng kết thúc thấy có 48 gam Br2 tham gia phản ứng. Phần trăm theo theo thể tích của CH4, C2H4 lần lượt có trong A là
 A. 75% và 25%	B. 40% và 60%	
 C. 50% và 50 %	D. 25% và 75%
Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn 6 gam hợp chất hữu cơ A thu được 17,6 gam CO2 va 10,8 gam H2O. Biết phân tử khối của A nhỏ hơn 40. Công thức phân tử của A là
 A. C2H4	 B. C2H6	 C. CH4O	 D. CH2O
 --------------Hết-------------
UBND THỊ XÃ KINH MÔN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐÁP ÁN ĐỀ GIỚI THIỆU
TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN: HÓA HỌC 9
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
Đáp án
B
C
D
A
B
D
A
C
B
C
B
A
C
Câu
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
Đáp án
C
A
C
D
B
B
A
C
B
A
D
B

File đính kèm:

  • docde_gioi_thieu_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_hoa_hoc_nam_hoc.doc