Đề giới thiệu thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Thăng Long (Có hướng dẫn chấm)

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) :

 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

 Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.

 (Theo Ngữ văn 9, tập I, Nxb Giáo dục Việt Nam)

1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả.

2. Cảnh vật trong đoạn văn trên được miêu tả bằng biện pháp nghệ thuật nào là chủ yếu ? Ý nghĩa của việc chọn cách miêu tả đó?

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

C©u 1(2,0 ®iÓm):

Hiện nay, nhiều bạn trẻ quá ham mê Facebook, sa vào đời sống ảo mà quên mất cuộc đời thực. Em hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau đây :

Chúng ta say sưa với ảo tưởng nắm bắt được cảm xúc của những người quen ở nơi xa xôi nào đó, thậm chí cả người xa lạ, trong khi vô tình với những người thân thuộc đang ở ngay cạnh mình.

(Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân )

C©u 2 (5.0 ®iÓm)

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề giới thiệu thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Thăng Long (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND THỊ XÃ KINH MÔN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ GIỚI THIỆU THI TUYỂN SINH VÀO THPT
NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề thi gồm có 01 trang)
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) :
	Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
	Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.
 (Theo Ngữ văn 9, tập I, Nxb Giáo dục Việt Nam)
Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả. 
Cảnh vật trong đoạn văn trên được miêu tả bằng biện pháp nghệ thuật nào là chủ yếu ? Ý nghĩa của việc chọn cách miêu tả đó?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)	
C©u 1(2,0 ®iÓm): 
Hiện nay, nhiều bạn trẻ quá ham mê Facebook, sa vào đời sống ảo mà quên mất cuộc đời thực. Em hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau đây : 
Chúng ta say sưa với ảo tưởng nắm bắt được cảm xúc của những người quen ở nơi xa xôi nào đó, thậm chí cả người xa lạ, trong khi vô tình với những người thân thuộc đang ở ngay cạnh mình. 
(Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân )
C©u 2 (5.0 ®iÓm)
Vẻ đẹp của những chiến sĩ lái xe trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. (Sách Ngữ văn 9, tập I, Nxb Giáo dục Việt Nam.)
..HÕt
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
MÔN: NGỮ VĂN
(hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
Phần /Câu
Đáp án
Điểm
Phần I
(3điểm)
1. (1.0 điểm)
- Đoạn văn trên trích trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.
- Tác giả là Nguyễn Thành Long.
0,5
0,5
2. (2.0 điểm)
- Trong đoạn văn, cảnh vật được tả bằng nghệ thuật ẩn dụ : cành cây, ngọn cây là ngón tay bằng bạc, cái đầu màu hoa cà và nghệ thuật nhân hóa: cây cối mang hành động của con người
- Chọn cách miêu tả đó, tác giả tạo nên sự hấp dẫn cho câu chuyện, cảnh vật trở nên sinh động làm nền cho hoạt động của nhân vật. Thiên nhiên Sa Pa thơ mộng, tĩnh lặng càng làm rõ chủ đề của tác phẩm.
1.0
1.0
Phần II
Câu 1
(2điểm)
* Về kĩ năng: Biết cách tạo lập đoạn văn nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, dẫn chứng phù hợp, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
* Về kiến thức: Học sinh trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
1, - Giới thiệu được vấn đề nghị luận: nhiều bạn trẻ quá ham mê Facebook, sa vào đời sống ảo mà quên mất cuộc đời thực.
0,5
2, 
+ Facebook: là một mạng xã hội - “đời sống ảo” cho phép chúng ta chia sẻ trạng thái, hình ảnh và tương tác với nhau rất dễ dàng rút gần khoảng cách thời gian, không gian
- Nhiều bạn trẻ hiện nay mải mê đắm mình vào Facebook và thế giới ảo, say sưa với ảo tưởng nắm bắt được cảm xúc của những người quen ở nơi xa xôi nào đó, thậm chí cả người xa lạ, mà vô tình thờ ơ với người thân thuộc đang ở ngay bên cạnh mình.
- Ham mê cuộc sống ảo khiến chúng ta quên đi những người thân yêu bên cạnh mình, khoảng cách giữa con người ngày càng xa cách. Lâu dần, làm chúng ta trở nên vô cảm, vô tâm, vô tình. 
0,25
0,25
 0,5
3, Nhận định, đánh giá 
 - Người sử dụng phải nâng cao nhận thức, tự ý thức được rẳng facebook chỉ là một công cụ giải trí đơn thuần. Biết khai thác những lợi ích từ Facebook để kết nối bạn bè, đồng thời phải biết điểm dừng, biết làm chủ bản thân.
- Tỉnh táo trước thế giới ảo, biết quan tâm đến những người thân thuộc, gần gũi; biết chia sẻ với những người thân yêu, từ đó biết quan tâm đến đời sống của xã hội, của nhân dân và đất nước.
- Các nội dung trên Facebook cần được kiểm duyệt chặt chẽ.
0,5
0,25
0,25
4, Liên hệ bản thân (0,5 điểm)
- Nhận thức được tầm quan trọng của cuộc sống thực giữa những con người thân yêu xung quanh, luôn trân trọng và yêu thương  
* Chú ý: Nếu bài làm của học sinh đưa ra ý kiến khác nhưng phân tích, lí giải thuyết phục vẫn cho điểm tối đa.
0,5
Câu 2
(5điểm)
a. Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học; bố cục rõ ràng; dẫn chứng phù hợp; văn viết trong sáng có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề nghị luận (0,5 điểm) 
0,5
2. Phân tích, triển khai để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận (4,0 điểm)
Trên hình tượng những chiếc xe không kính độc đáo, bài thơ khắc họa vẻ đẹp của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn những năm đánh Mĩ của dân tộc ta:
- Tư thế ung dung, hiên ngang, dũng cảm, nắm chắc tay lái, làm chủ tuyến đường. (Ung dung nhìn thẳng.)
- Các anh bất chấp gian khổ, hiểm nguy với thái độ ngang tàng, phong cách trẻ trung đầy chất lính. (Không có kínhừ thìngười già. Không có kính ngoài trời)
- Dù phải đối mặt với tử thần, cuộc sống chiến trường khắc nghiệt nhưng vẫn không làm chai sạn được tâm hồn lãng mạn của người lính. Qua ô kính vỡ các anh bất ngờ. (Nhìn thấy sao trời và đột ngột cánh chimbuồng lái.)
- Sự trẻ trung, vui nhộn mang đậm chất lính của các anh. (Chưa cần rửa..phì phèo châm điếu thuốc...ha ha. Chưa cần thay...mau khô thôi.)
- Cảm động hơn nữa là tình đồng chí, đồng đội gắn bó, hồn nhiên mà ấm áp tình người tiếp thêm sức mạnh ý chí cho nhau thầm hẹn gặp giữa Sài Gòn. (Gặp bạn bè vỡ rồi. Bếp Hoàng Cầm gia đình đấy.)
- Điều làm nên sức mạnh để người lính vượt qua khó khăn gian khổ chính là lòng yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng, vì miền Nam ruột thịt và thống nhất đất nước. (Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trướcmột trái tim).Chính điều đó đã nâng bước chân người lính đi tiếp chặng đường gian nan thử thách. (Lại đi trời xanh thêm.)
0,25
0,75
0,5
0,5
0,5
0,75
0,75
3. Đánh giá, liên hệ (0,5 điểm)
+ Nghệ thuật: Hình tượng độc đáo: những chiếc xe không kính; ngôn ngữ, giọng điệu giàu tính khẩu ngữ tự nhiên, khỏe khoắn; hình ảnh thơ vừa mang đậm chất hiện thực vừa lãng mạn.
+ Vẻ đẹp của người lính lái xe đó cũng là vẻ đẹp của anh bộ đội Cụ Hổ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
0,25
0,25

File đính kèm:

  • docde_gioi_thieu_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam.doc