Đề giới thiệu Olympic học sinh giỏi lớp 5 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Thái Thịnh (Có hướng dẫn chấm)
PHẦN I- TRẮC NGHIỆM: 7 ĐIỂM
MÔN TIẾNG VIỆT
Câu 1: Tác giả sử dụng biện pháp gì khi viết câu thơ sau:
Quất gom từng hạt nắng rơi
Làm thành quả - trăm mặt trời vàng mơ.
A. so sánh B. nhân hoá C. so sánh và nhân hoá
Câu 2: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép:
a) Bên bờ sông thơ mộng, giữa những tốp trẻ con, vút lên tiếng hát ngây thơ trong trẻo.
b) Tôi vừa về đến nhà thì Tuấn đi.
c) Lá cờ nhỏ trên đỉnh cột buồm phấp phới trong gió như bàn tay bé xíu vẫy vẫy bọn trẻ chúng tôi.
A. Câu a B. Câu b C. Câu c D. Câu a và Câu c
Câu 3: Câu văn nào có từ “ lưng” dùng theo nghĩa gốc?
a. Lưng áo Tâm bẩn hết rồi kìa!
b. Nắng chiều rải nhẹ trên lưng đồi.
c. Nắng trưa khiến người ta dễ sinh buồn ngủ và sẵn sàng ngả lưng dưới một bóng cây nào đó.
A. Câu a B. Câu b C. Câu c D. Câu a và Câu b
Câu 4: Từ in đậm trong câu sau giữ chức vụ gì?
Tiếng thùng nước ở một vòi nước công cộng va vào nhau loảng xoảng.
A. chủ ngữ B. vị ngữ C. trạng ngữ D. tính từ
ĐỀ GIỚI THIỆU OLYMPIC HỌC SINH GIỎI LỚP 5 Năm học 2013 – 2014 Thời gian làm bài: 70 phút ( Đề này gồm 15 câu, 02 trang) ĐỀ BÀI PHẦN I- TRẮC NGHIỆM: 7 ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT Câu 1: Tác giả sử dụng biện pháp gì khi viết câu thơ sau: Quất gom từng hạt nắng rơi Làm thành quả - trăm mặt trời vàng mơ. A. so sánh B. nhân hoá C. so sánh và nhân hoá Câu 2: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép: a) Bên bờ sông thơ mộng, giữa những tốp trẻ con, vút lên tiếng hát ngây thơ trong trẻo. b) Tôi vừa về đến nhà thì Tuấn đi. c) Lá cờ nhỏ trên đỉnh cột buồm phấp phới trong gió như bàn tay bé xíu vẫy vẫy bọn trẻ chúng tôi. A. Câu a B. Câu b C. Câu c D. Câu a và Câu c Câu 3: Câu văn nào có từ “ lưng” dùng theo nghĩa gốc? a. Lưng áo Tâm bẩn hết rồi kìa! b. Nắng chiều rải nhẹ trên lưng đồi. c. Nắng trưa khiến người ta dễ sinh buồn ngủ và sẵn sàng ngả lưng dưới một bóng cây nào đó. A. Câu a B. Câu b C. Câu c D. Câu a và Câu b Câu 4: Từ in đậm trong câu sau giữ chức vụ gì? Tiếng thùng nước ở một vòi nước công cộng va vào nhau loảng xoảng. A. chủ ngữ B. vị ngữ C. trạng ngữ D. tính từ MÔN TOÁN Câu 5: Cho biểu thức: M = và biểu thức N = Hãy so sánh giá trị của 2 biểu thức trên? A. M = N B. M < N C. M > N Câu 6: Số dân của huyên A hằng năm tăng 1,2 % . Biết rằng cuối năm 2013, huyện A có 126 500 người. Hỏi cuối năm 2012 huyện A có bao nhiêu người? A. 124 982 người B. 125 000 người C. 125 235 người D. 128 018 người Câu 7: Trong buổi sinh hoạt câu lạc bộ những người yêu Toán, tất cả những người đến dự đều bắt tay nhau 1 lần. Người ta đếm được tất cả 66 cái bắt tay. Hỏi trong buổi sinh hoạt đó có bao nhiêu người đến dự? A. 10 người B. 11 người C. 12 người D. 13 người Câu 8: Thể tích một cái hộp hình lập phương không có nắp là 0,064 m3. Vậy diện tích toán phần của cái hộp đó là bao nhiêu ? A. 0,64 m2 B. 0,8 m2 C. 3,2 m2 D. 3,84 m2 CÁC MÔN KHÁC: Câu 9: Sắp xếp các sự kiện lịch sử dưới đây theo trình tự thời gian trước đến sau: 1. Đài tiếng nói Việt Nam phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. 3. Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình. 4. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. A. 1 – 2 – 3 - 4 C. 4 – 3 – 2 - 1 B. 2 – 3 – 1 - 4 D. 2 – 1 – 3 - 4 Câu 10: Khu vực Đông Nam Á sản xuất được nhiều lúa gạo vì: A. Có khí hậu gió mùa nóng ẩm B. Khá giàu khoáng sản C. Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên D. Có nhiều đồng bằng châu thổ màu mỡ Câu 11: Hỗn hợp nào dưới đây không phải là dung dịch? A. Nước đường B. Nước chanh ( đã lọc hết tép chanh và hạt) pha với đường và nước sôi để nguội. C. Nước bột sắn ( pha sống) D. Nước muối Câu 12: Quần đảo Trường Sa của nước ta thuộc địa phận tỉnh nào? A. Nha Trang B. Khánh Hoà C. Đà Nẵng D. Cà Mau II- PHẦN TỰ LUẬN: 13 ĐIỂM Câu 1(3 điểm): Cho 3 số tự nhiên có tổng bằng 130. Tìm 3 số đó, biết rằng nếu lấy số thứ nhất chia cho số thứ hai thì được thương là 2 dư 4, lấy số thứ hai chia cho số thứ ba thì được thương là 3 dư 2. Câu 2(3 điểm): Cho tam giác vuông ABC vuông góc ở B ( như hình vẽ): Trên AB lấy điểm M sao cho BM = AB. Từ M kẻ đường song song với BC, cắt AC tại N. Tính độ dài cạnh BC, biết AB = 18 cm; MN = 12 cm. A 18 cm 12 cm M N B C Câu 3( 7 điểm): Chỉ còn mấy tháng nữa, em sẽ phải rời xa mái trường tiểu học thân thương, đến với ngôi trường mới. Hãy viết đoạn văn tả lại quang cảnh ngày khai trường mà em nhớ nhất dưới mái trường tiểu học mà em từng gắn bó. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI OLYMPIC HSG LỚP 5 NĂM HỌC 2013 - 2014 ( Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) I- PHẦN TRẮC NGHIỆM: 7 ĐIỂM Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐA C B C B B B C B B D C B II- PHẦN TỰ LUẬN: 13 ĐIỂM Câu 1: 3 điểm Vì số thứ nhất chia cho số thứ hai được thương là 3 dư 2 nên số thứ nhất gấp 3 lần số thứ hai và cộng thêm 2 đơn vị 0,75 điểm Vì số thứ hai chi cho số thứ ba được thương là 2 dư 4 nên số thứ hai gấp 2 lần số thứ ba và cộng thêm 4 đơn vị 0,5 điểm Ta có sơ đồ: 2 Số thứ ba: 4 2 2 Số thứ hai: Số thứ nhất: 0,5 điểm Theo sơ đồ, số thứ ba là: (130 – 2x3 – 4) : (1+3+6) x 1 = 12 0,5 điểm Số thứ hai là: 12 x 3 + 2 = 38 0,25 điểm Số thứ ba là : 38 x 2 + 4 = 80 0,25 điểm Đáp số : 12 ; 38 ; 80 0,25 điểm Câu 2: 3 điểm * Nối N với B, nối M với C 0,25 điểm - Vì AB vuông góc với BC và MN song song với BC nên MN vuông góc với AB và MNCB là hình thang vuông. 0,5 điểm - Diện tích tam giác ANB là: ( cm2) 0,25 điểm - Độ dài cạnh MB là: 18 x = 6 ( cm) 0,25 điểm Độ dài cạnh MA là : 18 – 6 = 12 ( cm) 0,25 điểm * Xét tam giác MNB và MNC có : - Chung đáy MN - Chiều cao bằng chiều cao của hình thang MNCB Vậy SMNB = SMNC 0,5 điểm * Vì SAMC = SAMN + SMNC và SABN = SAMN + SMNB Mà SMNC = SMNB nên SAMC = SABN = 108 (cm2) 0,5 điểm * Vì AB vuông góc với AC nên BC là đường cao của tam giác AMC khi lấy AM làm đáy Vậy độ dài cạnh BC là : 108 x2 : 12 = 18 ( cm) 0,5 điểm Đáp số : 18 cm Câu 3: 7 điểm * Mở đoạn: - Giới thiệu được ngày khai trường mà em nhớ nhất dưới mái trường tiểu học. 1 điểm *Thân đoạn: - Tả quang cảnh của buổi sáng ngày khai trường ( buổi sáng mùa thu, nắng, gió, không khí mát mẻ...) 1 điểm - Tả cảnh trang hoàng của ngôi trường dưới nắng thu rực rỡ..và trong không khí hân hoan của ngày khai trường 1 điểm - Niềm vui của các bạn học sinh lớp lớn, các thầy cô sau mấy tháng hè xa cách, sự bỡ ngỡ của các bạn nhỏ lớp Một... 1 điểm - Một vài hoạt động tiêu biểu của thầy và trò trong buổi lễ: tập trung, văn nghệ chào mừng, thầy Hiệu trưởng đọc diễn văn và đánh trống khai trường... 1 điểm - Tâm trạng của em khi nghe tiếng trống khai trường, trước lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay... 1 điểm *Kết đoạn: - Suy nghĩ của em về ngày khai trường em nhớ nhất: là kỉ niệm tuổi thơ đẹp nhất dưới mái trường tiểu học... 1 điểm * Lưu ý: - Bài văn lạc đề: 0,5 điểm - Bài văn tả đúng đối tượng song tả quá nhiều hoạt động, chưa trọng tâm vào tả cảnh: Toàn bài cho tối đa không quá 3 điểm.
File đính kèm:
- de_gioi_thieu_olympic_hoc_sinh_gioi_lop_5_nam_hoc_2013_2014.doc