Đề giao lưu Olympic Em yêu Tiếng Việt cấp tiểu học - Đề 10 (Có hướng dẫn chấm)
Câu 1:
1/ Từ "rắn" trong câu "Trên nền đất rắn lại vì giá lạnh, những đọt lá non vẫn đang xòe nở, màu vàng nhạt." thuộc từ loại nào?
2/ Xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của câu sau: "Hoa phượng đón lấy đủ sắc thắm của hoa gạo, hoa vông, bồng bềnh cháy rực suốt hè."?
Câu 2:
1/ Dãy từ nào dưới đây toàn gồm các từ đồng nghĩa với nhau?
+ li ti, bé xíu, nhỏ tí, tí tách
+ lóng lánh, long lanh, lúng liếng, lấp lánh
+ rộn ràng, phơi phới, náo nức, rạo rực
2/ Từ "sắc" trong câu nào dưới đây đồng âm với từ "sắc" trong những câu còn lại?
+ Chiều tà, những áng mây ánh lên những sắc đỏ.
+ Trong vườn, muôn hoa đang khoe sắc dưới nắng xuân ấm áp.
+ Dì Lan sắc thuốc cho bà.
Câu 3:
1/ Trong các câu sau đây câu nào là câu ghép?
+ Trước mắt tôi, sông Hương lặng lờ trôi.
+ Xanh biêng biếc nước sông Hương, đỏ rực hai bên bờ màu hoa phượng vĩ.
+ Trên cánh đồng làng, chim gáy tha thẩn, nhặt nhạnh cặm cụi sau người đi mót lúa.
2/ Điền cặp từ trái nghĩa còn thiếu để hoàn chỉnh câu thành ngữ sau:
Đi .về .
Cặp từ cần điền là:.
Câu 4: Trong bài thơ “Luỹ tre” của nhà thơ Nguyễn Công Dương có viết:
Mỗi sớm mai thức dậy
Luỹ tre xanh rì rào
Ngọn tre cong gọng vó
Kéo mặt trời lên cao.
ĐỀ THI GIAO LƯU OLYMPIC “EM YÊU TIẾNG VIỆT” KHỐI LỚP 5 Năm học 2015-2016 Thời gian làm bài 75 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: 1/ Từ "rắn" trong câu "Trên nền đất rắn lại vì giá lạnh, những đọt lá non vẫn đang xòe nở, màu vàng nhạt." thuộc từ loại nào? 2/ Xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của câu sau: "Hoa phượng đón lấy đủ sắc thắm của hoa gạo, hoa vông, bồng bềnh cháy rực suốt hè."? Câu 2: 1/ Dãy từ nào dưới đây toàn gồm các từ đồng nghĩa với nhau? + li ti, bé xíu, nhỏ tí, tí tách + lóng lánh, long lanh, lúng liếng, lấp lánh + rộn ràng, phơi phới, náo nức, rạo rực 2/ Từ "sắc" trong câu nào dưới đây đồng âm với từ "sắc" trong những câu còn lại? + Chiều tà, những áng mây ánh lên những sắc đỏ. + Trong vườn, muôn hoa đang khoe sắc dưới nắng xuân ấm áp. + Dì Lan sắc thuốc cho bà. Câu 3: 1/ Trong các câu sau đây câu nào là câu ghép? + Trước mắt tôi, sông Hương lặng lờ trôi. + Xanh biêng biếc nước sông Hương, đỏ rực hai bên bờ màu hoa phượng vĩ. + Trên cánh đồng làng, chim gáy tha thẩn, nhặt nhạnh cặm cụi sau người đi mót lúa. 2/ Điền cặp từ trái nghĩa còn thiếu để hoàn chỉnh câu thành ngữ sau: Đi .........về ............ Cặp từ cần điền là:......................... Câu 4: Trong bài thơ “Luỹ tre” của nhà thơ Nguyễn Công Dương có viết: Mỗi sớm mai thức dậy Luỹ tre xanh rì rào Ngọn tre cong gọng vó Kéo mặt trời lên cao. Trong đoạn thơ trên, em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao? Câu 5: Mùa xuân gọi dậy chồi non Gọi bông hoa nở xoe tròn trên cây Gọi cơn nắng ấm tràn đầy Gọi con sáo vỗ cánh bay tìm đàn Gọi cho con én bay sang Gọi cơn gió thoảng mơ màng tiếng xuân.Dựa vào đoạn thơ trên và bằng cảm nhận của mình em hãy tả cảnh mùa xuân trên quê hương em. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: TIẾNG VIỆT ( Hướng dẫn chấm gồm 2 trang) Câu Đáp án Điểm 1 (1 điểm) 1) - Thuộc từ loại động từ 0,5 điểm 2) - Chủ ngữ: Hoa phượng - Vị ngữ: đón lấy đủ sắc thắm của hoa gạo, hoa vông, bồng bềnh cháy rực suốt hè. 0,5 điểm 2 (1 điểm) 1) - Dãy từ toàn gồm các từ đồng nghĩa là: + rộn ràng, phơi phới, náo nức, rạo rực 0,5 điểm 2) - Từ "sắc" trong câu đồng âm với từ "sắc" trong những câu còn lại là: + Dì Lan sắc thuốc cho bà. 0,5 điểm 3 (1 điểm) 1) - Câu ghép là câu: + Xanh biêng biếc nước sông Hương, đỏ rực hai bên bờ màu hoa phượng vĩ. 0,5 điểm 2) - Cặp từ trái nghĩa là: Ngược - xuôi 0,5 điểm 4 (2 điểm) - HS nêu được hình ảnh mình thích nhất.VD: “Ngọn tre cong gọng vó Kéo mặt trời lên cao”. 0,5 điểm HS giải thích được vì sao lại thích hình ảnh đó. 1,5 điểm Ví dụ: Vì qua sự liên tưởng độc đáo của nhà thơ, các sự vật, ngọn tre, gọng vó, mặt trời vốn dĩ không liên quan đến nhau bỗng trở nên gần gũi, thân thiết và gắn bó chặt chẽ với nhau. Cảnh vật như hòa quyện vào nhau tạo nên sự sống động cho hình ảnh thơ. 5 (5 điểm) Đảm bảo đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài 0,5 điểm * Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn cảnh định tả là mùa xuân trên quê hương em. 0,5 điểm * Thân bài: Những nét điển hình của thiên nhiên mùa xuân. - Bầu trời sáng ra và cao hơn, ... - Nắng xuân ấm áp, dịu dàng, ... - Cây cối đâm chồi nảy, lộc, muôn hoa đua nở ... - Chim chóc ca hót líu lo: Chim sáo vỗ cánh bay tìm đàn, chim én chao liệng ... - Mưa xuân, ... gió xuân hây hẩy nồng nàn, ... 2,5 điểm - Tâm trạng mọi người xốn xang, rạo rực đón mùa xuân mới, một năm mới với nhiều niềm vui, nhiều hứa hẹn. 0,5 điểm * Kết bài: Nêu cảm xúc của người viết về cảnh đẹp mùa xuân 1 điểm * Lưu ý: + Học sinh diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, câu văn đúng ngữ pháp; thể hiện được sự quan sát tinh tế, hồn nhiên; có sử dụng các biện pháp nghệ thuật (so sánh, nhân hóa ...); không sai chính tả thì cho điểm tối đa. + Bài viết sai từ 3 đến 5 lỗi chính tả: Toàn bài trừ 0,5 điểm. + Bài viết sai từ 5 lỗi chính tả trở lên: Toàn bài trừ 1,0 điểm. + Tùy theo mức độ bài làm của học sinh, giám khảo cho điểm theo các mức: 5 - 4, 5 - 4 - 3, 5 - 3 - 2. 5 - 2 - 1, 5 - 1 - 0, 5. * Bài văn lạc đề: không cho điểm. ĐỀ THI GIAO LƯU OLYMPIC “EM YÊU TIẾNG VIỆT” KHỐI LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC THANHGIANG Năm học 2015-2016 Thời gian làm bài 75 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: 1/ Trong câu : Một tiếng reo to nổi lên, rồi ầm ầm, hơn hai chục thanh niên cả nam lẫn nữ, vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ. Có hai lần xuất hiện từ ‘‘vác’’. Đây là hiện tượng gì? + đồng nghĩa + nhiều nghĩa + đồng âm 2/ Câu sau thuộc kiểu câu gì? Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Câu 2: 1/ Từ ‘’hay’’ trong câu nào là quan hệ từ : + Cô bé nghĩ xem mình có nên tiếp tục hát hay thôi. + Cô bé hát rất hay. + Cô bé mới hay tin ông cụ qua đời. 2/ Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ ghép? + hoa lan, đồng ruộng, lim dim, sông núi, trăng sao, dẻo dai + hoa lan, đồng ruộng, mưa nắng, sông núi, trăng sao, dẻo dai + hoa lan, đồng ruộng, quấn quýt, sông núi, trăng sao, dẻo dai Câu 3: 1/ Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của câu sau: " Đằng xa, trong mưa mờ, bóng những nhịp cầu sắt uốn cong, vắt qua dòng sông lạnh đã hiện ra." là: 2/ Cụm từ “mầm lửa non” trong câu “Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non.” từ nào mang nghĩa chuyển? + Chỉ có từ “mầm” mang nghĩa chuyển. + Có hai từ “mầm” và “non” mang nghĩa chuyển. + Cả ba từ “mầm”, “lửa”, “non” mang nghĩa chuyển. Câu 4: Trong bài “Về thăm nhà Bác” nhà thơ Nguyễn Đức Mậu viết: Ngôi nhà thuở Bác thiếu thời Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa Chiếc giường tre quá đơn sơ Võng gai ru mát những trưa nắng hè. Hãy cho biết, đoạn thơ trên giúp ta cảm nhận được điều gì đẹp đẽ, thân thương? Câu 5: “Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống dòng sông lấp lánh.” Dựa vào ý khổ thơ trên và bằng hiểu biết của mình, em hãy tả vẻ đẹp của con sông quê hương và tình cảm yêu thương, gắn bó của em với con sông quê hương đó HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: TIẾNG VIỆT ( Hướng dẫn chấm gồm 2 trang) Câu Đáp án Điểm 1 (1 điểm) 1) – Đây là hiện tượng + Đồng âm 0,5 điểm 2) Câu trên thuộc câu kể Ai thế nào? 0,5 điểm 2 (1 điểm) 1) – Từ “hay” là quan hệ từ trong câu: + Cô bé nghĩ xem mình có nên tiếp tục hát hay thôi. 0,5 điểm 2) - Dòng chỉ gồm các từ ghép là: + hoa lan, đồng ruộng, mưa nắng, sông núi, trăng sao, dẻo dai 0,5 điểm 3 (1 điểm) 1) Trạng ngữ: Đằng xa, trong mưa mờ Chủ ngữ: bóng những nhịp cầu sắt uốn cong, vắt qua dòng sông lạnh Vị ngữ: đã hiện ra 0,5 điểm 2) – Từ mang nghĩa chuyển là: + Cả ba từ “mầm”, “lửa”, “non” mang nghĩa chuyển. 0,5 điểm 4 (2 điểm) - HS nêu được các ý sau: Đọc đoạn thơ trên, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu đã cho chúng ta thấy hình ảnh ngôi nhà của Bác- nơi Bác sinh ra và trải qua những ngày thơ ấu ở quê Bác thật đơn sơ và giản dị như bao nhiêu ngôi nhà khác ở làng quê Việt Nam. 1 điểm - Mái tranh nghiêng nghiêng trải bao mùa mưa nắng, chiếc giường tre, chiếc võng gai thật mộc mạc đơn sơ 0,5 điểm - Sống trong ngôi nhà bình dị đó, Bác đã được ấp ủ, che chở, vỗ về bởi tình cảm yêu thương của gia đình và có lẽ cũng chính nơi đó đã khơi nguồn cho những chí hướng lớn lao, vĩ đại sau này của Bác. 0,5 điểm 5 (5 điểm) HS viết được bài văn ngắn theo đúng yêu cầu của đề bài. Trong đó: - Tả được con sông quê hương (Tả nước sông, mặt sông, cảnh vật hai bên bờ sông, sự thay đổi của sông theo trình tự thời gian: Sáng, trưa, chiều, tối....) 3 điểm - Nêu được tình cảm yêu thương, gắn bó của em với con sông quê hương đó. 2 điểm * Bài được 4,5 – 5 điểm cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Học sinh diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, câu văn đúng ngữ pháp, thể hiện được sự quan sát tinh tế, hồn nhiên và nêu được cảm xúc chân thành một cách sâu sắc. - Kết hợp sử dụng một số biện pháp nghệ thuật hợp lí, dùng từ sinh động, giàu hình ảnh. - Bài viết không mắc lỗi chính tả. + Bài viết sai từ 3 – 5 lỗi chính tả: toàn bài trừ 0,5 điểm + Bài viết sai từ 5 lỗi chính tả trở lên: Toàn bài trừ 1 điểm + Tùy theo mức độ bài làm của HS, giám khảo cho điểm theo các mức: 5 - 4,5 – 4 - 3,5 – 3 – 2,5– 2 – 1,5 – 1 – 0,5 *Bài văn lạc đề: Không cho điểm
File đính kèm:
- de_giao_luu_olympic_em_yeu_tieng_viet_cap_tieu_hoc_de_10_co.doc