Đề giao lưu Olympic cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1 (4,0 điểm)

 Bài học cuộc sống mà em rút ra từ câu chuyện dưới đây:

KHUNG CỬA SỔ

Một gia đình nọ vừa dọn đến ở trong một khu phố mới. Sáng hôm sau, vào lúc ăn điểm tâm, đứa con thấy bà hàng xóm giăng tấm vải trên giàn phơi. “Tấm vải bẩn thật" - Cậu bé thốt lên. “Bà ấy không biết giặt, có lẽ bà ấy cần một thứ xà bông mới thì giặt sẽ sạch hơn”. Người mẹ nhìn cảnh ấy nhưng vẫn im lặng. Cậu bé vẫn cứ tiếp tục lời bình phẩm ấy mỗi lần bà hàng xóm phơi tấm vải.

Ít lâu sau, vào một buổi sáng, cậu bé ngạc nhiên vì thấy tấm vải của bà hàng xóm rất sạch, nên cậu nói với mẹ: “Mẹ nhìn kìa! Bây giờ bà ấy đã biết giặt tấm vải sạch sẽ, trắng tinh rồi!”. Người mẹ đáp: “Không, sáng nay mẹ đã lau kính cửa sổ nhà mình đấy”.

 (Phỏng theo Nhìn qua khung cửa sổ, Nguồn goctamhon.com)

Câu 2 (6,0 điểm)

 Có ý kiến cho rằng: “Đọc một tác phẩm văn chương, sau mỗi trang sách ta đọc được cả những băn khoăn trăn trở của tác giả về số phận con người”. Dựa vào hai văn bản "Lão Hạc" của Nam Cao và "Cô bé bán diêm" của An-đéc-xen, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề giao lưu Olympic cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN KINH MÔN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ GIAO LƯU OLYMPIC CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2018 - 2019
 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8
Thời gian làm bài 150 phút
(Đề thi gồm: 02 câu, 01 trang)
Câu 1 (4,0 điểm)
	Bài học cuộc sống mà em rút ra từ câu chuyện dưới đây:
KHUNG CỬA SỔ
Một gia đình nọ vừa dọn đến ở trong một khu phố mới. Sáng hôm sau, vào lúc ăn điểm tâm, đứa con thấy bà hàng xóm giăng tấm vải trên giàn phơi. “Tấm vải bẩn thật" - Cậu bé thốt lên. “Bà ấy không biết giặt, có lẽ bà ấy cần một thứ xà bông mới thì giặt sẽ sạch hơn”. Người mẹ nhìn cảnh ấy nhưng vẫn im lặng. Cậu bé vẫn cứ tiếp tục lời bình phẩm ấy mỗi lần bà hàng xóm phơi tấm vải.
Ít lâu sau, vào một buổi sáng, cậu bé ngạc nhiên vì thấy tấm vải của bà hàng xóm rất sạch, nên cậu nói với mẹ: “Mẹ nhìn kìa! Bây giờ bà ấy đã biết giặt tấm vải sạch sẽ, trắng tinh rồi!”. Người mẹ đáp: “Không, sáng nay mẹ đã lau kính cửa sổ nhà mình đấy”.
 (Phỏng theo Nhìn qua khung cửa sổ, Nguồn goctamhon.com)
Câu 2 (6,0 điểm)
	Có ý kiến cho rằng: “Đọc một tác phẩm văn chương, sau mỗi trang sách ta đọc được cả những băn khoăn trăn trở của tác giả về số phận con người”. Dựa vào hai văn bản "Lão Hạc" của Nam Cao và "Cô bé bán diêm" của An-đéc-xen, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
----------------------- Hết -----------------------
Họ và tên thí sinh: ..........Số báo danh.....
Chữ kí giám thị 1:............Chữ kí giám thị 2:..
UBND HUYỆN KINH MÔN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ GIAO LƯU OLYMPIC CẤP HUYỆN
 NĂM HỌC 2018 - 2019
 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8
 (Hướng dẫn chấm gồm: 02 câu, 04 trang)
I. YÊU CẦU CHUNG
	- Giám khảo cần nắm bắt kĩ nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách tổng quát và chính xác, tránh việc đếm ý cho điểm.
	- Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo...
II. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1 (4,0 điểm)
* Mức tối đa:
- Về nội dung: (3,5 điểm)
- HS có thể trình bày suy nghĩ bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản như sau: 
Mở bài
 - Giới thiệu câu chuyện và vấn đề nghị luận: một thông điệp ý nghĩa về cách nhìn sự nhận, đánh giá sự việc 
0,5 đ
Thân bài
- Phân tích nội dung câu chuyện: 
 + Câu chuyện sử dụng những hình ảnh sống động để giúp ta thấy những thói quen thường thấy trong cuộc sống. Cậu bé quan sát tấm vải qua khung cửa sổ, thấy tấm bẩn và kết luận người chủ tấm vải không biết cách giặt giũ... Có vẻ như cậu là người tinh ý, biết quan tâm, nhận xét thế giới quanh mình. Thậm chí cậu còn nghĩ tới cả giải pháp giúp người khác thay đổi. Đấy là điểm tích cực ở cậu.
+ Tuy nhiên, đến một ngày, cậu bé thấy tấm vải trắng sáng. Lúc này, cậu mới thay đổi cách nghĩ về người chủ của nó: bà ấy bắt đầu biết giặt đồ, tấm vải bẩn thỉu đã trắng lên. Không ngờ, điều thay đổi không phải là tấm vải và người chủ của nó, điều thay đổi là khung cửa sổ nhà cậu bé.
=> Cái nhìn thiên kiến, lệch lạc, mang tính chủ quan, áp đặt, thiếu chính xác.
0,75 đ
- Bài học từ câu chuyện: 
+ Khung cửa sổ là ẩn dụ cho khung cửa tâm hồn. Cậu bé mắc phải tật xấu là đánh giá người khác qua cái nhìn chủ quan và đầy định kiến của mình. Bằng cái nhìn, ý nghĩ xấu về người khác thì cái gì dưới con mắt cậu cũng sẽ trở nên xấu mà thôi. 
+ Trước khi phê bình ai, ta nên kiểm tra trước phẩm chất cái nhìn của ta. Ta xuất phát từ động cơ gì, từ thiện chí ra sao đối với người khác. Đừng xét nét, hẹp hòi với người khác cũng như vội vàng đánh giá, kết luận về họ mà chưa soi lại cách nhìn nhận, đánh giá của mình.
+ Học sinh lấy những ví dụ thực tế để làm sáng tỏ suy nghĩ, lí giải của mình: tờ giấy trắng và vết mực đen, cái nhìn của nhân vật ông giáo trong "Lão Hạc" của Nam Cao,...
0,25đ
0,25 đ
0,25đ
0,25đ
- Bàn luận, mở rộng vấn đề, nêu ra bài học: 
+ Phê phán những người có cái nhìn hẹp hòi với người khác, thiển cận, phiến diện theo kiểu "Thầy bói xem voi", hoặc "Ếch ngồi đáy giếng"...
+ Trong cuộc đời cũng như thế: Mọi sự tuỳ thuộc vào sự sạch sẽ của khung cửa sổ tâm hồn mà qua đó chúng ta quan sát các sự việc! Con mắt là cửa sổ tâm hồn, ta hãy lau sạch cửa sổ tâm hồn của mình bằng sự thiện chí, công tâm, khách quan và cầu tiến. Ta cần trau dồi tri thức để có cái nhìn khoa học, chính xác, tiến bộ,...
0,25đ
0,5đ
Kết bài
- Khẳng định giá trị ý nghĩa của thông điệp trong câu chuyện. 
0,5 đ
- Về hình thức và các tiêu chí khác: (0,5 điểm)
+ Học sinh biết cách trình bày bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
+ Bài viết phải có đủ 3 phần: nêu vấn đề, triển khai vấn đề, kết thúc vấn đề; luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, dẫn chứng chọn lọc; lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục
+ Diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, văn viết mạch lạc, trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
	* Mức chưa tối đa: Gv căn cứ vào các tiêu chí ở mức tối đa để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm đạt là 3,75 điểm hoặc các điểm dưới 3,75 cho bài làm của học sinh.
	* Không đạt: Học sinh làm lạc đề hoặc không làm bài.
Câu 2 (6,0 điểm)
* Mức tối đa:
- Về phương diện nội dung: (5,0 điểm)
- HS có thể trình bày suy nghĩ bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản như sau:  
Mở bài:
- Dẫn dắt giới thiệu về vai trò, ý nghĩa của văn chương: Phản ánh cuộc sống thông qua cách nhìn, cách cảm của mỗi nhà văn về cuộc đời, con người.
- Nêu vấn đề : trích ý kiến...
- Giới hạn phạm vi dẫn chứng: Hai văn bản Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé bán diêm (An-đéc-xen)
0,5 đ
Thân bài
1. Giải thích ý kiến
- Tác phẩm văn chương: là công trình nghệ thuật ngôn từ được ra đời thông qua quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật nhằm phản chiếu cuộc sống muôn hình vạn trạng
- Thông qua tác phẩm văn chương, tác giả gửi gắm những tư tưởng tình cảm, những băn khoăn trăn trở...
- Nỗi băn khoăn, trăn trở: Những suy tư, tình cảm mà tác giả gửi gắm vào các tác phẩm của mình nhằm đối thoại với bạn đọc 
- Số phận con người: Phản ánh những mảnh đời, những bước đường mà nhân vật trải qua đồng thời nó cũng là hiện thân cho chủ thể trước cuộc sống hiện tại
=> Những băn khoăn trăn trở của tác giả về số phận con người qua từng trang sách thể hiện chiều sâu giá trị nhân văn, là thước đo cho sức sống lâu bền của một tác phẩm văn chương
2. Phân tích - chứng minh
2.1. Qua văn bản "Lão Hạc"
a. Những băn khoăn trăn trở của Nam Cao về số phận những người nông dân qua truyện ngắn Lão Hạc
* Nhân vật lão Hạc:
- Sống lương thiện, trung thực, có nhân cách cao quí nhưng số phận lại nghèo khổ, bất hạnh.
+ Sống mòn mỏi, cơ cực: D/C...
+ Chết thê thảm, dữ dội, đau đớn: D/C...
- Những băn khoăn thể hiện qua triết lí về con người của lão Hạc: "Nếu kiếp chó là kiếp khổ....may ra có sướng hơn kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn"
- Triết lí của ông giáo: Cuộc đời chưa hẳn...theo một nghĩa khác. 
- Cuộc đời này không còn chỗ đứng cho những con người trung thực, lương thiện như lão Hạc. Đó là điều khiến Nam Cao vô cùng trăn trở, day dứt.
* Nhân vật con trai lão Hạc: 
Điển hình cho số phận đầy bế tắc, không lối thoát của tầng lớp thanh niên nông thôn...D/C... 
b. Những băn khoăn trăn trở của Nam Cao về số phận của những trí thức nghèo trong xã hội
- Ông giáo là người có nhiều chữ nghĩa, giàu ước mơ khát vọng cao đẹp có nhân cách đáng quý song lại sống trong cảnh nghèo đói. Từ Sài Gòn trở về quê hương, cả gia tài của ông chỉ có một va ly đựng toàn sách cũông đã bán dần những quyển sách mà ông vẫn nâng niu quý trọng.
- Đây là nỗi đau khổ đối với người trí thức bởi sách là một phần của đời ông. Vậy mà giờ đây vấn đề miếng cơm manh áo đã dập tắt những ước vọng trong sáng đẩy ông vào thảm cảnh “Sống mòn” không có lối thoát.
=> Qua tấn bi kịch của nhân vật ông giáo, Nam Cao thể hiện sự day dứt, băn khoăn về số phận của lớp tri thức nghèo trong xã hội đương thời. Họ mang trong mình ước mơ hoài bão và khát vọng cao đẹp nhưng lại bị những lo toan thường nhật ghì sát đất...
* Từ sự băn khoăn trăn trở trước số phận con người, nhà văn Nam Cao đã cất lên tiếng nói lên án xã hội đương thời: Xã hội thực dân nửa phong kiến với bản chất bóc lột vô nhân đạo đã đẩy số phận con người, đặc biệt là người nông dân, tầng lớp lao động và trí thức nghèo trong xã hội đến cảnh ngộ đầy bi đát, bế tắc, không lối thoát.
2.2. Qua văn bản "Cô bé bán diêm"
* Những băn khoăn của An-đéc-xen về số phận của những trẻ em nghèo trong xã hội: 
- Cô bé bán diêm khổ về vật chất: D/C...Phân tích làm nổi bật hoàn cảnh, tình trạng thê thàm, đáng thương của cô bé bán diêm, đặc biệt là trong đêm giao thừa
- Cô bé bán diêm khổ về tinh thần, thiếu tình thương, sự quan tâm của gia đình và xã hội: D/C...
=> Thể hiện sự băn khoăn, trăn trở day dứt vô hạn cả tác giả.
* Từ sự băn khoăn trăn trở trước số phận con người, tác giả cất lên tiếng nói lên án xã hội đương thời.
- Xã hội lạnh lùng, vô cảm trước những mảnh đời bất hạnh, không ai đưa tay nắm lấy bàn tay đang run lên vì lạnh buốt của em để truyền cho em chút hơi ấm của tình người...
- Ẩn sau vẻ hào nhoáng, ấm no, giàu sang của xã hội Đan Mạch vẫn còn những đứa trẻ nghèo chết vì đói và rét...
3. Đánh giá chung:
- Cả hai văn bản đã tập trung khắc họa những số phận bi kịch... thể hiện cái nhìn hiện thực sâu sắc của nhà văn.
- Đồng cảm, chia sẻ, cất lên tiếng nói đòi quyền sống cho con người...mang đậm tinh thần nhân đạo cao cả.
0,75 đ
1,0 đ
0,75 đ
0,25đ
1,0 đ
0,25đ
Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề.
- Liên hệ.
0,5 đ
- Về hình thức và các tiêu chí khác: (1,0 điểm)
+ Học sinh biết vận dụng các kĩ năng nghị luận để làm thành một bài văn nghị luận về một vấn đề văn học có đầy đủ bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
+ Lập luận chặt chẽ, lô gic, luận điểm, luận cứ rõ ràng, triển khai các luận điểm phù hợp.
+ Bài viết trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ đúng ngữ pháp.
 * Mức chưa tối đa: Bài viết chưa đầy đủ các yêu cầu về nội dung về hình thức nêu trên.
(GV căn cứ vào các tiêu chí mức tối đa để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm đạt là 5,75 điểm hoặc các điểm dưới 5,75 cho bài làm của học sinh)
* Mức không đạt: Học sinh làm lạc đề hoặc không làm bài.
* Lưu ý: Giám khảo căn cứ vào hướng dẫn chấm, khuyến khích những bài làm sáng tạo của học sinh để cho điểm cho phù hợp
........................................Hết.....................................

File đính kèm:

  • docde_giao_luu_olympic_cap_huyen_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2018.doc