Đè cương Sinh học 8 học kỳ II/2009-2010

Hậu quả của việc da bẩn là:

a.Gây các bệnh ngoài da như ngứa ngáy,nổi mẫn đỏ,ghẻ.

b.Tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

c.Hạn chế hoạt động bài tiết mồ hôi. d.Cả a,b,c.

 

docx17 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1698 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đè cương Sinh học 8 học kỳ II/2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÈ CƯƠNG SINH HỌC 8 HỌC KỲ II/2009-2010
TRẮC NGHIỆM 
VII/BÀI TIẾT:
1/Trong cơ thể thận là cơ quan thực hiện chức năng:
a.Hô hấp	b.Bài tiết	c.Trao đổi chất	d.Tuần hoàn.
2/Vai trò của hệ bài tiết đối với cơ thể sống là 
a.Giúp cơ thể hấp thụ lại các chất dinh dưỡng.
b.Giúp cơ thể thực hiện quá trình trao đổi chất.
c.Giúp cơ thể thải các chất độc hại ra ngoài môi trường.
d.Cả a,b và c
3/Thận có bao nhiêu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu?
a.2 triệu đơn vị chức năng.	b.2,5 triệu đơn vị chức năng.
c.3 triệu đơn vị chức năng.	d.4 triệu đơn vị chức năng.
4/Giai đoạn hấp thụ lại các chất dinh dưỡng,nước và các ion cần thiết của quá trình tạo nước tiểu xảy ra ở đâu?
a.Ống đẫn tiểu.	b.Bàng quang.	C.Màng cầu thận.	d.Ống thận.
5/Chất nào trong các chất sau đây không có trong thành phần nước tiểu chính thức?
a.Các chất bã.	b.Các ion thừa H+K+	c.Các chất dinh dưỡng,	d.Các chất thuốc.
6/Khi cầu thận bị viêm và suy thoái thì hậu quả gì sẽ xảy ra?
a.Quá trình hấp thụ lại và bài tiết kém.	
b.Ống thận bị tổn thương và nước tiểu hoà vào máu.
c.Gây bí tiểu.	
d.Quá trình lọc máu trì trệ dẫn đến cơ thể bị nhiễm độcàchết.
7/Các tác nhân nào thường gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu?
a.Các vi khuẩn gây bệnh.	b.các chất độc trong thức ăn.
c.Khẩu phần ăn không hợp lý.	d.cả a,b,c.
8/Căn bệnh nào dưới đây xảy ra do sự kết tinh giữa muối khoáng và các chất khác trong nước tiểu?
a.Sỏi thận.	b.Viêm thận.	c.Nhiễm trùng thận.	d.tất cả đều sai.
CHƯƠNG VIII/DA
1/Da có cấu tạo gồm 3 lớp đó là:
a.Lớp biểu bì,lớp bì và lớp mỡ dưới da.	b.lớp biểu bì,lớp bì và lớp tế bào sống.
c.Lớp biểu bì,tầng sừng và lớp mỡ dưới da.	d.Tất cả đều sai.
2/Chức năng của tuyến mồ hôi là:
a.Tổng hợp và bài tiết mồ hôi để thải bã.	b.Tiết chất nhờn dể làm mềm da và bảo vệ phần da của cơ thể.
c.Điều hoà thân nhiệt.	 d.a và c đúng	
3/Bảo vệ phần da trong cơ thể là nhiệm vụ của:
a.Tầng tế bào sống.	b.Tầng sừng.	c.Sợi mô liên kết.	d.Lớp mỡ dưới da.
4/Da luôn mềm mại và không thấm nước là vì?
a.Các sợi mô liên kết bền chặt với nhau.	b.Trên da có nhiều tuyến nhờn tiết chất nhờn
c.Dưới da có lớp mỡ dự trữ làm cho da mềm mại.	d.cả a,b,c.	
5/Da điều hoà thân nhiệt bằng cách:
a.Co dãn mạch máu dưới da.	b.Nhờ hoạt động của tuyến mồ hôi.
c.Nhờ cơ co chân lông,lớp mỡ dưới da.	d.Cả a,b,c đúng.
6/Cơ quan thụ cảm có vai trò:
a.Tham gia hoạt động bài tiết.	b.chống mất nhiệt.
c.Nhận biết các kích thích của môi trường.	d.Góp phần vào chức năng điều hoà nhiệt độ.
7/Hậu quả của việc da bẩn là:
a.Gây các bệnh ngoài da như ngứa ngáy,nổi mẫn đỏ,ghẻ.
b.Tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
c.Hạn chế hoạt động bài tiết mồ hôi.	d.Cả a,b,c.
8/Những nguyên tắc rèn luyện da nào là phù hợp?
a.Rèn luyện thích hợp với tình trang sức khoẻ của từng người.
b.Cần thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng để tạo vitamin D.
c.Phải rèn luyện từ từ,nâng dần sức chịu đựng.	d.Cả a,b,c.
 CHƯƠNG IX/THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN.
1/Hệ thần kinh gồm có hai bộ phận là:
a.Trung ương và phần ngoại biên.	b.Trung ương và dây thần kinh.
c.Phần ngoại biên và nơ ron.	d.Nơron và các dây thần kinh.
2/Chức năng của hệ thần kinh vận động là:
a.Điều khiển và điều hoà hoạt động của các cơ quan sinh sản.	
b.Điều khiển,điều hoà hoạt động của xương,các cơ vân và chi phối các hoạt động có ý thức
c.Chi phối các hoạt động có ý thức.	d.Cả a,b,c.
3/Hệ thần kinh nào có cấu tạo là các bộ phận:tuỷ sống,trụ não,tiểu não và bán cầu đại não?
a.Hệ thần kinh sinh dưỡng.	b.Hệ thần kinh vận động.
c.Nơron.	d.Tuỷ sống.
4/Nơron là tên gọi của:
a.Tổ chức thần kinh.	b.Tế bào thần kinh.	c.Hệ thần kinh.	d.Mô thần kinh.
5/Chức năng của nơron là:
a.Cảm ứng.	b.Điều khiển các hoạt động của cơ thể.	c.Trả lời các kích thích.
d.Dẫn truyền xung thần kinh.	e.Chỉ a và c.	f.Cả a,b,c,d.
6/Các sợi trục của các nơron tập hợp tạo nên chất gì ở trong trung ương thần kinh?
a.Chất xám.	b.Chất trắng.	c.Tuỷ sống.	d.Não.
7/Trong trung ương thần kinh,chất xám được cấu tạo từ:
a.Các sợi.	 b.các tế bào thần kinh.	 c.Nơron.	 d.Các sợi nhánh và thân nơron.
8/Hệ thần kinh sinh dưỡng có vai trò:
a.Điều khiển hoạt động của các cơ quan.	b.Phối hợp hoạt động của các cơ quan.
c.Điều hoà hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.	d.Cả a,b,c.
9/Vị trí của tuỷ sống nằm ở trong ống xương từ đốt sống cổ nào?
a.Đốt sống cổ I đến hết đốt thắt lưng III.	b.Đốt sống cổ II đến hết đốt thắt lưng II.
c.Đốt sống cổ I đến hết đốt thắt lưng II.	d.Cả a,b,c đều sai.
10/Chức năng của chất xám là gì?
a.Nối các căn cứ thần kinh trong tuỷ sống với nhau. b.Bảo vệ và nuôi dưỡng tủy sống.
c.Là căn cứ thần kinh của các phản xạ không điều kiện.	 d.Dẫn truyền xung thần kinh. 
11/Dây thần kinh của tuỷ sống có số lượng bao nhiêu?
a.21 đôi.	b.30 đôi.	c.31 đôi.	d.35 đôi.
12/Các căn cứ thần kinh liên hệ với nhau nhờ thành phần nào trong tuỷ sống?
a.Chất xám.	b.Chất trắng.	c.Tế bào thần kinh.	d.Cơ quan cảm giác.
13/Tại sao dây thần kinh tuỷ là dây pha?
a.vì dây thần kinh tuỷ có rễ trước và rễ sau.	
b.vì dây thần kinh tuỷ bao gồm các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động được liên hệ với tuỷ sống qua rễ sau và rễ trước.
c.Vì dây thần kinh tuỷ có 31 đôi bao gồm rễ sau và rễ trước.	d.cả a,b,c.
14/Rễ sau của dây thần kinh tuỷ có chức năng gì?
a.Dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương.
b.Dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng.
c.Dẫn truyền xung vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng.	d.Cả a,b,c đều sai.
15/Vị trí của tiểu não nằm ở:
a.Trên bán cầu não.	 	b.Bộ phận ngoại biên.
c.Sau trụ não dưới bán cầu não.	d.Ngoài các nhân xám.
16/Bộ phận nào được cấu tạo bởi chất xám và chất trắng?
a.Trụ não.	b.Đại não.	c.Tuỷ sống.	d.Cả a,b,c.
17/Ở chất xám của trụ não gồm có bao nhiêu đôi dây thần kinh não?
a.10 đôi.	b.12 đôi.	c.15 đôi.	d.17 đôi.
18/Chức năng của tiểu não là:
a.trung khu của các phản xạ điều hoà.	b.Phối hợp các cử động phức tạp của cơ thể.
c.Giữ thăng bằng cho cơ thể.	d.cả a,b,c đúng.
19/Não trung gian có cấu tạo là:
a.chất xám ở trong,chất trắng tập trung thành các nhân xám.
b.Chất xám tạo thành lớp vỏ bên ngoài chất trắng.	
c.Chất xám ở trong và chất trắng ở ngoài.	 d.Chất xám ở ngoài và chất trắng ở trong. 
20/Chức năng nào sau đây là của tuỷ sống?
a.Điều hoà hoạt động của các cơ quan(hô hấp, tiêu hoá)	b.Là trung khu của PXKĐK.
c.Phối hợp điều hoà các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể.	d.Cả a,b,c.
23/Đặc điểm nào sau đây đã làm tăng diện tích bề mặt của võ não ở người?
a.lớp vỏ chất xám dày.	b.Bề mặt có nhiều khe rãnh.
c.Bề mặt võ não chia nhiều thuỳ.	d.cả a,b,c.
24/Vùng chức năng nào dưới đây chỉ có ở người mà ở động vật khác không có?
a.Vùng vận động.	b.vùng thính giác.
c.Vùng cảm giác.	d.Vùng vận động ngông ngữ.
25/Võ não là trung tâm của:
a.Các phản xạ không điều kiện.	b.Các phản xạ có điều kiện.
c.Sự điều hoà các nội quan(hô hấp,tuần hoàn..)	d.Cả a,b,c.
26/Chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng là:
a.Điều khiển và điều hoà hoạt động các nội quan.	b.Giữ thăng bằng cho cơ thể.
c.Điều khiển hoạt động nói và viết.	d.Cả a,b,c.
32/Bộ phận nào sau đây của cầu mắt xem như là một thấu kính hội tụ?
a.Màng cứng.	 b.Màng lưới.	 c.Thể thuỷ tinh.	 d.Dịch thuỷ tinh.
34/Nơi tập trung nhiều tế bào thụ cảm thị giác là?
a.Màng lưới.	b.Màng mạch.	c.Màng cứng.	d.Dịch thuỷ tinh.
35/Ở mắt tế bào nón chỉ tiếp nhận kích thích về:
a.Màu sắc.	b.Ánh sáng.	c.Độ lớn.	d.Cả a,b,c đều sai.
36/Bộ phận nào sau đây có khả năng điều tiết giúp ta nhìn rõ vật ở xa hay khi ở gần?
a.Lỗ đồng tữ.	b.Màng lưới.	c.Thể thuỷ tinh.	d.Màng mạch.
37/Ảnh của vật khi qua thể thuỷ tinh và nằm ở vị trí nào của mắt sẽ thấy rõ?
a.Trước màng lưới.	b.Sau màng lưới.	c.Trên màng mạch.	d.Trên màng lưới.
42/Cơ quan phân tích thính giác ở người là các tế bào thụ cảm thính giác nào sau đây?
a.Cơ quan coocti. b.Dây thần kinh thính giác. c.Vùng thính giác ở thuỳ thái dương. 	 d.Cả a,b,c.
43/Tai ngoài giới hạn với tai trong bởi:
a.Ống tai.	b.Vành tai.	c.Chuỗi xương tai.	d.Màng nhĩ.
44/Loại xương nào trong chuỗi xương tai được gắn vào màng nhĩ:
a.Xương búa.	b.Xương bàn đạp.	c.Xương đe.	d.Cả a,b,c.
45/Giúp cân bằng áp suất khí ở hai bên màng nhĩ là nhờ:
a.Ốc tai.	b.Màng cơ sở.	c.Vòi nhĩ.	d.Màng tiền đình.
46/Cơ quan chứa các tế bào thụ cảm thính giác là:
a.Ốc tai màng.	b.Cơ quan Coocti.	c.Màng nhĩ.	d.Chuỗi xương tai.
47/Bộ phận thu nhận các kích thích của sóng âm ở tai trong là:
a.Bộ phận tiền đình.	 b.Các ống bán khuyên.	 c.Ốc tai.	 d.Cả a,b,c.
48/Bộ phận thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động cơ thể trong không gian là:
a.Bộ phận tiền đình.	 b.Các ống bán khuyên.	 c.Màng nhĩ.	 d.Chỉ a và b.
49/Phản xạ nào sau đây thuộc loại phản xạ không điều kiện?
a.Nhìn thấy trái me nước bọt tiết ra.	b.Chẳng dại gì đùa với lửa.	
c.Thức ăn vào dạ dày,dịch vị tiết ra.	d.Đàn và hát.
50/Phản xạ nào sau đây là phản xạ có điều kiện:
a.Trời nắng nóng,da tiết mồ hôi.	b.Nhìn thấy trái khế chua,nước bọt tiết ra.
c.Nhắm mắt lại khi có ánh sáng mạnh chiếu vào.	d.Trời lạnh môi tím tái.
51/Tính chất nào sau đây thuộc phản xạ không điều kiện:
a.Bẩm sinh không có luyện tập.	b.Có tính cá thể.
c.Không duy truyền cho đời sau.	d.Có tính tạm thời,có thể mất đi nếu không cũng cố.
52/Tính chất nào sau đây thuộc phản xạ có điều kiện:
a.Có tính chất chung cho loài.	 b.Có tính bền vững,tồn tại suốt đời.
c.Trung ương thần kinh nằm ở võ đại não.	d.Di truyền cho đời sau.
54/Ở người,hoạt động nào dưới đây là phản xạ có điều kiện.
a.Học đàn.	 b.Tập bơi.	c.Viết bài.	d.Cả a,b,c.
CHƯƠNG X/NỘI TIẾT
1/Tuyến nào dưói đây là tuyến nội tiết?
a.Tuyến vị.	b.Tuyến giáp.	c.Tuyến ruột.	d.Tuyến nước bọt.
2/Tuyến nào dưới đây vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết?
a.Tuyến tuỵ.	b.Tuyến yên.	c.Tyuến mồ hôi.	d.Tuyến giáp.
3/Đặc tính của hoocmon là:
a.Tính đặc hiệu.	 b.Không mang tính đặc trưng.	
c.Hoạt tính sinh học cao. d.Cả a,b,c.
4/Kích tố thể vàng(LH)có tác dụng nào dưới đây?
a.Kích thích quá trình rụng trứng,tạo và duy trì thể vàng(ở nữ).
b.Kích thích bài tiết sữa ở mẹ lúc nuôi con. 	
c.Làm giảm quá trình sản xuất nước tiểu của thận.	d.Gây co rút tử cung khi đẻ con.
8/Hooc môn nào dưới đây có tác dụng biến đổi glucogen thành glucôzơ bổ sung vào máu?
a.Insulin.	b.Glucagon.	c.Adrênalin.	d.Cả a,b,c.
9/Vỏ tuyến trên thận có lớp ngoài tiết hoocmom có tác dụng là:
a.Điều hoà đường huyết.	 b.Điều hoà sdục nam,gây biến đổi những đặc tính sdục nam.
c.Điều hoà trao đổi lipit.	d.Điều hoà các muối natri,kali trong máu.
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1 (3đ)Cấu tạo của da?Vào mùa hanh khô, ta thường thấy có những vảy trắng nhỏ bong ra như phấn ở quần áo. Điều đó giúp cho ta giải thích như thế nào về thành phần lớp ngoài cùng của da?
Vì sao da ta luôn mềm mại, khi bị ướt không ngấm nước?
gồm 3 lớp: lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da
ngoài cùng là tầng sừng gồm những tế bào chết đã hóa sừng, xếp sít nhau, dễ bong ra
Dưới tầng sừng là lớp tế bào sống có khả năng phân chia tạo ra tế bào mới, trong tế bào có chứa các hạt sắc tố tạo nên màu da. Các tế bào mới sẽ thay thế các tế bào ở lớp sừng bong ra
Phần dưới lớp tế bào sống là lớp bì cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt trong đó có các thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông và bao lông, cơ co chân lông, mạch máu
Lớp mỡ dưới da chứa mỡ dự trữ, có vai trò cách nhiệt
Lông, móng là sản phẩm của da. Lòng bàn tay và gan bàn chân không có lông
Lông, móng được sinh ra từ các túi cấu tạo bởi các tế bào của tầng tế bào sống,
Vào mùa hanh khô, ta thường thấy có những vảy trắng nhỏ bong ra như phấn ở quần áo. Điều đó giúp cho ta giải thích như thế nào về thành phần lớp ngoài cùng của da?
Vảy trắng tự bong ra chứng tỏ lớp tế bào ngoài cùng của da hóa sừng và chết.
Vì sao da ta luôn mềm mại, khi bị ướt không ngấm nước?
Vì da được cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt với nhau và trên da có nhiều tuyến nhờn tiết chất nhờn lên bề mặt da.
Câu 2: (2,0 điểm) Trình bày cấu tạo và chức năng của nơron? Vẽ hình cấu tạo của nơ ron điển hình.
Cấu tạo của nơron.
- Thân chứa nhân.
- Các sợi nhánh ở quanh thân .
- Các sợi trục có bao miêlin, tận cùng có các cuc xinap
- Thân sợi nhánh → chất xám
- Sợi trục → chất trắng → dây thần kinh.
Chức năng: Cảm ứng và dẫn truyền.
Câu 3: (3đ) -Nêu khái niệm về phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện - So sánh tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện?Mỗi cung phản xạ cho một ví dụ?
Phản xạ không điều kiện ……
Phản xạ có điều kiện ……
So sánh tính chất của PXCDK và PXKDK:
tính chất của PXKDK
tính chất của phản xạ CDK
Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện
Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện
Bẩm sinh
Được hình thành trong đời sống
Bền vững
Dễ mất khi không được củng cố
Có thính chất di truyền, mang tính chất chủng loại
Có tính chất cá thể, không di truyền
Sô lượng hạn chế
Sô lượng không hạn định
Cung phản xạ đơn giản
Hình thành đường liên hệ tạm thời
trung ương nằm ở trụ não, tủy sống
Trung ương thần kình nằm ở vỏ não
Ví dụ : HS tự cho ví dụ
Câu 4 (3đ)Tóm tắt các bộ phận và thành phần của hệ thần kinh? Xét về mặt chức năng có thể chia thành những phân hệ nào ?
Thành phần cấu tạo của hệ thần kinh:
Chất xám (ngoài)
Não 
Bộ phận trung ương
Chất trắng(ngoài)
Tủy
Hệ thần kinh
dây thần kinh
Bộ phận ngoại biên
Hạch thần kinh
Điều khiển hoạt đông hệ cơ xương
Phân hệ thần kinh vận động
Xét về mặt chức năng có thể phân biệt ;
Hệ thần kinh
Điều hòa hoạt động của cơ qua nội tạng
Phân hệ thần kinh sinh dưỡng
 Câu 5.( 2đ) Nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng của tiểu não. Vì sao người say rượu thường chân nam đá chân chiêu?
*Cấu tạo của tiểu não 
+ Vỏ chất xám ở ngoài 
+ Chất trắng (là các đường dẫn truyền liên hệ giữa tiểu não với các phần khác của hệ thần kinh ) ở trong.
* Chức năng của tiểu não 
Điều hòa phối hợp các hoạt động phức tạp của cơ thể 
*Người say rượu thường chân nam đá chân chiêu là do:
Rượu đã ngăn cản, ức chế sự truyền qua xinap giữa các tế bào có liên quan đến tiểu não khiến sự phối hợp các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể bị ảnh hưởng .
 Câu 6 (2đ) Cấu tạo và chức năng của đại não?Ở người có những trung khu nào khác của động vật ?
*Cấu tạo của đại não
Cấu tạo ngoài:
 + Rãnh bán cầu chia đại não thành 2 nửa
+ Rãnh sâu chia bán cầu não thành 4 thùy
+ Khe và rãnh tạo nên khúc cuộn tăng diện tích bề mặt
Cấu tạo trong:
+ Chất xám ( ngoài) làm thành vỏ dầy 2-3 mm gồm 6 lớp.
+ Chất trắng ( trong) các đường thần kinh, hầu hết các đường này bắt chéo ở hành tủy hoặc tủy sống
*Chức năng của đại não 
Chất trắng : Nối các phần của vỏ não với nhau và nối não với các phần dưới của hệ thần kinh
Chất xám :là trung khu của các phản xạ có điều kiện 
*Các trung khu ở người khác với động vật : Trung khu cảm giác và vận động ngôn ngữ ( Nói, viết, hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết)
Câu 7(2.đ) Trình bày cấu tạo và chức năng của tai . Em có thể làm gì để bảo vệ tai?
*Cấu tạo tai: 
-Tai ngoài: vành tai ,ống tai và màng nhĩ .
-Tai giữa :các chuỗi xương tai và vòi nhĩ.
-Tai trong : bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên 
*Cấu tạo của ốc tai:
Ốc tai xương và ốc tai màng ; có cơ quan coocti chứa các tế bào thụ cảm thính giác
* Chức năng của tai :
- Thu nhận và xử lý sóng âm .
- Định vị trí và giữ thăng bằng cho cơ thể
* Biện pháp vệ sinh tai :hs tự làm ( yêu cầu nêu được các biên pháp về sinh và bảo vệ tai)
Câu 8 (1 đ) Trình bày cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tủy .Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?
Cấu tạo của dây thần kinh tủy :
Có 31 đôi dây thần kinh tủy 
Mỗi dây gồm bó sợi thần kinh hướng tâm ( cảm giác)và bó sợi thần kinh li tâm( vận động )
Rễ sau :nối bó sợi cảm giác với tủy sống 
Rễ trước : nối bó sợi thần kinh cận động với tủy sống
Dây thần kinh tủy là dây pha:
Nối với tủy sống qua hai rễ tủy nên truyền cả 2 luồng xung thần kinh 
Câu 9 (2đ) Trình bày nguyên nhân, cách khắc phục tật cận thị và viễn thị ? biện pháp hạn chế tật cận thị cho mắt. Vì sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất?
*Nguyên nhân, cách khắc phục tật cận thị và viễn thị
Các tật của mắt
Nguyên nhân
Các khắc phục
Cận thị
Bẩm sinh: cầu mắt dài
Đeo kinh cận
Do không giữ khoảng cách đúng khi đọc sách ( đọc quá gần)
( Kính mặt lõm)
Viễn thị
Bảm sinh: cầu mắt ngắn
Do thủy tinh thể bị lão hóa ( già) mất khả năng điều tiết
Đeo kiính viễn ( Kính mặt lồi)
Vì sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất
Ở điểm vàng, mỗi chi tiết của ảnh được 1 tế bào nón tiếp nhận và được truyền về não qua từng tế bào thần kinh riêng rẽ
 trong khi ở vùng ngoại vi nhiều tế bào nón và que hoặc nhiều tế bào que mới được gửi về não các thông tinh nhận được qua 1 vài tế bào thần kinh thị giác
Câu 10: (2.đ) Nêu tính chất, vai trò của hoocmon ?cho ví dụ 
* Tính chất của hoocmon :
- Mỗi hoocmon chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định.
Ví dụ : Insulin do tụy tiết ra chỉ có tác dụng làm hạ đường huyết
- Hoocmon có hoạt tính sinh học rất cao, chỉ với một lượng nhỏ cũng gây hiệu quả rõ rệt
- Hoocmon không mang tính đặc trưng cho loài
Ví dụ : dùng Insulin của bò để chữa bệnh tiểu đường cho người.
* Vai trò của hoocmon :
- Hoocmon có hoạt tính sinh học cao, chỉ cần một lượng nhỏ cũng có thể làm ảnh hưởng rõ rệt đến các quá trình sinh lí, đặc biệt là quá trình trao đổi chất, quá trình chuyển hóa trong các cơ quan đó diễn ra bình thường, đảm bảo được tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể.
Câu 11( 2đ) Khái quát chung về tuyến yên và tuyến giáp
*Khái quát chung về tuyến yên:
tuyến yên là 1 tuyến nhỏ bằng hạt đậu trắng nằm ở nền sọ, có liên quan đến vùng dưới đồi ( thuộc não trung gian)
Đây là 1 tuyến quan trọng nắm vai trò chủ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác. Đồng thời tiết ra hormon ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, trao đổi glucozo, các chất khoáng, nước và co thắt cơ trơn
Tuyến yên gồm thùy trước và thùy sau. Giữa 2 thùy là thùy giữa, chỉ phát triển ở trẻ nhỏ, có tác dụng đối với sự phân bố sắc tố của da.
*Khái quát về tuyến giáp:
tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất, nặng 20-25g
Hormone tuyến giáp là tiroxin ( TH), trong thành phần có idod
Hormone này có vai trò quan trọng trong trao đổi chất và quá trình chuyển hóa các chất trong tế bào
Ngoài ra, tuyến giáp còn tiết canxitonin cùng với hormoen của tuyến cận giáp tham gia điều hòa canxi và photpho trong máu
Câu12 (2đ)Nêu sự khác biệt giữa tuyến nội tiết và tuyến nội tiết
Nêu sự khác biệt giữa tuyến nội tiết và tuyến nội tiết
Giống nhau ở chỗ các tế bào tuyến đề tạo ra các sản phẩm tiết
Khác nhau:
+ ở sản phẩm tiết của tuyến nội tiết ngấm thẳng vào máu
+ Sản phẩm tiết của tuyến ngoại tiết tập trung vào ống dẫn để đổ ra ngoài. ( các tuyến tiêu hóa, tuyến lệ…….)
Bệnh Bazodo do tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết nhiều hormone làm tăng cường trao đổi chất, tăng tiêu dùng oxi, nhịp tim tăng, người bệnh luôn trong trạng thái hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhannh
Do tuyến hoạt động mạnh cũng gây bệnh bướu cổ, mắt lồi do tích nước ( phù nề) ở các tổ chức sau cầu mắt
Khi thiếu iod trong khẩu phần ăn hằng ngày, tiroxin không tiết ra, tuyến yên sẽ tiết hormone thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến là nguyên nhân của bệnh bướu cổ. Trẻ em bị bệnh sẽ chậm lớn, trí não kém phát triển. Người lớn, hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém

File đính kèm:

  • docxde cuong 8 moi gom ttrac nghiem va tu luan.docx