Đề cương ôn thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn Địa Lý

Câu 1: Dựa vào trang 29 Atlat Địa Lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao Đông Nam Bộ trở thành vùng kinh tế phát triển nhất nước ta hiện nay

Gợi ý:

a. Vị trí địa lí:

- Nằm liền kề với Đồng bằng sông Cửu Long, là vùng lương thực, thực phẩm lớn nhất nhất nước.

- Giáp với Tây Nguyên, là vùng giàu nguyên liệu cây công nghiệp, lâm sản.

 - Giáp với Duyên hải Nam Trung Bộ, là vùng giàu nguyên liệu thủy sản và cây công nghiệp.

 - Các vùng trên vừa là nơi cung cấp nguyên liệu, lương thực, thực phẩm, vừa là thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ, nhất là Đồng bằng sông Cửu Long.

 

doc41 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 5478 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương ôn thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn Địa Lý, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cao hơn cả nước. 
- Đời sống của dân cư được cải thiện đáng kể nhờ những thành tựu của công cuộc Đổi mới.
IV. Tình hình phát triển kinh tế
1. Nông nghiệp
- Sản xuất cây công nghiệp phát triển khá nhanh. Những cây trồng quan trọng nhất là: cà phê, cao su, chè, điều...
- Cà phê là cây công nghiệp được trồng nhiều ở Đắk Lắk
- Nhiều địa phương đã chú trọng phát triển thủy lợi và áp dụng kỉ thuật canh tác mới để thâm canh lúa, cây lương thực khác, cây công nghiệp ngắn ngày.
- Chăn nuôi gia súc lớn (trâu,bò,...) được đẩy mạnh.
- Trồng rau, hoa quả ôn đới nổi tiếng ở Đà Lạt
- Sản xuất lâm nghiệp:
+ Kết hợp khai thác rừng tự nhiên với trồng mới, khoanh nuôi, giao khoán bảo vệ rừng; gắn khai thác với chế biến.
+ Độ che phủ rừng đạt 54,8% (năm 2003), phấn đấu năm 2010 nâng độ che phủ rừng toàn vùng lên 65%
* Khó khăn: 
- Thiếu nước về mùa khô
- Biến động về giá cả
2. Công nghiệp
- Chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu GDP, nhưng đang chuyển biến nhanh
- Các nghành công nghiệp chế biến nông, lâm sản phát triển khá nhanh
- Nhà máy thủy điện Y-a-ly có quy mô lớn đã được xây dựng trên sông Xê-xan; một số nhà máy khác đang được xây dựng
3. Dịch vụ
- Xuất khẩu nông sản đứng thứ hai cả nước (sau Đồng bằng sông Cửu Long) với mặt hàng chủ lực là cà phê
- Du lịch sinh thái và du lịch văn hóa phát triển, nổi bật nhất là thành phố Đà Lạt
- Giao thông: nâng cấp các tuyến đường ngang nối với các thành phố Duyên hải Nam Trung Bộ, Hạ Lào, Đông Bắc Cam-pu-chia
V. Các trung tâm kinh tế
- Thành phố Buôn Mê Thuột: trung tâm công nghiệp, đào tạo và nghiên cứu khoa học của vùng
- Thành phố Đà Lạt: trung tâm du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng, nghiên cứu khoa học và đào tạo; đông thời nổi tiếng về sản xuất hoa quả.
- Thành phố Plây Ku: phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, đông thời là trung tâm thương mại, du lịch
B. Một số câu hỏi tham khảo
Câu 1: Sử dụng tập Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a.Trình bày các thế mạnh và hạn chế trong việc phát triển cây công nghiệp ở vùng Tây Nguyên.
b.Nêu những biện pháp khắc phục những hạn chế đó.
Gợi ý:
a.Thế mạnh và hạn chế
* Thế mạnh:
- Địa hình, đất trồng: Cao nguyên xếp tầng với diện tích đất đỏ badan rộng lớn, màu mỡ, thuận lợi cho sự phát triển các cây công nghiệp, nhất là các cây công nghiệp lâu năm.
- Khí hậu: Cận xích đạo, có sự phân hóa theo độ cao, vì thế có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới điển hình như cao su, cà phê, hồ tiêu và cả các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt như chè... Khí hậu chia làm hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Mùa khô kéo dài là điều kiện thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm.
* Hạn chế: 
- Mùa khô kéo dài, mực nước ngầm hạ thấp, làm thủy lợi khó khăn, tốn kém.
- Mùa mưa lớn đi sau mùa khô kéo dài, nên trên địa hình dốc của cao nguyên, đất badan vụn bở dễ bị xói mòn nếu lớp phủ thực vật bị phá hoại.
- Là vùng thưa dân nhất nước ta, có các dân tộc ít người cùng sinh sống. Thiếu lao động nói chung và lao động lành nghề.
- Cơ sở hạ tầng thiếu thốn nhiều, nhất là mạng lưới giao thông, các cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, dịch vụ kĩ thuật, công nghiệp mới trong giai đoạn hình thành.
b. Những biện pháp khắc phục những hạn chế
- Làm thủy lợi (làm hồ thủy lợi, khoan giếng)
- Bảo vệ rừng để chống xói mòn, bảo vệ nguồn nước về mùa khô
- Di dân lên Tây Nguyên để phát triển cây công nghiệp. Đồng thời đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, chuyển giao công nghệ trồng và chế biến cây công nghiệp cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
- Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên, nhất là các nhà máy chế biến các sản phẩm cây công nghiệp.
Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày hiện trạng phát triển cây công nghiệp lâu năm của vùng.
Gợi ý:
a. Tình hình chung:
- Về quy mô: Đây là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 2 của nước ta sau Đông Nam Bộ.
- Cơ cấu cây công nghiệp lâu năm đa dạng, gồm cả các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) lẫn các cây công nghiệp cận nhiệt đới như chè.
- Tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng cao nhất cả nước. Có 4/5 tỉnh đạt trên 50%.
- Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta.
- Phân bố nhiều nhất ở Đắk lắk (255 nghìn ha), Lâm Đồng, Gia Lai.
b. Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu:
* Cà phê
- Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây cà phê lớn nhất nước ta. Cà phê là cây quan trọng nhất trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm của vùng.
- Phân bố: 
+ Cà phê chè được trồng ở những nơi tương đối cao, khí hậu mát mẻ của các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng
+ Cà phê vối được trồng ở những vùng nóng hơn như Đắk Lắk
- Diện tích trồng cà phê lớn nhất là tỉnh Đắk Lắk.
- Cà phê Buôn Mê Thuật nổi tiếng có chất lượng cao.
* Cao su
- Tây Nguyên là vùng trồng cao su lớn thứ 2 sau Đông Nam Bộ...
- Cao su được trồng chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk.
* Chè: Được trồng chủ yếu trên các cao nguyên như Lâm Đồng và một phần ở Gia Lai. Lâm Đồng là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước.
* Các cây công nghiệp lâu năm khác như hồ tiêu, điều được trồng ở Đắk Lắk, Đắk Nông.
(Giáo viên hướng dẫn HS trình bày cụ thể hơn qua Atlat Địa Lí)
Câu 3: Tây Nguyên có những thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp?
Gợi ý:
a.Thuận lợi: 
- Đất Bazan rất thích hợp để phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây cà phê.
- Khí hậu cận xích đạo thuận lợi cho cây công nghiệp dài ngày nhiệt đới (cà phê, cao su...); vùng núi cao mát mẻ, trồng được cây cận nhiệt (chè)
- Rừng : diện tích và trữ lượng lớn nhất cả nước.
b. Khó khăn:
- Mùa khô kéo dài, dẫn đến nguy cơ hạn hán và thiếu nước nghiêm trọng.
- Vùng thưa dân, thiếu lao động và thị trường tiêu thụ tại chỗ nhỏ hẹp.
- Là vùng còn khó khăn của đất nước
- Việc chặt phá rừng làm nương rẫy và trồng cà phê, nạn săn bắt bừa bãi động vật hoang dã đã ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Câu 4: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích những điều kiện để phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên?
Gợi ý:
* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Địa hình: Các cao nguyên xấp tầng như Kontum, Di Linh, Lâm Viên, Đăk Lăk, Mơ Nông... có bề mặt tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc hình thành vùng chuyên canh cà phê quy mô lớn.
- Đất badan chiếm diện tích lớn, đây là loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng,tầng phong hóa dày rất thích hợp với cây cà phê.
- Khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm, thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển cây cà phê (nêu cụ thể).
- Nguồn nước trên mặt và nước ngầm phong phú.
* Điều kiện kinh tế - xã hội
- Đây là vùng thưa dân nên thiếu lao động. Tuy nhiên trong những năm gần đây Tây Nguyên đã nhận hàng vạn lao động đến từ các vùng khác.
- Cơ sở vật chất kỉ thuật:
+ Đã hình thành một số cơ sở chế biến.
+ Đổi mới công nghệ chế biến cà phê.
- Nhu cầu cà phê trên thế giới rất lớn tuy nhiên giá cả bấp bênh.
- Có nhiều chính sách thúc đẩy sản xuất cà phê:
+ Phân bố lại dân cư và lao động giữa các cùng trong nước.
+ Đổi mới cơ chế quản lí trong nông nghiệp: giao đất, giao rừng, phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại.
+ Chính sách khuyến khích phát triển cây công nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu.
+ Chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng miền núi, trung du.
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
A. Kiến thức cơ bản
I. Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ
- Đông Nam Bộ giáp các vùng Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, có biên giới chung với Campuchia và giáp biển.
- Ý nghĩa:
+ Là cầu nối Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng Bằng sông Cửu Long; nối giữa đất liền với biển Đông giàu tiềm năng, đặc biệt về dầu khí trên thềm lục địa phía Nam.
+ Giáp Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm số 1 của cả nước; giáp Tây Nguyên là vùng giàu tài nguyên rừng, cây công nghiệp, đặc biệt là cây cà phê
+ Biển Đông đem lại cho Đông Nam Bộ tiềm năng khai thác dầu khí ở thềm lục địa, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, phát triển du lịch, dịch vụ kinh tế biển.
+ Từ thành phố Hồ Chí Minh có thể tới hầu hết thủ đô các nước trong khu vực Đông Nam Á, tạo ra lợi thế giao lưu kinh tế và văn hóa...
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1.Vùng đất liền
- Địa hình thoải, có độ dốc trung bình tạo mặt bằng xây dựng tốt.
- Đất badan, đất xám thích hợp cho trồng cây cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, đậu tương, lạc, mía, thuốc lá...
- Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn sinh thủy tốt.
- Tài nguyên nước khá phong phú, đặc biệt là hệ thống sông Đồng Nai có giá trị rất lớn về nhiều mặt (giao thông, thủy điện, cấp nước cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt).
- Tài nguyên rừng: cung cấp gỗ dân dụng và gỗ củi cho thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long, nguồn nguyên liệu giấy cho Đồng Nai; có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ môi sinh và phát triển du lịch (Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, vườn quốc gia Cát Tiên...)
2. Vùng biển
a. Thuận lợi
- Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, sát đường hàng hải quốc tế
- Thềm lục địa nông, rộng, giàu tiềm năng dầu khí (sản lượng khai thác dầu khí hàng năm chiếm gần 100% sản lượng dầu khí cả nước).
- Có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như Vũng Tàu, Long Hải, Côn Đảo...
- Có nhiều địa điểm xây dựng các cảng nước sâu: cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Vũng Tàu...
b.Khó khăn:
- Trên đất liền ít khoáng sản.
- Diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp.
- Nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng.
III. Đặc điểm dân cư xã hội
- Đông dân, lực lượng lao động dồi dào, lành nghề và năng động, thị trường tiêu thụ rộng lớn
- Mật độ dân số gần gấp đôi mật độ trung bình của cả nước, GDP/ người và tỉ lệ dân số thành thị đều cao hơn hai lần chỉ tiêu trung bình của cả nước. So với cả nước, các chỉ tiêu tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị, tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn đều thấp hơn; tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình cao hơn.
- Nhiều di tích lịch sử - văn hóa có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch.
IV. Tình hình phát triển kinh tế
1.Công nghiệp
- Khu vực công nghiệp - xây dựng phát triển nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.
- Cơ cấu sản xuất cân đối: bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực, thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển nhanh như: dầu khí, điện tử, công nghệ cao.
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh.
- Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực: dầu mỏ, thực phẩm chế biến, hàng dệt may, giày dép, cao su...
- Công nghiệp - xây dựng chiếm 59,3% cơ cấu kinh tế của vùng và 38,5% của cả nước (năm 2002).
- Các trung tâm công nghiệp lớn nhất: Thành phố Hồ Chí Minh (chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng), Biên Hòa, Vũng Tàu (trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí).
- Khó khăn: 
+ Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất.
+ Chất lượng môi trường đang bị suy giảm.
2. Nông nghiệp
- Vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước:
* Cây công nghiệp lâu năm
+ Cao su: chiếm 65,6% diện tích và 78,9% sản lượng so với cả nước.
+ Cà phê: chiếm 8,1% diện tích và 11,7% sản lượng so với cả nước.
+ Hồ tiêu: chiếm 56,1% diện tích và 62,0% sản lượng so với cả nước.
+ Điều: chiếm 71,1% diện tích và 76,2% sản lượng so với cả nước.
* Cây công nghiệp hàng năm: (lạc, đậu tương, mía, thuốc lá) và cây ăn quả ( sầu riêng, xoài, mít, vú sữa...) cũng là thế mạnh của vùng.
- Chăn nuôi gia súc, gia cầm được chú trọng theo hướng công nghiệp.
- Nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ và đánh bắt thủy sản trên các ngư trường đem lại những nguồn lợi lớn.
- Phát triển thủy lợi có tầm quan trọng hàng đầu (hồ Dầu Tiếng, hồ thủy điện Trị An có vai trò to lớn trong cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp của vùng).
3. Dịch vụ
- Đa dạng: thương mại, du lịch, vận tải và bưu chính viễn thông.
- Chiếm 33,1% tổng mức bán lẻ, 30,3% số lượng hành khách vận chuyển, 18,8% số lượng hàng hóa vận chuyển, 26,7% số máy điện thoại cả nước (năm 2002)
- Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của Đông Nam Bộ và cả nước
- Đông Nam Bộ là địa bàn có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài (năm 2003: tỉ lệ vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Đông Nam Bộ chiếm 50,1% số vốn đầu tư vào cả nước)
- Trung tâm du lịch lớn nhất cả nước là thành phố Hồ Chí Minh. Các tuyến du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu, Đà Lạt, Nha Trang, Đồng bằng sông Cửu Long...diễn ra sôi động quanh năm.
V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
- Các trung tâm kinh tế lớn: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An) có vai trò quan trọng không chỉ với Đông Nam Bộ mà còn với các tỉnh phía Nam và cả nước.
B. Một số câu hỏi tham khảo 
Câu 1: Dựa vào trang 29 Atlat Địa Lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao Đông Nam Bộ trở thành vùng kinh tế phát triển nhất nước ta hiện nay 
Gợi ý:
a. Vị trí địa lí:
- Nằm liền kề với Đồng bằng sông Cửu Long, là vùng lương thực, thực phẩm lớn nhất nhất nước.
- Giáp với Tây Nguyên, là vùng giàu nguyên liệu cây công nghiệp, lâm sản.
 - Giáp với Duyên hải Nam Trung Bộ, là vùng giàu nguyên liệu thủy sản và cây công nghiệp.
 - Các vùng trên vừa là nơi cung cấp nguyên liệu, lương thực, thực phẩm, vừa là thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ, nhất là Đồng bằng sông Cửu Long.
 b. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Đất trồng:
+ Đất feralit phát triển trên đá badan khá màu mỡ, chiếm hơn 40% diện tích đất của vùng, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, ngoại thành TP. Hồ Chí Minh.
+ Đất xám trên đất phù sa cổ phân bố thành vùng lớn ở các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước. Đất tuy nghèo dinh dưỡng hơn đất badan nhưng thoát nước tốt.
+ Ngoài ra còn có đất phù sa, phân bố dọc theo các thung lũng sông Sài Gòn, Đồng Nai...
+ Ven biển có đất phèn.
+ Các loại đất trên thích hợp cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, hồ tiêu, điều), cây công nghiệp hàng năm (đậu tương, lạc, mía, thuốc lá,), cây ăn quả nhiệt đới (sầu riêng, chôm chôm, mít, măng cụt, nhãn, bưởi, cam,).
- Khí hậu: cận xích đạo, nóng quanh năm, ít chịu ảnh hưởng của bão, thuận lợi cho việc trồng các loại cây nhiệt đới cho năng suất cao và ổn định.
 - Tài nguyên nước: khá phong phú, đặc biệt là hệ thống sông Đồng Nai có giá trị rất lớn về nhiều mặt (giao thông thủy, thủy điện, cấp nước cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt).
 - Tài nguyên rừng: nguồn cung cấp gỗ dân dụng và gỗ củi cho TP. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long, nguồn nguyên liệu giấy cho Liên hiệp giấy Đồng Nai. Các khu rừng ở Đông Nam Bộ vừa có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ môi sinh, và có ý nghĩa về mặt du lịch (khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh); các vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai).
 - Tài nguyên khoáng sản:
+ Dầu khí trên vùng thềm lục địa (sản lượng khai thác dầu khí hằng năm chiếm gần 100% sản lượng dầu khí cả nước). 
+ Vật liệu xây dựng: có các mỏ đất sét, cao lanh (Đồng Nai, Bình Dương) là nguyên liệu làm gạch ngói, gốm sứ.
- Tài nguyên biển:
+ Thủy sản: có trữ lượng lớn do nằm gần các ngư trường lớn là ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu và ngư trường Cà Mau -Kiên Giang.
+ Du lịch biển: có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như Vũng Tàu, Long Hải, Côn Đảo, Ngoài ra, vùng còn có tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo, có khả năng du lịch quốc tế.
+ Có nhiều địa điểm xây dựng các cảng nước sâu : cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Vũng Tàu,
c. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Dân cư và nguồn lao động
+ Dân số 12 triệu người (năm 2006), chiếm 14,3% dân số cả nước.
+ Tập trung nhiều lao động có tay nghề, trình độ chuyên môn cao. Là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn cao.
+ Người dân năng động, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật. 
+ Là vùng có cơ sở vật chất kỉ thuật hoàn thiện nhất trong cả nước
+ Cơ sở hạ tầng phát triển tốt
+ Tập trung nhiều khu công nghiệp và khu chế xuất.
+ Thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 
+ Nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam.
Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy chứng minh rằng Đông Nam Bộ là vùng có ngành công nghiệp phát triển nhất nước ta ?
Gợi ý:
-Là vùng có giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất cả nước (dẫn chứng) 
- Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của vùng: 65,1% năm 2007
- Là vùng có giá trị sản xuất công nghiệp của các tỉnh so với cả nước cao nhất 
(dẫn chứng)
- Là vùng có các trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước (dẫn chứng)
- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, đầy đủ nhất cả nước
- Nhiều ngành công nghiệp đứng đầu cả nước: sản xuất điện từ khí, công nghiệp khai thác dầu khí, chế biến lương thực, thực phẩm
Câu 3 : Sử dụng tập Atlat Địa lí Việt Nam, hãy phân tích các thế mạnh và hạn chế trong việc phát triển công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ ?
Gợi ý:
a.Thế mạnh:
- Vị trí địa lí thuận lợi (Trình bày cụ thể đối với các vùng lân cận, đối với thị trường trong nước, đối với thị trường quốc tế và khu vực)
- Tài nguyên: 
+ Dầu khí ở thềm lục địa, đất sét làm vật liệu xây dựng và tiềm năng thủy điện
+ Rừng còn khá nhiều ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai.
+ Đất đai, khí hậu thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp lâu năm
+ Vùng biển có các ngư trường lớn
- Nguồn lao động lành nghề, cơ sở vật chất - kỉ thuật tập trung, cơ sở hạ tầng phát triển tốt
- Vùng có khả năng rất lớn về thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
b. Hạn chế
- Mùa khô kéo dài, hạn chế cấp nước cho dân sinh, cho công nghiệp và đặc biệt là dự trữ nước cho các hồ thủy điện.
- Cơ sở năng lượng của vùng đã được cải thiện nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển nhanh của công nghiệp
- Vấn đề ô nhiễm môi trường đối với các lãnh thổ tập trung công nghiệp như TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu...
Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta?
Gợi ý:
a.Khái quát:
- Giới thiệu khái quát về Đông Nam Bộ
b. Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất của nước ta vì ở đây hội tụ nhiều thế mạnh về tự nhiên và kinh tế xã hội
* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Địa hình tương đối bằng phẳng thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp
- Đất đai: chủ yếu là đất xám và đất đỏ badan trên vùng đồi lượn sóng thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp
- Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo (trình bày rõ)
- Nhiều sông lớn với nguồn nước mặt phong phú, tạo điều kiện cho việc sinh trưởng và phát triển các cây công nghiệp
* Điều kiện kinh tế - xã hội
- Là vùng có nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là lao động có kinh nghiệm sản xuất và tay nghề tương đối cao
- Trình độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước
- Mạng lưới đường sá, thông tin liên lạc, điện, nước thuộc loại tốt nhất cả nước về số lượng và chất lượng.
- Các cơ sở chế biến, hệ thống thủy lợi đảm bảo cho việc trồng và chế biến cây công nghiệp. Sử dụng các giống mới cho năng suất cao
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong nước và ngoài nước.
- Các điều kiện khác:
+ Các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, năng động trong cơ chế thị trường
+ Thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực trồng và chế biến cây công nghiệp
+ Là vùng có truyền thống về trồng cây công nghiệp
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
A. Kiến thức cơ bản
I. Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ
- Vị trí cực Nam đất nước
- Liền kề phía Tây vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Cam-pu-chia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông.
*Ý nghĩa:
- Có lợi thế giao lưu kinh tế, văn hóa với các vùng trong nước, với Tiểu vùng sông Mê Công và các nước trong khu vực.
- Giáp Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển nhất cả nước tạo điều kiện thuận lợi để vùng tiêu thụ các loại nông sản và nhập máy móc, phân bón.
- Giáp Biển Đông tạo thuận lợi cho giao lưu buôn bán.
II. Điều 

File đính kèm:

  • docDE_CUONG_ON_TAP_DIA_LY_20150726_030052.doc
Giáo án liên quan