Đề cương ôn thi tốt nghiệp Ngữ văn 12

. Những nhân tố tác động đến con đường thơ của Tố Hữu :

- Quê hương: sinh ra và lớn lên ở xứ Huế, một vùng đất nổi tiếng đẹp, thơ mộng , trầm mặc với sông Hương, núi Ngự, đền đài lăng tẫm cổ kính, và giàu truyền thống văn hóa, văn học bao gồm cả văn hóa cung đình và văn hóa dân gian mà nổi tiếng nhất là những điệu ca, điệu hò như nam ai nam bình . mái nhì, mái đẩy

- Gia đình: Ông thân sinh ra nhà thơ là một nhà nho không đỗ đạt nhưng rất thích thơ phú và ham sưu tầm văn học dân gian. Mẹ nhà thơ cũng là người biết và thuộc nhiều ca dao, tục ngữ. Từ nhỏ Tố Hữu đã sống trong thế giới dân gian cùng cha mẹ. Phong cách nghệ và giọng điệu thơ sau này chịu ảnh hưởng của thơ ca dân gian xứ Huế.

 

doc20 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi tốt nghiệp Ngữ văn 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và Dân quyền là tư tưởng lớn, cao đẹp của thời đại, sau nữa là “suy rộng ra” nhằm nêu cao một lý tưởng về quyền bình đẳng, quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do của các dân tộc trên thế giới.
Cách mở bài rất đặc sắc, từ công nhận Nhân quyền và Dân quyền là tư tưởng thời đại đi đến khẳng định Độc lập, Tự do, Hạnh phúc là khát vọng của các dân tộc. Câu văn “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” là sự khẳng định một cách hùng hồn chân lí thời đại: Độc lập, Tự do, Hạnh phúc, Bình đẳng của con người, của các dân tộc cần được tôn trọng và bảo vệ.
Cách mở bài rất hay, hùng hồn trang nghiêm. Người không chỉ nói với nhân dân Việt
Nam ta, mà còn tuyên bố với thế giới. Trong hoàn cảnh lịch sử thời bấy giờ, thế chiến II vừa
Trang 6
Ôn tập TN-THPT- Ngữ văn 12
kết thúc, Người trích dẫn như vậy là để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận tiến bộ thế giới, nhất là các nước trong phe Đồng minh, đồng thời ngăn chặn âm mưu tái chiếm Đông Dương làm thuộc địa của Đờ Gôn và bọn thực dân Pháp hiếu chiến, đầy tham vọng.
2. a. Bản cáo trạng tội ác thực dân Pháp.
- Vạch trần bộ mặt xảo quyệt của thực dân Pháp “lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”.
- Năm tội ác về chính trị: 1- tước đoạt tự do dân chủ, 2- luật pháp dã man, chia để trị,
3- chém giết những chiến sĩ yêu nước của ta, 4- ràng buộc dư luận và thi hành chính sách ngu dân, 5- đầu độc bằng rượu cồn, thuốc phiện.
- Năm tội ác lớn về kinh tế: 1- bóc lột tước đoạt, 2- độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng, 3- sưu thuế nặng nề, vô lý đã bần cùng nhân dân ta, 4- đè nén khống chế các nhà tư sản ta, bóc lột tàn nhẫn công nhân ta, 5- gây ra thảm họa làm cho hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói năm 1945.
- Trong vòng 5 năm (1940 – 1945) thực dân Pháp đã hèn hạ và nhục nhã “bán nước
ta hai lần cho Nhật”.
- Thẳng tay khủng bố Việt Minh; “thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm
giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng”.
b. Quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta
- Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Nhân dân ta đã nổi dậy giành chính quyền khi Nhật hàng Đồng minh.
- Nhân dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân và chế độ quân chủ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.
- Chế độ thực dân Pháp trên đất nước ta vĩnh viễn chấm dứt và xoá bỏ.
- Trên nguyên tắc dân tộc bình đẳng mà tin rằng các nước Đồng minh “quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam”:
“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do. Dân tộc đó phải được độc lập.
Phần thứ hai là những bằng chứng lịch sử không ai chối cãi được, đó là cơ sở thực tế và lịch sử của bản Tuyên ngôn độc lập được Hồ Chí Minh lập luận một cách chặt chẽ với những lí lẽ đanh thép, hùng hồn.
3. Lời tuyên bố với thế giới
- Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập (từ khát vọng đến sự thật lịch sử hiển nhiên)
Trang 7
Ôn tập TN-THPT- Ngữ văn 12
- Nhân dân đã quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy (được làm nên bằng xương máu và lòng yêu nước).
Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá của dân tộc ta, thể hiện phong cách chính
luận của Hồ Chí Minh
*Câu hỏi tham khảo
) Chứng minh TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP (Hồ Chí Minh) là một văn bản chính luận
mẫu mực
2) Phân tích nghệ thuật của văn bản TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
Bài 3

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
Giáo viên chọn lọc một số đề bài tiêu biểu và hướng dẫn học viên theo cách làm
bài văn nghị luận như sau:
Đề:
1) Dạy học ở các lớp học tình thương (đối với sinh viên) giúp đỡ người tàn tật có
hoàn cảnh neo đơn, tham gia phong trào thanh niên tình nguyện,
2) Bỏ học ra ngoài chơi điện tử, đánh bi a, tham gia đua xe,
xã hội.
I. Cách làm một bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
1. Tìm hiểu đề bài
2. Lập dàn ý Mở bài : Thân bài : Kết bài :
II. Cách làm một bài nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn về một hiện tượng có ý nghĩa đối với
- Bài nghị luận cần nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng - sai, lợi - hại, chỉ ra
nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết.
Trang 8
Ôn tập TN-THPT- Ngữ văn 12
- Ngoài việc vận dụng các thao tác lập luận phân tích so sánh, bác bỏ, bình luận người viết cần diễn đạt giản dị ngắn gọn, sáng sủa nhất là phần nêu cảm nghĩ của riêng mình.
Trang 9
Bài 1
Ôn tập TN-THPT- Ngữ văn 12
C. PHẦN ÔN TẬP CHUNG VỀ TÁC GIẢ VÀ THƠ
(Tiết 5-6-7-8-9-10-11-12)
TỐ HỮU
1. Những nhân tố tác động đến con đường thơ của Tố Hữu :
- Quê hương: sinh ra và lớn lên ở xứ Huế, một vùng đất nổi tiếng đẹp, thơ mộng , trầm mặc với sông Hương, núi Ngự, đền đài lăng tẫm cổ kính, và giàu truyền thống văn hóa, văn học bao gồm cả văn hóa cung đình và văn hóa dân gian mà nổi tiếng nhất là những điệu ca, điệu hò như nam ai nam bình . mái nhì, mái đẩy
- Gia đình: Ông thân sinh ra nhà thơ là một nhà nho không đỗ đạt nhưng rất thích thơ phú và ham sưu tầm văn học dân gian. Mẹ nhà thơ cũng là người biết và thuộc nhiều ca dao, tục ngữ. Từ nhỏ Tố Hữu đã sống trong thế giới dân gian cùng cha mẹ. Phong cách nghệ và giọng điệu thơ sau này chịu ảnh hưởng của thơ ca dân gian xứ Huế.
- Bản thân Tố Hữu: là người sớm giác ngộ lí tưởng cách mạng, tham gia cách mạng
từ năm 18 tuổi, bị bắt và bị tù đày từ năm 1939- 1942, sau đó vượt ngục trốn thoát và tiếp tục hoạt động cho đến Cách mạng tháng Tám, làm chủ tịch ủy ban khởi nghĩa ở Huế. Sau cách mạng ông giữ nhiều trọng trách ở nhiều cương vị khác nhau, nhưng vẫn tiếp tục làm
thơ.
2. Con đường thơ của Tố Hữu :
Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng Việt Nam từ những năm
1940 cho đến sau này.
a. Tập thơ Từ ấy(1946) gồm 71 bài sáng tác trong 10 năm (1936 – 1946). Tác phẩm được chia làm ba phần:
- Máu lửa (27 bài) được viết trong thời kì đấu tranh của Mặt trận dân chủ Đông
Dương, chống phát xít, phong kiến, đòi cơm áo, hòa bình
- Xiềng xích (30 bài) được viết trong nhà giam thể hiện nỗi buồn đau và ý chí, khí phách của người chiến sĩ cách mạng.
- Giải phóng (14 bài) viết từ lúc vượt ngục đến 1 năm sau ngày độc lập nhằm ngợi ca lí tưởng, quyết tâm đuổi giặc cứu nước và thể hiện niềm vui chiến thắng.
Những bài thơ tiêu biểu:Mồ côi, Hai đứa bé, Từ ấy,
b. Tập thơ Việt Bắc (1954)
- Gồm 24 bài sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
Trang 10
Ôn tập TN-THPT- Ngữ văn 12
- Việt Bắc là bức tranh tâm tình của con người VN trong kháng chiến với những cung bậc cảm xúc tiêu biểu: tình yêu quê hương đất nước, tình đồng chí đồng đội, tình quân dân, lòng thủy chung cách mạng. Đồng thời thể hiện quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn của đất
nước.
- Những bài thơ tiêu biểu: Phá đường, Việt Bắc, Bà mẹ Việt Bắc, Bầm ơi, Ta đi tới,
c. Gió lộng (1961):
+ Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
+ Phong trào đấu tranh chống Mĩ - Ngụy ở miền Nam.
- Tác phẩm thể hiện niềm vui chiến thắng, cuộc sống mới với những quan hệ xã hội
tốt đẹp. Còn là lòng tri ân nghĩa tình đối với Đảng, Bác Hồ và nhân dân.
- Những bài thơ tiêu biểu: Trên miền Bắc mùa xuân, Thù muôn đời muôn kiếp không
tan, Mẹ Tơm, Bài ca mùa xuân 1961,
d. Ra trận (1971), Máu và Hoa (1977)
Phản ánh cuộc đấu tranh của dân tộc kêu gọi cổ vũ tinh thần chiến đấu của dân tộc .
Ca ngợi Bác Hồ, tổng kết lịch sử đấu tranh.
3. Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu
- Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị thể hiện nồng nhiệt tự hào lý tưởng cách mạng, đời sống cách mạng của nhân dân ta.
- Thơ Tố Hữu chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, màu sắc
lịch sử được diễn tả bằng bút pháp lãng mạn, hình tưởng thơ kì vĩ, tráng lệ.
- Nét đặc sắc trong thơ Tố Hữu là có giọng điệu riêng. Thơ liền mạch, tự nhiên,
giọng tâm tình, ngọt ngào tha thiết.
- Nghệ thuật thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc. Phối hợp tài tình ca dao, dân ca các thể thơ dân tộc và “thơ mới”. Vận dụng biến hoá cách nói, cách cảm, cách so sánh ví von rất gần gũi với tâm hồn người. Phong phú vần điệu, câu thơ mượt mà, dễ thuộc dễ ngâm.
·
·
· Bài 2
·
· TÂY TIẾN – (QUANG DŨNG)
·
1. Hoàn cảnh sáng tác bài TÂY TIẾN – Quang Dũng .
Trang 11
Ôn tập TN-THPT- Ngữ văn 12
“Tây Tiến” là đơn vị bộ đội được thành lập đầu năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào ,tiêu hao lực lượng địch ở thượng Lào cũng như miền Tây Bắc bộ VN.
Địa bàn hoạt động khá rộng từ Châu Mai, Châu Mộc sang Sầm Nứa rồi vòng về Thanh Hóa. Lính Tây Tiến phần đông là sinh viện, học sinh Hà Nội. Quang Dũng là đại đội trưởng.
Năm 1948, sau một năm hoạt động đoàn bình tây tiến về Hoà Bình thành lập trung đoàn 52, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác.
Tại đại hội thi đua toàn quân (Phù Lưu Chanh) Quang Dũng viết bài thơ, lúc đầu có
tên “NHỚ TÂY TIẾN” .Bài thơ in lần đầu năm 1949 – đến năm 1957 được in lại và đổi tên
“TÂY TIẾN” .
2. Tìm hiểu bài thơ
· Đoạn 1 (Từ câu 1 đến câu 14) Thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ - thơ mộng
· Quang Dũng là một nghệ sĩ tài hoa nhiều mặt: viết văn xuôi, làm thơ và cả hội họa. Thơ ông viết ít nhưng lưu được ấn tượng sâu trong lòng người đọc vì vẻ đẹp lãng mạn, tài hoa. Viết về đề tài người lính Quang Dũng khá thành công ở bài thơ “Tây Tiến”
· “Tây Tiến” thể hiện lối cảm nghĩ riêng đó chính là tấm lòng Quang Dũng đối với một thời lịch sử đã qua. Cả bài thơ là một nỗi nhớ dài: Nhớ những miền đất mà tác giả đã từng qua, nhớ những đồng đội thân yêu, nhớ những kỷ niệm ấm áp tình quân dân kháng chiến. Tất cả những điều ấy được thể hiện bằng cái nhìn đầy lãng mạn của người lính. Đoạn thơ đầu gồm 14 câu như những thước phim quay chậm tái hiện địa bàn chiến đấu của người lính Tây Tiến. Đó là thiên nhiên Tây Tiến, là những người lính Tây Tiến cùng những kỷ niệm ấm tình quân dân.
· Mở đầu đoạn thơ Quang Dũng nhớ ngay đến dòng sông Mã. Dòng sông ấy hiện lên trong bài thơ như một nhân vật, chứng kiến mọi gian khổ, nỗi buồn, niềm vui, mọi chiến công và mọi hy sinh của đoàn binh Tây Tiến. Sông Mã gắn liền với miền đất đã từng qua, những kỷ niệm từng trải của đoàn quân Tây Tiến. Nhắc tới sông Mã cũng là nhắc tới núi rừng thiên nhiên Tây Bắc. Nhà thơ nhớ về những miền đất trong nỗi nhớ “chơi vơi”. “Chơi vơi” là nỗi nhớ không có hình, không có lượng, không ai cân đong đo đếm được nó lửng lơ mà đầy ắp ám ảnh tâm trí con người, khiến con người như sống trong cõi mộng. Chữ “chơi vơi” hiệp vần với chữ “ơi” ở câu thơ trên khiến cho lời thơ thêm vang vọng.
· Trong nỗi nhớ “chơi vơi” ấy hiện lên cả một không gian xa xôi hiểm trở. Tính
chất “xa xôi” thể hiện rõ ở một số địa danh: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch,
Trang 12
Ôn tập TN-THPT- Ngữ văn 12
Mai Châu. Nghe tên đất đã lạ vì đó là những vùng sâu, vùng xa của các dân tộc ít người từ Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình. Những địa danh này đi vào nỗi nhớ của nhà thơ bởi vậy nhớ về Tây Tiến thì cũng chính là nhớ về những vùng đất heo hút, hiểm trở đầu tiên. Điều này cũng dễ hiểu. Bởi những người lính Tây Tiến vừa mới ra đi kháng chiến từ một mái trường, một góc phố nào đó của thủ đô Hà Nội thì ấn tượng sâu đậm nhất về Tây Tiến trong họ lẽ đương nhiên là những gian khổ, những địa danh nêu trên càng trở nên xa hơn khi nó gắn liền với hình ảnh “sương lấp”, “đoàn quân mỏi” hiện về “trong đêm hơi”.
· Câu thơ “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm” với điệp từ “dốc” gối lên nhau cộng với tính từ “khúc khuỷu”, “thăm thẳm” làm sống dậy con đường hành quân hiểm trở, gập ghềnh, dài vô tận. Âm điệu câu thơ như cũng khúc khuỷu như bị cắt đoạn như đường núi khúc khuỷu, có đoạn lên cao chót vót có đoạn xuống thăm thẳm. Con đường mà người lính Tây Tiến phải trải qua cao tới mức bóng người in trên những cồn mây, đến mức “súng ngửi
trời”
· Đây là cách nói thậm xưng thể hiện sự độc đáo của Quang Dũng. Nếu chỉ thấy súng chạm trời thì ta mới chỉ thấy được cái thế cao của dốc còn hình ảnh “Súng ngửi trời” hàm chứa một ý nghĩa khác. Đó là vẻ tinh nghịch, chất lính ngang tàng như thách thức cùng gian khổ của người lính Tây Tiến. Điều này khiến cho hình ảnh người lính Tây Tiến được nâng cao rõ nét trong một không gian rộng lớn vời vợi, và đây cũng chính là chất lãng mạn bay bổng của tâm hồn người lính Tây Tiến, của Quang Dũng. Câu thơ còn gợi cho ta cảm giác về độ cao, độ sâu không cùng của dốc. Ta bắt gặp ý thơ này ở câu thơ: “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”. Cả hai câu đều ngắt nhịp 4/4. Thực ra ý của câu sau điệp lại ý của câu trước nhưng lối điệp vô cùng sáng tạo, khiến cho người đọc khó phát hiện ra. ý thơ gấp khúc giữa hai chiều cao thăm thẳm, sâu vòi vọi, dốc tiếp dốc, vực tiếp vực nhấn mạnh địa bàn hoạt động của những người lính vô cùng khó khăn, hiểm trở, vượt qua những khó khăn, hiểm trở đó đã là một kỳ tích của những người lính.
· Tổng hợp những chi tiết đã phân tích ở trên ta có được một phần chính về bức tranh của thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, hoang dại, hiểm trở mà đầy sức hút. Những câu thơ phần lớn là thanh trắc càng gợi cái trúc trắc, trục trặc, tạo cảm giác cho độc giả về hơi thở nặng nhọc, mệt mỏi của người lính trên đường hành quân. Giữa những âm tiết toàn thanh trắc ấy chen vào câu thơ gần cuối đoạn thơ dài man mác toàn thanh bằng: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Đây chính là hình ảnh thơ mộng mà hoang dã về thiên nhiên Tây Tiến. Thiết nghĩ nếu câu thơ này vì lí do nào đó mà không có thì sức hấp dẫn của đoạn thơ sẽ giảm đi rất nhiều
bởi lẽ chính câu thơ tạo nên nét thứ hai cho bức tranh về thiên nhiên Tây bắc. Thiên nhiên
Trang 13
Ôn tập TN-THPT- Ngữ văn 12
Tây bắc hùng vĩ, hoang sơ, hiểm trở nhưng đầy thơ mộng. Chất tài hoa của Quang Dũng được thể hiện khá trọn vẹn ở chỗ nhà thơ nhắc đến mưa rừng mà tạo cảm giác đứng trước biển lại người lên vẻ đẹp của người lính chân đứng trên dốc cao đầu gội trong mưa lớn. Cứ một nét bút gân guốc lại xen vào một nét bút mềm mại, trữ tình tạo cho bức tranh về thiên nhiên Tây Tiến cân đối hài hòa.
· Nhắc lại những thử thách khắc nghiệt cũng là để nói đến sức chịu đựng bền bỉ của con người. Từ đây Quang Dũng vụt nhớ đến hình ảnh những đồng đội, dù can trường trong dãi dầu nhưng có khi gian khổ đã vượt quá sức chịu đựng khiến cho người lính đã gục ngã, nhưng gục ngã trên tư thế hành quân.
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục trên súng mũ bỏ quên đời”
· Nói đến cái chết mà lời thơ cứ nhẹ như không. Dường như người lính Tây Tiến chỉ bỏ quên đời một lát rồi lại bừng tỉnh và bước tiếp. Nói về cái chết mà lời thơ không bi lụy. Đó cũng là một nét trong phong cách biểu hiện của nhà thơ Quang Dũng. Những ngày chiến đấu bảo vệ biên giới, để giúp bạn giữa núi rừng Tây Bắc thật lắm gian nan khó nhọc. Những gian nan khó nhọc còn hằn sâu trong trí nhớ. Quang Dũng không khoa trương tính cách anh hùng dũng cảm, cũng không nói đến cảnh bách chiến bách thắng. Nhưng sống và chiến đấu trong một địa bàn hiểm trở dữ dội, hoang dã đã là anh hùng rồi.
· Vùng đất xa xôi hiểm trở với những nét dữ dội hoang dã:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
· Cảnh hiểm trở cheo leo nhưng đâu có tĩnh lặng thanh bình... Với những từ “oai linh”, “gầm thét” thác nước như một sức mạnh thiêng liêng, đầy quyền uy, đầy đe dọa, và những con hổ đi lang thang hoành hành ngang dọc coi mình là chúa tể của núi rừng làm cho cảnh rừng núi thêm rùng rợn ghê sợ.
· Đang nói đến cái rùng rợn bí hiểm của rừng già nhà thơ bỗng nhớ lại một kỷ
niệm ấm áp tình quân dân.
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
· Trong gian khổ thiếu thốn người ta càng nâng niu càng quí trọng nghĩa tình. Hình ảnh những nồi cơm lên khói, những mùa màng thơm nếp xôi và đặc biệt là “em” biểu t- ượng cho người dân Tây Bắc hiện về trong cảm xúc nhà thơ vừa tự nhiên vừa tinh tế. Sự xuất
hiện của những hình ảnh này khiến cho đoạn kết của khổ thơ có sức bay bổng. Đoạn thơ ấm
Trang 14
Ôn tập TN-THPT- Ngữ văn 12
lại trong tình quân dân mặn nồng. Hai câu cuối gieo vào tâm hồn độc giả một cảm xúc ấm nóng. Cái ấm nóng của tình người. Đây chính là chất lãng mạn bay bổng của đoạn thơ và nó như một nét vẽ tươi sáng của bức tranh.
· Đoạn thơ là sự phối kết hợp hài hòa giữa hai bút pháp hiện thực và lãng mạn. Cả đoạn thơ như một bức tranh thủy mặc cổ điển được phác thảo theo lối tạo hình phương đông. Quang Dũng là một hoạ sĩ. Ông có tài chấm phá trong việc phác thảo cảnh vật. Quang Dũng đã xây một đài kỷ niệm trong thơ cho thiên nhiên Tây Bắc và người lính Tây Tiến.
· Đoạn 2. Con người Tây Bắc duyên dáng và tài hoa
· Cả đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên diễm lệ có sức hòa hợp diệu kỳ giữa thiên nhiên và con người. Cảnh trí miền Tây ở khổ thơ dường như được tạo hình theo thi pháp truyền thống: “Thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc”. Một miền Tây thơ mộng thi vị giàu sức cuốn hút. Đoạn thơ thứ 2 này được xem là đoạn thơ tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật của Quang Dũng. Câu mở đầu đoạn tạo cảm giác đột ngột bừng sáng:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
· “Bừng lên” vừa đột ngột, bất ngờ vừa thú vị. Cả cảnh vật và lòng người đều bừng sáng lên. Chất hào hoa trong bút pháp thể hiện của Quang Dũng đã bộc lộ ngay từ câu thơ đầu. Hai cụm từ “bừng lên” “hội đuốc hoa” thể hiện sự tinh tế trong việc sử dụng từ ngữ của Quang Dũng. Hai cụm từ này vừa có tính tả thực vừa đậm chất lãng mạn. “Bừng lên” vừa có nghĩa bừng sáng lung linh vừa như bừng tỉnh.
· “Hội đuốc hoa” đây là cảnh thực. Đêm liên hoan văn nghệ diễn ra dưới những cánh rừng, người đến dự đều cầm trên tay ngọn đuốc, gió thổi làm những ngọn đuốc lung linh phát ra những tia lửa. Cảnh tượng này trong đêm quả thật nhìn như hoa đuốc. Cảm nhận của Quang Dũng vừa tinh tế vừa lãng mạn, câu thơ gợi sức liên tưởng, tưởng tượng cho người đọc. Trên cái nền không gian ấy “em” xuất hiện.”Em” xuất hiện lập tức trở thành trung điểm
của mọi điểm nhìn.
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
· “Kìa em” lời chào đón đầy ngạc nhiên sung sướng đến ngỡ ngàng. Lời chào đón mang tính phát hiện. Em lạ mà quen, quen mà lạ. Quang Dũng phát hiện ra vẻ đẹp rực rỡ của cô gái bằng cả niềm yêu, niềm say đến cảm phục. Yêu say từ vóc dáng đến trang phục. Chính trang phục truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa của các thiếu nữ Tây Bắc càng tôn vinh lên vẻ đẹp của họ Quang Dũng không khỏi không thán phục đến ngạc nhiên trước vẻ đẹp ấy. Em trở thành hạt nhân của bức tranh với vẻ đẹp xứ lạ phương xa. Câu thơ thứ ba xuất hiện
lập tức khổ thơ như tràn đầy âm nhạc.
Trang 15
Ôn tập TN-THPT- Ngữ văn 12
Khèn lên man điệu nàng e ấp.
· Những âm thanh phát ra từ nhạc cụ của đồng bào Tây Bắc đối với người lính Tây Tiến vừa lạ vừa có vẻ hoang dại mang tính sơ khai mà đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Chính cái lạ ấy làm đắm say tâm hồn những chàng trai Tây Tiến gốc Hà Nội hào hoa. Từ “man điệu” mà Quang Dũng sử dụng ở đây cũng rất tài hoa. Ngời đọc như được chứng kiến những vũ khúc hoang sơ của văn hóa Âu Lạc. Vũ khúc ấy hòa với vũ điệu Em duyên dáng, e ấp, tình tứ. Ta chú ý tác giả sử dụng từ : Ban đầu là “em” tiếp đến là “nàng” rồi sau lại là “em”. Từ cách sử dụng ấy ta cảm nhận được em như một nàng tiên kiều diễm và ta như lạc vào cõi thần tiên với không khí mê say đến ngây ngất. Chính trong không khí của âm nhạc, vũ điệu ấy đã chắp cánh cho tâm hồn những người lính Tây Tiến thực sự ngất ngây trước người và cảnh.
· Sẽ rất thiếu sót nếu như chúng ta dừng lại ở đây. Bởi lẽ bốn câu sau của đoạn thơ mới thực sự thi vị. Cả bốn câu là cảnh sắc Tây Bắc gợi cảm giác mênh mang, huyền ảo:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
· Một không gian bảng lảng khói sương như trong cõi mộng cứ thế hiện ra. Cái thực của khí trời Tây Bắc, cái mộng của không khí bảng lảng sương khói hiện lên như một miền cổ tích. Ta nhớ rằng Quang Dũng là một họa sĩ bởi vậy đoạn thơ đậm màu sắc hội họa. Nét bút phác thảo của Quang Dũng thật là tài hoa. Chỉ một vài nét chấm phá vậy mà cái hồn của cảnh vật và con người hiện lên thật sinh động đầy sức cuốn hút.
· Không gian dòng sông buổi chiều giăng mắc một màu sương, sông nước bến bờ hoang dại như một bờ

File đính kèm:

  • docTuan_18_On_tap_phan_Van_hoc_20150725_041006.doc
Giáo án liên quan