Đề cương ôn thi học kì II – Vật lý 8

Bài 11 : Thả một quả cầu bằng thép có khối lượng 0,5kg ở nhiệt độ 1200C vào một chậu nước ở nhiệt độ 250C .Khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của quả cầu thép và nước là 27,50C .Biết nhiệt dung riêng của thép 460J/kg.K và nước 4200J/kg.K. Tính :

a) Nhiệt độ quả cầu thép tỏa ra

b) Tính thể tích nước trong chậu

 Hướng dẫn: m1 = 0,5 kg, t1 = 1200C, t2 = 250C ,t=27,50C

 C1 = 460J/kg.K, C2 = 4 200 J/kg.K.

 Nhiệt độ quả cầu thép tỏa ra :Q1= m1.c1(t1-t)

Thể tích nước trong chậu : m1 c1(t1 - t) = m2c2 (t – t2) m2

 

doc7 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2836 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi học kì II – Vật lý 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II – VẬT LÝ 8
LÝ THUYẾT :
Câu 1: Phát biểu định luật về công.
	à Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
Câu 2: Định nghĩa công suất. Viết công thức tính công suất, giải thích các đại lượng và nêu đơn vị từng đại lượng.
	à Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
	 Công thức tính công suất: P = A/t
	Trong đó,
	A là công thực hiện được, đo bằng jun (J)
	t là thời gian, đo bằng giây (s)
	P là công suất, đo bằng Oát (W).
Câu 3: Khi nào vật có cơ năng ? Cơ năng có những dạng nào ? Nêu định nghĩa thế thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi, động năng. 
Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng. Cơ năng có hai dạng là thế năng và động năng. Cơ năng của một vât bằng tổng thế năng và động năng của nó.
Thế năng hấp dẫn: Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng hấp dẫn.
Thế năng đàn hồi: Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.
Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng.
Câu 4 : Các chất được cấu tạo như thế nào ? Các nguyên tử, phân tử chuyển dộng hay đứng yên ? 
	à Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
	Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. 
Câu 5: Hãy giải thích vì sao khi bỏ cục đường vào cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt.
	à Khi khuấy lên các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước cũng như các phân tử nước xen vào khoảng cách giữa các phân tử đường.
Câu 6: Tại sao quả bóng cao su hoặc quả bóng bay bơm căng, dù có buộc thật chặt cũng cứ ngày một xẹp dần ?
	à Thành bóng cao su được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa chúng có khoảng cách. Các phân tử không khí ở trong quả bóng có thể chui qua các khoảng cách này ra ngoài làm cho bóng xẹp dần.
Câu 7: Cá muốn sống phải có không khí. Tại sao cá vẫn sống được ở trong nước ? 
	à Vì các phân tử không khí chuyển động hỗn độn không ngừng có thể xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước nên trong nước có không khí.
Câu 8: Chuyển động phân tử phụ thuộc thế nào vào nhiệt độ ? Cho ví dụ.
	à Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh. 
Ví dụ: Nước nóng thì đường tan nhanh hơn nước lạnh vì các phân tử nước nóng chuyển động nhanh hơn các phân tử nước lạnh nên hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn.
Câu 9: Tại sao trong hồ, ao, sông, biển lại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước rất nhiều ?
	à Do các phân tử không khí chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía.
Câu 10: Hiện tượng khuếch tán có xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ không ? Tại sao ?
	à Có. Vì khi nhiệt độ tăng các phân tử chuyển động nhanh hơn.
Câu 11: Nhiệt năng là gì ? có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng ? Nhiệt lượng là gì ? Đơn vị của nhiệt năng và nhiệt lượng là gì ?
Nhiệt năng của một vật là tổng động năng phân tử cấu tạo nên vật.
Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng hai cách: Thực hiên công và truyền nhiệt.
Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
Đơn vị của nhiệt năng và nhiệt lượng là jun (J).
Câu 12: Nung nóng một miếng chì rồi thả vào cốc lạnh. Nhiệt năng của miếng đồng và nước thay đổi thế nào ? Đây là thực hiện công hay truyền nhiệt ?
	àNhiệt năng của miếng chì giảm còn nhiệt năng của nước tăng lên. Đây là sự truyền nhiệt.
Câu 13: Xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy tay nóng lên. Trong hiện tượng này đã có sự chuyển hoá năng lượng như thế nào ? Đây là thực hiện công hay truyền nhiệt ?
	à Từ cơ năng sang nhiệt năng. Đây là thực hiện công. 
Câu 14: Thế nào là sự dẫn nhiệt. Cho ví dụ.
	à Sự dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật, hoặc từ vật này sang vật khác. Ví dụ: Đốt một đầu thanh sắt, một lúc sau đầu kia của thanh sắt cũng nóng lên. 
Câu 15: Tại sao nồi, xoang thường làm bằng kim loại, còn bát đĩa thường làm bằng sứ ?
	à Vì kim loại dẫn nhiệt tốt còn sứ dẫn nhiệt kém.
Câu 16: Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn một áo dày ?
	à Vì giữa các lớp áo mỏng có lớp không khí mà không khí dẫn nhiệt kém nên cách nhiệt giữa cơ thể với môi trường bên ngoài.
Câu 17: Nói nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K có nghĩa là gì ?
	à Có nghĩa là để 1kg nước tăng thêm 10C thì cần truyền cho nước một nhiệt lượng là 4200J.
Câu 18: Tại sao có hiện tượng khuếch tán ? Nó xảy ra nhanh hay chậm khi giảm nhiệt độ ?
	à Vì các nguyên tử, phân tử chuyển động luôn chuyển động và giữa chúng có khoảng cách. Khi nhiệt độ giảm thì hiện tượng khuếch tán xảy ra chậm đi.
Câu 19: Tại sao một vật lúc nào cũng có nhiệt năng ?
	à Vì các phân tử cấu tạo nên vật lúc nào cũng chuyển động.
Câu 20: Có thể nói miếng đồng cọ xát trên mặt bàn đã nhận nhiệt lượng không ?
	à Không. Vì đây là hình thức truyền nhiệt bằng thực hiện công.
Câu 21: Đun nước, nước nóng dần lên, khi nước sôi tại sao nắp lại bật lên ?
	à Nước nóng dần lên là do sự truyền nhiệt từ bếp đun sang nước; nắp bật lên là do nhiệt năng của hơi nước chuyển hoá thành cơ năng.
Câu 22: Thế nào là sự đối lưu ? Thế nào là bức xạ nhiệt ? Cho ví dụ.
	à Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng dòng chất lỏng hoặc chất khí. VD: Đun nước phải đun từ đáy ấm để tạo thành dòng đối lưu, nước mới sôi được; sự tạo thành gió.
	à Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. VD: Nhiệt từ bếp lửa đến người; nhiệt từ Mặt Trời đến Trái Đất.
Câu 23: Một ống nghiệm đựng đầy nước. Hỏi khi đốt nóng ở miệng ống, ở giữa hay đáy ống thì tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn ?
	à Đốt ở đáy ống. Vì sẽ nhanh tạo ra dòng đối lưu chất lỏng.
Câu 24: Tại sao các bể chứa xăng lại thường được quét một lớp sơn màu trắng bạc ?
	à Lớp sơn màu trắng bạc phản xạ tốt các tia nhiệt, hấp thụ các tia nhiệt kém nên hạn chế sự truyền nhiệt vào từ bên ngoài, làm cho xăng đỡ nóng hơn.
Câu 25: Tại sao vào mùa hè, ở nhà tranh mát hơn ở nhà tôn ?
	à Tại vì mái tôn dẫn nhiệt tốt hơn mái tranh.
Câu 26: Nấu cơm bằng nồi nhôm và nồi đất thì nồi nào cơm mau chín ? 
	à Nồi nhôm vì nhôm dẫn nhiệt tốt hơn đất.
CÁC DẠNG BÀI TẬP 
Bài 1: Một con ngựa kéo một cái xe với lực không đổi 1200N đi được 6000m trong 2400s. Tính công và công suất của con ngựa?
Hướng dẩn: 	a) Công mà con ngựa sinh ra là: 	A = F.s = 1200.6000 = 7200000 (J) 
 	b) Công suất của con ngựa là:	 P = (W) 
Bài 2: Một lực sĩ cử tạ nâng quả tạ có khối lượng 125 kg lên cao 70 cm trong thời gian 0,3 giây.Tính công và công suất của người lực sĩ trong trường hợp này?	
Hướng dẩn: 
Tóm tắt 
m= 125 kg 
h= 70 cm= 0, 7 m
t = 0,3 s
P? 
Giải
Ta có :P=10.m=10.125=1250 N 
Công mà lực sĩ thực hiện
A= P.h = 10.125.0,7= 875 (J) Công suất của người lực sĩ:
 P= = 2916,7 (W) 
Câu 6: Tính công suất của dòng nước chảy qua đập ngăn cao 25m xuống dưới, biết rằng lưu lượng dòng nước là 120m3/phút, khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3.
HD :	Trọng lượng của 1m3 nước là 10 000N.
 Trong thời gian t = 1ph = 60s, có 120m3 nước rơi từ độ cao h = 25m xuống dưới, thực hiện một công là:
	A = F.s = P.s = 120.10 000.25 = 30 000 000J
	 Công suất của dòng nước:
	P = 
MẪU BÀI TẬP ĐỊNH LƯỢNG 
Bài 3 : Bài 24.4/trang 65/SBT_Tính nhiệt lượng
Cho biết:
mAl = 400g = 0,4kg 	Giải
mnước = 1kg Nhiệt lượngcung cấp cho ấm nhôm và nước là:
t1 = 20C 	Q = Q1 + Q2 = mAl cAl(t2 - t1) + mnước cnước(t2 - t1)
t2 = 100C = 0,4.880.80 + 1.4200.80
cAl = 880J/kg.K = 28160 + 336000
cnước = 4200J/kg.K = 364160(J).
Q = ? Đáp số: Q = 364160J.
Bài 4 : Bài 24.7/trang 65/SBT_Tính nhiệt lượng, công, công suất
Giải
Nhiệt lượng đầu búa nhận được là:
Q = m.c.(t1 – t2) = 12.460.20 = 110400J
Công của búa máy thực hiện trong 1,5phút là:
A = 
Công suất của búa là:
P = .
Bài 5: Câu C2/89_Phương trình cân bằng nhiệt_Tính độ tăng nhiệt độ t
Tóm tắt
 m1 = 0,5kg
 m2 = 500g 
 = 0,5kg
 t1 = 80C
 t = 20C
c1= 380J/kg.K
c2= 4200J/kg.K
 t = ?
Bài giải
Nhiệt lượng đồng tỏa ra là:
Q1 = m1.c1.(t1 – t) = 0,5.380.(80 – 20) = 11 400J
Nhiệt lượng nước thu vào là:
Q2 = m2.c2.(t – t2) = 0,5.4 200.(20 – t2)
Nhiệt lượng tỏa ra bằng nhiệt lượng thu vào:
Q1 = Q211 400 = m2 .c2 .t 
 11 400 = 0,5.4200.t
 t 5,43C.
Vậy: Nhiệt độ của nước tăng lên 5,43C.
Nước nhận thêm một nhiệt lượng là:
Q2 = m2.c2.t = 0,5.4 200.5,43 = 11 403J.
Bài 6: Câu C3/89 _ Phương trình cân bằng nhiệt_Tính nhiệt dung riêng c
Cho biết: 	Bài giải
m1 = 400g = 0,4kg Nhiệt lượng tỏa ra bằng nhiệt lượng thu vào:
m2 = 500g = 0,5kg 	Q1 = Q2 
c2 = 4190J/kg.K	 m1.c1.(t1 – t) = m2.c2.(t – t2)
t1= 100C 	 0,4.c1.(100 – 20) = 0,5.4190.(20 – 13)
t2 = 13C c1 
c1 = ?	Kim loại này là thép.
Bài 7: Cần nhiệt lượng bao nhiêu để đun nóng 5 lít nước từ 20oC lên 80oC? Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K.
HD: 
 Tóm tắt:
V = 5l ® m = 5kg
t1 = 20oC
t2 = 80oC
c = 4 200 J/kgK
Q = ?
 Giải:
Nhiệt lượng của nước cần thu vào để nóng lên:
 Q = m .c (t2 – t1) 
 = 5. 4 200 (80 – 20) 
 = 1260 000 (J) = 1260 (KJ)
Câu 2: Một ấm đun nước bằng nhôm nặng 500g chứa 2kg nước ở nhiệt độ 200C. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước, nếu coi nhiệt lượng tỏa ra môi trường bên ngoài là không đáng kể. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K, của nhôm là 880 J/kg.K.
HD: 
 Tóm tắt:
 m1 = 500g = 0,5kg
 m2 = 2kg
 t1 = 200C
 t2 = 1000C
 c1 = 880J/kg.K
 c2 = 4200J/kg.K
 Q = ? (KJ)
 Giải:
 - Nhiệt lượng nhôm thu vào để nóng lên:
 Q1 = m1.c1.(t2 – t1)= 0,5.880. (100– 20)= 35 200 (J)= 35,2 (KJ)
 - Nhiệt lượng nước thu vào để nóng lên:
 Q2 = m2 .c2.(t2–t1)= 2.4200 . (100 – 20)= 672 000(J) = 672 (KJ)
 - Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước:
 Q = Q1 + Q2 = 35,2 + 672 = 707,2 (KJ)
Bài 8: Trong khi làm thí nghiệm để xác định nhiệt dung riêng của chì, một học sinh thả một miếng chì có khối lượng 0,3kg được nung nóng tới 1000C vào 0,25kg nước ở 58,50C làm cho nước nóng lên đến 600C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K.
	a) Tính nhiệt lượng nước thu được.
	b) Tính nhiệt dung riêng của chì.
HD: 
 Tóm tắt
 m2 = 0,3kg
 m1 = 0,25kg
 t2 = 1000C
 t1 = 58,50C
 t = 600C
 c1 = 4200J/kg.K
 a) Q1 = ? (J)
 b) c2 = ? (J/kg.K)
 Giải
 a) Nhiệt lượng nước thu được:
 Q1 = m1. c1. (t – t1)
 = 0,25 . 4200 . (60 – 58,5)
 = 1575 (J)
 b) Nhiệt dung riêng của chì:
 Q2 = m2 . c2 . (t2 – t)
 = 0,3 . c2 . (100 – 60)
 = 12 c2 (J)
 Vì Q1 = Q2 nên: 
 1575 = 12 c2
 (J/kg.K)
Bài 9: Một ấm nhôm có khối lượng 360g chứa 1,2 lít nước. Biết nhiệt độ ban đầu của ấm và nước là 240C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K, của nước là 4 200 J/kg.K. Hãy tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước trong ấm? ( 407 116,8 J )
Hướng dẫn: m1 = 360g = 0,36 kg, m2 = 1,2 kg, t1 = 240C, t2 = 1000C,C1 = 880J/kg.K, C2 = 4 200 J/kg.K.
 Nhiệt lượng ấm nhôm thu vào để nóng đến 1000C là: Q1 = m1.C1 
 Nhiệt lượng nước thu vào để nóng đến 1000C là: Q2 = m2.C2 
 Nhiệt lượng tổng cộng là: Q = Q1 + Q2 =407 116,8 (J). 
Bài 10: Trộn nước đang ở nhiệt độ 240C với nước đang ở nhiệt độ 560C. Biết khối lượng của hai lượng nước bằng nhau. Hãy tính nhiệt độ của nước khi đã ổn định? ( 400C )
Hướng dẫn: Nhiệt lượng mà m kg nước 240C thu vào là: Q1 = mc(t – 24) (1)
 Nhiệt lượng mà m kg nước 560C toả ra là: Q2 = mc(56 – t) (2)
 Từ (1) và (2) ta có: Q1 = Q2 (t – 24) = (56 – t)
 Nhiệt độ khi cân bằng là: .
Bài 11 : Thả một quả cầu bằng thép có khối lượng 0,5kg ở nhiệt độ 1200C vào một chậu nước ở nhiệt độ 250C .Khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của quả cầu thép và nước là 27,50C .Biết nhiệt dung riêng của thép 460J/kg.K  và nước 4200J/kg.K. Tính :
Nhiệt độ quả cầu thép tỏa ra 
Tính thể tích nước trong chậu
 Hướng dẫn: m1 = 0,5 kg, t1 = 1200C, t2 = 250C ,t=27,50C
	C1 = 460J/kg.K, C2 = 4 200 J/kg.K.
 Nhiệt độ quả cầu thép tỏa ra :Q1= m1.c1(t1-t)
Thể tích nước trong chậu : m1 c1(t1 - t) = m2c2 (t – t2)m2
Bài 12 :Người ta thả một miếng đồng ở nhiệt độ 1300C vào 2,5 lít nước ở 200C.Nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là 300C . Biết nhiệt dung riêng của đồng 368J/kg.K  và nước 4200J/kg.K. Tính :
Nhiệt độ nước thu vào
Khối lượng đồng
Hướng dẫn: t1 = 1300C, m1 = 2,5 kg, t2 = 200C ,t=300C
	C1 = 368J/kg.K, C2 = 4 200 J/kg.K.
Nhiệt độ nước thu vào :Q2= m2.C2(t-t2)
Khối lượng đồng : m1 c1(t1 - t) = m2c2 (t – t2)m1
Bài 13: Một học sinh thả 1250g chì ở nhiệt độ 1200 C vào 400g nước ở nhiệt độ 300 C làm cho nước nóng lên tới 400C .Hỏi nhiệt độ của chì ngay khi có sự cân bằng nhiệt.
Tính nhiệt lựơng nước thu vào.
Tính nhiệt dung riêng của chì.
So sánh nhiệt dung riêng của chì tính được với nhiệt dung riêng của chì trong bảng và giải thích tại sao có sự chênh lệch đó.
 (Cho Biết CNước= 4200J/kg.K, CĐất =800J/kg.K, CChì =130J /kg.K)
Giải: 
Đổi:400g = 0,4 kg , 1250g = 1,25 kg
Nhiêt độ của chì ngay khi có sự cân bằng nhiệt là 400 C	
Nhiệt lượng do nước thu vào
 Q = m.c(t2 –t1) = 0,4.4200.10 = 16800 J	
c) Qtỏa = Qthu = 1680 J	
 Q Tỏa = m.c. Dt suy ra CPb = QTỏa /m. Dt = 16800/1,25.(120 -40) = 168J/kg.K 	
d) Nhiệt dung riêng của chì tính được có sự chênh lệch so với nhiệt dung riêng của chì trong bảng SGK là do thực tế có nhiệt lượng tỏa ra môi trường bên ngoài. 	
Bài 14: Thả một quả cầu nhôm khối lượng 0,15kg được đun nóng tới 100oC vào một cốc nước ở 20oC. Sau một thời gian, nhiệt độ cảu quả cầu và của nước đều bằng 25oC. Tính khối lượng nước, coi chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau.
Lời giải
- Nhiệt lượng của quả cầu nhôm toả ra để nước hạ nhiệt độ từ 1000C - 250C:
Q1 = m1c1(t1 - t) 
- Nhiệt lượng của nước thu vào để tăng từ 200C - 250C:
Q2 = m2c2(t - t2) 
- Nhiệt lượng của quả nhôm toả ra đúng bằng nhiệt lượng nước thu vào: 
Q toả ra = Q thu vào 
Hay: m2c2(t - t2) = m1c1(t1 - t) 
 m2 = = 0,47 (kg)
	Bài giải:
Cho biết:
m1 = 0.15 kg 
t1 = 1000C
c1 = 880J/ kg. K
t2 = 200C
c2 = 4200 J/ kg. k
t = 250C
m = ?
Bài 15 Đổ 3,5kg nước đang sôi vào 5kg nước ở 250C. Hỏi nhiệt độ cuối cùng của nước khi có cân bằng nhiệt? Bỏ qua nhiệt tỏa ra môi trường bên ngoài.
TL: 
Cho biết: Bài giải:
m1 = 3,5kg Nhiệt lượng do 3,5kg nước tỏa ra: Q tỏa = m1.c.(t1 - t)
m2 = 5kg Nhiệt lượng do 5kg nước thu vào: Qthu = m2.c.(t - t2) 
c = 4200J/kg.K Nhiệt lượng nước tỏa ra bằng nhiệt lượng nước thu vào: Q tỏa = Qthu
t1 = 1000C m1.c.(t1 - t) = m2.c.(t - t2) 
t2 = 250C m1.(t1 - t) = m2.(t - t2) 
t = ? m1.t1 – m1.t = m2.t – m2.t2
 (m1 + m2).t = m1.t1 + m2.t2
 t = = = = 55,88
	Vậy nhiệt độ cuối cùng khi có cân bằng nhiệt là 55,880C

File đính kèm:

  • docON_TAP_HKII_VAT_LY_8_20150725_092812.doc