Đề cương ôn thi học kì 1 môn Ngữ văn khối 6

A. PHẦN VĂN HỌC

 I. Các thể loại truyện đã học

1. Truyện dân gian:

a) Truyền thuyết: Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

b) Cổ tích: Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật quen thuộc

 - Nhân vật bất hạnh ( như : người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí, .);

 - Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ;

 - Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch ;

 - Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động như con người).

Truyện thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.

c) Ngụ ngôn: Là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

d) Truyện cười: Là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.

 

docx18 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi học kì 1 môn Ngữ văn khối 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
- Tác phẩm truyện Cổ tích: +........................................
 +........................................... +.........................................
 +........................................... +.......................................... 
- Bài tập vận dụng
* Tác phẩm Thạch Sanh
 Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi sau:
 "Thạch Sanh một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ được gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng, Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận, cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa.Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết.Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy..."
a) Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
b)Nêu nội dung chính của đoạn văn? 
c)Chỉ ra các chi tiết nghệ thuật tưởng tượng kì ảo trong đoạn văn trên?Trình bày cảm nhận của em về chi tiết nghệ thuật ấy?
 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 5
 "Một hôm, Thạch Sanh ngồi trong ngục tối, đem đàn của vua Thủy Tề cho ra gảy. Tiếng đàn văng vẳng đến hoàng cung, lọt vào tai công chúa. Vừa nghe tiếng đàn, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Nàng xin vua cha gọi người đánh đàn vào cung.
 Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lí Thông đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung."
1) Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
2)Nêu nội dung chính của đoạn văn? Chỉ ra yếu tố hoang đường có trong đoạn văn?Trình bày cảm nhận của em về chi tiết nghệ thuật ấy?
3)Qua đoạn văn trên, em thấy những phẩm chất nào của Thạch sanh được bộc lộ?
4)Từ nhân vật Thạch Sanh, nhân dân ta đã gửi gắm ước mơ gì?
5) Chi tiết nào có ý nghĩa nhân văn nhất trong đoạn văn trên?Theo em, vì sao người Việt lại yêu mến nhân vật Thạch Sanh? 
* Tác phẩm Em bé thông minh
 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
 " Viên quan sung sướng, vội vàng trở về tâu vua.Vua và các triều thần nghe nói mừng như mở cờ trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng".
a) Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào?Đoạn văn được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người nghĩ ra cách " xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ nhà vua" ?
b) Trình bày cảm nhận của em về chi tiết nghệ thuật trên?
3. Truyện ngụ ngôn:
- Là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống
- Tác phẩm truyện Ngụ ngôn: 
 +........................................... +.........................................
 +........................................... +.......................................... 
- Bài tập vận dụng
* Tác phẩm : Ếch ngồi đáy giếng
 Đọc văn bản: " Ếch ngồi đáy giếng " và trả lời các câu hỏi từ 1 đến câu 4:
 "Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
 Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài
 Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp."
 ( Theo Minh Hạnh và Phan Hồng Sơn- sách Ngữ văn 6- tập một, trang 100)
1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
2. Ghi lại hai câu văn quan trọng nhất thể hiện nội dung ý nghĩa của truyện?
3. Nhan đề văn bản là một thành ngữ, hãy đặt một câu văn sử dụng thành ngữ đó? tìm thêm các thành ngữ có nội dung tương tự với văn bản trên?
4. Em hãy nêu bài học nhân sinh và ý nghĩa của bài học toát lên từ câu chuyện trên?
* Tác phẩm : Thầy bói xem voi
 Đọc văn bản: " Thầy bói xem voi " và trả lời các câu hỏi từ 1 đến câu 4:
 Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi chuyện gẫu với nhau.Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào.Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi đứng lại để cùng xem.Thầy thì sờ voi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.
 Đoạn, năm thầy ngồi bàn tán với nhau
 Thầy sờ vòi bảo:
 - Tưởng con voi nó thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.
 Thầy sờ ngà bảo:
 - Không phải! Nó dài dài như cái đòn càn.
 Thầy sờ tai bảo:
 - Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.
 Thầy sờ chân cãi:
 - Ai bảo? Nó sừng sững như cái cột đình.
 Thầy sờ đuôi lại nói:
 - Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tun tủn như cái chổi xể cùn.
 Năm thầy, thầy nào cũng cho là mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu chảy máu. ( Theo Trương Chính- sách Ngữ văn 6- tập một, trang 102)
1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
2. Nhan đề văn bản là một thành ngữ, hãy đặt một câu văn sử dụng thành ngữ đó?
3. Em hãy nêu ý nghĩa và bài học toát lên từ câu chuyện trên?
4.Từ truyện " Thầy bói xem voi ", em liên hệ với bản thân mình phải làm gì khi muốn tìm hiểu sự vật sự việc nào đó để tránh như các thầy bói xem voi.
Gợi ý
 - Bản thân em khi muốn tìm hiểu sự vật sự việc nào đó để tránh sai lầm như các thầy bói xem voi.Thì trước khi em đưa ra nhận xét của mình em phải tìm hiểu, xem xét một cách kĩ lưỡng, toàn diện. Phải khiêm tốn học hỏi và biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến người khác một cách có chọn lọc.Và đặc biệt không dùng vũ lực để giải quyết vấn đề khi bất đồng quan điểm.
 -Bản thân em khi giao tiếp, nói chuyện hoặc muốn tìm hiểu một sự vật sự việc. Vấn đề nào tìm hiểu chưa thấu đáo thì không nên vội vàng đưa ra kết luận của mình vì không thể nào có được một nhận xét đúng đắn về thực tế xung quanh (hiện tượng, sự việc, sự vật, con người) nếu chưa tìm hiểu đầy đủ, kĩ càng. Muốn kết luận đúng về sự vật thì phải xem xét nó một cách toàn diện. Những hiểu biết hời hợt, nông cạn, những suy đoán mò mẫm thiếu thực tế... chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi.
Câu hỏi: Kể một số ví dụ của em hoặc của các bạn về những trường hợp mà em hoặc các bạn đã nhận định, đánh giá sự vật hay con người một cách sai lầm theo kiểu “Thầy bói xem voi” và hậu quả của những đánh giá sai lầm này.
Trả lời:
Một số trường hợp có thể xảy ra như tình huống “Thầy bói xem voi”:
– Một bạn vô tình làm em ngã, em lại nghĩ rằng bạn có ý gây gổ cố tình đẩy ngã em.
– Bạn em mượn sách của em nhưng quên không trả và em nghĩ rằng bạn giả vờ quên để lấy luôn cuốn sách của em.
– Giờ ra chơi, em vừa định mở của phòng học thì bạn Nam ở lớp bên cạnh mở mạnh cụng vào người em. Mặc dù, Nam xin lỗi nhưng em vẫn rất giận. Em gây gổ với bạn ấy. Em đã cho rằng Nam là kẻ ưa gây gổ với bạn bè.
4. Truyện cười: Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
- Tác phẩm Truyện cười: 
 +........................................... +.........................................
 +........................................... +.......................................... 
- Bài tập vận dụng
* Tác phẩm : Treo biển
 Đọc văn bản: " Treo biển " và trả lời các câu hỏi từ 1 đến câu 5:
 Một cửa hàng bán cá làm cái biển đề mấy chữ to tướng:
 "Ở ÐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI"
 Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo:
 - Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá "tươi"?
 Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ "tươi" đi. 
 Hôm sau, có người khách đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo:
 - Người ta chẳng nhẽ ra hàng hoa mua cá hay sao, mà phải đề là: "ở đây"?
 Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay hai chữ "ở đây" đi.
 Cách vài hôm, lại có một người khách đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo:
 - Ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe hay sao mà phải đề là "có bán"!
 Nhà hàng nghe nói, lại bỏ ngay hai chữ "có bán" đi. Thành ra biển chỉ còn có mỗi một chữ "cá". Anh ta nghĩ bụng chắc từ bây giờ không còn ai bắt bẻ gì nữa. 
 Vài hôm sau, người láng giềng sang chơi, nhìn cái biển, nói:
 - Chưa đi đến đầu phố đã ngửi mùi tanh, đến gần nhà thì thấy đầy những cá, ai chẳng biết là bán cá, còn đề biển làm gì nữa?
 Thế là nhà hàng cất nốt cái biển!
1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
2. Em hãy nêu ý nghĩa và bài học toát lên từ câu chuyện trên?
3. Đọc truyện này, những chi tiết nào làm em cười? Khi nào cái cười bộc lộ rõ nhất? Vì sao?
4.Từ truyện " Treo biển ", em liên hệ với bản thân mình khi được người khác góp ý, em phải làm gì để tránh như hành động của người chủ cửa hàng?
5.Nếu nhà hàng bán cá trong truyện nhờ em làm lại cái biển, em sẽ "tiếp thu" hoặc phản bác những "góp ý" của bốn người như thế nào hoặc sẽ làm lại cái biển ra sao? Qua truyện này, có thể rút ra bài học gì về cách dùng từ?
Trả lời:
-   Nên giữ nguyên tấm biển quảng cáo để nội dung được trọn vẹn. Nếu có bắt buộc sửa thì chỉ nên bỏ bớt chữ "Ở đây”.
-   Qua truyện này, có thể rút ra bài học về cách dùng từ: từ dùng phải có nghĩa, có lượng thông tin cần thiết, không dùng từ thừa. Từ trong biển quảng cáo phải ngắn gọn, rõ ràng, đáp ứng được mục đích, nội dung quảng cáo.
5.Truyện trung đại
- Tác phẩm Truyện trung đại: +Con hổ có nghĩa ( Tác giả- Vũ Trinh)
 + Mẹ hiền dạy con ( Truyện trung đại Trung Quốc)
 + Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng ( Tác giả- Hồ Nguyên Trừng)- Bài tập vận dụng
* Văn bản : Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.( Tác phẩm: Nam Ông mộng lục)
Cho đoạn văn: " Một lần có người đến gõ cửa, mời gấp:
- Nhà có người đàn bà, bỗng nhiên nguy kịch, máu chảy như xối, mặt mày xanh lét.
 Nghe vậy, ngài theo người đó đi ngay. Nhưng ra tới cửa thì gặp sứ giả do vương sai tới, bảo rằng:
- Trong cung có bậc quý nhân bị sốt, vương triệu đến khám.
 Ngài nói:
- Bệnh đó không gấp. Nay mệnh sống của người nhà người này chỉ ở trong khoảnh khắc. Tôi hãy cứu họ trước, lát nữa sẽ đến vương phủ.
 Quan Trung sứ tức giận nói:
- Phận làm tôi sao được như vậy? Ông định cứu tính mạng người ta không cứu tính mạng mình chăng?
 Ngài đáp:
- Tôi có mắc tội cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát. Tội tôi xin chịu"
1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào ? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chính ?
2. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? Phẩm chất nào của Thái y được bộc lộ?
3. Trong những phẩm chất đáng quý của Thái y lệnh, em cảm phục nhất đức tính nào? Vì sao?
4.Từ truyện " Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng ", em thấy truyện nêu lên bài học gì cho những người làm nghề y?
Gợi ý:1..........................................................................................................................................
2.Nội dung: - Đoạn văn kể về cuộc đối thoại giữa quan Trung sứ và Thái y lệnh về việc ch÷a bÖnh cho d©n nghÌo trong cơn nguy kịch hay kh¸m bÖnh cho bËc quý nhân bị sốt theo lÖnh nhµ vua.
- Đây là tình huống đầy thử thách gay go. Qua đó bộc lộ phẩm chất tốt đẹp về y đức và bản lĩnh của vị Thái y lệnh, vì người bệnh ông sẵn sàng chống lại uy quyền, không sợ hệ lụy tới bản thân. Điều đó bộc lộ rõ nhất qua lời đối thoại của Thái y lệnh với quan Trung sứ: "Phận làm tôi sao được như vậy? Ông định cứu tính mạng người ta không cứu tính mạng mình chăng?".Câu văn đã đẩy Thái y vào tình huống éo le khó xử, buộc ông phải có sự lựa chọn đúng đắn: Giữa việc khám bệnh cho quý nhân theo lệnh vua hay chữa bệnh cho người đàn bà thường dân bệnh nặng hơn, thậm chí chậm 1 chút là nguy hiểm đến tính mạng. Trước tình huống ấy, Thái y lệnh đã có quyết định thật dũng cảm: Ai bệnh nặng hơn thì chữa trước không phân biệt sang hèn. Phẩm chất cao đẹp của ông được bộc lộ rõ nhất trong quyết định dũng cảm này. Đó là sự lựa chọn thật sáng suốt của 1 lương y chân chính đặt tính mạng con người lên trên hết.
- Khi quan Trung sứ tức giận, Thái y lệnh không thay đổi quyết định, điều này cho ta thấy ông không chỉ có trái tim nhân hậu mà còn có bản lĩnh cứng cỏi và khéo léo trong cách ứng xử. Vì người bệnh, Thái y lệnh không màng đến tính mạng bản thân, quên mình cứu người. Chính sự khảng khái ấy mà Thái y lệnh càng thêm được trọng vọng. Ông quả là 1 người hết lòng vì người bệnh.Thật đúng là " Lương y như từ mẫu"
3. Trong những phẩm chất đáng quý của Thái y lệnh, em thấy cảm phục đức tính nào? Vì sao
GV gợi ý:- Thái y lệnh có nhiều phẩm chất đáng quý, nhưng phẩm đáng quý nhất là vì người bệnh, ông sẵn sàng chống lại uy quyền, không sợ hệ lụy tới bản thân. Điều đó bộc lộ rõ nhất qua lời đối thoại của Thái y lệnh với quan Trung sứ: "Phận làm tôi sao được như vậy? Ông định cứu tính mạng người ta không cứu tính mạng mình chăng?".Câu văn đã đẩy Thái y vào tình huống éo le khó xử, buộc ông phải có sự lựa chọn đúng đắn. Bởi vì so với việc khám bệnh cho quý nhân thì người đàn bà thường dân bệnh nặng hơn, thậm chí chậm 1 chút là nguy hiểm đến tính mạng. Trước tình huống ấy, Thái y lệnh chọn chữa cho người đàn bà dân thường trước. Đây là sự lựa chọn sáng suốt của 1 lương y chân chính đặt tính mạng con người lên trên hết.
- Khi quan Trung sứ tức giận, Thái y lệnh không thay đổi quyết định, điều này cho ta thấy ông không chỉ có trái tim nhân hậu mà còn có bản lĩnh cứng cỏi và khéo léo trong cách ứng xử. Vì người bệnh, Thái y lệnh không màng đến tính mạng bản thân, quên mình cứu người. Chính sự khảng khái ấy mà Thái y lệnh càng thêm được trọng vọng.
4.Từ truyện " Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng", em thấy truyện nêu lên bài học gì cho những người làm nghề y?
 Truyện ca ngợi phẩm chất cao quý của lương y họ Phạm. Qua đó khẳng định: Điều quý nhất đối với bất cứ một thầy thuốc nào là tấm lòng " lương y như từ mẫu".Người thầy thuốc là người coi nỗi đau của người bệnh như chính nỗi đau của mình, trị bệnh cho người là cấp thiết, không phân biệt người bệnh nghèo hay giàu. Vì người bệnh, họ sẵn sàng hi sinh tất cả, không sợ quyền uy và các hệ lụy khác trong đời.
 B : PHẦN TIẾNG VIỆT 
Kiến thức
Định nghĩa
Phân loại
Từ
(xét theo cấu tạo)
- Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
-Từ đơn: Do một tiếng có nghĩa tạo thành.  
VD: Nhà, xe, người,...
- Từ phức: Gồm hai hoặc nhiều tiếng tạo thành.
+ Từ ghép: Gồm hai tiếng trở lên có nghĩa, ghép lại với nhau. 
VD: Nhà cửa, sách vở,
+ Từ láy: Gồm hai tiếng trở lên giữa các tiếng có quan hệ láy âm hoặc vần.                      
VD: Đo đỏ, tim tím, xanh xao, 
Nghĩa của từ
- Nghĩa của từ là  nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ) mà từ biểu thị.
Có hai cách giải nghĩa của từ:
- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
- Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
* Từ có thể có một nghĩa hoặc nhiều nghĩa.
* Hiện tượng chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra từ nhiều nghĩa.
- Nghĩa gốc: Nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
Vd: Tôi ăn cơm. (nghĩa gốc)
- Nghĩa chuyển: Nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
Vd: Tàu vào ăn hàng. (nghĩa chuyển)
Phân loại từ theo nguồn gốc
- Từ thuần Việt là từ do nhân dân ta sáng tạo ra.
VD: Cha mẹ, trẻ con, 
-Từ mượn: Là từ ta vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật hiện tượng....mà tiếng ta không có từ để biểu thị. 
+ Từ mượn tiếng Hán: Phụ thân, sơn thuỷ, quốc kì, giang sơn, sơn hà,
+ Từ mượn ngôn ngữ khác: Ra-đi-ô, điện, in-tơ-nét, gan
Lỗi dùng từ
Có 3 loại lỗi dùng từ
- Lặp từ: Lặp đi lặp lại một từ, một ngữ, một câu
=> Gây nhàm chán cho người đọc.
- Lẫn lộn các từ gần âm: => Gây khó hiểu cho người đọc, nghe.
- Dùng từ không đúng nghĩa => Người nghe, đọc sẽ hiểu sai nghĩa của người viết, nói.
Từ loại
Danh từ
- Danh từ: Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,
- Khả năng kết hợp: Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước và các từ ấy, này, đóở phía sau và một số từ ngữ khác để tạo thành cụm danh từ.
- Chức năng: Làm chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước.
VD. Lan là học sinh.
 Có các loại danh từ:
Động từ
-Động từ: những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật. (chạy, đi, nhảy, hát)
- Khả năng kết hợp: Thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫnđể tạo thành cụm động từ.
- Chức năng: Thường làm vị ngữ. Khi làm chủ ngữ mất khả năng kết hợp với đã, sẽ, cứ, đang, cũng
*Có các loại động từ sau:
Tính từ
-Tính từ: Những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
- Khả năng kết hợp: Kết hợp với rất, hơi, quá, đã, sẽ ,để tạo thành cụm tính từ. Khả năng kết hợp với hãy, chớ, đừng rất hạn chế.
- Chức năng: Làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn so với động từ.
* Các loại tính từ:
 SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ :
   1. Lí thuyết : 
	a. Số từ : là những từ chỉ số lượng và thứ tự vật. Khi biểu thị số lượng vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự vật, số từ đứng sau danh từ.
	Ví dụ : - hai chàng, một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng,  ( số lượng )
	 - Hùng Vương thứ sáu, canh bốn, canh năm,( số thứ tự )
	b. Lượng từ : là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật, có hai nhóm :
	+ Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể : tất cả, hết thảy, .
	+ Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối : những, các, mọi, từng, ,
   2. Bài tập :
	2.1. Tìm số từ và xác định ý nghĩa của số từ :
	KHÔNG NGỦ ĐƯỢC
	Một canhhai canhlại ba canh,
	Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành;
	Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt, 
	Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh. 	
	( Hồ Chí Minh )
 Một canhhai canhlại ba canh;  năm cánh	chỉ số lượng của sự vật
 Canh bốn, canh năm : chỉ thứ tự sự vật
2.2 Các từ in đậm trong hai dòng thơ sau được dùng với ý nghĩa như thế nào ?
	Con đi trăm núi ngàn khe
	Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
	 trăm, ngàn, muôn : chỉ số lượng nhiều, rất nhiều ( lượng từ )
IX. CHỈ TỪ : 
1. Lí thuyết :
- Chỉ từ : là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định  vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.( ví dụ: ông vua nọ, viên quan ấy, làng kia,)
- Hoạt động của chỉ từ trong câu : chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra, chỉ từ còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.
Ví dụ : - Ngày xưa có ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi.( phụ ngữ của cụm danh từ )
        - Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng. ( trạng ngữ trong câu )
        - Đấy vàng, đây cũng đồng đen
	Đấy hoa thiên lí, đây sen Tây Hồ.    	( chủ ngữ trong câu )
	2. Bài tập : 
	2.1. Tìm chỉ từ trong câu, xác định ý nghĩa và chức vụ của các chỉ từ ấy:
Vd : Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. - Chỉ từ : nay ; - Ý nghĩa : chỉ thời gian ;
	 - Chức vụ : trạng ngữ trong câu.
X. ĐỘNG TỪ –CỤM ĐỘNG TỪ :
1.	Lí thuyết :
a. Đặc điểm của động từ : 
- Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật. ( Vd: ăn, học, đi, )
- Động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng...để tạo thành cụm động từ.
  - Chức vụ điển hình trong câu của động từ là làm vị ngữ.
b. Các loại động từ chính :
 - Động từ tình thái ( thường đòi hỏi động từ khác đi kèm ): Vd : dám, toan, định,
 - Động từ 

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_khoi_6.docx