Đề cương ôn tập vật lý 10 cơ bản kì I

Bài 1: Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5,0 kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 2,0 m/s đến 8,0m/s trong 3,0 s. Hỏi lực tác dụng vào vật là bao nhiêu?

Bài 2: Một ô tô đang chạy với tốc độ 60 km/h thì người lái xe hãm phanh, xe đi tiếp được quãng đường 50 m thì dừng lại. Hỏi nếu ô tô chạy với tốc độ 120 km/h thì quãng đường đi được từ lúc hãm phanh đến khi dừng lại là bao nhiêu? Giả sử lực hãm trong hai trường hợp bằng nhau.

Bài 3: Một vật khối lượng 1 kg, chuyển động về phía trước với tốc độ 5 m/s, va chạm vào một vật thứ 2 đang đứng yên. Sau va chạm, vật thứ nhất chuyển động ngược trở lại với tốc độ 1 m/s, còn vật thứ 2 chuyển động với tốc độ 2 m/s. Hỏi khối lượng của vật thứ hai bằng bao nhiêu kg?

 

doc2 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1256 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập vật lý 10 cơ bản kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập vật lý 10 CB kì I
LÝ THUYẾT
Chương 1
Câu 1: Viết CT tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều, chậm dần đều. Nói rõ dấu của các đại lượng tham gia vào công thức đó.
Câu 2: Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều, chậm dần đều có đặc điểm gì? Công thức liên hệ giữa gia tốc , vận tốc và quãng đường đi được của chuyển động thẳng biến đổi đều.
Câu 3: Viết công thức tính quãng đường đi được, phương trình chuyển động của chuyển động thẳng nhanh dần đều, chậm dần đều. 
Câu 4: Sự rơi tự do là gì? Nêu các đặc điểm của sự rơi tự do.
Câu 5: Chuyển động tròn đều là gì? Nêu những đặc điểm của vecto vận tốc của chuyển động tròn đều.
Câu 6: Viết công thức liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc trong chuyển động tròn đều.
Câu 7: Chu kì; tần số của chuyển động tròn đều là gì? Viết công thức liên hệ giữa chu kì và tốc độ góc; giữa chu kì và tần số.
Câu 8: Nêu những đặc điểm và viết công thức tính gia tốc trong chuyển động tròn đều.
Câu 9: Trình bày công thức cộng vận tốc trong trường hợp các chuyển động cùng phương, cùng chiều; cùng phương và ngược chiều.
Chương 2
Câu 10: Phát biểu định nghĩa của lực và điều kiện cân bằng của một chất điểm.
Câu 11: Phát biểu định luật I Niu-tơn. Quán tính là gì?
Câu 12: Phát biểu và viết hệ thức của định luật II Niu-tơn.
Câu 13: Nêu định nghĩa và các tính chất của khối lượng.
Câu 14: Trọng lượng của một vật là gì? Nêu đặc điểm (điểm đặt, phương, chiều, độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật.
Câu 15: Phát biểu và viết hệ thức của định luật III Niu- tơn.
Câu 16: Nêu những đặc điểm của cặp “ lực và phản lực” trong tương tác giữa hai vật.
Câu 17: Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn và viết hệ thức của lực hấp dẫn.
Câu 18: Tại sao gia tốc rơi tự do và trọng lượng của vật càng lên cao thì càng giảm. Nêu định nghĩa trọng tâm của vật.
Câu 19: Nêu những đặc điểm (về phương, chiều, điểm đặt) của lực đàn hồi của: lò xo; dây cao su, dây thép; mặt phẳng tiếp xúc.
Câu 20: Phát biểu định luật Húc.
Câu 21: Nêu những đặc điểm của lực ma sát trượt. Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào những yếu tố nào? Viết công thức của lực ma sát trượt.
Câu 22: Lực hướng tâm là gì? Nêu những đặc điểm của lực hướng tâm ( điểm đặt, hướng, độ lớn). Bản chất của lực hướng tâm là gì?
Chương 3
Câu 23: Phát biểu điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của hai lực. Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song là gì?
Câu 24: Moomen lực đối với một trục quay là gì? Cánh tay đòn của lực là gì? Khi nào thì lực tác dụng vào một vật có trục quay cố định không làm cho vật quay?
Câu 25: Phát biểu điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định (quy tắc momen lực).
Câu 26: Phát biểu và viết hệ thức quy tắc tổng hợp 2 lực song song cùng chiều.
Câu 27: Thế nào là dạng cân bằng bền? không bền? phiếm định? Vị trí trọng tâm của vật có vai trò gì đối với mỗi dạng cân bằng?
Câu 28: Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là gì?
BÀI TẬP
Bài 1: Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5,0 kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 2,0 m/s đến 8,0m/s trong 3,0 s. Hỏi lực tác dụng vào vật là bao nhiêu?
Bài 2: Một ô tô đang chạy với tốc độ 60 km/h thì người lái xe hãm phanh, xe đi tiếp được quãng đường 50 m thì dừng lại. Hỏi nếu ô tô chạy với tốc độ 120 km/h thì quãng đường đi được từ lúc hãm phanh đến khi dừng lại là bao nhiêu? Giả sử lực hãm trong hai trường hợp bằng nhau.
Bài 3: Một vật khối lượng 1 kg, chuyển động về phía trước với tốc độ 5 m/s, va chạm vào một vật thứ 2 đang đứng yên. Sau va chạm, vật thứ nhất chuyển động ngược trở lại với tốc độ 1 m/s, còn vật thứ 2 chuyển động với tốc độ 2 m/s. Hỏi khối lượng của vật thứ hai bằng bao nhiêu kg?
Bài 4: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 5,0 cm. Treo lò xo thẳng đứng rồi móc vào đầu dưới một vật có khối lượng m1=0,50 kg, lò xo dài l1=7,0 cm. Nếu treo một vật khác có khối lượng m2 chưa biết, thì nó dài 6,5 cm. Lấy g = 9,8 m/s2. Tính độ cứng lò xo và khối lượng m2 chưa biết.
Bài 5: Người ta đẩy một chiếc hộp để truyền cho nó một vận tốc ban đầu v0= 3,5 m/s. Sau khi đẩy, hộp chuyển động trượt trên sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa sàn nhà và hộp là 0,30. Hỏi hộp đi được một đoạn đường bằng bao nhiêu? Lấy g = 9,8 m/s2.
Bài 6: Một vệ tinh, khối lượng 100 kg, được phóng lên quỹ đạo quanh Trái Đất ở độ cao mà tại đó nó có trọng lượng 920 N. Chu kì của vệ tinh là 5,3.103 s. 
Tính lực hướng tâm tác dụng lên vệ tinh.
Tính khoảng cách từ bề mặt Trái Đất đến vệ tinh.
Bài 7: Một viên đạn được bắn theo phương ngang từ một khẩu súng đặt ở độ cao 45 m so với mặt đất. Tốc độ của đạn lúc vừa ra khỏi nòng là 250 m/s. Lấy g = 9,8 m/s2.
Đạn ở trong không khí bao lâu?
Điểm đạn rơi xuống đất cách điểm bắn theo phương ngang bao xa?
Khi rơi xuống đất, thành phần thẳng đứng của vận tốc của viên đạn có độ lớn bằng bao nhiêu?
Bài 8: Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng dài l = 10 m, cao h = 5m. Hỏi:
Bao lâu sau thì vật đến chân mặt phẳng nghiêng.
Vận tốc của vật ở chân mặt phẳng nghiêng.
Lấy g = 9,8 m/s-2 và hệ số ma sát = 0,2,

File đính kèm:

  • docDe_cuong_vat_ly_lop_10_CB_20150725_095603.doc