Đề cương ôn tập Vật lí 6 HK2 - Năm học 2015-2016 - Phùng Đình Ý
12: Nhiệt độ bình thường của cơ thể người là:
A. 350C B. 370C
C. 410C D. 98,60F
13: Tại sao ở chỗ tiếp nối của hai thanh ray bằng sắt có một khe hở?
A. Vì không thể hàn hai thanh ray được.
B. Vì để lắp các thanh được dễ dàng hơn.
C. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra.
D. Vì chiều dài của thanh ray không đủ.
14: Phải mở một lọ thủy tinh có nút thủy tinh bị kẹt bằng cách nào?
A. Hơ nóng nút. B. Hơ nóng cổ lọ.
C. Hơ nóng đáy lọ. D. Hơ nóng cả nút và đáy lọ
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÍ 6 HK 2 NĂM HỌC 2015-2016 A. Trắc nghiệm I. Khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời mà em cho là đúng nhất. (3 đ) 1. Muốn đứng ở dưới đất để kéo một vật lên cao với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật phải dùng: A. một ròng rọc cố định B. một ròng rọc động. C. hai ròng rọc động. D. một ròng rọc động và một ròng rọc cố định. 2. Ròng rọc cố định được sử dụng để làm công việc gì sau đây? A. Đưa xe máy lên bậc dốc ở cửa để vào trong nhà. B. Dịch chuyển một tảng đá sang bên cạnh. C. Đứng dưới đất dùng lực kéo xuống để đưa vật liệu xây dựng lên cao. D. Đứng trên cao dùng lực kéo lên để đưa vật liệu xây dựng từ dưới lên. 3. Khi nói về sự dãn nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận không đúng là A. Chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng. B. Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. C. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. D. Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. 4. Khi nói về sự nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận không đúng là A. Các chất rắn khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau B. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. C. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau D. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. 5. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn? A. Khối lượng riêng của vật tăng. B. Thể tích của vật tăng. C. Khối lượng của vật tăng. D. Cả thể tích và khối lượng riêng của vật đều tăng 6. Tại sao ở chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở? A. Vì không thể hàn hai thanh ray được. B. Vì để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn. C. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra. D. Vì chiều dài của thanh ray không đủ. 7: Ròng rọc cố định có tác dụng: A. Làm thay đổi độ lớn của lực. B. Làm thay đổi hướng của lực. C. Làm thay đổi cả hướng và độ lớn của lực. D. Không làm thay đổi hướng của lực. 8: Ròng rọc động có tác dụng: A. Làm lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật. B. Làm lực kéo lớn hơn trọng lượng của vật. C. Làm lực kéo bằng hơn trọng lượng của vật. D. Làm lực kéo lớn hơn hoặc bằng trọng lượng của vật. 9: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng? A. Khối lượng của chất lỏng tăng. B. Trọng lượng của chất lỏng tăng. C. Thể tích của chất lỏng tăng. D. Thể tích của chất lỏng giảm. Người soạn: Phùng Đình Ý 10: Hãy sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít. A. Rắn, lỏng, khí. B. Rắn, khí, lỏng. C. Khí, rắn, lỏng. D. Khí, lỏng, rắn. 11: Hiện tượng nào xảy ra khi nung nóng một vật rắn? A. Khối lượng của vật tăng. B. Khối lượng của vật giảm. C. Khối lượng riêng của vật tăng. D. Khối lượng riêng của vật giảm. 12: Nhiệt độ bình thường của cơ thể người là: A. 350C B. 370C C. 410C D. 98,60F 13: Tại sao ở chỗ tiếp nối của hai thanh ray bằng sắt có một khe hở? A. Vì không thể hàn hai thanh ray được. B. Vì để lắp các thanh được dễ dàng hơn. C. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra. D. Vì chiều dài của thanh ray không đủ. 14: Phải mở một lọ thủy tinh có nút thủy tinh bị kẹt bằng cách nào? A. Hơ nóng nút. B. Hơ nóng cổ lọ. C. Hơ nóng đáy lọ. D. Hơ nóng cả nút và đáy lọ. 15: Sự sôi có đặc điểm nào dưới đây: A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào. B. Nhiệt độ không đổi trong thời gian sôi. C. Chỉ xảy ra ở mặt thoáng của chất lỏng. D. Có sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn. 16: Trường hợp nào sau đây liên quan tới sự nóng chảy? A.Sương đọng trên lá cây. B.Phơi khăn ướt sau một thời gian khăn khô. C.Đun nước đã được đổ đầy ấm sau một thời gian nước tràn ra ngoài. D.Cục nước đá bỏ từ tủ lạnh ra ngoài sau một thời gian thì thành nước. 17: Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi: A. Nước trong cốc càng nhiều. B. Nước trong cốc càng ít. C. Nước trong cốc càng nóng. D. Nước trong cốc càng lạnh. 18: Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhệt độ của hơi nước đang sôi vì: A.Rượu sôi ở nhiệt độ cao hơn 100C B.Rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 100C C.Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 100C D.Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 0 II. Điền từ ( cụm từ) vào chổ trống (...) để được phát biểu đúng: Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật Chất rắn nở vì nhiệt ít hơn chất lỏng, chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng. Băng kép khi bị đốt nóng hay làm lạnh đều cong lại. Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng co dãn vì nhiệt của các chất 5. Palăng là một thiết bị gồm nhiều ròng rọc động và ròng rọc cố định 6: Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. 7: Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau 8: Nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C 9. Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 1000C 10: Nhiệt độ càng cao thì tốc độ bay hơi càng nhanh. 11: Diện tích mặt thoáng càng rộng, sự bay hơi xảy ra càng nhanh 12: Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là ngưng tụ B.TỰ LUẬN: Người soạn: Phùng Đình Ý Câu 1: Cho hệ thống ròng rọc như hình vẽ Xác định đâu là ròng rọc cố định, đâu là ròng rọc động. Để kéo quả nặng có trọng lượng P = 20N lên cao bằng hệ thống ròng rọc này thì lực kéo nhỏ nhất là bao nhiêu? Trả lời: a. Ròng rọc cố định là ròng rọc số 1 Ròng rọc động là ròng rọc số 2 b. Vì hệ thống có 1 ròng rọc động nên lực kéo nhỏ nhất để đưa vật nặng lên cao là: F=P/2=20/2=10(N) Câu 2: Nêu các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn. Người ta dùng một đai tròn bằng sắt để đánh đai cho một bánh gỗ. Tại sao phải nung nóng đai trước khi vào đai? Trả lời: a. - Chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi - Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau - Chất rắn nở vì nhiệt ít hơn chất lỏng và chất khí b. Khi nung nóng, đai sắt nở rộng ra nên vào đai sẽ dể dàng Khi nguội đai sắt co lại và siết chặt vào bánh gỗ Câu 3: Cho nhiệt kế đo nhiệt độ trong phòng như hình vẽ.. Xác định giới hạn đo của nhiệt kế. Nhiệt độ trong phòng lúc đó là bao nhiêu oC? Trả lời: a. Giới hạn đo của nhiệt kế là : 500C b. Nhiệt độ của phòng lú đó là 220C Câu 4: Tại sao nhiệt kế y tế chỉ có nhiệt độ từ 350C đến 420C ? Trả lời: Vì nhiệt độ cơ thể bình thường của cơ thể người là 370C , con người sống khi cơ thể có nhiệt độ từ 350C đến 420C. Câu 5: Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm ? Trả lời: Vì khi nước nóng lên nở ra, tăng thể tích làm nước tràn ra ngoài Câu 6: Tại sao khi Mặt Trời mọc sương mù lại tan? Trả lời: Vì khi Mặt Trời mọc , nhiệt độ tăng làm sương mù bay hơi. Câu 7: Đun nước tới khi nước reo, ta thấy các bọt khí nổi lên từ đáy cốc thí nghiệm, nhưng chúng lại nhỏ dần và có thể biến mất trước khi tới mặt nước.Hãy giải thích tại sao? Trả lời: Do nước tiếp xúc với đáy cốc nóng hình thành các bọt khí, khi nổi lên gặp lớp nước phía trên chưa đạt tới nhiệt độ sôi nên co lại, nhỏ đi và có thể biến mất Hết Người soạn: Phùng Đình Ý
File đính kèm:
- DE_CUONG_ON_TAP_VAT_LI_6_HK_2.doc