Đề cương ôn tập Tiếng việt lớp 3 - Trường Tiểu học Xuân Tiến

Câu 1 : Nhà ở của gia đình bác thợ gạch có màu gì ?

A. Là một túp lều bằng phên rạ màu vàng xỉn.

B. Là một túp lều bằng phên rạ màu vàng nâu.

C. Là một túp lều bằng phên rạ màu đỏ.

D. Là một túp lều bằng phên rạ màu xanh.

Câu 2:Trong bài có những nhân vật nào?

A. Bác thợ đóng gạch, thằng Cu và cái Cún.

B. Bác thợ đóng gạch, thằng Cu, cậu bé.

C. thằng Cu, bác thợ đóng gạch, cái Cún .

D. Bác thợ đóng gạch, thằng Cu, cậu bé và cái Cún .

Câu 3: Bọn trẻ đã chơi những trò chơi gì xung quanh chiếc lò gạch?

A. Chơi trò ú tim

B. Nặn những chiếc chuông con.

C. Chơi nhảy dây.

D. Chơi chuyền thẻ.

Câu4:Ai nặn những chiếc chuông đất?

A. Bác thợ đóng gạch.

B. Cái Cún.

C. Thằng Cu.

D. cậu bé và thằng Cu.

 

doc11 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 243 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Tiếng việt lớp 3 - Trường Tiểu học Xuân Tiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP - TIẾNG VIỆT LỚP 3
Bài 1:
ĐỌC THẦM BÀI: 
NHỮNG CHIẾC CHUÔNG REO
 Giữa cánh đồng, có một túp lều bằng phên rạ màu vàng xỉn, xung quanh xếp đầy những hàng gạch mới đóng. Đó là túp lều của gia đình bác thợ đóng gạch.
 Tôi rất thích ra lò gạch chơi trò ú tim với thằng Cu và cái Cún, con bác. Một chiều giáp tết, gạch vào lò, sắp nhóm lửa, thằng Cu rủ tôi nặn những chiếc chuông to hơn quả táo, có cái núm để xâu dây, lại thêm cả một viên bi nhỏ ở trong để tạo ra tiếng kêu. Bác thợ gạch để hộ cái kho báu đó vào một góc lò nung. Khi các đồ đất nung đã nguội, bác lấy hai sợi dây thép xâu những chiếc chuông thành hai cái vòng: một vòng treo trước cửa nhà bác cho Cu và Cún chơi, vòng kia tặng tôi đem về treo lên cây nêu trước sân.
 Tết ấy, những tiếng chuông đất nung kêu lanh canh trên cây nêu làm sân nhà tôi ấm áp và nao nức hẳn lên. Theo Ngô Quân Miện
 B. Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: 
Câu 1 : Nhà ở của gia đình bác thợ gạch có màu gì ? 
Là một túp lều bằng phên rạ màu vàng xỉn.
Là một túp lều bằng phên rạ màu vàng nâu.
Là một túp lều bằng phên rạ màu đỏ.
Là một túp lều bằng phên rạ màu xanh.
Câu 2:Trong bài có những nhân vật nào? 
Bác thợ đóng gạch, thằng Cu và cái Cún.
Bác thợ đóng gạch, thằng Cu, cậu bé.
thằng Cu, bác thợ đóng gạch, cái Cún .
Bác thợ đóng gạch, thằng Cu, cậu bé và cái Cún .
Câu 3: Bọn trẻ đã chơi những trò chơi gì xung quanh chiếc lò gạch? 
Chơi trò ú tim
Nặn những chiếc chuông con.
Chơi nhảy dây.
Chơi chuyền thẻ.
Câu4:Ai nặn những chiếc chuông đất? 
Bác thợ đóng gạch.
Cái Cún.
Thằng Cu.
cậu bé và thằng Cu.
Câu 5: Chi tiết nào nói lên cái chuông đất nung đã đem lại niềm vui cho gia đình cậu bé? 
Câu 6:Vòng chuông đất bác thợ đóng gạch tặng chú bé dùng làm gì ? 
Câu 7:Tìm từ chỉ sự vật có trong câu: “Bác thợ gạch xâu những chiếc chuông thành hai cái vòng.” 
 A. Bác thợ gạch, xâu, cái vòng .
 B. Bác thợ gạch,cái vòng, chiếc chuông .
 C. Những chiếc chuông, xâu, cái vòng.
 D. Bác thợ gạch, chiếc chuông, xâu, cái vòng.
Câu 8: Trong câu “Bác thợ gạch để hộ cái kho báu đó vào một góc lò nung.”. Trả lời cho câu hỏi nào? 
Ai là gỉ?
Ai làm gì?
Ai thế nào?
Câu 9: Em hãy đặt một câu theo mẫu Ai làm gì?: 
...
==========================
Bài 2:
ĐỌC THẦM BÀI: HAI BÀ TRƯNG 
Dựa vào nội dung bài đọc hãy trả lời câu hỏi sau đây: 
Câu 1: Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với dân ta.
Câu 2: Hai Bà Trưng có tài và có chí khí lớn như thế nào ?
Câu 3: Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa ?
Câu 4: Hãy tìm các chi tiết nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa.
Câu 5: Vì sao bao lâu nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng ?
Câu 6: Nội dung : 
Bài 3:
ĐỌC THẦM BÀI: ÔNG TỔ NGHỀ THÊU 
Dựa vào nội dung bài đọc hãy trả lời câu hỏi sau đây: 
Câu 1 : Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào ?
Câu 2: Vua Trung Quốc nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam ?
Câu 3: Trần Quốc Khái đã làm thế nào ?
a)   Để sống ?
b)  Để không bỏ phí thời gian ?
c)   Đế xuống đất bình an vô sự ?
Câu 4: Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu?
Câu 6: Nội dung: 
==============================
Bài 4:
ĐỌC THẦM BÀI: BÀN TAY CÔ GIÁO 
Dựa vào nội dung bài đọc hãy trả lời câu hỏi sau đây: 
Câu 1: Bài thơ viết về ai? 
 A. Trường học B. Cô giáo
 C. Bạn bè D. Gia đình
Câu 2. Từ mỗi tờ giấy, cô giáo đã làm ra những gì?
 A. Chiếc thuyền, dòng sông, bầu trời, hàng cây.
 B. Chiếc thuyền, mặt trời, mặt nước, biển biếc.
 C. Chiếc thuyền, mặt biển, mặt nước, mặt trăng.
 D. Chiếc thuyền, mặt trời, dòng sông, bãi biển.
Câu 3. Từ những tờ giấy cắt dán, cô giáo đã làm nên bức tranh tả cảnh gì?
 A. Phong cảnh làng quê. B. Bình minh trên biển.
 C. Khu vườn mùa hạ. D. Cảnh trẻ em tắm biển.
Câu 4. Em hiểu hai dòng thơ cuối bài như thế nào?
A. Sự sáng tạo và bàn tay khéo léo của cô giáo đã tạo nên bao điều mới mẻ cho các em.
B. Bàn tay cô giáo rất đặc biệt.
C. Cô giáo là người có phép thuật, có thể tạo ra những điều kì lạ.
D. Tất cả các ý trên
Câu 5. Nội dung của bài Bàn tay cô giáo là gì?
 A. Ca ngợi khả năng sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo của cô giáo.
 B. Ca ngợi sự say mê và ham học của học trò trong giờ học.
 C. Ca ngợi cô giáo gần gũi và thân thiện như mẹ hiền.
 D. Ca ngợi sự ân cần, dịu dàng và yêu quý học trò của cô giáo.
PHIẾU BÀI TẬP CHỐNG DỊCH CORONA
Tiếng Việt
Bài 1: Chép lại đoạn thơ sau và gạch chân từ ngữ nhân hoá :
Ông trời nổi lửa đằng đông
Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay
Bố em xách điếu đi cày
Mẹ em tát nước nắng đầy trong thau
Cậu mèo đã dậy từ lâu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng.
Bài 2: Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Khi nào?
Người Tày, người Nùng thường múa sư tử vào các dịp lễ hội mừng xuân.
Tháng năm, bầu trời như chiếc chảo khổng lồ bị nung nóng úp chụp vào xóm làng.
Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Bài 3: Đặt 3 câu theo kiểu Ai thế nào?
Bài 4: Viết lại các từ và cụm từ sau cho đúng quy tắc viết hoa:
trần hưng đạo, trường sơn, cửu long
PHIẾU BÀI TẬP CHỐNG DỊCH CORONA - Tiếng Việt
Bài 1: Hãy chép lại đoạn thơ sau và gạch chân những hình ảnh so sánh tìm được: 
Lá thông như thể chùm kim
Reo lên trong gió một nghìn âm thanh
Lá lúa là lưỡi kiếm cong
Vây quanh bảo vệ một bông lúa vàng
Lá chuối là những con tàu
Bồng bềnh chở nặng một màu gió trăng.
Bài 2: Tìm từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm trong các câu sau:
	Tiếng đàn bay ra vườn. Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượiHoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ.
- Các từ chỉ sự vật là:......................................................................................
- Các từ chỉ hoạt động là:......................................................................................
- Các từ chỉ đặc điểm là:......................................................................................
Bài 3: Đặt 3 câu theo kiểu câu Ai là gì?
Bài 4: Hãy khoanh một từ viết sai chính tả trong từng dòng sau:
a)    chạn bát, trạm xá, trách mắng, chông chờ.
b)   Nhà dông, rung động, chiếc giường, để dành.
c)    Già dặn, rôm rả, giằng co, dành giật.
PHIẾU BÀI TẬP Ở NHÀ CHỐNG DỊCH CORONA
Tiếng Việt
Bài 1: Điền vào chỗ chấm r/d/gi ?
a - cá ....án; gỗ ......án, con .....án.
Suối chảy ......óc .......ách; 	nước mắt chảy ......àn .....ụa.
b – Quyển vở này mở ....a
Bao nhiêu trang .....ấy trắng 
Từng .....òng kẻ ngay ngắn
Như chúng em xếp hàng
Lật từng trang từng trang
......ấy trắng sờ mát .....ượi
Thơm tho mùi .....ấy mới
Nắn nót bàn tay xinh.
Bài 2: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:
buồn ><.....................
yếu đuối ><.............
dở ><....................
khóc ><........................
nhanh nhẹn ><...............
thông minh ><...............
lạnh lẽo ><..................
đắng ><.......................
đông đúc ><......................
Bài 3: Đặt 3 câu theo kiểu câu Ai làm gì?
Bài 4: Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân trong mỗi câu sau:
a. Những chú gà trống oai vệ.
...................................................................................................... .....................
b. Chú mèo bỗng trở lên rất giữ tợn.
................................................................................................... .....................
c. Ông mặt trời tỏa ánh nắng gay gắt giữa trưa hè.
...................................................................................................... .....................
d. Sau một buổi cày vất vả, các bác nông dân vui vẻ trở về nhà.
...............................................................................................
PHIẾU BÀI TẬP Ở NHÀ CHỐNG DỊCH CORONA
Tiếng Việt
Bài 1: Từ nào viết sai chính tả, em hãy viết lại cho đúng:
Sạch sẽ, xanh sao, xang sông, sáng xủa, ngôi xao, sôi gấc, cặp sách, sương đêm, xửa chữa, xức khoẻ.
Bài 2: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:
	Vào ngày 13 tháng Giêng hằng năm hội Lim lại được tổ chức tại vùng đất quan họ Bắc Ninh. Các liên anh liền chị trong làng hát đối đáp để du xuân. Có rất nhiều hình thức hát đối đáp như hát trong nhà ngoài sân quanh đồi và cả trên thuyền nữ. Những người đi xem hội sẽ rất vui rất hào hứng với những làn điệu dân ca ngọt ngào tại hội Lim.
Bài 3: Tìm các từ cùng nghĩa với “đất nước” và đặt câu với một trong số các từ tìm được.
Bài 4: Khoanh từ khác với các từ khác ở mỗi dòng:
a. nhà cao tầng, siêu thị, má đình, khu trung tâm thương mại.
b. giữ gìn, non sông, bảo vệ, gìn giữ.
c. vui vẻ, cười nói, chạy nhảy, nô đùa.
Bài 5: Điền ch/tr vào chỗ trống:
.í thức; 	.í óc; 	xử í; 	iều đình; 	.ế tạo; 	ý í; leo èo.
Bài 6: Điền dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn rồi chép lại cho đúng chính tả:
	Mỗi mùa xuân đến, làng tôi lại tổ chức trò chơi đánh đu cái đu được làm bằng những cây tre già và chắc đu được treo bằng những sợi dây thừng dài bện rất chắc người chơi đu càng đu cao càng nhận được sự cổ vũ nồng nhiệt của khán giả dưới sân chơi.
Bài 7: Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ở đâu?
a. Ở Hải Phòng, lễ hội Chọi trâu được tổ chức tại Đồ Sơn.
b. Sau mỗi giờ ra chơi, chúng em lại tập thể dục giữa giờ tại sân trường.
c. Trong lớp học, chúng em luôn chú ý nghe giảng. 
Bài 8: Hãy kể về một anh hùng dân tộc mà em biết.
TIẾNG VIỆT
Bài 1: Em hãy điền dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp và chép lại cho đúng đoạn sau:
Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm đốm như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung hung vàng các vườn nhãn vườn vải đang trổ hoa và hai bên ven sông nước êm đềm trong mát không một tấc đất nào bỏ hở ngay dưới lòng sông từ sát mặt nước trở lên những luống ngô đỗ lạc khoai cà chen nhau xanh rờn phủ kín các bãi cát mùa này phơi cạn .
Bài 2: Gạch chân các từ dùng nhân hóa trong đoạn văn sau:
Cò biết ở sạch. Cò mải mê nhặt ốc, chui giữa lách với lau. Đôi cánh Cò trắng phau bị lấm đầy bùn đất . Nhưng có biết ở sạch, vội vã bước ra sông, Cò tắm gội sạch bong, lại tung bay trắng toát.
Bài 3: Khoanh từ không cùng nhóm với các từ còn lại ở mỗi dòng:
a. bác sĩ, công nhân xây dựng, giáo viên, kĩ sư.
b. trái, khóm, mẹ, ba
c. bồn chồn, lo lắng, hạnh phúc, chạy nhảy.
Bài 4: Viết chính tả đoạn 4 trong bài Hai Bà Trưng
Bài 5: Hãy kể về một người lao động trí óc( bác sĩ; giáo viên; kĩ sư..... em đọc thấy trên báo hoặc xem trên truyền hình..) theo gợi ý sau:
 - Người đó là ai, làm nghề gì?
 - Người đó hàng ngày làm những việc gì?
 - Người đó làm việc như thế nào? Thái độ làm việc ra sao? 
Chú ý dùng các từ miêu tả cho câu văn thêm hay và chú ý sắp xếp ý cho đúng trình tự. 

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_tieng_viet_lop_3_truong_tieu_hoc_xuan_tien.doc