Đề cương ôn tập THPT môn Ngữ văn

Câu 4: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:

 Chị Phan Ngọc Thanh (người Việt) cùng chồng là Juae Geun (54 tuổi) đã làm nhân viên lau chùi trong khu chung cư được 5 năm. Họ có 2 con: con trai lớn 6 tuổi, bé gái 5 tuổi. Ước mơ đổi đời đã đưa họ lên chuyến phà tới Jeju. Phà SeWol gặp nạn và gia đình chị chỉ có một chiếc áo phao duy nhất. Trong khoảnh khắc đối mặt giữa sự sống và cái chết họ quyết định mặc chiếc áo phao duy nhất cho cô con gái nhỏ và đẩy bé ra khỏi phà. Bé được cứu sống nhưng hiện nay những nhân viên cứu hộ vẫn chưa tìm thấy người thân của bé.

 (Web. Pháp luật đời sống. Ngày 16/4/2014)

1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

2. Nội dung của văn bản?

3. Suy nghĩ về hình ảnh cái phao trong văn bản ?

 

doc39 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2346 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương ôn tập THPT môn Ngữ văn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, hình ảnh đất nước hiện ra sinh động, chân thực, gần gũi. Đó là một đất nước tươi đẹp, rộng lớn, màu mỡ, phì nhiêu, tràn đầy sức sống.
5. Cảm xúc của nhà thơ: yêu mến, tự hào về đất nước .
 6. -Chữ “khuất” trong câu thơ “Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất” trước hết được hiểu với ý nghĩa là mất đi, là khuất lấp. Với ý nghĩa như vậy, câu thơ ngợi ca những người đã ngã xuống dâng hiến cuộc đời cho đất nước sẽ ngàn năm vẫn sống mãi với quê hương. Chữ “khuất” còn được hiểu là bất khuất, kiên cường. Với ý nghĩa này, câu thơ thể hiện thái độ tự hào về dân tộc. Dân tộc Việt Nam bất khuất, kiên cường, chưa bao giờ khuất phục trước kẻ thù
Câu 4: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.
 Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ.
 (Trích “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân)
Văn bản trên nói về điều gì?
Vản đã sử dụng thành công biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?
Gợi ý:
- Văn bản trên nói về vẻ đẹp phẩm chất, tính cách và tâm hồn của nhân vật quản ngục
 - Văn bản đã sử dụng thành công thủ pháp tu từ so sánh: tính cách dịu dàng, lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quản ngục được ví như một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ. Hình ảnh so sánh này có ý nghĩa gợi dậy ở người đọc sự hình dung khái quát nhất về hoàn cảnh và phẩm chất của nhân vật quản ngục. Đây là hình ảnh súc tích, tạo ra sự đối lập sắc nét giữa trong và đục, thuần khiết và ô trọc, cao quý và thấp hèn, giữa cá thể nhỏ bé, mong manh với thế giới hỗn tạp, xô bồ. Nó là một hình ảnh so sánh hoa mĩ, đắt giá, gây ấn tượng mạnh, thể hiện sự khái quát nghệ thuật sắc sảo, tinh tế, có ý nghĩa làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn nhân vật. 
Câu 5: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới
 Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa chết mẹ nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết
 (Trích “Chí Phèo” – Nam Cao).
Văn bản trên nói về điều gì?
Tác giả đã sử dụng những kiểu câu nào?
Trong văn bản trên, Chí Phèo đã chửi những ai? Tiếng chửi của Chí có ý nghĩa gì?
Đặt tiêu đề cho văn bản trên.
Gợi ý:
Văn bản trên nói về tiếng chửi của Chí Phèo, một thằng say rượu.
 - Tác giả đã sừ dụng rất nhiều kiểu câu khác nhau: Câu trần thuật (câu kể, câu miêu tả), câu hỏi (câu nghi vấn), câu cảm thán.
 - Chí Phèo chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn, chửi đứa chết mẹ nào đã đẻ ra thân hắn. Tiếng chửi của Chí Phèo đã tạo ra một màn ra mắt độc đáo cho nhân vật, gợi sự chú ý đặc biệt của người đọc về nhân vật. Tiếng chửi ấy vừa gợi ra một con người tha hóa đến độ lại vừa hé lộ bi kịch lớn nhất trong cuộc đời nhân vật này. Chí dường như đã bị đẩy ra khỏi xã hội loài người. Không ai thèm quan tâm, không ai thèm ra điều. Chí khao khát được giao hòa với đồng loại, dù là bằng cách tồi tệ nhất là mong được ai đó chửi vào mặt mình, nhưng cũng không được. 
 Đọc – hiểu văn bản ngoài chương trình
Câu 1: Đọc bài ca dao sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới
 Thương thay thân phận con tằm
 Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
 Thương thay con kiến li ti
 Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
 Thương thay hạc lánh đường mây
 Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
 Thương thay con quốc giữa trời
 Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
 1. Bài ca dao có những hình ảnh gì? Được khắc họa như thế nào? Có những đặc điểm gì chung.
2.Tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu ý tác dụng của việc sử dụng phép tu từ đó.
Chủ đề của bài ca dao là gì?
Anh, chị hãy đặt nhan đề cho bài ca dao trên.
Gợi ý:
 - Bài ca dao có hình ảnh sau: con tằm, con kiến, chim hạc, con quốc. Những hình ảnh này được khắc họa qua hành động hàng ngày của chúng (tằm – nhả tơ; kiến – tha mồi, chim hạc – bay, quốc kêu). Những hình ảnh con vật này đều có chung những đặc điểm là nhỏ bé, yếu ớt nhưng siêng năng, chăm chỉ và cần mẫn.
 - Tác giả dân gian đã sử dụng thành công phép điệp ngữ và ẩn dụ. Việc lặp đi lặp lại cấu trúc than thân “thương thay” đi liền với những hình ảnh và hoạt động hàng ngày cùa các hình tượng (tằm, kiến, hạc, quốc), và phép tu từ ẩn dụ: dùng hình ảnh những con vật nhỏ bé, yếu ớt nhưng chăm chỉ, siêng năng để nói về những người dân lao động thấp cổ, bé họng, đã giúp người bình dân xưa nhấn mạnh vào nỗi bất hạnh, phải chịu nhiều áp bức, bất công, bị bóc lột một cách tàn nhẫn của người lao động nghèo trong xã hội cũ. 
- Chủ đề của bài ca dao: Nỗi thống khổ, thân phận của người nông dân trong xã hội cũ.
- Nhan đề: ca dao than thân, khúc hát than thân.
Câu 2: Đọc đoạn thơ và thực hiện những yêu cầu sau:
	“Chỉ có thuyền mới hiểu
	Biển mênh mông nhường nào
	Chỉ có biển mới biết
	Thuyền đi đâu, về đâu
	Những ngày không gặp nhau
	Biển bạc đầu thương nhớ
	Những ngày không gặp nhau
	Lòng thuyền đau - rạn vỡ
	Nếu từ giã thuyền rồi
	Biển chỉ còn sóng gió 
	Nếu phải cách xa anh
	Em chỉ còn bão tố!”
 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì?
 2. Em hãy nêu chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ?
 3. Trong đoạn thơ hình ảnh thuyền và biển được sử dụng là nghệ thuật gì ? Có ý nghĩa như thế nào?
 4. Hãy đặt tên cho nhan đề của đoạn thơ.
 5. Hình ảnh biển bạc đầu trong câu thơ “Biển bạc đầu thương nhớ” có ý nghĩa gì?
 6. Biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn thơ trên là biện pháp nào? Tác dụng của biện pháp đó?
Gợi ý:
 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì? Thể thơ 5 chữ.
 2. Em hãy nêu chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ?
Đoạn thơ với hình tượng thuyền và biển gợi lên một tình yêu tràn trề, mênh mông với nỗi nhớ da diết nhưng cũng đầy lo âu, khắc khoải của cái tôi thi sĩ đầy cảm xúc.
 3. Trong đoạn thơ hình ảnh thuyền và biển được sử dụng là nghệ thuật gì ? Có ý nghĩa như thế nào?
Bằng nghệ thuật ẩn dụ mượn hình tượng thuyền và biển thể hiện tình cảm của đôi lứa yêu nhau- thuyền (người con trai) biển (người con gái) -> Nổi bật một tình yêu ngọt ngào, da diết, mãnh liệt nhưng sâu sắc và đầy nữ tính.
 4. Hãy đặt tên cho nhan đề của đoạn thơ.
	Thuyền và biển/ nỗi nhớ / 
 5. Hình ảnh biển bạc đầu trong câu thơ “Biển bạc đầu thương nhớ” có ý nghĩa gì?
 Cách nói hình tượng, Tg đã diễn tả nỗi nhớ thiết tha, nỗi nhớ được dựng lên bởi một thời gian bất thường và cụ thể hóa được nỗi nhớ thương: biển bạc đầu vì thương nhớ, biển thương nhớ cho đến nỗi bạc cả đầu, biển đã bạc đầu mà vẫn còn thương còn nhớ như thuở đôi mươi. 
 6. Biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn thơ trên là biện pháp nào? Tác dụng của biện pháp đó ?
 Biện pháp lặp cú pháp “Những ngày không gặp nhau/ Biển chỉ còn sóng gió -
Em chỉ còn bão tố!” -> Khẳng định sự thủy chung trong nỗi nhớ qua thời gian.
Câu 3: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.
 ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
 Có con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng nọ. Xung quanh chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hàng ngày, nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to làm nước dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ra ngoài. Quen thói cũ nó nhâng nháo đưa mắt lên nhìn bầu trời chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
Văn bản trên thuộc loại truyện gì?
Khi sống dưới giếng ếch như thế nào? Khi lên bờ ếch như thế nào?
 3. Ếch là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho ai? Bầu trời và giếng tượng trưng cho điều gì?
4.Câu chuyện trên để lại cho anh, chị bài học gì?
Gợi ý:
- Văn bản trên thuộc loại truyện ngụ ngôn.
- Khi sống dưới giếng ếch thấy trời chỉ là cái vung con mình là chúa tể. Khi lên bờ ếch nhâng nháo nhìn trời và bị trâu dẫm bẹp
- Ếch tượng trưng cho con người. Giếng, bầu trời tượng trưng cho môi trường sống và sự hiểu biết của con người. 
- Câu chuyện trên để lại cho ta bài học về tính tự cao, tự đại và giá trị của sự hiểu biết. Tự cao tự đại có thể làm hại bản thân. Sự hiểu biết của con người là hữu hạn, vì vậy điều quan trọng nhất trong cuộc sống là phải luôn làm một học trò. Biết thường xuyên học hỏi và khiêm nhường. 
Câu 4: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở dưới: 
 Chị Phan Ngọc Thanh (người Việt) cùng chồng là Juae Geun (54 tuổi) đã làm nhân viên lau chùi trong khu chung cư được 5 năm. Họ có 2 con: con trai lớn 6 tuổi, bé gái 5 tuổi. Ước mơ đổi đời đã đưa họ lên chuyến phà tới Jeju. Phà SeWol gặp nạn và gia đình chị chỉ có một chiếc áo phao duy nhất. Trong khoảnh khắc đối mặt giữa sự sống và cái chết họ quyết định mặc chiếc áo phao duy nhất cho cô con gái nhỏ và đẩy bé ra khỏi phà. Bé được cứu sống nhưng hiện nay những nhân viên cứu hộ vẫn chưa tìm thấy người thân của bé.
 (Web. Pháp luật đời sống. Ngày 16/4/2014)
1. V¨n b¶n trªn thuéc phong c¸ch ng«n ng÷ nµo? 
2. Néi dung cña v¨n b¶n?
3. Suy nghÜ vÒ h×nh ¶nh c¸i phao trong v¨n b¶n ?
Gợi ý:
1. V¨n b¶n trªn thuéc phong c¸ch ng«n ng÷ b¸o chÝ.
2. V¨n b¶n trªn nãi vÒ 
- Hoµn c¶nh gia ®×nh chÞ Thanh.
- Lý do gia ®×nh chÞ lªn chuyÕn phµ.
- ViÖc ch×m phµ Sewol (H.Quèc)
- ChiÕc ¸o phao duy nhÊt cøu sèng em bÐ cña gia ®×nh.
3. Có thể có nhiều suy nghĩ khác nhau: 
- Ao phao trao sù sèng.
- Áo phao biÓu tưîng cña t×nh yªu gia ®×nh.
- Trước sù sèng cßn, t×nh yªu thư¬ng ®· bõng s¸ng.
 Câu 5: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới: 
 " Chưa bao giờ cô Tơ thấy rõ cái đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn đáy buổi này. Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó nghẹn ngào, liễm kiết (kết tụ lại) cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâm sự không tiết ra được. Nó là nỗi ủ kín bực dọc bưng bít. Nó giống như cái trạng huống thở than của một cảnh ngộ tri âm...Nó là niềm vang dội quằn quại của những tiếng chung tình. Nó là cái dư ba của bể chiều đứt chân sóng. Nó là cơn gió chẳng lọt kẽ mành thưa. Nó là sự tái phát chứng tật phong thấp vào cỡ cuối thu dầm dề mưa ẩm và nhức nhối xương tủy. Nó là cái lả lay nhào lìa của lá bỏ cành....Nó là cái oan uổng nghìn đời của cuộc sống thanh âm. Nó là sự khốn nạn khốn đốn của chỉ tơ con phím" 
 ( Trích từ Chùa đàn - Nguyễn Tuân) 
 1. Hãy nêu chủ đề của đoạn trích? Thử đặt nhan đề đoạn trích?
 2. Trong đoạn văn có rất nhiều câu bắt đầu bằng từ "Nó" được lặp lại nhiều lần. Biện pháp tu từ được sử dụng là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?
 3. Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong câu văn: "Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian" ? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?
 4. Từ "Nó" được sử dụng trong các câu ở đoạn văn trích trên là ám chỉ ai, cái gì? Biện pháp tu từ gì được nhà văn sử dụng trong việc nhắc lại từ "Nó"?
 5. Trong đoạn văn, Nguyễn Tuân sử dụng rất nhiều tính từ chỉ tính chất. Anh/ chị hãy thống kê 5 từ láy chỉ tính chất.
Gợi ý:
1. - Chủ đề: Những sắc thái ngậm ngùi nỗi đau của tiếng đàn.
- Nhan đề: Cung bậc tiếng đàn .
 2. - Biện pháp tu từ: Lặp cấu trúc (Điệp cấu trúc)
- Phép liên kết thế: Đại từ "nó" ở câu 3 thế "tiếng đàn" ở 2 câu trước đó.
3. - Biện pháp tu từ: cách nhân hóa
 - Tác dụng: nhằm thể hiện âm thanh tiếng đàn như tiếng lòng của một cá thể có tâm trạng, nỗi niềm đau khổ...
4. - Từ "Nó" ám chỉ tiếng đàn
 - Biện pháp tu từ: điệp từ
 5. Chọn đúng 5 từ láy chỉ tính chất, trạng thái (mỗi từ chỉ được = 0,1đ; 3 - 4 từ: 0,25đ). Chỉ cho điểm 0,5 khi đảm bảo chọn đủ 5 từ.
Câu 6: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới.
 Tại Thế vận hội đặc biệt dành cho những người tàn tật có chín vận động viên đều bị tổn thương về mặt thể chất và tinh thần, cùng tập trung về vạch xuất phát để dự cuộc thi 100m. Khi súng hiệu nổ, tất cả đều lao về vạch với quyết tâm giành chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ vấp ngã liên tục trên đường đua. Và cậu bật khóc. Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ, ngoái lại nhìn. Rồi họ quay trở lại. Tất cả, không trừ một ai! Một cô gái bị chứng dow dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé:
 - Như thế này em sẽ thấy tốt hơn.
 Rồi tất cả chín người họ khoác tay nhau sánh vai về đích. Tất cả khán giả trong sân vận động đều đứng dậy vỗ tay hoan hô không dứt.
 Câu chuyện này đã lan truyền qua mỗi kì Thế vận hội về sau”.
 1. Khi cậu bé ngã, bật khóc có mấy vận động viên quay trở lại?
 2. Từ câu chuyện trên hãy viết 3 bình luận về chiến thắng.
--------------------------
PHẦN 2: VĂN XUÔI LỚP 12
* Lý thuyết: Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
I. Các dạng bài nghị luận về đoạn trích, tác phẩm văn xuôi:
 Đối tượng nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi rất đa dạng có thể là giá trị nội dung và nghệ thuật nói chung, có thể chỉ là một phương tiện của các tác phẩm, đoạn trích khác nhau.
Nghị luận về giá trị nội dung tác phẩm, đoạn trích:
Ví dụ:
Đề 1: Giá trị nhân đạo của truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài)
Đề 2: Bức tranh ngày đói và ý nghĩa tố cáo trong “Vợ nhặt”(Kim Lân)
Nghị luận về giá trị nội dung thường xoay quanh hai giá trị cơ bản là giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực. Học sinh cần bám vào các biểu hiện của giá trị nhân đạo (trân trọng đề cao, ngợi ca, bênh vực phẩm chất tốt đẹp, cảm thông, chia sẻ với nỗi đau khổ bất hạnh của con người, lên án tố cáo thế lực áp bức trong xã hội) và giá trị hiện thực (tính chân thật, sâu sắc, mức độ điển hình trong miêu tả và phản ánh thực tại cuộc sống) để lập ý cho bài viết.
Nghị luận về giá trị nghệ thuật
Ví dụ:
Đề 1: Phân tích tình huống truyện độc đáo trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” và “Vợ nhặt” để làm rõ vai trò của việc xây dựng tình huống trong truyện ngắn.
Đề 2: Nghệ thuật châm biếm, đả kích trong truyện ngắn “Vi hành” (Nguyễn Ái Quốc)
Nghị luận giá trị nghệ thuật thường bàn về các đặc điểm thể loại văn xuôi và giá trị của chúng như: Cách xây dựng cốt truyện, tình huống, nhân vật, điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ kể chuyện, giọng điệu trần thuật, chi tiết nghệ thuật
Nghị luận về một nhân vật
Ví dụ:
Đề 1: Vai trò của người vợ nhặt trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Kim Lân.
Đề 2: Hình ảnh bà Hiền trong truyện ngắn “Một người Hà Nội” (Nguyễn Khải).
Nghị luận về một nhân vật có nội dung xoay quanh các biểu hiện về phẩm chất, lối sống, tư tưởng của nhân vật, trên cơ sở đó có những đánh giá về vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm thành công trong xây dựng nhân vật của tác giả.
Nghị luận về một giá trị nội dung, nghệ thuật một phương diện hay một khía cạnh của nhiều tác phẩm, đoạn trích khác nhau.
Ví dụ:
Đề 1: Tính thống nhất và sự vận động trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua hai tác phẩm “Chữ người tử tù” và “Người lái đò sông Đà”
Đề 2: So sánh vẻ đẹp hai dòng sông qua hai tác phẩm “Người lái đò sông Đà” và “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” để thấy nét riêng trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường
Nghị luận về một giá trị nội dung, nghệ thuật, một phương diện hay một khía cạnh của nhiều tác phẩm, đoạn trích khác nhau. Yêu cầu chỉ ra nét chung và nét riêng trên cơ sở một số tiêu chí về nội dung và nghệ thuật cho hợp lí.
Cách lập ý
Lập ý: Đảm bảo bố cục 3 phần
* Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận.
* Thân bài: Mỗi ý kiến nhận xét về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của đoạn trích hay tác phẩm triển khai về luận điểm. Trong từng luận điểm sử dụng các luận cứ (lí lẽ và dẫn chứng) làm sáng tỏ
* Kết bài: Đánh giá về ý nghĩa, vị trí, vai trò của tác phẩm, tác giả trong giai đoạn văn học, đối với thời đại: vị trí, ý nghĩa của đoạn trích trong toàn tác phẩm hoặc của vấn đề cần nghị luận.
Lưu ý
- Các bước tiến hành làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích,văn xuôi:
+ Đọc kĩ tác phẩm, đoạn trích , nắm chắc nội dung, cốt truyện, các nhân vật, các chi tiết tiêu biểu thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm
+ Nêu nhận xét, đánh giá về tác phẩm, đoạn trích theo định hướng của đề hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của tác phẩm, đoạn trích
+ Triển khai các luận cứ phù hợp
+ Lựa chọn các thao tác lập luận, ngoài các thao tác thường gặp như giải thích, phân tích, chứng minh, tổng hợp, so sánh, bác bỏ, bình luận trong bài văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi rất cần kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự (thuật, kể, tóm tắt nội dung, cốt truyện, nhân vật, chi tiết) miêu tả, thuyết minh.
+ Nắm vững đặc trưng của văn bản truyện, biết kể lại tình huống truyện, nhớ chính xác những từ ngữ quan trọng miêu tả đặc điểm, thuật lại những chi tiết nghệ thuật đắt giá, thuộc được những câu văn hay, đặc sắc
Phương pháp giải hai dạng đề phổ biến trong đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học Cao đẳng những năm gần đây
Dạng đề so sánh
Dạng đề so sánh
* So sánh hai chi tiết nghệ thuật
* So sánh hai nhân vật
* So sánh cảm nhận hai câu nói, hai ý kiến
Cấu trúc (lập ý)
* Mở bài: Nêu vấn đề (thường tìm điểm chung nhất)
- Nêu tác giả, xuất xứ (cả hai tác giả)
- Làm rõ từng đối tượng
* Thân bài:
 - Cảm nhận về đối tượng thứ nhất
+ Nội dung
+ Nghệ thuật	
 - Cảm nhận về đối tượng thứ hai
+ Nội dung
+ Nghệ thuật
 - So sánh sự tương đồng và khác biệt
+ Sự tương đồng
+ Sự khác biệt
+ Lí giải sự tương đồng và khác biệt
* Kết bài: Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật.
 Khái quát về nét giống và khác tiêu biểu.
Dạng đề chứng minh nhận định
a.Một nhận định, phê bình, ý kiến đánh giá văn học được đưa ra, có thể dạng đề mang tính tổng hợp, có thể nhận định một tác phẩm cụ thể. Học sinh phải dùng kiến thức, một hoặc nhiều tác phẩm để chứng minh.
Những năm gần đây đề thi thường cho hai nhận định trong đề hoặc tương đồng (đều đúng) hoặc đối lập (một đúng và một sai). Từ đó học sinh dùng thao tác phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ để làm bài
Cấu trúc (lập ý)
* Mở bài: Nêu vấn đề, dẫn ý kiến
* Thân bài:
Vài nét về tác giả, tác phẩm
Giải thích ý kiến (nếu có hai ý kiến thì giải thích lần lượt từng ý kiến một)
Bàn luận
+ Bàn luận về vấn đề đặt ra
+ Phân tích, chứng minh làm rõ quan điểm
Bình luận ý kiến
+ Khẳng định ý kiến đúng hay sai? Vì sao?
* Kết bài: Đánh giá chung 
* Kiến thức trọng tâm cần nhớ
Tác phẩm, đoạn trích văn xuôi lớp 12
1.Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)
2.Nguyễn Đình Chiểu- ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc (Phạm Văn Đồng)
3.Vợ nhặt (Kim Lân)
4.Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
5.Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)
6.Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)
7.Những người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)
8.Ai đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
9.Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyên Minh Châu)
10.Một người Hà Nội (Nguyễn Khải)
11.Hồn Trương Ba da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)
12.Số phận con người (Sô-lô-khốp)
13.Ông già và biển cả (Heminway)
14.Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu)
15.Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng).
Yêu cầu cần đat
- Nắm vững kiến thức về tác giả, tác phẩm
+ Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, mục đích sáng tác
+ Phong cách nghệ thuật tác giả
+ Cốt truyện, nhân vật, chi tiết
+ Chủ đề, giá trị nội dung- nghệ thuật
* Đề luyện tập:
 Giáo viên có thể tham khảo các đề luyện tập sau đây để giúp học sinh vận dụng làm bài nghị luận văn học (phần 5 điểm) trong đề thi THPT (tùy theo đối tượng, yêu cầu, giáo viên ôn luyện cho phù hợp với từng mức độ năng lực tương ứng).
Đề bài phân tích và chứng minh nhận định sau đây:Văn học thời kỳ 1945-1975 biểu tượng tinh thần yêu nước,khí phách kiên cường dũng cảm và lối sống nhân ái nhân nghĩa của nhân dân ta
Bài làm 
 Chặng đường văn 

File đính kèm:

  • docOn_thi_Ngu_van_2015_20150725_042058.doc