Đề cương ôn tập Sinh học 9

19. Các sinh vật cùng loài hỗ trợ và cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện nào?

- Hỗ trợ: Khi nhiều cá thể cùng loài sống chung với nhau trong cùng khu vực sống, ở khu vực sống ấy có nơi ở rộng rãi, nguồn thức ăn dồi dào, chúng hỗ trợ nhau để cùng tồn tại và phát triển.

- Cạnh tranh: Khi điều kiện sống khắc nghiệt, mật độ cá thể tăng lên, thiếu thức ăn, chỗ ở,.

20. Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì?Trong điều kiện nào thì hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ?

- Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở TV là mối quan hệ cạnh tranh cùng loài và khác loài (HS nêu thêm các cành phía dưới sớm rụng là do đâu, đã đc nêu ra ở trên)

- Khi mật độ cây quá dày, thiếu ánh sáng, chất dd thì hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ.

 

doc6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Sinh học 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 giữa hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau, đặc biệt có các gen lặn biểu hiện một số đặc điểm xấu, ở con lai F1 chỉ có các gen trội có lợi mới được biểu hiện, gen trội át gen lặn, đặc tính xấu ko được biểu hiện. Vì vậy con lai F1 có nhiều đặc điểm tốt như mong muốn.
VD: Lai 1 dòng thuần mang 2 gen trội lai với 1 dòng thuần mang một gen trội được con lai F1 mang 3 gen trội: 
P: AabbCC x aaBBcc => F1: AaBbCc.
Không dùng con lai F1 để nhân giống vì: Trong các thế hệ sau, tỉ lệ gen dị hợp giảm, gen đồng hợp tăng. Trong đó, có gen đồng hợp lặn là gen tật bệnh. Nếu cứ tiếp tục lai như vậy sức sống con lai cứ giảm dần qua các thế hệ nên ưu thế lai cũng giảm theo.
Muốn duy trì ưu thế lai: Dùng phương pháp nhân giống vô tính (bằng giâm, chiết ghép,vi nhân giống,).
Trong chọn giống cây trồng người ta dùng phương pháp gì để tạo ưu thế lai? Phương pháp nào dùng phổ biến nhất? Tại sao?
Dùng phương pháp lai khác dòng và lai khác thứ.
Trong chọn giống cây trồng phương pháp được dùng phổ biến nhất là phương pháp lai khác dòng vì phương pháp này đã tạo ra nhiều giống cây trồng cho năng suất cao hơn so với các giống cây thuần tốt nhất.
Lai kinh tế là gì? Ở nước ta lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức nào? Cho vd?
Lai kinh tế là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau. Rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng làm giống.
Ở nước ta lai kinh tế được dùng phổ biến nhất là dùng con cái thuộc giống trong nước giao phối với con đực nhập nội.
Vd: ♀ Lợn Ỉ Móng Cái x ♂ Lợn Đại Bạch (Lợn nhập nội)
 (Mắn đẻ, thịt thơm ngon, sức (Tăng trọng nhanh, cho năng suất cao)
 chống chịu tốt )
® F1: Con lai có nhiều tính trạng quý: thịt ngon, chống chịu tốt, tăng trọng nhanh)
Tại sao khi lai hai dòng thuấn ưu thế lai biểu hiện rõ nhất?
Vì hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp. 
Nêu khái niệm môi trường sống? Nêu các loại môi trường sống của sinh vật, cho ví dụ sinh vật sống ở môi trường đó?
Môi trường sống là nơi sống của sinh vật. Bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng. Tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển, sinh sản của sinh vật.
Có 4 loại môi trường sống:
 + Môi trường nước: Cá, rong, tôm, 
 + Môi trường trên mặt đất – không khí: Chó, mèo, lợn,
 + Môi trường trong đất: Chuột, giun đất,
 + Môi trường sinh vật: Cây ,chó,
Nêu khái niệm nhân tố sinh thái? Phân biệt được các NTST? Vì sao con người được tách thành một nhóm NTST riêng?
Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường, tác động lên đời sống sinh vật.
Có 2 nhóm NTST:
 + NTST vô sinh: Khí hậu (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,..). Nước (nước ngọt, mặn, lợ,..).
Địa hình (độ dốc, độ cao,)
 + NTST hữu sinh: - NT sinh vật: động vật, thực vật, vi sinh vật,
 - NT con người: trồng trọt, chăn nuôi,
Con người được tách thành một nhóm NTST riêng vì hoạt động của con người khác với các snh vật khác. Con người có trí tuệ nên bên cạnh việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, con người còn góp phần to lớn cải tạo thiên nhiên.
Nêu khái niệm giới hạn sinh thái? Lấy VD?
Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
VD: Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở VN là: 5 ® 42 độ C,..
Nêu ảnh hưởng của nhân tố ST ánh sáng đến đặc điểm hình thái giải phẫu, sinh lý, tập tính của sinh vật? (Lấy ví dụ chứng minh cho từng ảnh hưởng lên TV, ĐV). Đáp án ở câu 11.
Vì sao các cành phía dưới của cây trong rừng lại bị rụng sớm?
Vì các cành phía dưới ít được chiếu sáng hơn các cành phía trên ® Khả năng quang hợp kém, chất hữu cơ tích lũy không đủ bù đắp cho sự tiêu hao khi hô hấp, khả năng lấy nước kém hơn nên cành sớm khô và rụng.
Dựa vào giới hạn của nhân tố ánh sáng, thực vật được chia làm mấy nhóm? Đặc điểm
Được chia làm 2 nhóm: + Nhóm cây ưa sáng. Bao gồm những cây sống nơi quang đãng. VD: bạch đàn, xà cừ,
 + Nhóm cây ưa bóng. Bao gồm những cây sống nơi có ánh sáng yếu, ánh sáng tán xạ như cây sống dưới tán cây khác, cây trồng làm cảnh đặt trong nhà VD: lá lốt, gừng,
* Thực vật : Ánh sáng ảnh hưởng đến đời sống sinh vật làm thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lý của TV.
Đặc điểm hình thái:
+ Cây ở nơi có nhiều ánh sáng: phiến lá nhỏ, hẹp, có màu xanh nhạt,; thân cây có số cành cây phát triển nhiều.
+ Cây bị che dưới tán: Phiến lá lớn, có màu xanh thẫm; thân cây có số cành cây phát triển ít.
Giải phẫu: + Lá cây ở nơi có nhiều ánh sáng có tầng cutin dày,mô giậu phát triển.
+ Lá cây bị che dưới tán: có tầng cutin mỏng, mô giậu kém phát triển.
Sinh lý:	+ Cây ở nơi có nhiều ánh sáng: Quang hợp trong điều kiện ánh sáng mạnh. Cường độ hô hấp mạnh.
+ Cây bị che dưới tán: Quang hợp trong điều kiện ánh sáng yếu.Cường độ hô hấp yếu hơn.
* Động vật: Ánh sáng ảnh hưởng đến đời sống động vật:
Nhịp điệu chiếu sáng ngày và đêm ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều loài động vật.
VD: Chim bìm bịp và gà cỏ sống trong rừng thường đi ăn trước lúc mặt trời mọc. Những loài chim như vạc, diệc, sếu, cú mèo hay tìm kiếm thức ăn vào ban đêm
Mùa xuân và mùa hè có ngày dài hơn ngày mùa đông, đó cũng là mùa sinh sản của nhiều loài chim.
Mùa xuân, vào những ngày thiếu sáng, cá chép cũng có thể đẻ trứng vào thời gian sớm hơn trong mùa nếu cường độ chiếu sáng được tăng cường
Dựa vào giới hạn của nhân tố ánh sáng, động vật được chia làm mấy nhóm? Đặc điểm?
Được chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm động vật ưa sáng: Gồm những động vật hoạt động ban ngày. VD: chim sẻ, bướm, sư tử, chuồn chuồn,
+ Nhóm động vật ưa tối: Gồm những đv hoạt động vào ban đêm, sống trong hang, trong đất hay ở vùng nước sâu như đáy biển.VD: ốc sên, rết, dơi, đom đóm,
Dựa vào giới hạn của nhân tố nhiệt độ, sinh vật được chia làm mấy nhóm?Đặc điểm?
Được chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm sinh vật biến nhiệt: gồm những sv có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Thuộc nhóm này có các VSV, nấm, thực vật, đv không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát.
+ Nhóm sinh vật hằng nhiệt: có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Thuộc nhóm này bao gồm các động vật có tổ chức cơ thể cao như chim, thú và con người.
Dựa vào giới hạn độ ẩm, sinh vật được chia làm mấy nhóm? Đặc điểm?
Đối với thực vật có 2 nhóm: + Thực vật ưa ẩm như bèo, tảo, rau muống, sen, súng,
+ Thực vật chịu hạn như xương rồng, phi lao, thông,
Đối với động vật có 2 nhóm: + Động vật ưa ẩm như cá, ếch, nhái, giun đất,
+ Động vật ưa khô như gà, dê, bồ câu, bò sát,
Mô tả ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nhiệt độ đến đặc điểm hình thái, sinh lý, tập tính của sinh vật?
Mô tả ảnh hưởng của nhân tố sinh thái độ ẩm đến đặc điểm hình thái, sinh lý, tập tính của sinh vật?
Giữa các sinh vật cùng loài xảy ra những mối quan hệ nào? Đặc điểm? Ví dụ?
Đặc điểm: Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau hình thành nên nhóm cá thể.
Phân loại: Trong một nhóm cá thể có những mối quan hệ:
+ Quan hệ hỗ trợ: Giúp các sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn hơn.
+ Quan hệ cạnh tranh: Ngăn ngừa sự gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt nguồn thức ăn .
VD: Thực vật quần tụ nhằm chống sự mất nước, tăng khả năng chống chịu với gió, xói mòn đất,
Ý nghĩa: + Sinh vật cùng loài có xu hướng quần tụ bên nhau nhằm tăng khả năng chống chịu với điều kiện môi trường, tăng khả năng săn mồi, 
+ Động vật quần tụ bên nhau sẽ tăng khả năng săn mồi, giúp bảo vệ con non yếu, tăng khả năng chống chịu với các độc tố của môi trường,
Giữa các sinh vật khác loài xảy ra những mối quan hệ nào? Đặc điểm, ví dụ? 
Các sinh vật khác loài có quan hệ hỗ trợ hoặc đối địch:
Hỗ trợ: - Cộng sinh: Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật.VD: sự cộng sinh giữa tảo và nấm trong địa y,
- Hội sinh: Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có hại. VD: Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa,
Đối địch: - Cạnh tranh: Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau. VD: Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng,
- Kí sinh, nửa kí sinh: Sinh vật sống nhờ trên cơ thề sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu từ sinh vật đó. VD: Giun đũa sống trong ruột người,
- Sinh vật ăn sinh vật khác: Gồm các trường hợp: Động vật ăn thực vật( vd: chuột ăn lúa), động vật ăn thịt con mồi (vd: Cáo ăn thỏ), thực vật bắt sâu bọ (vd: Cây nắp ấm bắt côn trùng).
Các sinh vật cùng loài hỗ trợ và cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện nào?
Hỗ trợ: Khi nhiều cá thể cùng loài sống chung với nhau trong cùng khu vực sống, ở khu vực sống ấy có nơi ở rộng rãi, nguồn thức ăn dồi dào, chúng hỗ trợ nhau để cùng tồn tại và phát triển.
Cạnh tranh: Khi điều kiện sống khắc nghiệt, mật độ cá thể tăng lên, thiếu thức ăn, chỗ ở,..
Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì?Trong điều kiện nào thì hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ?
Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở TV là mối quan hệ cạnh tranh cùng loài và khác loài (HS nêu thêm các cành phía dưới sớm rụng là do đâu, đã đc nêu ra ở trên)
Khi mật độ cây quá dày, thiếu ánh sáng, chất dd thì hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ.
Trong thực tiễn sản xuất cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh giữa các cá thể làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng.
Trong trồng trọt: trồng cây với mật độ hợp lý, kết hợp tỉa thưa cây, chăm sóc đầy đủ, tạo điều kiện cho cây phát triển tốt.
Trong chăn nuôi: Khi đàn vật nuôi quá đông, nhu cầu về thức ăn, nơi ở trở nên thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm => ta cần tách đàn, cung cấp đủ thức ăn, kết hợp vệ sinh môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho vật nuôi phát triển.
Định nghĩa quần thể? Lấy ví dụ?
Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng ko gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
VD: Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc VN.
Nêu đặc trưng cơ bản của quần thể?
Những đặc trưng cơ bản của qt là: Tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ quần thể.
Nêu các đặc điểm giống và khác nhau giữa quần thể người và quần thể các sinh vật khác? Tại sao lại có sự khác nhau đó? Hậu quả của tăng dân số? Biện pháp hạn chế tăng ds.
Giống: Các đặc điểm giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản, tử vong,
Khác: Quần thể người có các đặc trưng khác với các quần thể sv khác: Pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục, văn hóa,
Có sự khác nhau đó là do con người có lao động tư duy nên có khả năng điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên.
Hậu quả của tăng dân số: Thiếu nơi ở; thiếu lương thực; thiếu trường học, bệnh viện; ô nhiễm môi trường; chặt phá rừng; chậm phát triển KT, tắc nghẽn giao thông,
Biện pháp: Cần phải có biện pháp phát triển dân số hợp lý. Số con sinh ra phải phù hợp với khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc của mỗi gia đình và hài hòa với sự phát triển đnước.
Nêu ý nghĩa của việc thực hiện pháp lệnh dân số?
Nhằm ko để dân số tăng quá nhanh ® thiếu nơi ở, nguồn thức ăn, nước uống, gây ONMT, tài nguyên thiên nhiên bị kiệt quệ, thiếu trường học, bệnh viện,
Nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống cho mỗi cá nhân, gia đình, toàn xã hội nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên, môi trường để mọi người trong xã hội đều được chăm sóc, có điều kiện phát triển tốt.
Định nghĩa quần xã? Lấy ví dụ? 
Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau cùng sống trong một ko gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau.
VD: Quần xã rừng mưa nhiệt đới,
Nêu các tính chất cơ bản của quần xã? Lấy ví dụ?
* T/c về số lượng: 
Độ đa dạng: Quần xã rừng ngâp mặn ven biển có các quần thể: tràm, mắm, đước, tôm, 
Độ nhiều: Có 102 giun đất /m2 đất trồng.
Độ thường gặp: Có thể tìm thấy cây đước ở hầu hết các địa điểm của rừng ngập mặn,
* T/c về thành phần: 
Loài ưu thế: Thực vật có hạt là quần thể ưu thế ở quần xã sv trên cạn.
Loài đặc trưng: Quần thể cây cọ tiêu biểu nhất cho quần xã sinh vật đồi Phú Thọ.
Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã?
Các NTST vô sinh và hữu sinh luôn ảnh hưởng tới quần xã tạo nên sự thay đổi.
Khi ngoại cảnh thay đổi dẫn tới số lượng cá thể trong quần xã thay đổi và luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với môi trường tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.
Thế nào là cân bằng sinh học? Lấy ví dụ về sự cân bằng sinh học?
Cân bằng sinh học là trạng thái mà số lượng cá thể mỗi quần thể trong quần xã dao động quanh vị trí cân bằng nhờ hiện tượng khống chế sinh học.
VD: Thực vật phát triển ® Sâu ăn lá phát triển ® Chim ăn sâu phát triển ® Số lượng chim tăng cao, chim ăn nhiều sâu ® Số lượng sâu giảm ® Thực vật phát triển.
Nêu khái niệm hệ sinh thái? Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn? Lấy vd?
Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh). Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. VD: hệ sinh thái rừng nhiệt đới.
Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là một mắt xích, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng trước vừa là sinh vật bị mắt xích đứng sau tiêu thụ. VD: cỏ ® sâu ® bọ ngựa ® rắn ® đại bàng.
Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành lưới thức ăn.
VD: Thỏ® báo
 Cỏ ® gà ® chó sói ® vi sinh vật.
 Chuột ® rắn
Cho biết các thành phần của một hệ sinh thái? Lấy ví dụ?
Các thành phần của hệ sinh thái gồm: 
+ Các thành phần vô sinh như đất, đá, nước, thảm mục,
+ Sinh vật sản xuất là thực vật.
+ Sinh vật tiêu thụ gồm có động vật ăn thực vật (chuột ăn lúa), đv ăn thịt (đại bàng)
+ Sinh vật phân giải như vi khuần, nấm,...
Nêu các tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên?
Một trong những tác động lớn nhất của con người tới môi trường là phá hủy thảm thực vật từ đó gây ra xói mòn, thái hóa đất, ÔNMT, lũ lụt,
Những hoạt động của con người phá hủy môi trường tự nhiên: Săn bắt động vật hoang dã, đốt rừng lấy đất trồng trọt, khai thác khoáng sản, chiến tranh, bùng nổ dân số, chất thải của các khu công nghiệp,...
Hậu quả của việc chặt phá rừng?
Chặt phá rừng bừa bãi gây ra nhiều hậu quả: xói mòn đất, lũ lụt, sa mạc hóa, hạn hán, khí hậu biến đổi theo chiều hướng tiêu cực, giảm các loài đv & tv quý hiếm, giảm lượng nước ngầm,
Biện pháp của con người nhằm khắc phục ô nhiễm và suy thoái môi trường?
Hạn chế phát triển dân số quá nhanh.
Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên.
Bảo vệ các loài sinh vật.
Phục hồi và trồng rừng mới.
Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm.
Hoạt động KH của con người góp phần cải tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao.
Ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân gây ÔNMT? Tác hại của ÔNMT?
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học, của môi trường bị thay đổi, gây tác hại đến đời sống của con người và các sinh vật khác.
Ô nhiễm môi trường do:
 + Hoạt động của tự nhiên: Như núi lửa phun nham thạch gây nhiều bụi bặm,
 + Chủ yếu là hoạt động của con người gây ra.
Tác hại của ÔNMT: + Ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật khác.
+ Tạo điều kiện cho nhiều loài sinh vật gây bệnh phát triển.
+ Làm suy thoái hệ sinh thái và môi trường sống của sinh vật.
+ Các chất độc hóa học, các chất phóng xạ ảnh hưởng đến hệ sinh thái, gây các bệnh di truyền, ung thư
Kể tên các tác nhân gây ÔNMT? 
Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.
Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học.
Ô nhiễm do các chất phóng xạ.
Ô nhiễm do các chất thải rắn.
Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh.
Biện pháp hạn chế ÔNMT nước, không, khí, chất độc hóa học, chất thải rắn?
Biện pháp hạn chế ÔNMT không khí:
+ Có quy hoạch tốt và hợp lý khi xây dựng khu công nghiệp.
+ Tăng cường việc xây dựng các công viên xanh, vành đai xanh để hạn chế bụi.
+ Cần lắp đặt các thiết bị lọc bụi và xử lý khí độc hại trước khi thải ra môi trường kk.
+ Phát triển công nghệ sử dụng các nhiên liệu ko gây khói bụi.
Biện pháp hạn chế ÔNMT nước:
+ Xây dựng hệ thống xử cấp, thải nước ở các khu đô thị, khu công nghiệp để nguồn nước thải ko làm ô nhiểm nguồn nước sạch.
+ Xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
+ Hạn chế thải các chất độc hại ra nguồn nước.
Biện pháp hạn chế ô nhiễm do chất độc hóa học:
+ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để dự báo và tìm biện pháp phòng tránh.
+ Giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi người về ô nhiễm và cách phòng chống.
+ Xây dựng nơi quản lí thật chặt chẽ các chất gây nguy hiểm cao.
+ Sản xuất lương thực, thực phẩm an toàn
Biện pháp hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn:
+ Xây dựng nhà máy xử lí rác.
+ Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học.
+ Đẩy mạnh nghiên cứu KH để dự báo và tìm biện pháp phòng tránh.
+ Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải thành các nguyên liệu, đồ dùng,
+ Giáo dục( giống ý trên).
+ Xây dựng nơi quản lí thật chặt chẽ các chất gây nguy hiểm cao
Nêu các dạng tài nguyên thiên nhiên? Lấy Vd ? Tại sao phải sử dụng hợp lý và tiết kiệm TNTN?
Có 3 dạng tài nguyên thiên nhiên:
- Tài nguyên tái sinh: Dạng tài nguyên có khả năng phục hồi sau khi sử dụng hợp lý. VD: Đất, nước, rừng,
T/nguyên ko tái sinh: Dạng tài/ng sau một thời gian sử dụng sẽ cạn kiệt. vd: than đá,dầu,..
T/nguyên năng lượng vĩnh cửu: Dạng tài/ng sử dụng mãi mãi, ko gây ÔNMT. VD: năng lượng gió, năng lượng mặt trời,
Phải sử dụng hợp lý và tiết kiệm TNTN vì: TNTN ko phải là tài nguyên vô tận, chúng ta cần phải sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lý, vừa đáp ứng như cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại, vừa đảm bảo duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho thế hệ mai sau.
Nêu tầm quan trọng và hướng sử dụng tài nguyên đất, nước, rừng?
Tài nguyên đất:- Tầm quan trọng: Đất là nơi sản xuât lương thực, thực phẩm để nuôi sống con người và các sinh vật khác. Là nơi để xây nhà, các khu công nghiệp đường giao thông. Là nơi ở nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật.
Hướng sử dụng: Trồng cây, bảo vệ rừng. Phủ xanh đất trống, đồi trọc. Cải tạo, bón phân hợp lí, Sử dụng các biện pháp chống nhiễm mặn , nhiễm phèn. Thay thế dần việc bón phân hóa học bằng việc bón phân hữu cơ và các chế phẩm sinh học.
Tài nguyên nước :
Tầm quan trọng: Nước là nhu cầu ko thể thiếu của mọi sinh vật trên TĐ.- Hướng sử dụng: Trồng cây, bảo vệ rừng. Phải có hệ thống xử lí nước thải trước khi thải ra.
Khơi thông dòng chảy. Không xả rác, chất thải công nghiệp, sinh hoạt xuống hệ thống sông ngòi, ao hồ.
Tài nguyên rừng:
Tầm quan trọng: Cung cấp nhiều lâm sản quý. Điều hòa khí hậu. Chống lũ lụt, xói mòn. Nơi ở của nhiều loài sinh vật. Giữ cân bằng sinh thái.
Hướng sử dụng: Khai thác hợp lý, kết hợp trồng bồ sung. Xây dựng các khu bảo tốn thiên nhiên.
Nêu ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã? Biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã?
Ý nghĩa: 	+ Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã góp phần vào việc giữ cân bằng sinh thái.
+ Bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng.
+ Tránh được các thảm họa: ÔNMT, lũ lụt, hạn hán, xói mòn,
Biện pháp: + Bảo vệ tài nguyên sinh vật: Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn. Trồng cây, gây rừng. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên. Cấm săn bắt động vật hoang dã. Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm.
+ Cải tạo hệ sinh thái: Phủ xanh đất trống, đồi trọc. Tăng cường công tác làm thủy lợi và tưới tiêu hợp lý.Bón phân hợp lý, hợp vệ sinh. Thay đổi các loại cây trồng hợp lý. Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp và có năng suất cao.
Nêu vai trò của hệ sinh thái rừng, biển, nông nghiệp? Đề xuất biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái này?
* Vai trò: 
HST rừng: ( như đã nêu ở trên trong phần vai trò của tài nguyên rừng)
HST biển: Là nơi sinh sống của rất nhiều loài sinh vật. Là nguồn cung cấp thức ăn giàu đạm chủ yếu cho con người.
HST nông nghiệp: Cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người và nguyên liệu cho công nghiệp.
* Biện pháp bảo vệ:
HST rừng: Xây dựng kế hoạch khai thác rừng hợp lý để tránh cạn kiệt nguồn tài nguyên. Xây dựng các khu bảo tổn thiên nhiên để giữ cân bằng HST, để bảo vệ nguồn gen quý. Trồng

File đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_sinh_hoc_9Ky_II_20150726_105541.doc