Đề cương ôn tập Sinh học 6 - Học kỳ I

1- Nhu cầu nước của cây:- Nước rất cần cho cây, không có nước cây sẽ chết.

- Nước cần nhiều hay ít còn phụ thuộc vào loại cây, các giai đoạn sống, các bộ phận khác nhau của cây.

2-Nhu cầu muối khoáng của cây:- Nước, muối khoáng giúp cây sinh trưởng, phát triển.

- Rễ cây chỉ hấp thụ được muối khoáng hoà tan trong nước.

- Cây cần nhiều loại muối khoáng, trong đó các loại MK cây cần nhiều là: Muối đạm, muối lân, muối kali.

* Giai đoạn cây cần nhiều nước và muối khoáng nhất chính là thời kì cây phát triển và sinh sản(VD: Giai đoạn ra hoa, kết quả)

3- Rễ cây hút nước và muối khoáng: - Nước, muối khoáng:lông hút vỏ mạch gỗ của rễ  các bphận của cây.

- Lông hút là bộ phận chủ yếu của rễ có chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan.

4. Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây

- Các yếu tố bên ngoài như: Thời tiết, khí hậu, các loại đất khác nhau có ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây.

- Cần cung cấp đủ nước, muối khoáng thì cây trồng mới sinh trưởng và phát triển tốt.

Mở rộng: 1: Bộ phận nào của rễ có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng? Nêu cấu tạo của bộ phận đó?

TL: Rễ cây hút nước và muối khoáng hòa tan chủ yếu nhờ lông hút.

TB lông hút có cấu tạo gồm: Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân, không bào.

2: Vì sao bộ rễ cây thường ăn sâu, lan rộng, số lượng rễ con nhiều?

TL: Bộ rễ cây thường ăn sâu, lan rộng, số lượng rễ con nhiều vì: Cây mọc cố định ở một chỗ nên hệ rễ phát triển, ăn sâu, lan rộng mới hút đủ nước và muối khoáng cần thiết để cho cây sống.

 

docx6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Sinh học 6 - Học kỳ I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương sinh học lớp 6 học kì 1
MỞ ĐẦU SINH HỌC: ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG. NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC
1. Vật sống: Lấy thức ăn, nước uống, lớn lên và sinh sản(cần có sự trao đổi chất).
VD: Gà, chó, cây, con người
- Vật không sống: Không lấy thức ăn, không lấy nước uống, không lớn lên và không sinh sản(không cần có sự trao đổi chất). VD: Hòn đá, cái bàn.
2- Đặc điểm quan trọng của cơ thể sống là:
- Trao đổi chất với môi trường.
- Lớn lên và sinh sản.
- Cảm ứng.
- Di chuyển không phải là đặc trưng của cơ thể sống vì có những cơ thể sống không có khả năng di chuyển.
- VD: Cây xanh
3- Thế giới sinh vật rất đa dạng và phong phú về môi trường sống, về cấu tạo và kích thước
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT
1. Thực vật trong thiên nhiên rất phong phú và đa dạng, biểu hiện:
- Đa dạng về môi trường sống;
- Đa dạng về số lượng loài;
- Số lượng cá thể trong loài.
2. Các đặc điểm chung của thực vật là:
- Tự tổng hợp được chất hữu cơ.
- Phần lớn không có khả năng di chuyển.
- Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.
3. Thực vật có vai trị gì đối với đời sống con người:
- Cho bóng mát; - Cho gỗ; - Cho lương thực, thực phẩm;
- Bảo vệ môi trường: Làm không khí trong lành, bảo vệ đất chống xói mòn, hạn chế tiếng ồn; lọc khí độc
CÓ PHẢI TẤT CẢ THỰC VẬT ĐỀU CÓ HOA?
Thực vật
Cây có hoa
 (Cây mướp, ổi..)
Có cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt
Cây không có hoa
(Rêu, dương xỉ, thông) 
Không có cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt
1. Thực vật có hoa gồm 2 loại cơ quan:
- Cơ quan sinh dưỡng gồm: Rễ, thân, lá→ Có chức năng nuôi dưỡng cây.
- Cơ quan sinh sản gồm: Hoa, quả, hạt → Có chức năng duy trì và phát triển nòi giống(sinh sản)
2. Cây một năm và cây lâu năm
 - Cây một năm: Thời gian sống ngắn. Ra hoa, kết quả 1lần trong vòng đời.
VD: Lúa, ngô..... 
- Cây lâu năm: Sống lâu năm. Ra hoa, kết quả nhiều lần trong vòng đời.
VD: Cây ăn quả(ổi, na, nhãn)...
Cấu tạo tế bào thực vật
1. Các loại tế bào thực vật có hình dạng, kích thước khác nhau.
2. Cấu tạo tế bào: Tế bào thực vật gồm các thành phần: Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân, không bào(ở thịt lá có thêm lục lạp chứa diệp lục)
3. Mô: Mô là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau cùng thực hiện 1 chức năng riêng. VD: Mô mềm, mô nâng đỡ, mô phân sinh ngọn...
Sự lớn lên và phân chia của tế bào
1- Sự lớn lên của tế bào:- Tế bào non lớn dần về kíchthước, vách TB,màng sinh chất, chất TB 
Þ Tế bào trưởng thành.
- Nhờ quá trình trao đổi chất mà TB lớn lên.
2- Sự phân chia tế bào:- Các cơ quan của thực vật( Rễ, thân, lá) lớn lên bằng cách phân chia tế bào.
theo sơ đồ: TB non TB trưởng thành TB non mới.
- Chỉ những TB ở mô phân sinh mới có khả năng phân chia.
Mở rộng: 1: Tế bào của cây ở những bộ phận nào có k/năng phân chia?
Trả lời: Chỉ những TB ở mô phân sinh mới có khả năng phân chia( ở mô phân sinh rễ, thân, lá)
2: Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật?
Trả lời: Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa quan trọng đối với thực vật: Giúp thực vật có thể tăng về kích thước, khối lượng, tăng số lượng tế bào→ sinh trưởng và phát triển.
Các loại rễ, các miền của rễ
1- Các loại rễ: Có 2 loại rễ chính là rễ cọc và rễ chùm.
- Rễ cọc:Gồm rễ cái và các rễ con.
- Rễ chùm: Gồm những rễ con mọc từ gốc thân.
2. Các miền của rễ. Rễ có 4 miền:
- Miền trưởng thành có chức năng dẫn truyền.
- Miền hút: Hấp thụ nước và muối khoáng.
- Miền sinh trưởng: Làm cho rễ dài ra.
- Miền chóp rễ: Che chở cho đầu rễ.
Cấu tạo miền hút của rễ
1- Cấu tạo miền hút của rễ:
 Biểu bì
 Vỏ 
 - Miền hút gồm: Thịt vỏ Mạch rây 
 Bó mạch 
 Trụ giữa Ruột Mạch gỗ
- Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài. 
2- Chức năng của miền hút: - Vỏ :+ Biểu bì có nhiều lông hút. Lông hút có chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan.
+ Thịt vỏ có chức năng vận chuyển các chất vào trụ giữa.
- Trụ giữa:+Bó mạch có chức năng vận chuyển các chất (Mạch rây v/chuyển chất hữu cơ, mạch gỗ v/chuyển nước và MK).
+ Ruột chứa chất dự trữ.
Sự hút nước và muối khoáng của rễ
1- Nhu cầu nước của cây:- Nước rất cần cho cây, không có nước cây sẽ chết.
- Nước cần nhiều hay ít còn phụ thuộc vào loại cây, các giai đoạn sống, các bộ phận khác nhau của cây.
2-Nhu cầu muối khoáng của cây:- Nước, muối khoáng giúp cây sinh trưởng, phát triển.
- Rễ cây chỉ hấp thụ được muối khoáng hoà tan trong nước.
- Cây cần nhiều loại muối khoáng, trong đó các loại MK cây cần nhiều là: Muối đạm, muối lân, muối kali.
* Giai đoạn cây cần nhiều nước và muối khoáng nhất chính là thời kì cây phát triển và sinh sản(VD: Giai đoạn ra hoa, kết quả)
3- Rễ cây hút nước và muối khoáng: - Nước, muối khoáng:lông hút® vỏ® mạch gỗ của rễ ® các bphận của cây.
- Lông hút là bộ phận chủ yếu của rễ có chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan. 
4. Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây
- Các yếu tố bên ngoài như: Thời tiết, khí hậu, các loại đất khác nhau có ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây.
- Cần cung cấp đủ nước, muối khoáng thì cây trồng mới sinh trưởng và phát triển tốt. 
Mở rộng: 1: Bộ phận nào của rễ có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng? Nêu cấu tạo của bộ phận đó?
TL: Rễ cây hút nước và muối khoáng hòa tan chủ yếu nhờ lông hút.
TB lông hút có cấu tạo gồm: Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân, không bào.
2: Vì sao bộ rễ cây thường ăn sâu, lan rộng, số lượng rễ con nhiều?
TL: Bộ rễ cây thường ăn sâu, lan rộng, số lượng rễ con nhiều vì: Cây mọc cố định ở một chỗ nên hệ rễ phát triển, ăn sâu, lan rộng mới hút đủ nước và muối khoáng cần thiết để cho cây sống.
Thực hành: Biến dạng của rễ
Đặc điểm hình thái của các loại rễ biến dạng, chức năng từng loại rễ đối với cây
TT
Tên rễ BD
Tên cây
Đặc điểm của rễ biến dạng
C/năng đối với cây
1
Rễ củ
Củ cải
Cà rốt
Rễ phình to
Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa
2
Rễ móc
T.không
Hồ tiêu
Rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám.
Giúp cây leo cao.
3
Rễ thở
Bụt mọc
Sống trong điều kiện thiếu k/k.
Rễ mọc ngược lên trên mặt đất.
Lấy ôxi cung cấp cho các phần rễ dưới đất
4
Giác mút
Tơ hồng
Tầm gửi
Rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân hay cành của cây khác
Lấy thức ăn từ cây chủ.
Mở rộng: - Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa? 
TL:Vì: chất dự trữ của củ dùng để cung cấp chất dinh dưỡng khi cây ra hoa kết quả. Sau khi ra hoa chất d2 trong rễ củ bị giảm nhiều hoặc không còn nữa, làm cho rễ củ xốp, teo nhỏ lại, chất lượng và khối lượng của củ đều giảm
Cấu tạo ngoài của thân
1. Cấu tạo ngoài của thân.a- Xác định vị trí bên ngoài của thân, vị trí chồi ngọn, chồi nách:
- Thân gồm: Thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách.
- Thân và cành đều có chồi và có lá ( gọi là thân phụ)
- Chồi ngọn nằm ở đầu thân.
- Chồi nách nằm ở nách lá ( kẽ lá ).
b- Cấu tạo của chồi lá và chồi hoa:- Chồi hoa, chồi lá nằm ở kẽ lá(Nách lá) trên thân, cành.
- Giống nhau: Đều có mầm lá bao bọc
- Khác nhau: + Chồi lá có mô phân sinh ngọn.
 + Chồi hoa có mầm hoa.
2- Các loại thân: Có 3 loại thân: Thân đứng,Thân leo; Thân bò:
- Thân đứng: Thân gỗ(nhãn, mít...),thân cột(dừa, cau..), thân cỏ(mần trầu..)
- Thân leo: Leo bằng tua cuốn, thân quấn.(mướp, mùng tơi...)
- Thân bò(rau má...) 
Thân dài ra do đâu
1. Sự dài ra của thân:Thân cây dài ra được do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
2- Giải thích những hiện tượng thực tế:
Để tăng năng suất cây trồng ta cần:- Bấm ngọn đối với loại cây lấy quả, hạt.
- Tỉa cành đối với loại cây lấy gỗ, sợi. 
Cấu tạo trong của thân non
1. Các bộ phận của thân non và chức năng của từng bộ phận 
Các bộ phận của thân non
Chức năng của từng bộ phận
 B. Bì
Vỏ Thịt vỏ
- Bảo vệ các bộ phận bên trong
- Quang hợp
 B.mạch 
T.giữa 
 Ruột
- Vận chuyển chất hữu cơ (mạch rây)
+ Vận chuyển nước và muối khoáng( mạch gỗ)
- Chứa chất dự trữ.
2. So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ
Giống nhau: Đều gồm: Vỏ ( Có b.bì và thịt vỏ) và trụ giữa ( Có mạch rây, mạch gỗ, ruột)
Khác nhau: - Bó mạch ở trụ giữa của thân non xếp thành vòng, mỗi bó mạch có mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong, còn bó mạch ở trụ giữa của miền hút có các mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ. 
Thân to ra do đâu?
1- Tầng phát sinh:Thân cây to ra do sự phân chia các tế bào của mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
2- Vòng gỗ hàng năm: Hàng năm, cây sinh ra các vòng gỗ, đếm số vòng gỗ sáng( hoặc sẫm) có thể xác định được tuổi cây.
3- Dác và ròng:Thân cây gỗ lâu năm có dác và dòng. 
- Dác: Lớp gỗ màu sáng ở phía ngoài, gồm những tế bào mạch gỗ sống; Vận chuyển nước và muối khoáng.
- Ròng: Lớp gỗ màu thẫm, nằm phía trong, gồm những tế bào chết- Nâng đỡ cây.
Mở rộng: Người ta chọn phần ròng của cây để làm trụ cầu, tà vẹt...vì nó rắn chắc, tránh được mối mọt.
Tiết 19: Vận chuyển các chất trong thân
Tìm hiểu sự vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan trong thân 
Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ.
Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây. 
Thực hành: Quan sát biến dạng của thân
Thân biến dạng gồm: - Thân rễ: Củ gừng, củ rong...:Thân phình to,hình dạng giống rễ® Chứa chất d2 dự trữ để cây dùng khi cây ra hoa, tạo quả.
 - Thân củ: Củ su hào, khoai tây, cây chuối...:Thân phình to, hình dạng giống củ® Chứa chất d2 dự trữ để cây dùng khi cây ra hoa, tạo quả.
 - Thân mọng nước: Cây xương rồng...:Có màu xanh, mọng nước® Quang hợp và dự trữ nước
Đặc điểm bên ngoài của lá
1- Đặc điểm bên ngoài của lá:
a- Phiến lá: Lá gồm có cuống và phiến, trên phiến lá có nhiều gân, phiến lá là phần bản rộng nhất của lá, có màu lục, dạng bản dẹt =>Hứng được nhiều ánh sáng nhất
b- Gân lá: Có 3 kiểu gân lá: Gân hình mạng; Gân hình cung; Gân song song.
c- Lá đơn và lá kép: - Lá đơn: 1 cuống ® 1 phiến lá.
- Lá kép: Cuống chính ® Cuống con ® Phiến lá.
2- Các kiểu xếp lá trên thân và cành:Có 3 kiểu xếp lá trên cây: Mọc cách(lộc vừng, cây bưởi), mọc đối(dừa cạn, lá mơ, hoa nhài), mọc vòng(dây huỳnh, hoa sữa) 
Cấu tạo trong của phiến lá
Cấu tạo trong phiến lá gồm: Biểu bì, Thịt lá, Gân lá 
1- Biểu bì:Lớp tế bào biểu bì không màu trong suốt, xếp sát nhau, có vách phía ngoài dày ® phù hợp với chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong.
- Trên biểu bì( nhất là ở mặt dưới) có nhiều lỗ khí giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước. 
2- Thịt lá:Các TB thịt lá chứa nhiều lục lạp, gồm hai lớp có đặc điểm khác nhau phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng, chứa và tđổi khí để chế tạo chất hữu cơ cho cây.
3- Gân lá:Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, bao gồm mạch gỗ và mạch rây, có chức năng vận chuyển các chất.
Mở rộng: Chúng ta lại không nên tưới cây vào giữa nắng để tránh sự đống mở đột ngột của lỗ khí có thể khiến cây bị chết.
Quang hợp
1- Xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng:- Lá chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng.
2- Trong quá trình chế tạo tinh bột, lá nhả khí ôxi ra môi trường ngoài.
Mở rộng: Mùa hè khi trời nắng to, đứng dưới gốc cây ta thấy mát, dễ thở vì cây cho ta khí oxi trong lành, che nắng và hấp thụ bớt nhiệt.
Câu 2-sgk/70 ( Người ta thường thả thêm rong vào bể nuôi cá cảnh vì trong quá trình chế tạo tinh bột, cây rong đã nhả khí oxi hoà tan vào nước của bể,tạo điều kiện cho cá thở tốt hơn).
- Câu 3- sgk/70.- Vì sao ở những nơi đông dân cư như các thành phố lớn, người ta hay trồng nhiều cây xanh.
Quang hợp (tiếp theo)
3- Cây cần những chất gì để chế tạo tinh bột? -Không có khí cacbonic và nước lá không thể chế tạo được tinh bột 
4- Khái niệm về quang hợp: Sơ đồ quá trình quang hợp: Nước + Khí cacbonicTinh bột + khí oxi
- Khái niệm: Quang hợp là hiện tượng lá cây chế tạo tinh bột ngoài ánh sáng, nhờ nước, khí cacbonic và diệp lục, nhả oxi ra môi trường.
- Từ tinh bột và muối khoáng hòa tan, lá cây còn chế tạo được những chất hữu cơ khác cần thiết cho cây.
Mở rộng : Tại sao có thể nói không có quá trình quang hợp cuarcaay xanh thì không có sự sống?
Tại sao cây xanh mới là sinh vật chủ yếu có thể tự chế tạo ra ra chất hữu cơ?
Tại sao quá trình quang hợp của cây xanh lại giúp không khí được điều hòa?
Ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến quang hợp
- Các điều kiện: ánh sáng, nhiệt độ, hàm lượng khí cacbonic, nước có ảnh hưởng đến quang hợp.
- Các loài cây khác nhau đòi hỏi các điều kiện đó không giống nhau.
 Mở rộng: 1. Tại sao trong trồng trọt cần gieo trồng đúng thời vụ? để có năng suất, chất lượng tốt vì: Mối loại cây trồng khác nhau phù hợp với điều kiện sống khác nhau (thời vụ- ánh sáng, nhiệt độ....) 2. Vì sao trong trồng trọt cần đảm bảo khoảng cách giữa các cây? hợp lý để đảm bảo các cây nhận đủ ánh sáng mà vẫn tiết kiệm diện tích gieo trồng nhằm nâng cao năng suất cây trồng trên cùng một đơn vị đất sản xuất
Ý nghĩa của quang hợp
2- Quang hợp ở cây xanh có ý nghĩa gì? Các chất hữu cơ và ôxi do quang hợp của cây xanh tạo ra cần cho sự sống của hầu hết các sinh vật trên trái đất, kể cả con người.
? Không có cây xanh thì không có sự sống ngày nay trên trái đất, điều đó có đúng không? Vì sao?
Gợi ý trả lời: Không có cây xanh thì không có sự sống ngày nay trên trái đất, điều đó đúng vì nếu không có cây xanh thì lượng khí cacbonic sẽ nhiều, lượng khí oxi sẽ ít- con người, động vật..không có oxi để thở; không có cây xanh thì sẽ không có lương thực, thực phẩm (vì cây xanh quang hợp tạo nên tinh bột; tinh bột cùng các chất khoáng tạo nên các chất hữu cơ khác ở cây)- như vậy con người, động vật..không có thức ăn....→ không thể sống được.
Cây có hô hấp không?
1- Các thí nghiệm chứng minh hiện tượng hô hấp ở cây:
- Khi không có ánh sáng, cây đã thải ra nhiều khí cacbonic.
Cây nhả ra khí cacbonic và hút khí ôxi.
2- Hô hấp ở cây:- Sơ đồ hô hấp: Chất hữu cơ + Khí ôxi ® Năng lượng+ Khí cacbonic + Hơi nước.
-Cây hô hấp suốt cả ngày đêm, tất cả các cơ quan của cây đều tham gia hô hấp.
Mở rộng: Ý nghĩa của sự hô hấp: Cây hô hấp mới tạo ra được năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của cây.
Ban đêm không nên để nhiều hoa hay cây xanh trong phòng: Vì ban đêm cây hô hấp mạnh hút khí oxi và nhả khí cacbonic làm không khí không tốt cho con người thở có thể dẫn đến tử vong.
Phần lớn nước đi vào đâu?
1- Thí nghiệm xác định phần lớn nước vào cây đi đâu?
Phần lớn nước do rễ hút vào cây đã được thải ra ngoài bằng sự thoát hơi nước qua các lỗ khí ở lá.
2- Ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá:Hiện tượng thoát hơi nước qua lá giúp việc vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá, giữ cho lá khỏi bị khô
3- Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá:
Sự thoát hơi nước qua lá phụ thuộc các điều kiện: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm không khí. 
Thực hành: Quan sát biến dạng của lá.
Một số loại lá biến dạng
Tên vật mẫu
Đặc điểm hình thái
Chức năng chủ yếu
Tên lá biến dạng
C. xương rồng
Lá đậu Hà lan
Lá cây mây
Củ hoàng tinh
Củ hành
Cây bèo đất
Cây nắp ấm
Lá có gai nhọn
Lá ngọn có dạng tua cuốn
Lá ngọn có dạng tay móc
Lá phủ trên thân rễ, có dạng vảy mỏng, màu nâu nhạt
Bẹ lá phình to thành vảy dày màu trắng
Trên lá có nhiều lông tuyến tiết chất dính
Gân lá phát triển thành bình có nắp đậy, thành bình cótuyến tiết chất dịch
Giảm thoát hơi nước
Giúp cây leo cao
Giúp cây bám để leo
Che chở, bảo vệ chồi
Chứa chất dự trữ
Bắt và tiêu hoá mồi
Bắt và tiêu hoá sâu bọ
Lá biến thành gai
Tua cuốn
Tay móc
Lá vảy
Lá dự trữ
Lá bắt mồi
Lá bắt mồi
2- Biến dạng của lá có ý nghĩa: Lá của 1 số cây biến đổi hình thái thích hợp với chức năng ở những điều kiện khác nhau
Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
1. Sự tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá ở một số cây có hoa: Một số cây, trong điều kiện đất ẩm có khả năng sinh sản bằng thân bò, thân rễ, rễ củ, lá,....
2- Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là khả năng tạo thành cây mời từ một phần của cơ quan sinh dưỡng( rễ, thân, lá). 
Mở rộng: Muốn cây khoai lang không mọc mầm ta cần phải cất giữ ở nơi khô ráo, nhiệt độ thấp. Người ta thường trồng khoai lang bằng thân vì như vậy sẽ nhanh ra cây con hơn. Ít khi người ta trồng khoai lang bằng củ vì nó lâu tốt
Sinh sản sinh dưỡng do người
1- Giâm cành: Là cắt 1 đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành ra rễ ® Cây mới. VD: sắn, mía...
2- Chiết cành:Là làm cho cành ra rễ ngay trên câ ® Cắt đem trồng thành cây mới.
3- Ghép cây: Là dùng một bộ phận sinh dưỡng(mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) của 1cây gắn vào cây khác ( gốc ghép)cho tiếp tục phát triển.
Cấu tạo và chức năng của hoa
1- Hoa gồm các bộ phận chính là: Đài, tràng, nhị, nhụy.
- Nhị gồm: Chỉ nhị và bao phấn( Chứa hạt phấn, mang TBSD đực)
- Nhụy gồm: Đầu, vòi, bầu nhụy
2- Chức năng các bộ phận của hoa: - Đài + Tràng tạo thành bao hoa để bảo vệ nhị và nhụy.
- Nhị và nhụy: Sinh sản để duy trì và phát triển nòi giống.
Các loại hoa
1- Phân chia các nhóm hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa
* KL: Có 2 loại hoa:- Hoa đơn tính chỉ có nhị (hoa đực) hoặc nhụy (hoa cái) trên một hoa(VD: Hoa mướp, hoa bí...)
- Hoa lưỡng tính có cả nhị và nhụy(trên cùng 1 hoa)(VD: Hoa bưởi, hoa roi..)
2- Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách xếp hoa trên cây: 
Có 2 nhóm hoa:- Hoa mọc đơn độc:Hoa hồng,...
- Hoa mọc thành cụm: Hoa cúc,cải,
Mở rộng: Các loại hoa mọc thành cụm giúp cho nó thu hút được côn trùng, giúp côn trùng lấy được nhiều mật hơn; giúp phấn hoa dễ dàng đinh vào cơ thể côn trùng làm cho sự thụ phấn xảy ra thuận lới hơn.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_sinh_hoc_6_hoc_ky_i.docx
Giáo án liên quan