Đề cương ôn tập Ngữ văn 9

- Tưởng rằng hình ảnh vầng trăng đã phai mờ trong ký ức của nhà thơ, nhưng 1 tình huống bất ngờ đã xảy ra: “Thình lình đèn điện tắt/ phòng buyn-đinh tối om”.

- Trong khoảnh khắc “phòng buyn-đinh tối om”, nhà thơ vội bật tung cửa sổ khiến cho vầng trăng xuất hiện thật bất ngờ: “đột ngột vầng trăng tròn”, làm cho tác giả bàng hoàng trước vẻ đẹp kỳ diệu của vầng trăng.

+ Ở đây có chút kịch tính bởi các từ “thình lình”, “vội”, “đột ngột”, gợi tả 1 tình thái đầy biểu cảm.

+ Bao kỷ niệm xưa đột ngột về làm cho tác giả xúc động, cảm thấy rưng rưng: “Ngửa mặt lên nhìn mặt / có cái gì rưng rưng ”. 2 chữ mặt ở đây được dùng thật “đắt”: mặt trăng và mặt ng` cùng đối diện đàm tâm. Trăng chả nói cũng chả trách, nhg ng` lính ấy vẫn cảm thấy rưng rưng xúc động. Là 1 trạng thái tâm lý thể hiện sự xúc động rất lớn, cảm giác như sắp khóc, nước mắt như sắp trào ra cùng lúc đó bao kỉ niệm đẹp về 1 thời ấu thơ, 1 thời tuổi trẻ chợt ùa về “như là đồng là bể/ như là sông là rừng”.

+ Lúc này vầng trăng như nhắc nhở con ng` những năm tháng gian lao, tình đồng chí, đồng đội, chia ngọt sẻ bùi.

+ Cấu trúc câu theo song hành, phép tu từ so sánh, điệp từ “như là” đã tạo nên 1 lời khẳng định đi vào lòng ng` 1 cách nhẹ nhàng và buồn bã.

 

doc68 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3793 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương ôn tập Ngữ văn 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trong sương sớm.
+ “Bếp lửa chờn vờn sương sớm” là hình ảnh quen thuộc, gần gũi trong mỗi gia đình VN từ bao đời nay. 
+ “Ấp iu” gợi bàn tay dịu dàng, kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của ng` nhóm lửa 
Từ đó, bài thơ gợi lại những kỉ niệm ấu thơ bên bà:
+ Tuổi thơ có nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn của những đêm ghê rợn của nạn đói 1945: “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi/ Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy”, có mối lo giặc tàn phá xóm làng: “Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi”.
+ Tuổi thơ ấy còn có cả gian khổ chung của nhiều gia đình VN thời kỳ kháng chiến chống Pháp: “Mẹ cùng cha bận công tác không về”.
+ Tuổi thơ của cháu luôn được sống trong tình yêu thương, cưu mang, đùm bọc của bà: “Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế”, rồi “Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe/ Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”. Các từ “bà bảo”, “Bà dạy”, “bà chăm” đã diễn ra 1 cách thấm thía tấm lòng đôn hậu, tình yêu thương bao la, sự chăm chút tận tình của bà đối với cháu. Bà luôn là chỗ dựa vững chắc cho cháu, thay thế và lấp đầy tất cả. Bà là sự kết hợp cái quý giữa tình cha, nghĩa mẹ, công thày.
BẾP LỬA Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa Tu hú kêu trên những cánh đồng xa Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế Mẹ cùng cha bận công tác không về Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa? Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh Bố ở chiến khu bố còn việc bố Mày có viết thư chớ kể này kể nọ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ Bà vẫngiữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kỳ lạ và thiêng liêng- Bếplửa Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng bao giờ quên nhắc nhở Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa? Bằng Việt
Kỷ niệm về bà & những năm tháng tuổi thơ luôn gắn bó với hình ảnh bếp lửa: “Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu / Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”. “khói hun nhèm” và “sống mũi còn cay” là 1 cảm giác rất thực & cho thấy kỷ niệm ấy vô cùng sâu nặng thì nhà thơ mới có thể nghĩ lại mà vẫn còn cảm giác ấy. Hình ảnh bếp lửa quê hương, bếp lửa của tình bà cháu còn gợi tới 1 sự liên tưởng khác. Tiếng chim tu hú khi thì khắc khoải, khi thì thảng thốt, có lúc lại mơ hồ “trên những cánh đồng xa”: “Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa/ Tu hú kêu trên những cánh đồng xa”, khi thì lại dội về tha thiết: “Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế”, rồi có lúc gióng giả kêu hoài: “Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà/ Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”. Tất cả gợi ko gian mênh mông buồn vắng. Trong cung bậc khác nhau của âm thanh, tiếng chim tu hú, tâm trạng của ng` cháu ngày càng trở nên gần gũi.
Tóm lại, qua dòng hồi tưởng về quá khứ, ng` cháu đã hồi tưởng về bà & lòng biết ơn sâu nặng.
CÂU 5: Phân tích những suy ngẫm về bà & hình ảnh bếp lửa.
Suy ngẫm về cuộc đời bà:
Sự tần tảo, đức hi sinh, chăm lo cho mọi ng` của bà được thể hiện: “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa / Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ/ Bà vẫngiữ thói quen dậy sớm”: 
+ Cuộc đời bà đầy gian truân, vất vả, trải qua nhiều lận đận nắng mưa.
+ Hình ảnh bà cũng như bao ng` phụ nữ VN giàu đức hi sinh nhưng vẫn sáng lên tình yêu thương.
Trong những năm gian khổ ác liệt, bà vaxn bình tĩnh, vững lòng, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cháu: “Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh/ Bố ở chiến khu bố còn việc bố/ Mày có viết thư chớ kể này kể nọ/ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”. Bà còn thay cha mẹ chăm sóc cháu suốt 8 năm kháng chiến: “Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”:
+ Bếp lửa do tay bà nhóm lên mỗi sơm mai là nhóm lên cả niềm yêu thương, niềm vui sưởi ấm: “Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi / Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui /Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”.
+ Điệp từ “nhóm” mang ý nghĩa ẩn dụ, có nghĩa từ động tác nhóm lửa, bà đã nhóm lên, đã khơi dậy niềm yêu thương, những ký ức đẹp của cuộc đời mỗi con ng`. Bà đã truyền hơi ấm tình ng`, khơi dậy cho tâm hồn cháu tình yêu thương ruột thịt, tình cảm gia đình, làng xóm, quê hương.
Đứa cháu ấy giờ đã lớn khôn, đã đi xa, đã làm quen với khung trời rộng mở: “Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu/ Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả”, nhưng vẫn ko lúc nào quên được ngọn lửa của bà & tấm lòng đùm bọc, ấp iu của bà. Ngọn lửa ấy đã trở thành kỷ niệm ấm lòng, thành niềm tin thiêng liêng, kỳ diệu nâng bước chân suốt chặng đường dài: “Ôi kỳ lạ và thiêng liêng- Bếplửa”. Dấu gạch ngang như một dấu lặng trong bản nhạc, để chuẩn bị cho cao trào mới là “bếp lửa”. Nó đã trở thành biểu tượng thiêng liêng của ng` bà trong lòng cháu. 
Hình ảnh bếp lửa: 
Bài thơ có 10 lần nhắc tới bếp lửa. Và mỗi lần nhắc tới bếp lửa, là có sự hiện diện về cuộc đời bà.
Bếp lửa là tình bà ấm nóng, bàn tay bà chăm chút, bếp lửa gắn với gian khổ đời bà. Ngày ngày bà nhóm bếp lửa cũng là lúc nhóm lên niềm tin, niềm yêu thương dành cho cháu, cho mọi ng`. Chính vì thế mà nhà thơ đã cảm nhận được trong hình ảnh bếp lửa bình dị, thân thuộc có sự kỳ diệu thiêng liêng: “Ôi kỳ lạ và thiêng liêng- Bếplửa”.
Nhưng còn 1 điều sâu sa nữa: bếp lửa được bà nhen ko chỉ bằng nhên liệu bên ngoài mà chính được nhen nhóm từ ngọn lửa trong lòng bà: từ ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương, niềm tin. Bởi vậy, từ bếp lửa đã gợi lên ngọn lửa, ý nghĩa trừu tượng, khái quát: “Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen/ Một bếp lửa lòng bà luôn ủ sẵn/ Một bếp lửa chứa niềm tin dai dẳng”. Bài thơ kết thúc bằng 1 câu tu từ: “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”. Câu hỏi ấy gợi cho ng` đọc cảm nhận như có 1 nỗi khắc khoải thường trực, 1 nỗi nhớ đau đáu ko nguôi về bà.
Như vậy, hình ảnh bà ko chỉ là ng` nhóm lửa, giữ lửa mà còn là ng` truyền lửa. Ngọn lửa ấy có niềm tin, sức sống cho thế hệ tiếp theo.
CÂU 6: Tại sao khi nhắc đến bếp lửa, ng` cháu lại nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ đến bà, ng` cháu lại nhớ đến bếp lửa. 
Khi nhắc đến bếp lửa, ng` cháu lại nhớ đến bà vì hình ảnh bếp lửa luôn gắn liền với hình ảnh ng` bà cần cù bền bỉ, giàu nghị lực và tình yêu thương: “Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”, “Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ/ Bà vẫngiữ thói quen dậy sớm/ Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm”.
Ngược lại, khi nhớ đến bà, ng` cháu lại nhớ đến bếp lửa vì từ bếp lửa, bà đã nhóm cho cháu bao nhiêu niềm yêu thương, bao ước mơ, hoài bão, khát vọng về tương lai; (bếp lửa) là ánh sáng nâng đỡ cháu suốt chặng đường đời: “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm/ Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi/ Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui/ Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”.
CÂU 7: Nêu cảm nhận về câu: “Ôi kỳ lạ và thiêng liêng- Bếplửa”.
Câu thơ đã thể hiện niềm sung sướng, tự hào, muốn ngợi ca về hình ảnh bếp lửa ngàn lần trong mỗi gia đình VN. Dấu gạch ngang ngăn cách giữa các vế của câu thơ đã cho ta thấy hình ảnh của bếp lửa bình dị đã được nâng lên kỳ diệu thiêng liêng.
Hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa đã trở thành lửa trong mỗi trái tim con ng`. Ánh sáng cũng đã chiếu sáng chân dung ng` bà kính yêu. Ng` bà vĩ đại mà gần gũi, mà yêu thương, mà lung linh màu sắc cổ điển. Dù đi suốt cuộc đời, cháu vẫn ko thể nguôi quên.
CÂU 8: Ngoài tình bà cháu, bài thơ còn thể hiện tình cảm nào?
Cùng với tình cảm biết ơn, kính trọng bà, tác giả còn thể hiện tình cảm thương yêu đối với gia đình, 1 tình cảm quý báu của ng` VN.
Và tình cảm gia đình ấy đã thấm sâu, hòa quyện vào tình yêu quê hương, đất nước, yêu những gì gắn bó với tuổi thơ.
-> Tình cảm ấy chỉ có ng` đi xa mới thấu hiểu 1 cách sâu sắc nhất.
CÂU 9: Tại sao nói bài thơ chứa đựng 1 ý nghĩa triết lý thầm kín.
	Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ, của mỗi ng` đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ ta trên mỗi hành trình dài rộng của cuộc đời. Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là 1 biểu hiện cụ thể của tình yêu thương quê hương, sự gắn bó với gia đình, quê hương, đất nước.
CÂU 10: Giải thích nhan đề bài thơ.
Bếp lửa là hình ảnh xuyên suốt bài thơ (nhắc lại đến 10 lần).
Hình ảnh bếp lửa đã trở thành cuộc sống trong mỗi gia đình, trở thành tình yêu thương, biểu tượng của cội nguồn gia đình, đất nước, của sức sống bền bỉ.
=> Hình ảnh bếp lửa là tư tưởng kết tinh của toàn bài.
CÂU 11: “Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen/ Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn/ Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”. Tại sao ở 2 câu dưới, tác giả dùng “ngọn lửa” mà ko phải “bếp lửa”. “Ngọn lửa” ở đây có ý gì? Em hiểu ntn?
“Ngọn lửa” là biểu tượng ko bao giờ tắt, cho nên nó chứa ý nghĩa khái quát.
Hình ảnh “Bếp lửa”:
+ Khi dùng bếp lửa vì nó cháy sáng;
+ Ngọn lửa là ẩn dụ cho niềm tin vào kháng chiến;
+ Bà ko chỉ là nhóm, giữ lửa mà còn là ng` truyền lửa. Ngọn lửa ấy là niềm tin, sức sống bà truyền cho thế hệ kế tiếp.
KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
CÂU 1: Hoàn cảnh sáng tác?
Sáng tác năm 1971, khi tác giả công tác ở miền tây Thừa Thiên.
CÂU 2: Giải thích nhan đề bài thơ.
Ý nghĩa khái quát thể hiện ở cụm từ “Những em bé” chứ ko phải 1 em bé cụ thể:
+ Những e bé đang “lớn” chứ ko phải đang ngủ trên lưng mẹ. Điều này chứng tỏ đối tượng đón nhận lời ru , lời nhắn nhủ của tác giả khá rộng: ko phải chỉ 1 e cu Tai mà cả những e bé đã/sẽ lớn trên lưng mẹ.
+ Những e bé này sẽ lớn lên như Phù Đổng Thiên Vương, cống hiến sức mình cho đất nước, cho độc lập tự do của dân tộc.
“Lưng mẹ” là 1 hình ảnh hiểu rộng ra là tấm lòng ng` phụ nữ miền Tây Thừa Thiên – Những ng` mẹ của đất nước. 
Nhan đề bài thơ đã khái quát được tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.
CÂU 3: Phân tích hình ảnh ng` mẹ Tà Ôi qua khúc hát ru.
Ở khúc hát ru thứ nhất, mẹ vừa địu con, vừa giã gạo: “Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng”:
+ Câu thơ giàu sức gợi khiến ta hình dung được nhịp chày nghiêng, khiến cho giấc ngủ của e cũng nghiêng theo.
+ “Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi”: Công việc giã gạo thật nặng nhọc, vất vả. Đôi vai gầy của mẹ nhấp nhô làm gối.
Ở khúc hát ru thứ 2, mẹ vừa địu con, vừa đi tỉa bắp trên núi dưới trời nắng chói chang: “Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka Lưi”. Ở đây, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật tương phản, so sánh: “Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ” thể hiện nỗi nhọc nhằn vất vả dường như quá sức chịu đựng của con ng`, đồng thời ca ngợi đức chịu thương, chịu khó của ng` PN nhỏ bé ấy.
Nguyễn Khoa Điềm
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơiEm ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹMẹ giã gạo mẹ nuôi bộ độiNhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêngMồ hôi mẹ rơi má em nóng hổiVai mẹ gầy nhấp nhô làm gốiLưng đưa nôi và tim hát thành lời:Ngủ ngoan a Kay ơi, ngủ ngoai a Kay hỡiMẹ thương a Kay, mẹ thương bộ độiCon mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngầnMai sau con lớn vung chày lún sân...
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơiEm ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹMẹ đang tỉa bắp trên núi Ka LưiLưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ 
Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏiMặt trời của bắp thì nằm trên đồiMặt trời của mẹ, em nằm trên lưngNgủ ngoan a Kay ơi, ngủ ngoan a Kay hỡiMẹ thương a Kay, mẹ thương làng đóiCon mơ cho mẹ hạt bắp lên đềuMai sau con lớn phát mười Ka Lưi...
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơiEm ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹMẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừngThằng Mỹ đuổi ta phải rời con suốiAnh trai cầm súng, chị gái cầm chôngMẹ địu em đi để đánh trận cuốiTừ trên lưng mẹ, em đến chiến trườngTừ trong đói khổ em vào Trường SơnNgủ ngoan a Kay ơi, ngủ ngoan a Kay hỡiMẹ thương a Kay mẹ thương đất nướcCon mơ cho mẹ được thấy Bác HồMai sau con lớn làm người Tự do...
Ở khúc hát ru thứ 3, mẹ vừa địu con, vừa đi chuyển lán, đạp rừng: “Mẹ địu em đi để đánh trận cuối” để tham gia đánh giắc giành độc lập tự do.
Qua các khúc hát ru, ta thấy hình ảnh ng` mẹ yêu con gắn liền với tình yêu nước:
+ “Lưng đưa nôi và tim hát thành lời”: Lời ru của mẹ là lời từ trái tim yêu thương sâu thẳm nên nó thiết tha đằm thắm tình mẹ.
+ Những lời ru của mẹ thật tự nhiên thấm thía. Nội dung lời ru là những ước mơ của mẹ đã gửi gắm vào giấc ngủ của con: “Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần”, “Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều”, “Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ”;
Tình yêu con & tình yêu nước hòa quện vào nhau.
+ Điệp từ “Con mơ cho mẹ”-> mẹ đã gửi niềm mơ ước lớn lao vào giấc ngủ của con
2 câu thơ cuối: “Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ/ Mai sau con lớn làm người Tự do” đã làm bộc lộ sâu sắc niềm tin, niềm tự hào về con, về cuộc kháng chiến và 1 thắng lợi cuối cùng.
CÂU 4: Em hiểu thế nào về 2 câu: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi/ Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”.
Mặt trời của câu 1 là mặt trời thực, mặt trời của thiên nhiên, đem lại ánh sang cho muôn loài.
Mặt trời ở câu 2 được chuyển thành 1 hình ảnh so sánh ẩn dụ rất sáng tạo, giàu ý nghĩa thẩm mỹ, gợi 1 liên tưởng đẹp: Mặt trời của mẹ chính là em cu Tai. Điều này được hiểu: con chính là nguồn hạnh phúc ấm nóng, vừa gần gũi, vừa thiêng liêng của đời mẹ. Chính con đã góp phần sưởi ấm lòng tin yêu, ý chí của mẹ trong cuộc sống Mặt trời của con cứ ngày 1rực rỡ, trẻ mãi trên thế gian này. Mẹ ko thể sống thiếu con, cũng như con ng` ko thể sống thiếu ánh sáng mặt trời.
Đây là 2 câu thơ tuyệt vời nhất: nó vừa bình dị, vừa than thiết biết bao. Thế mới hiểu tình mẫu tử thiêng liêng biết nhường nào.
CÂU 5: Em cảm nhận được gì qua hình ảnh “lưng mẹ”. 
	Trong bài thơ xuất hiện nhiều lần hình ảnh “lưng mẹ”:
	“Lưng mẹ” chính là chiếc nôi ru con vào giấc ngủ. Tấm lưng của ng` mẹ Tà Ôi bé nhỏ, ko to như lưng núi nhưng gánh vác bao công việc nặng nhọc vất vả và kiêu hãnh hơn lưng núi vì có đứa con – “Mặt trời của mẹ” – nằm trên lưng và sau hết, từ trên lưng mẹ con ra chiến trường. Ta bỗng hiểu vì sao tác giả lại đặt tên bài thơ là: “Khúc hát ru những e bé lớn trên lưng mẹ. Tấm lưng của những ng` mẹ nuôi dưỡng những đứa con anh hùng trong cuộc kháng chiến của dân tộc gánh chịu bao gian lao vất vả cho ngày tự do của đất nước.
	-> Từ tấm lưng ng` mẹ Tà Ôi, Ng~ Khoa Điềm đã dựng lên 1 bức tượng đài độc đáo về ng` mẹ VN “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
CÂU 6: Tình cảm, ước mong của ng` mẹ đối với con qua các khúc hát ru ntn?
	Mối liên hệ giữa công việc, tình cảm & ước mong của ng` mẹ đối với con thật chặt chẽ:
Vì đang giã gạo nuôi bộ đội nên mẹ ước: “Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần/ Mai sau con lớn vung chày lún sân...” :
+ Ở khổ này, 1 loạt hình ảnh hoán dụ: “tim”, “lưng”, “má” được sử dụng rất đắt thể hiện trái tim yêu thương mênh mông của ng` mẹ.
+ Dù mẹ chịu bao vất vả, mồ hôi ướt đẫm lưng nhưng lưng mẹ vẫn là chiếc nôi ấm áp, tim mẹ vẫn dạt dào tình yêu con và đã “hát thành lời” để ru con tròn giấc ngủ.
Vì đang tỉa bắp ở trên núi nên mẹ ước: “Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều/ Mai sau con lớn phát mười Ka Lưi...”. Hình ảnh ẩn dụ “mặt trời” thể hiện niềm tự hào lớn lao, tình yêu thương cháy bỏng của mẹ dành cho con: con chính là mặt trời của mẹ, con chính là nguồn hạnh phúc ấm áp, vừa gần gũi, vừa thiêng liêng của đời mẹ.
Vì đang địu con để đánh trận cuối nên mẹ ước: “Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ/ Mai sau con lớn làm người Tự do...”. Tình yêu thương con đã hòa với tình yêu đất nước khi mẹ đi chuyển lán, đạp rừng, làm nhiều việc vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, để 1 ngày ko xa, con sẽ được làm người tự do.
Trong các khúc hát ru, nhà thơ ko để ng` mẹ trực tiếp nói mẹ mơ ước diều này, điều kia mà với cụm từ “con mơ cho mẹ”: người mẹ đã gửi trọn niềm mong mỏi, tin tưởng vào giấc mơ của con – những chủ nhân tương lai của đất nước. Mẹ mong cho con mình ngủ ngon và có nhiều giấc mơ đẹp. Và với cụm từ này, lời ru trở nên tha thiết, tin tưởng, sâu lắng.
Tóm lại, qua 3 khúc hát ru, tình cảm khát vọng của người mẹ ngày càng lớn rộng, ngày càng hòa với công việc kháng chiến gian khổ, anh dũng của quê hương, đất nước.
ÁNH TRĂNG
CÂU 1: Hoàn cảnh sáng tác?
Sáng tác năm 1978, 3 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.
In trong tập thơ cùng tên của nhà thơ.
CÂU 2: Có ý kiến cho rằng bài thơ là sự kết hợp giữa tự sự & trữ tình. Em có đồng ý ko? Tại sao?
 Ý kiến trên hoàn toàn đúng: bài thơ là sự kết hợp giữa tự sự & trữ tình:
Bài thơ trong dáng dấp 1 câu chuyện nhỏ, được kể theo trình tự thời gian. Dòng cảm nghĩ trữ tình cũng men theo dòng tự sự này mà bộc lộ.
+ Hồi nhỏ rồi hồi chiến tranh, con ng` sống tự nhiên, gần gũi với thiên nhiên, tưởng như ko bao giờ quên được “vầng trăng tình nghĩa”.
+ Ấy thế mà từ ngày về thành phố quen sống với những tiện nghi hiện đại thì “vầng trăng tình nghĩa” đã trở thành “người dưng qua đường”.
+ Theo dòng diễn biến của thời gian, sự việc bất thường ở khổ 4 chính là bước ngoặt để từ đó tác giả bộc lộ tình cảm, cảm xúc chủ đề của tác phẩm.
CÂU 3: Vầng trăng trong quá khứ được tác giả miêu tả ntn qua 2 khổ thơ đầu?
Trăng gắn với tác giả ngay từ thuở ấu thơ, gắn với ruộng đồng, sông, bể. 
Chỉ với 2 câu thơ: “Hồi nhỏ sống với đồng/ với sông rồi với bể” tác giả đã cảm nhận được niềm hạnh phúc của tuổi thơ khi gắn với vầng trăng thân thương.
Trăng gắn với tác giả cả tuổi thơ nhưng phải đến khi ở rừng, tức là khi chiến tranh thì vầng trăng mới thực sự thành tri kỷ: “hồi chiến tranh ở rừng/ vầng trăng thành tri kỷ”. Trăng & ng` là đôi bạn thân thiết, hiểu nhau, ko thể thiếu nhau, chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ. 
Ánh trăng – 
Nguyễn Duy
Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỷ. Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa. Từ hồi về thành phố quen ánh điện cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường. Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn. Ngửa mặt lên nhìn mặt 
có cái gì rưng rưng 
như là đồng là bể 
như là sông là rừng 
Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình.
Trăng và ng` chiến sỹ sống gần gũi với nhau: “Trần trụi với thiên nhiên/ hồn nhiên như cây cỏ”. Họ hồn nhiên đến vô tư, tự nhiên ko toan tính vật chất, ko còn khoảng cách về ko gian, thời gian nữa. Vì vậy, vầng trăng ko chỉ là tri kỷ mà còn là nghĩa tình thủy chung. Đến đây sự vận động của ko gian, thời gian như ngừng lại trong sự ân tình thủy chung: “ngỡ không bao giờ quên/ cái vầng trăng tình nghĩa”. 
CÂU 4: Vầng trăng trong thời bình được tác giả miêu tả ntn (khổ 3)?
Ngỡ rằng con ng` sẽ ko bao giờ quên được hình ảnh vầng trăng sâu đậm ấy, thế mà khi hoàn cảnh thay đổi, con ng` sống trong cuộc sống đầy đủ tiện nghi, long ng` cũng thay đổi theo, trở thành kẻ vô tình, trở thành kẻ ăn ở bạc.
+ Chiến tranh kết thúc, hòa bình được lập lại, con ng` từ rừng về thành phố, quen với ánh điện, cửa gương “Từ hồi về thành phố / quen ánh điện cửa gương”. Vầng trăng tri kỷ, vầng trăng tình nghĩa đã bị con ng` lãng quên, dửng dưng đến đau lòng.
+ Xưa là tri kỷ, nay đã như ng` dưng, thật đau lòng biết bao.
+ Lúc này vầng trăng được nhân hóa, lặng lẽ đi qua ngõ, chẳng ai biết, ai hay, khiến cho ta chạnh long. Trăng đâu có xa vời vợi, trăng rất gần gũi, thân thương. Vậy mà con ng` đã xem trăng như ng` dưng, chưa từng quen biết, thân thiết nhau. 
-> Thế mới biết hoàn cảnh tác động đến con ng` ghê gớm thật. Bài thơ như 1 lời nhắc nhở nhẹ nhàng, thấm thía đối với những con ng` còn chút lương tâm, lương tri.
CÂU 5: Trong hoàn cảnh nào nhà thơ lại nhìn thấy vẻ đẹp của vầng trăng. Cảm xúc của nhà thơ ra sao? (khổ 4-5).
Tưởng rằng hình ảnh vầng trăng đã phai mờ trong ký ức của nhà thơ, nhưng 1 tình huống bất ngờ đã xảy ra: “Thình lình đèn điện tắt/ phòng buyn-đinh tối om”. 
Trong khoảnh khắc “phòng buyn-đinh tối om”, nhà thơ vội bật tung cửa

File đính kèm:

  • docDe cuong on tap Van lop 9.doc