Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 - Học kì 2

Câu đặc biệt - Là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ-vị ngữ

- Câu đặc biệt thường dùng để:

 + Nêu thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn

 + Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng

 + Bộc lộ cảm xúc

 + Gọi đáp

 Tàu đã đến! Nhanh quá!

Thêm trạng ngữ cho câu *Đặc điểm

- Về ý nghĩa: Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu

- Về hình thức:

 + Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hay giữa câu

 + Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết

*Công dụng

- Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác

- Nối kết các câu, các đoạn lại với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc

*Trong một số trường hợp, để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định, người ta có thể tách riêng trạng ngữ, đặc biệt là trạng ngữ đứng cuối câu, thành những câu riêng Sáng hôm qua. (chỉ thời gian)

Ngoài sân. (Chỉ nơi chốn)

 

doc2 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 635 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 - Học kì 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ 2
I. Phần văn bản
*Định nghĩa về tục ngữ:
 - Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về:
 + Quy luật của thiên nhiên
 + Kinh nghiệm lao động sản xuất
 + Kinh nghiệm về con người và xã hội
*Các văn bản:
Tên văn bản
Nghệ thuật
Ý nghĩa
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
- Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc
- Sử dụng cách diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết
- Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng
- Là những bài học quý giá của nhân dân ta
Tục ngữ về con người và xã hội
- Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc
- Sử dụng các phép so sánh, ẩn dụ, đối, điệp từ, điệp ngữ,
- Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng
- Là kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta về cách sống, cách đối nhân xử thế
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)
- Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, chọn lọc theo các phương diện:
 + Lứa tuổi
 + Nghề nghiệp
 + Vùng miền
- Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh (làn sóng, lướt qua, nhấn chìm,), câu văn nghị luận hiều quả (câu có quan hệ từ “từđến”)
- Sử dụng biện pháp liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm của đất nước, nêu các biểu hiện của lòng yêu nước của nhân dân ta
- Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước
Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)
- Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục
- Lập luận theo trình tự hợp lí
- Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giảm dị của chủ tich Hồ Chí Minh
- Bài tập về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương của chủ tịch Hồ Chí Minh
Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)
- Xây dựng tình huống tương phản-tăng cấp và kết thúc bất ngờ, ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, sinh động
- Lựa chọn ngôi kể khách quan
- Lựa chọn ngôi kể, tả, khắc họa chân dung nhân vật sinh động
- Phê phán thói bàng quan vô trách nhiệm, vô lương tâm đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu-đại diện cho nhà cầm quyền Pháp thuộc; đồng cảm xót xa với tình cảnh thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên
*Giải thích ý nghĩa nhan đề “Sống chết mặc bay”:
 - Nhan đề “Sống chết mặc bay” là thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của một ông quan hộ đê trước tính mạng của hàng vạn người dân nghèo. Bằng nhan đề này, tác giả đã phê phán xã hội Việt Nam những năm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 với cuộc sống tăm tối, cực khổ của muôn dân và lối sống thờ ơ, vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến
 - “Sống chết mặc bay”, nhan đề truyện ngắn mà tác giả đã đặt cho tác phẩm của mình là để nói bọn quan lại làm tay sai cho Pháp là những kẻ vô lương tâm, vô trách nhiệm, vơ vét của dân rồi lao vào các cuộc chơi bài bạc
II.Phần Tiếng Việt
Nội dung
Đặc điểm
Ví dụ
Rút gọn câu
- Khi nói hoặc viết có thể lược bỏ một số thành phần của câu tạo thành câu rút gọn
- Công dụng:
 + Làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh, tránh lặp từ ngữ
 + Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ)
- Lưu ý:
 + Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói
 + Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã
Có chí thì nên
=> Rút gọn chủ ngữ
Câu đặc biệt
- Là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ-vị ngữ
- Câu đặc biệt thường dùng để:
 + Nêu thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn
 + Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng
 + Bộc lộ cảm xúc
 + Gọi đáp
Tàu đã đến! Nhanh quá!
Thêm trạng ngữ cho câu
*Đặc điểm
- Về ý nghĩa: Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu
- Về hình thức: 
 + Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hay giữa câu
 + Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết
*Công dụng
- Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác
- Nối kết các câu, các đoạn lại với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc
*Trong một số trường hợp, để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định, người ta có thể tách riêng trạng ngữ, đặc biệt là trạng ngữ đứng cuối câu, thành những câu riêng 
Sáng hôm qua. (chỉ thời gian)
Ngoài sân. (Chỉ nơi chốn)
Dùng cum chủ-vị để mở rộng câu
- Khi nói hoặc viết, có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm chủ-vị làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu
- Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu: Các thành phần chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm động từ, cụm danh từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cum chủ-vị.
Chị Ba / đến // khiến tôi / rất vui.
 C V C V
=> Phụ ngữ trong cụm động từ
Nhân dân ta//tinh thần/rất hăng hái
 C V
=> Vị ngữ
Phép liệt kê
- Khái niệm: Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đẩy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm
- Các kiểu liệt kê:
 + Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp và kiểu liệt kê không theo từng cặp
 + Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với kiểu liệt kê không tăng tiến
- Lưu ý: Liệt kê là phép tu từ cú pháp, Cần phân biệt phép tư từ liệt kê (liệt kê nhằm tạo giá trị bổ sung cho lời nói, câu văn) với liệt kê thông thường.

File đính kèm:

  • docDe_cuong_ngu_van_Hoc_Ki_II.doc