Đề cương ôn tập môn Vật lý Lớp 9

II)Một số dạng bài tập:

1-Dạng bài tập trắc nghiệm:

1.Những phương án có thể làm giảm hao phí trên đường dây tải điện là

A. giảm điện trở dây dẫn, tăng hiệu điện thế truyền tải.

B. giảm điện trở dây dẫn, giảm hiệu điện thế truyền tải.

C. tăng điện trở dây dẫn, giảm hiệu điện thế truyền tải.

D. tăng điện trở dây dẫn, tăng hiệu điện thế truyền tải.

2.Khi truyền tải điện năng đi xa, điện năng hao phí đã chuyển hoá thành dạng năng lượng

A-Hóa năng B-Năng lượng ánh sáng. C-Nhiệt năng D-Cơ năng

3. Khi truyền tải một công suất điện P bằng một dây có điện trở R và đặt vào hai đầu đường dây một hiệu điện thế U, công thức xác định công suất hao phí P hp do tỏa nhiệt là

A. hp = B. hp = C. P hp = D. hp =

4. Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện

A. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây.

B. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây.

C. tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây.

D. tỉ lệ thuận với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây.

D. không thay đổi.

 

docx6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Vật lý Lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP VẬT LÍ 9
1. Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng?
Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín biến thiên (tăng hoặc giảm) thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng. 
2.Dòng điện xoay chiều là gì?Quy ước chiều của dòng điện cảm ứng xoay chiều? Cách tạo ra dòng điện xoay chiều? 
*Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều luân phiên thay đổi
*Khi số dường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây tăng thì dòng diện cảm ứng trong cuộn dây có chiều ngược với chiều dòng điện cảm ứng khi số dường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây giảm
*Cách tạo ra dòng điện xoay chiều:
Khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của NC hay cho NC quay trước cuộn dây dẫn kín thì trong cuộn dây có thể xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều
Trong kỹ thuật dòng điện xoay chiều được tạo ra từ máy phát điện xoay chiều 
3.Cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều? So sánh sự giống và khác nhau về cấu tạo của Đinamô xe đạp và và máy phát điện xoay chiều?cách làm quay máy phát điện xoay chiều
 *Cấu tạo: 
 Một máy phát điện AC có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn. Một trong hai bộ phận đó đứng yên gọi là Stato, bộ phận còn lại quay gọi là Roto.
 * Hoạt động: 
 Khi NC hoặc cuộn dây quay thì số ĐST xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên ð Tạo ra được dòng điện AC trong cuộn dây
 * So Sánh giữa máy phát điện xoay chiều và đinamô:
 + Giống nhau: Đều có NC và cuộn dây dẫn, khi một trong hai bộ phận quay thì xuất hiện dòng điện xoay chiều
+ Khác nhau: Điamo có kích thước nhỏ hơn, công suất phát điện nhỏ hơn, U và I đầu ra nhỏ hơn. Ở Điamo thì roto là NC vĩnh cửu, còn ở MPĐ Roto là NC điện
Cách làm quay máy phát điện xoay chiều : dùng động cơ nhiệt, dùng tua bin nước, dùng cánh quạt gió 
4. Nêu tác dụng của dòng điện xoay chiều?tác dụng nào phụ thuộc vào chiều dòng điện?nói rõ về tác dụng từ? muốn đo dòng điện xoay chiều ta dùng dụng cụ gì? 
-Dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt ,quang ,từ ,sinh lý 
-tác dụng từ .Khi dòng điện đổi chiều thì lực từ tác dụng lên nam châm củng đổi chiều 
- Muốn đo hiệu điện thế xoay chiều bằng vôn kế xoay chiều ,đo cường độ dòng diện xoay chiều bằng ampe kế xoay chiều.giá trị đo HĐT xoay chiều và CĐDĐ xoay chiều gọi là giá trị hiệu dụng .
 5.Tại sao có hao phí khi truyền tải điện năng đi xa?có mấy cách làm giảm hao phí?cách nào hiệu quả nhất :
_ Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn sẽ có 1 phần điện năng hao phí do hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây
– Công suất hao phí khi truyền tải điện PHP là công suất hao phí do toả nhiệt trên dd 
	 PHP = trong đó Ã là công suất điện cần truyền tải ( W ) 
	 R là điện trở của đường dây tải điện ( W ) 
* Chú ý còn được tính bằng : hp = I.2.R ( R phải được nhân đôi khi thế vào công thức )
	 U là HĐT giữa hai đầu đường dây tải điện 
_Các cách làm giảm hao phí:có 3 cách 
- Giảm điện trở trên đường dây truyền tải
-Giảm công suất điện 
- Tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây tải điện 
Vì công xuất hao phí tỉ lệ nghịch với bình phương HĐT giữa 2 đầu đường dây nên tăng HĐT 2 đầu dây tải điện là cách hiệu quả nhất .
Ví dụ: nếu tăng HĐT lên 10 lần thì sẽ giảm hao phí được 102 =100 lần vì 
Vì công xuất hao phí tỉ lệ nghịch với bình phương HĐT giữa 2 đầu đường dây 
6. Nêu cấu tạo,nguyên tắc hoạt động và tác dụng của máy biến thế.Giải thích tại sau máy biến thế không sử dụng được cho dòng điện một chiều ( Dòng điện có chiều không đổi ) mà sử dụng nguồn điện AC
*Cấu tạo: Cấu tạo gồm hai cuộn dây: cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp có số vòng n1,n2 khác nhau.
 - Một lõi sắt pha Silic chung.
 - Dây và lõi đều bọc cách điện.
*Nguyên tắc hoạt động: Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của MBT một HĐT xoay chiều thì ở hai đầu cuộn thứ cấp xuất hiện một HĐT xoay chiều
*Tác dụng của máy biến thế: Làm biến đổi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây của cuộn thứ cấp
 HĐT ở hai đầu mỗi cuộn dây tỉ lệ với số vòng dây của mỗi cuộn dây
-Công thức máy biến thế : Trong đó 
n1 là số vòng dây của cuộn sơ cấp ( vòng)
	n2 là số vòng dây cuộn thứ cấp (vòng)
U1 là HĐT đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp ( V )
U2 là HĐT đặt vào 2 đầu cuộn thứ cấp ( V )
-Khi U1 > U2 : Máy hạ thế
-Khi U1 < U2 : Máy tăng thế
Để giảm hao phí trên đường dây truyền tải điện đặt máy tăng thế ở 2 đầu đường dây về phía nhà máy điện; đặt máy hạ thế tại nơi tiêu thụ.
- Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp 1 HĐT xoay chiều thì lõi sắt trở thành nam châm điện có từ cực luân phiên thay đổi, khi đó số ĐST xuyên qua tiết diện của cuộn thứ cấp luân phiên tăng giảmð Xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều trong cuộn thứ cấp
 - Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp 1 HĐT 1chiều thì lõi sắt trở thành NC điện có từ cực luôn không đổi ð số ĐST xuyên qua tiết diện của cuộn thứ cấp không đổi ð Trong cuộn thứ cấp không xuất hiện dòng điện cảm ứng
II)Một số dạng bài tập:
1-Dạng bài tập trắc nghiệm:
1.Những phương án có thể làm giảm hao phí trên đường dây tải điện là 
A. giảm điện trở dây dẫn, tăng hiệu điện thế truyền tải. 
B. giảm điện trở dây dẫn, giảm hiệu điện thế truyền tải.
C. tăng điện trở dây dẫn, giảm hiệu điện thế truyền tải. 
D. tăng điện trở dây dẫn, tăng hiệu điện thế truyền tải.
2.Khi truyền tải điện năng đi xa, điện năng hao phí đã chuyển hoá thành dạng năng lượng 
A-Hóa năng	B-Năng lượng ánh sáng.	C-Nhiệt năng	D-Cơ năng
3. Khi truyền tải một công suất điện P bằng một dây có điện trở R và đặt vào hai đầu đường dây một hiệu điện thế U, công thức xác định công suất hao phí P hp do tỏa nhiệt là 
A. hp = 	B. hp = 	C. P hp = 	D. hp = 
4. Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện 
A. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây.
B. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây.
C. tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây.
D. tỉ lệ thuận với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây.
D. không thay đổi.
5. Muốn truyền tải một công suất 2kW trên dây dẫn có điện trở 2Ω thì công suất hao phí trên đường dây là bao nhiêu? Cho biết hiệu điện thế trên hai đầu dây dẫn là 200V. 
A. 200W.	B. 2000W.	C. 400W.	D. 4000W.
6. Máy biến thế là thiết bị 
A. giữ hiệu điện thế không đổi.
B. giữ cường độ dòng điện không đổi. 
C. biến đổi hiệu điện thế xoay chiều. 
D. biến đổi cường độ dòng điện không đổi
7. Máy biến thế là thiết bị dùng để biến đổi hiệu điện thế của dòng điện 
A. xoay chiều. 
B. một chiều không đổi.
C. xoay chiều và cả một chiều không đổi.
D. không đổi
8. Để sử dụng thiết bị có hiệu điện thế định mức 24V ở nguồn điện có hiệu điện thế 220V phải sử dụng máy biến thế có hai cuộn dây với số vòng dây tương ứng là 
A. sơ cấp 3458 vòng, thứ cấp 380 vòng.
B. sơ cấp 380 vòng, thứ cấp 3458 vòng.
C. sơ cấp 360 vòng, thứ cấp 3300 vòng. 
D. sơ cấp 3300 vòng, thứ cấp 360 vòng. 
2.Dạng bài tập tự luận
Bài 1. Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 4000 vòng, cuộn thứ cấp có 250 vòng. 
a) Máy biến thế này có tác dụng tăng thế hay hạ thế?
b) Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220 V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là bao nhiêu?	
Bài 2. Người ta muốn tải một công suất điện 4500W từ nhà máy thuỷ điện đến một khu dân cư cách nhà máy 65km. Biết cứ 1km dây dẫn có điện trở 0,8W .
a. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điệnlà 25 000V. Tính công suất hao phí vì toả nhiệt trên đường dây.
b. Nếu cứ để hiệu điện thế hai đầu đoạn dây tải điện là 220V mà truyền đi thì công suất toả nhiệt trên đường dây là bao nhiêu? 	
 Bài 3. Một máy phát điện xoay chiều cho một hiệu điện thế ở hai cực của máy là 1800V. Muốn tải điện đi xa người ta phải tăng hiệu điện thế lên 36 000V.
a. Hỏi phải dùng máy biến thế có các cuộn dây có số vòng theo tỉ lệ nào? Cuộn dây nào mắc vào hai đầu máy phát điện?
b. Công suất hao phí sẽ giảm bao nhiêu lần?	
Bài 4. Một máy biến thế cuộn sơ cấp 3600 vòng ,hiệu điện thế đưa vào là 180V muốn lấy ra một hiệu điện thế 220V thì phải điều chỉnh núm cuộn thứ cấp nấc thứ mấy biết rằng cứ mỗi nấc sẽ tăng được 880 vòng.
d. Muoán coâng suaát hao phí giaûm coøn baèng ½ thì phaûi taêng HÑT leân bao nhieâu?
Câu 5: Người ta muốn tải công suất điện 20.000W từ một nhà máy đến khu dân cư cách nhà máy 50km bằng hai dây dẫn. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 10.000V. Dây tải bằng đồng cứ 1km có điện trở 0,4Ω
a. Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây
b. Nếu tăng hiệu điện thế lên 20.000V thì công suất hao phí do tỏa nhiệt giảm đi bao nhiêu?
Bài 6. Một máy biến thế gồm cuộn sơ cấp có 500 vòng ,cuộn thứ cấp có 4000 vòng .Hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp là 400V. Tính hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp?
Bài 7. Tính công suất hao phí vì nhiệt trên đường dây tải điện có điện trở 8Ω khi truyền đi một công suất điện là 100 000W ở hiệu điện thế 20 000V. 
Nếu giảm công suất hao phí đi 4 lần thì hiệu điện thế đặt ở đầu đường dây truyền tải bằng bao nhiêu? 
Bài 8. Ở đầu 1 đường dây tải điện có đặt một máy tăng thế gồm cuộn sơ cấp có 500 vòng , cuộn thứ câp 11000 vòng đặt ở đầu 1 đường dây tải điện để truyền một công suất điện là 110 000W, hiệu điện thế đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp là 1 000V
Bài 9 Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 1500 vòng. Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế 220V thì hiệu điện thế ở cuôn thứ cấp là 110V. Tính số vòng dây của cuộn thứ cấp? 
Câu 10. Người ta truyền tải dòng điện xoay chiều từ tram phát điện cách nơi tiêu thu 10km bằng dây dẫn kim loại có điên trở suất r = 2,5.10-8 Wm, tiết diện 0,4cm2. Điện áp và công suất ở trạm là 10kV và 5000KW, coi công suất truyền tải không đổi.
a.Tính hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện.
b.Để hao phí giảm 100 lần, cần mắc tại trạm phát điện một máy biến áp có tỷ số các vòng dây ở hai cuộn dây là bao nhiêu? Tính hiệu điện thế cuộn thứ cấp khi đó. 
Câu 12. Một máy tăng thế gồm cuộn sơ cấp có 500 vòng, cuộn thứ cấp có 50 000 vòng đặt ở đầu một đường dây tải điện để truyền đi một công suất điện là 1000 000W, hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp là 2000V.
a.Tính hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp.
b.Điện trở của đường dây là 200W.Tính công suất hao phí do toả nhiệt trên đường dây.
c.Để hao phí giảm 100 lần, cần cuộn dây có bao nhiêu vòng?
Câu 13. Một máy biến thế có số vòng dây ở cuộn sơ cấp là 1500 vòng, cuộn thứ cấp là 4500 vòng. Hiệu điện thế lấy ra ở cuộn thứ cấp là 180V. 
a.Tính hiệu điện thế đưa vào cuộn sơ cấp .
b.Nếu dùng máy này để hạ thế thì hiệu điện thế thứ cấp là bao nhiêu vôn?
Câu 14. Trên cùng đường dây tải điện, tải đi cùng một công suất điện, khi tăng hiệu điện thế lên 200 lần thì công suất hao phí trên đường dây tải do toả nhiệt sẽ thay đổi thế nào? Giải thích.
Câu 15. Một máy biến thế có số vòng dây ở cuộn sơ cấp là n1 vòng, cuộn thứ cấp là n2 vòng dùng để tăng thế. Hỏi hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp thay đổi thế nào khi : (hiệu điện thế ở cuộn sơ cấp không thay đổi)
a.Giảm bớt số vòng cuộn sơ cấp đi một nửa, giữ nguyên số vòng cuộn thứ cấp.
b.Tăng số vòng cuộn sơ cấp lên 4 lần, giữ nguyên số vòng cuộn thứ cấp.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_vat_ly_lop_9.docx