Đề cương ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8

2.3. Nước Đại Việt ta – trích Bình ngô đại cáo (Nguyễn Trãi – tháng 1-1428)

 Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã thể hiện qua hai câu thơ trong bài Nước Đại Việt ta. Hai câu thơ đó là hai câu nào? Có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi như thế nào? Hãy nhận xét về tư tưởng này và so sánh với tư tưởng của Nho Giáo.

Trả lời: Hai câu thơ thể hiện tư tưởng của Nguyễn Trãi:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.”

Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là "yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được an hưởng thái bình, hạnh phúc. Muốn yên dân thì phải trừ diệt mọi thế lực bạo tàn phá hoại cuộc sống yên ổn của nhân dân. Như vậy, với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa gắn liền với yêu nước, yêu dân, chống xâm lược. Đây là một tư tưởng đúng đắn và tiến bộ hơn so với tư tưởng Nho giáo xưa. Nhân nghĩa theo quan niệm trước đó (nho giáo) là quan hệ giữa người với người giờ đây nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược, thể hiện trong mối quan hệ giữa dân tộc với dân tộc. Đó là nét mới, sự phát triển của tư tưởng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi.

 Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào các yếu tố nào?

Trả lời: Các yếu tố: tên nước (Đại Việt), có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, có phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử riêng, có nhân tài (hào kiệt) riêng.

 Vì sao Bình Ngô đại cáo được xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc? Hãy so sánh với Nam quốc sơn hà (Sông núi nước non) của Lý Thường Kiệt.

 

doc19 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 613 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụng điều đã học vào thực tế cuộc sống.
- Học để nắm vững lí thuyết, hành để kiểm nghiệm.
- Trong thực hành, kiến thức được củng cố và phát triển.
III. Kết bài:
- Học với hành phải đi đôi là nguyên lí, là phương châm, là phươmg pháp học tập của chúng ta.
- Nêu quyết tâm của người học sinh đối với vấn đề đó.
*Đề 4: Suy nghĩ về câu nói: “Trên con đường thành công không có dấu chăn của kẻ lười biếng” (Lỗ Tấn)
I. Mở bài - Sự nỗ lực, chăm chỉ, cần cù của bản thân là một điều quan trọng để dần tới thành công trong công việc, trong cuộc đời mỗi con người. 
- Bằng những trải nghiệm của bản thân, Lỗ Tấn đã đưa đến cho chúng ta một câu châm ngôn thật ý nghĩa: Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng.
II. Thân bài 
a. Giải thích 
- Đường thành công: Đề chỉ con đường đi đến những vinh quang, đến những kết quả tốt đẹp, đi đến những thành công.
- Dấu chân kẻ lười biếng: chỉ sự lười biếng, không chăm chỉ, không bỏ ra công sức, không chịu nỗ lực làm việc.
- Câu nói của Lỗ Tấn khẳng định một điều vô cùng có ý nghĩa trong đời sống: Con người không thê thành công, nếu không có sự nỗ lực của bản thân và ngược lại sự thành công của mỗi người đều do sự nỗ lực, chăm chỉ, cần cù của chính mình quyết định. 
- Đâv là ý kiến đúng đắn. Bởi Lỗ Tấn đã trải qua và chứng kiến sự thành công, thất bại của nhiều người và còn của chính ông. 
b. Tác hại của lười biếng 
- Con người sẽ không hoàn thành được công việc, không đạt được đích mà mình hướng tới, không bao giờ chạm tay được đỉnh vinh quang. 
- Khi con người lười biếng sẽ trở nên thụ động, dựa dẫm trong những công việc của mình, dựa dẫm vào người khác.
- Những con người lười biếng, không chịu lao động hay nghĩ đến hưởng thụ, đòi hỏi. Trở thành những kẻ vô ích của xã hội. 
c. Trải nghiệm của bản thân 
- Mỗi vinh quang cần phải dược trả giá bằng mồ hôi, nước mắt. Không có ngọt ngào nào mà không có những đắng cay. Vì thế, con người luôn phải biết tự nỗ lực, chăm chỉ, cần cù trong cuộc sống. 
- Sự thành công của con người đôi khi không phải là những điều to lớn mà chỉ là những bình dị, giản đơn trong cuộc sống. Cho nên, đôi khi ta phải hài lòng với những thành công nho nhỏ của mình đề có động lực cố gắng hơn. 
- Người học sinh luôn phải biết cần cù, siêng năng trong học tập. 
III. Kết bài Lỗ Tấn đã đem đến cho chúng ta một bài học quý trong cuộc sống: Con đường thành công chỉ thật sự đón chào những ai biết trân trọng, biết nỗ lực phấn đấu.
*Đề 5: Hãy viết một bài văn nghị luận để nêu rõ tác hại của một trong các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ như cờ bạc, tiêm chích ma túy, hoặc tiếp xúc với văn hóa phẩm không lành mạnh,
I.Mở bài:
Đất nước chúng ta đang trên con đường công nghiệp hoá,hiện đại hóa để tiến tới 1 xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để làm được điều đó,chúng ta phải vượt qua các trở ngại,khó khăn.Một trong những trở ngại đó là các tệ nạn xã hội.Và đáng sợ nhất chính là ma tuý.
II.Thân bài
1.Giải thích
- Thế nào là tệ nạn xã hội.Tế nạn xã hội là những hành vi sai trái,không đúng với chuẩn mực xã hội,vi phạm đạo đức,pháp luật,gây ảnh hưởng nghiêm trọng.Tệ nạn xã hội là mối nguy hiểm,phá vỡ hệ thống xã hội văn minh,tiến bộ,lành mạnh.Các tệ xã hội thường gặp là: tệ nạn ma tuý, mại dâm, đua xe trái phép, cờ bạcvà trong đó ma túy là hiện tượng đáng lo ngại nhất, không chỉ cho nước ta mà còn cho cả thế giới.
- Ma tuý là một chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp.khi ngấm vào cơ thể con ngưòi,nó sẽ làm thay đổi trạng thái, ý thức,trí tuệ và tâm trạng của người đó,khiến ngưòi sử dụng có cảm giác lâng lâng,không tự chủ được mọi hành vi hoạt động của mình, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
- Ma tuý tồn tại ở rất nhiều dạng như hồng phiến,bạch phiến,thuốc,lắc  dưới nhiều hình thức tinh vi khác nhau như uống,chích,kẹo
2.Tại sao phải bài trừ ma tuý
- Vì đây là 1 tệ nạn có ảnh hướng xấu đến môi trường sống, đến đời sống khoa học,chính trị,xã hội.Nghiện ma tuý khiến cho 1 người u mê,tăm tối; từ 1 người khoẻ mạnh trở nên bệnh tật, từ 1 đứa con ngoan trong gia đình trở nên hư hỏng,từ 1 công dân tốt của xã hội trở thành đối tượng cho luật pháp.Khi đói thuốc,con nghiện sẽ làm bất cứ điều gì kể cả tội ác: cướp giật,trộm cắp,giết người Thậm chí ngưòi thân trong gia đình cũng trở thành nạn nhân của những con nghiện khi đói thuốc.Bởi vậy ma tuý đã làm tan vỡ hạnh phúc của biết bao gia đình, ảnh hướng to lớn đến xã hội.
- Người nghiện ma tuý sức khoẻ yếu dần,không có khả năng lao động,trở thành gánh nặng cho gia đình,xã hội.
- Làm mất vẻ mỹ quan,văn minh lịch sự của xã hội.
- Những con nghiện mà không được gia đình chấp nhận sẽ đi lang thang,vật vờ trên những con đường 
- Ma tuý cũng chính là con đường dễ dàng đi đến những căn bệnh nguy hiểm dễ lâh lan như:HIV/AIDS, lao phổi...
->Khiến cho an ninh,trật tử bất ổn,tội phạm gia tăng,làm hư hỏng nhiều thế hệ, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế đất nước về mọi mặt:an ninh,quốc phòngKhi đã mắc vào tệ nạn này sẽ không thể rút ra được.
3.Làm sao để nói không với ma tuý?
- Hãy tránh xa với ma tuý bằng mọi cách,mọi người nên có ý thức sống lối sống lành mạnh,trong sạch,không xa hoa,luôn tỉnh táo , đủ bản lĩnh để chống lại mọi thử thách,cám dỗ của xã hội.
- Nhà nước cần phải có những hình thức xử phạt nghiêm khắc,triệt để đối với những hành vi tàng trữ,buôn bán vận chuyển trái phép ma tuý.
- Đồng thời cũng phải đưa những người nghiện vào trường cai nghiện,tạo công ăn việc làm cho họ,tránh những cảnh " nhàn cư vi bất thiện",giúp họ nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống cộng đồng,không xa lánh,kì thị họ.
- Tham gia các hoạt động truyền thống tệ nạn xã hội.
III. Kết bài:
- Rút ra kết luận
- Nêu ra suy nghĩ của bản thân
*Đề 6: Anh (chị) có suy nghĩ gì về hiện tượng nghiện trò chơi điện tử (game online) trong giới trẻ học đường hiện nay?
I. Mở bài: Nêu hiện tượng trò chơi điện tử rất hấp dẫn giới trẻ gây tác hại rất lớn 
 Biểu hiện: Sao nhãng học tập, thậm chí còn phạm những sai lầm nghiêm trọng. 
I. Thân bài: 
- Nêu tình hình thực trạng của trò chơi điện tử:
 + Là trò chơi tiêu khiển hấp dẫn giới trẻ, có tác dụng.
 + Các tiệm net mọc tràn lan ở mọi nơi, thu hút một số lượng không nhỏ giới trẻ, nhất là tầng lớp học sinh
 + Một số bạn đã trở thành con nghiện..
 - Nguyên nhân : Bản thân không kiềm chế, có tính tò mò, bạn bè rủ rê, gia đình quản lí lỏng lẻo, chính quyền địa phương chưa có biện pháp chặt chẽ trong việc quản lí các quán điện tử.
 - Tác hại : Mắc các bệnh về mắt, suy sụp về tinh thần, sao nhãng học tập, chán học, bỏ học, nói dối cha mẹ, ăn cắp ăn trộm  
 - Giải pháp : Tự kiềm chế bản thân, cha mẹ quản lí giờ giấc của con cái, tham gia các hoạt động bổ ích: Văn nghệ,thể thao 
III. Kết bài : Nhận định của bản thân về hiện tượng – Rút kinh nghiệm cho bản thân. 
*Đề 7: Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường. Bằng những hiểu biết của mình, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
I. Mở bài
Vấn đề môi trường sống của con người trên trái đất đã và đang bị ô nhiễm là một vấn đề cấp bách đối với bất kì quốc gia nào. Vì nó gây ra những hiện tượng biến đổi khí hậu dẫn đến những thảm hoạ thiên tai khủng khiếp. ở Việt Nam sự ô nhiễm môi trường là báo động. Chúng ta cần nhận thức vấn đề này như thế nào? Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, và giải pháp để giải quyết vấn đề này thế nào, chúng ta hãy cùng bàn luận.
II. Thân bài
Môi trường sống của con người là một khái niệm rộng. Nó bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và mọi sinh vật trên trái đất. Môi trường có hai loại chính: đó là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. môi trường tự nhiên: bao gồm các thành phần tự nhiên như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật,... Môi trường xã hội: là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người, quan hệ cá nhân với cộng đồng thể hiện bằng luật pháp, thể chế, cam kết, quy định,...
1. Hiện trạng môi trường sống của chúng ta:
- Ô nhiễm nguồn không khí: các nhà máy đã và đang thải ra môi trường không khí một nguồn cacbonnic khổng lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, khói bụi xe hơi và các loại động cơ khác,... đã ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của con người, nó gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp,...
- Ô nhiễm nguồn nước: hiện nay thế giới và đặc biệt là Việt Nam đã bị ô nhiễm nguồn nước, nhu cầu về nước uống và nước sinh hoạt ở nhiều vùng miền đang bị thiếu nghiêm trọng, số lượng người được sử dụng nước sạch chiếm tỉ lệ không lớn. Các nguồn nước: ao, hồ, sông, suối, biển cả đại dương, nguồn nước ngầm, nước mưa,...
- Ô nhiễm nguồn đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải bệnh viện,... đã và đang làm cho nguồn đất đai bị cạn kiệt, khô cằn....
- Ô nhiễm về ánh sáng, âm thanh tiếng ồn tại các đô thị lớn trong các dịp lễ tết của Việt Nam và thế giới thì sự quá tải về cường độ và loại ánh sáng... đã gây ra các bệnh lí về mắt: âm thanh của các loại động cơ quá lớn đặc biệt ở các đô thị lớn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của con người.
2. Nguyên nhân - Hậu quả:
a. Nguyên nhân
* Khách quan:
- Tình trạng nóng lên của trái đất gây ra những biến động lớn về khí hậu toàn cầu dẫn đến các hiểm hoạ thiên tai ngày càng khủng khiếp: lũ lụt, động đất, sóng thần, hạn hán, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp...
- Tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, diện tích bao phủ bị giảm ngiêm trọng, nó gây ra biến đổi khí hậu: ví dụ bão lũ tại các tỉnh miền Trung Việt Nam tháng 10 năm 2009 gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản quốc dân...
- Luật pháp chưa thực sự nghiêm minh, chưa đủ mạnh để ngăn chặn mọi sự vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường...
* Chủ quan:
- Ý thức của con người không tôn trọng luật pháp bảo vệ môi trường.
- Vì lợi nhuận kinh tế trước mắt mà các công ti, nhà máy xí nghiệp đã bất chấp luật pháp thải ra môi trường, nước thải công nghiệp chưa qua xử lí, rác thải công nghiệp, rác thải y tế, rác thải sinh hoạt không phân huỷ được,...
- Nhận thức của con người về ô nhiễm môi trường còn rất hạn chế...
b. Hậu quả:
- Ô nhiễm môi trường nước – sản xuất, sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều loại dịch bệnh xuất hiện...
- Ô nhiễm môi trường đất ảnh hưởng xấu đến cây trồng, vật nuôi và con người.
- Ô nhiễm môi trường không khí: gây ra rất nhiều laọi bệnh về đường hô hấp....
3. Giải pháp:
- Khắc phục những nguyên nhân trên (phân tích và dẫn chứng)
- Nêu một số quốc gia, thành phố, các vùng miền trên thế giới và Việt Nam có môi trường xanh-sạch-đẹp để lấy làm mô hình áp dụng cho những nơi có môi trường ô nhiễm.
- Hệ thống pháp lí, xử phạt nghiêm minh, thích đáng cho các cá nhân và tổ chức vi phạm.
- Giáo dục ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường.
III. Kết bài:
- Việt Nam - một nước đang phát triển, vấn đề ô nhiễm mt là 1 vấn đề hết sức cấp bách...
- Cần phải thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ, thường xuyên để khắc phục những hậu quả của sự ô nhiễm mt, tạo ra mt sống trong lành cho con người,...
- Bài học cho mỗi người .
*Đề 8: Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng nghiện Facebook trong giới trẻ hiện nay
I. Mở bài: dẫn dắt vào hiện tượng nghiện facebook trong giới trẻ hiện nay
– Đi từ vấn đề phát triển của xã hội, nhu cầu của con người ngày càng cao. Để đáp ứng nhu cầu đó, các mạng xã hội ra đời, trong đó có facebook.
– Có thể nói về tác dụng của fb trong vài dòng sau đó dẫn dắt đến vấn đề nghiện facebook của giới trẻ
II. Thân bài: triển khai các ý chính của hiện tượng nghiện facebook
1.  Facebook ?
Nêu khái niệm facebook: fb là một mạng xã hội mà ở đó cho phép con người ta chia sẻ các trạng thái, hình ảnh cũng như tương tác với nhau một cách dễ dàng
Như thế nào là nghiện facebook? Lên fb hàng ngày hàng giờ, phụ thuộc vào fb, không thể dứt ra khỏi facebook
2. Hiện trạng nghiện facebook hiện nay
Thực trạng của Facebook:
– Là mạng xã hội được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt là đối với giới trẻ: năm 2016 có 35 triệu tài khoản fb, trong đó  có ¾ người dùng nằm trong độ tuổi 18-34.
– Tích cực: một phần giúp con người giải tỏa áp lực, kết nối với nhau, phục vụ cho công việc, cho cuộc sống
– Tiêu cực: thông tin chưa được kiểm chứng nhưng lại được phát tán tràn lan, không  kiểm soát chặt chẽ
Thực trạng nghiện facebook của giới trẻ
– Ăn face, ngủ face, đi chơi cũng face, đi làm cũng face
– Phụ thuộc vào facebook: truy cập vào fb như một phản xạ tự nhiên và không dứt ra được
– Con số cụ thể: năm 2004. Facebook ra đời, đến năm 2013 thì mỗi ngày có khoảng 618 triệu người hoạt động trền fb. Không những thế, hơn 30 tỷ tin tức được chia sẻ và hàng trăm triệu hình ảnh được đăng tải.
3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nghiện facebook
Nguyên nhân khách quan
– Gia đình: chưa quan tâm nhiều đến con cái, mải chạy theo kinh tế mà để mặc con cái
– Nhà trường: kiểm soát chưa chặt chẽ, chưa kịp thời giáo dục học sinh của mình
Nguyên nhân chủ quan: Không đủ bản lĩnh để chống lại sự cám dỗ của fb
4. Hậu quả của hiện tượng nghiện facebook
– Tiêu tốn quá nhiều thời gian: ảnh hưởng đến thời gian học tập, làm việc cũng như thời gian nghỉ ngơi
– Khiến cho cuộc sống bị đảo lộn: đắm chìm vào thế giới ảo, mất cân bằng trong cuộc sống.
– Ảnh hưởng đến sức khỏe: ngồi máy tính hoặc sử dụng điện thoại lâu sẽ ảnh hưởng đến mắt. Ngoài ra, việc sử dụng thời gian ngủ để lướt fb làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
– Bị lợi dụng: bị ăn cắp thông tin cá nhân; bị lợi dụng để thực hiện các mục đích xấu
– Gây ra tâm lí hoang mang do các thông tin thật giả trên fb được đăng một cách lẫn lộn
– Nhiều người sử dụng fb như một công cụ để phục vụ cho mục đích xấu: nói tục, chửi bậy, gây mâu thuẫn, bôi nhọ danh dự người khác
– Gây ra tâm lí ghét bỏ, mặc cảm, ghen tị, tự ti do bị bôi nhọ danh dự
– Có nguy cơ tiếp xúc với các nguồn thông tin không lành mạnh
5. Giải pháp
– Nhà quản lý: cần phải tìm ra các giải pháp, công cụ làm lành mạnh môi trường facebook
– Gia đình, nhà trường: quan tâm, giáo dục, định hướng cho các em để sử dụng fb một cách hữu ích
– Bản thân giới trẻ: tỉnh táo, làm chủ bản thân trước fb, không sử dụng fb vào những mục đích thiếu lành mạnh. Trang bị kiến thức, kĩ năng để hfinh thành khả năng phân tích và lựa chọn thông tin giữa những thứ tràn lan trên facebook.
III. Kết bài
– Nhấn mạnh lại một lần nữa hiện tượng nghiện facebook trong giới trẻ hiện nay.
– Đưa ra lời nhắn nhủ: hãy sử dụng fb một cách thật thông minh.
*Đề 9: Vấn đề ăn mặc của giới trẻ hiện nay.
Mở bài:
Trang phục là một nhu cầu vật chất quan trọng trong đời sống của con người. Với tính chất thực dụng, nó là một sản phẩm. Dưới góc độ thẩm mỹ, nó lại là một tác phẩm. Dưới góc độ tinh thần nó là một nét văn hóa. Chức năng cơ bản trước nhất của nó là bảo vệ con người. Về mặt này, trang phục dân tộc Việt đã đạt được hiệu quả cao.
Thông qua cái nhìn lịch đại kết hợp với đồng đại, ta thấy trang phục người Việt, từ dạng kiểu đơn sơ, giản dị, đẹp như tâm hồn người Việt. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, trang phục Việt có nhiều thây đổi lớn. Cùng với quá trình hòa nhập với thế giới, trang phục ở nước ta có những “biến dạng” theo hướng tiêu cực đáng báo động. Đặc biệt xu hướng này phát triển mạnh mẽ trong giới trẻ. Vấn đề ăn mặc của giới trẻ hiện nay được rất nhiều người quan tâm.
II. Thân bài:
* Trang phục là gì?
Trang phục hay y phục là tất cả những con người mặc ở bên ngoài có chức năng bảo vệ cơ thể và làm đẹp cho con người. Đôi khi người ta dùng từ thời trang để chỉ trang phục. Trang phục bao gồm áo, quần để mặc, đồ đội đầu, đồ bảo vệ chân, tay, đồ trang sức,
* Hiện trạng cách ăn mặc của giới trẻ hiện nay:
Xã hội ngày càng phát triển, vấn đề ăn mặc càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Thậm chí, nó còn ảnh hưởng đến đông đảo tầng lớp nhân dân trong xã hội. Nhất là giới trẻ. Ngày nay, cách ăn mặc của các bạn trẻ ngày càng có nhiều xu hướng đi ngược truyền thống. Điều đó gây nên nhiều phản cảm trong xã hội. Vấn đề trang phục cử giới trẻ đặt ra nhiều vấn đề để chúng ta cần suy ngẫm.
Có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề ăn mặc của giới trẻ hiện nay. Nhìn chung, cách ăn mặc của giới trẻ hiện nay còn gìn giữ được văn hóa ăn mặc truyền thống. Mặt khác có sự tiếp nhận sáng tạo các xu hướng phát triển của thế giới. Thế hệ trẻ là những đối tượng nhạy bén với thời trang. Họ nhanh chóng thích ứng với nhiều xu hướng, trường phái, phong cách thời trang khác nhau.
Một số bạn trẻ đã tiếp thu và chọn lọc để có phong cách ăn mặc hài hòa, phù hợp với giới tính, độ tuổi, hoàn cảnh giao tiếp. Sự tiếp biến ấy giúp các bạn trẻ có phong cách thời trang thanh lịch, nhã nhặn. Lại còn thể hiện sự hiện đại, trẻ trung và tạo ra hình mẫu thời trang lý tưởng. Đó là phong cách thời trang được mọi người ưa chuộng, tán đồng và ngưỡng mộ.
Có thể thấy, thông qua các bạn trẻ, những kiểu trang phục và phong cách thời trang tiến bộ của thế giới đã được phổ biến khá rộng rãi tại nước ta trong thời gian qua.
Dù các xu hướng thời trang thế giới phát triển và xâm nhập mạnh vào các nền văn hóa trong thời gian qua. Song các kiểu thời trang truyền thống vẫn còn yêu thích và sử dụng rộng rãi ở nước ta. Ta có thể thấy các kiểu áo dài truyền thống, sơ mi, áo bà ba, vẫn còn phổ biến. Một vài kiểu trang phục mới cách tân cho phù hợp với sở thích và thời đại mới xuất hiện ồ ạt.
Trang phục truyền thống vừa tiện lợi vừa phản ánh nét nhã nhặn, thanh lịch mặn mà, lại thể hiện sâu sắc nền văn hóa thuần hậu của dân tộc. Kết hợp với nét hiện đại trẻ trung làm tôn vinh vẻ đẹp Việt Nam. Bởi thế, thật dễ hiểu vì sao chiếc áo dài trong mấy trăm năm qua vẫn được các bà các cô ưa chuộng.
Tuy nhiên, ngày nay, có một số bạn trẻ có dấu hiệu lệch lạc trong phong cách ăn mặc. Họ bắt chước cách ăn mặc của các thần tượng hoặc đua đòi theo xu hướng thời trang “kì lạ”. Mục đích là tạo ra sự khác biệt, gây chú ý từ người khác. Nhưng điều mà các bạn trẻ chú ý không phải là phong cách đẹp đẽ, kín đáo, phù hợp. Cái các bạn quan tâm là sự lập dị, bụi bặm hoặc hở hang. Một xu hướng thời trang “lệch chuẩn” có dấu hiệu bùng phát mạnh.
Quá ngắn, quá mỏng, quá hở hoặc kì quặc là những từ người ta thường dùng để chỉ phong cách ăn mặc này. Tại các thành phố lớn, ta vẫn thường gặp những bạn trẻ có cách ăn mặc táo bạo này. Những chiếc áo quá mỏng, quá hở, quần jean xé gấu, áo thun in hình ảnh đầu lâu phản cảm hoặc những dòng chữ tối nghĩa hoặc tục tĩu, vẫn thường xuất hiện trên đường phố.
Đây là một trong những suy nghĩ lệch lạc của một bộ phận giới trẻ. Đặc biệt là các bạn nữ là lối ăn mặc hở hang, “mặc như không mặc”. Ra đường, không khó để bắt gặp những chiếc quần ngắn cũn cỡn làm người ta đỏ mặt. Hay những chiếc áo xuyên thấu có thể nhìn thấy toàn bộ nội y bên trong. Khoe vẻ đẹp hình thể vốn là một nhu cầu của con người. Nhưng khoe mẽ một cách quá lố lại đi ngược với đạo đức xã hội và thuần phong mỹ tục.
Thậm chí, nhiều người còn sử dụng phong cách ấy ở những nơi công sở, chốn công cộng. Kể cả những nơi tôn nghiêm, thành kính khác. gây sự phản cảm cho mọi người. Ta vẫn thường thấy những kiểu tóc lạ lẫm nhiều màu hay những hình xăm quái dị. Ta cũng thường thấy những kiểu kết hợp trong ăn mặc rắc rối, xa lạ. Những kiểu trang phục thiếu sự thân thiện, thiếu thẩm mĩ mà các bạn trẻ cho là bình thường. Một chiếc váy ngắn, một chiếc áo khoét cổ rộng lại xuất hiện trên sân chùa, viện bảo tàng, khu tưởng niệm, nhà văn hóa thì thật là không có văn hóa.
Vẻ đẹp ăn mặc truyền thống vốn tồn tại trong đời sống thường ngày dần mất đi bản sắc. Điều này khiến chúng ta lo lắng trước những đổi thay về văn hóa trong quá trình hội nhập. Từ trước đến nay, chưa bao giờ cách ăn mặc của người Việt Nam lại gây xôn xao như vậy. Nhất là một bộ phận giới trẻ ngày nay lại gây đau đầu cho những cơ quan văn hóa. Vì vậy, vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc trong cách ăn mặc cần được chú trọng.
* Nguyên nhân của lối ăn mặc phản cảm, phản văn hóa:
Có nhiều nguyên nhân làm nảy sinh những lối ăn mặc 

File đính kèm:

  • docBai 30 Viet bai tap lam van so 7 Van nghi luan lam tai lop_12835343.doc
Giáo án liên quan