Đề cương ôn tập học kỳ II môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2019-2020

Câu 11: Dãy các hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ ? ( bài 34 / mức 1/ 0,5đ)

A. CH4, C2H6, CO2.

B. C6H6, CH4, C2H5OH.

C. CH4, C2H2, CO.

D. C2H2, C2H6O, CaCO3.

Đáp án: B

Câu 12:

Dãy các chất nào sau đây đều là hiđrocacbon ? ( bài 34 / mức 1/ 0,5đ)

A. C2H6, C4H10, C2H4.

B. CH4, C2H2, C3H7Cl.

C. C2H4, CH4, C2H5Cl.

D. C2H6O, C3H8, C2H2.

Đáp án: A

BÀI 35: CẤU TẠO PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ

Câu 13:

Có các công thức cấu tạo sau:

1. CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – CH3

Các công thức cấu tạo trên biểu diễn mấy chất ? (bài 35/ mức 2/ 0,5đ)

A. 3 chất.

B. 2 chất.

C. 1 chất.

D. 4 chất.

Đáp án: C

Câu 14: Khi phân tích một hiđrocacbon (X) chứa 81,82% cacbon. Công thức phân tử của (X) là ( bài 35/ mức 3/ 0,5đ)

A. C3H8.

B. C3H6.

C. C2H4.

D. C4H10.

Đáp án: A

 

doc14 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kỳ II môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 9
NĂM HỌC 2019-2020
Bài 28: CÁC OXIT CỦA CACBON ( CO, CO2 )
Câu 1: Nhóm chất nào sau đây gồm các khí đều cháy được ? (bài 28/mức 1/ 0,5đ)
A. CO, CO2.
B. CO, H2.
C. CO2, O2.
D. Cl2, CO2.
Đáp án: B
Câu 2: Đốt cháy 11,2 lít CO (đktc). Thể tích không khí cần cho phản ứng trên là (= Vkk) (bài 28/mức 2/ 0,5đ)
A. 21,4 lít.
B. 24 lít.
C. 26 lít.
D. 28 lít.
Đáp án: D
Bài 29: AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT
Câu 3: Dãy các chất nào sau đây là muối axit ? (bài 29/mức 1/ 0,5đ)
A. KHCO3, CaCO3, Na2CO3.
B. Ba(HCO3)2, NaHCO3, Ca(HCO3)2.
C. Ca(HCO3)2, Ba(HCO3)2, BaCO3.
D. Mg(HCO3)2, Ba(HCO3)2, CaCO3.
Đáp án: B
Câu 4: Dãy gồm các muối đều tan trong nước là (bài 29/mức 1/ 0,5đ)
A. CaCO3, BaCO3, Mg(HCO3)2, K2CO3.
B. BaCO3, NaHCO3, Mg(HCO3)2, Na2CO3.
C. CaCO3, BaCO3, NaHCO3, MgCO3.
D. Na2CO3, Ca(HCO3)2, Ba(HCO3)2, K2CO3.
 Đáp án: D
Bài 31: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN 
 CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
Câu 5: Trong 1 chu kỳ (trừ chu kì 1), đi từ trái sang phải tính chất của các nguyên tố biến đổi như sau (bài 31/mức 1/ 0,5đ)
A. tính kim loại và tính phi kim đều giảm dần.
B. tính kim loại và tính phi kim đều tăng dần.
C. tính kim loại giảm đồng thời tính phi kim tăng dần.
D. tính kim loại tăng dần đồng thời tính phi kim giảm dần.
Đáp án: C
Câu 6: 
Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần ? (bài 31/mức 1/ 0,5đ)
A. K, Ba, Mg, Fe, Cu.
B. Ba, K, Fe, Cu, Mg.
C. Cu, Fe, Mg, Ba, K. 
D. Fe, Cu, Ba, Mg, K.
Đáp án: C
Bài 30: SILIC – CÔNG NGHIỆP SILICAT
Câu 7: Công nghiệp silicat là công nghiệp sản xuất (bài 30/mức 1/ 0,5đ)
A. đá vôi, đất sét, thủy tinh.
B. đồ gốm, thủy tinh, xi măng.
C. hiđrocacbon, thạch anh, thủy tinh.
D. thạch anh, đất sét, đồ gốm.
Đáp án: B
Câu 8: Thành phần chính của xi măng là (bài 30/mức 1/ 0,5đ)
A. canxi silicat và natri silicat.
B. nhôm silicat và kali silicat.
C. nhôm silicat và canxi silicat.
D. canxi silicat và canxi aluminat.
Đáp án: D
Bài 32: LUYỆN TẬP CHƯƠNG 3
Câu 9:
a) Hãy xác định công thức của một loại oxit sắt, biết rằng khi cho 32g oxit sắt này tác dụng hoàn toàn với khí cacbon oxit thì thu được 22,4g chất rắn.
b) Chất khí sinh ra được hấp thụ hoàn toàn trong dung dịch nước vôi trong có dư. Tính khối lượng kết tủa thu được. (bài 32/mức 3/ 3đ)
Lời giải:
 nFe = 22,4/56 = 0,4 mol.
 Giả sử công thức phân tử oxit sắt là FexOy.
 a) Phương trình phản ứng:
 FexOy + yCO → xFe + yCO2
 = 32 /(56x +16y).
 Có 1 mol FexOy tạo ra x mol Fe.
 Dựa vào phương trình trên ta có : 32x = (56x + 16y) x 0,4
 Giải ra ta có x : y = 2 : 3. Suy ra công thức oxit sắt là Fe2O3.
 b) Phương trình phản ứng :
 Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2
  = 0,4 x 3 / 2 = 0,6 mol.
 CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
  = 0,6 mol.
  = 0,6 x 100 = 60g.
Câu 10: Cho 69,6g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư thu được một lượng khí X. Dẫn khí X vào 500ml dung dịch NaOH 4M thu được dung dịch A. Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch A. Giả thiết rằng thể tích dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể. (bài 32/mức 3/ 3đ)
Lời giải:
 = 69,6 / 87 = 0,8 mol.
 nNaOH = 500 x 4 / 1000 = 2 mol.
 Phương trình phản ứng:
 MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
 = 0,8 mol.
 Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O.
Ta có tỉ lệ: 0,8/1 < 2/2 → NaOH dư nên tính nNaCl và nNaClO theo 
 nNaCl = nNaClO = 0,8 mol.
 CM(NaCl)= CM(NaClO) = 0,8 / 0,5 = 1,6 mol/l.
 CM(NaOH) dư = (2-1,6) / 0,5 = 0,8 mol/l.
BÀI 34: KHÁI NIỆM VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ 
VÀ HÓA HỌC HỮU CƠ
Câu 11: Dãy các hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ ? ( bài 34 / mức 1/ 0,5đ)
A. CH4, C2H6, CO2.
B. C6H6, CH4, C2H5OH.
C. CH4, C2H2, CO.
D. C2H2, C2H6O, CaCO3.
Đáp án: B
Câu 12:
Dãy các chất nào sau đây đều là hiđrocacbon ? ( bài 34 / mức 1/ 0,5đ)
A. C2H6, C4H10, C2H4.
B. CH4, C2H2, C3H7Cl.
C. C2H4, CH4, C2H5Cl.
D. C2H6O, C3H8, C2H2.
Đáp án: A
BÀI 35: CẤU TẠO PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ
Câu 13:
Có các công thức cấu tạo sau: 
1. CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – CH3
Các công thức cấu tạo trên biểu diễn mấy chất ? (bài 35/ mức 2/ 0,5đ)
A. 3 chất.
B. 2 chất.
C. 1 chất.
D. 4 chất.
Đáp án: C
Câu 14: Khi phân tích một hiđrocacbon (X) chứa 81,82% cacbon. Công thức phân tử của (X) là ( bài 35/ mức 3/ 0,5đ)
A. C3H8.
B. C3H6.
C. C2H4.
D. C4H10.
Đáp án: A
BÀI 36: METAN
Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít khí metan (đktc). Hãy tính thể tích khí oxi cần dùng và thể tích khí cacbonic tạo thành. Biết thể tích các khí đo ở đktc. (bài 36/ mức 3/ 2đ)
Lời giải:
 = 11,2 /22,4 = 0,5 mol.
Phương trình phản ứng:
 CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O
  = 1 mol.
  = 0,5 mol.
 = 1 x 22,4 = 22,4 lít.
  = 0,5 x 22,4 = 11,2 lít.
Câu 16: Có một hỗn hợp khí gồm CO2 và CH4. Hãy trình bày phương pháp hóa học để:
a) Thu được khí CH4.
b) Thu được khí CO2. (bài 36/ mức 2/ 2đ)
Lời giải:
a) Dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch Ca(OH)2 dư, khí ra khỏi dung dịch là CH4 có lẫn hơi nước, cho chất làm khô như CaO khan, thu được CH4 tinh khiết.
 CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O.
b) Cho CaCO3 thu được ở trên tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sẽ thu được khí CO2. Làm lạnh để ngưng tụ H2O sẽ thu được CO2 tinh khiết.
Bài 37: ETILEN
Câu 17:  Hãy nêu phương pháp hóa học loại bỏ khí etilen có sẵn trong khí metan để thu được metan tinh khiết. (bài 37/ mức 2/ 1đ)
Lời giải:
Dẫn hỗn hợp qua dung dịch brom dư, khi đó etilen phản ứng tạo thành đibrometan là chất lỏng ở lại trong dung dịch và chỉ có metan thoát ra.
CH2 = CH2 + Br2 → Br – CH2 – CH2 – Br.
Câu 18: Để đốt cháy 4,48 lít khí etilen cần phải dùng:
a) Bao nhiêu lít oxi?
b) Bao nhiêu lít không khí chứa 20% thể tích oxi? Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. (bài 37/ mức 3/ 2đ)
Lời giải:
a) Phương trình phản ứng cháy etien:
 C2H4 + 3O2 → 2CO2 + 2H2O.
  = 4,48 /22,4 = 0,2 mol.
 = 0,2 x 3 = 0,6 mol.
 = 0,6 x 22,4 = 13,4 lít.
b) Thể tích không khí = 13,4 x 100 / 20 = 67,2 lít.
Bài 38: AXETILEN
Câu 19: Cần bao nhiêu ml dung dịch brom 0,1M để tác dụng vừa đủ với:
a) 0,224 lít etilen ở điều kiện tiêu chuẩn.
b) 0,224 lít axetilen ở điều kiện tiêu chuẩn. (bài 38/ mức 3/ 2đ)
Lời giải:
a)  = 0,224 / 22,4 = 0,01 mol.
 C2H4 + Br2 → C2H4Br2.
  = 0,01 mol.
  = 0,01 / 0,1 = 0,1 lít.
b)  = 0,224 / 22,4 = 0,01 mol.
 CH≡ CH + 2Br2 → Br2CH – CHBr2.
 = 0,02 mol.
  = 0,02 / 0,1 = 0,2 lít.
Câu 20: Đốt cháy 28ml hỗn hợp khí metan và axetilen cần phải dùng 67,2ml khí oxi.
a) Tính phần trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp.
b) Tính thể tích khí CO2 sinh ra.
(Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) (bài 38/ mức 3/ 3đ)
Lời giải:
a) Trong cùng điều kiện tỉ lệ thể tích là tỉ lệ số mol
Phương trình phản ứng:
 CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O
 2C2H2 + 5O2 → 4CO2 + 2H2O
 Gọi = x ml.
  = y ml.
 Vhh = x + y = 28ml.
  = 2x + 2,5y = 67,2 ml.
Giải ra ta có: y = 22,4ml; x = 5,6ml
b) Tổng thể tích khí CO2 sinh ra: 2y + x = 50,4ml.
 % = 20%; % = 80%.
BÀI 39: BENZEN
Câu 21: Phân tử nào sau đây có cấu tạo là mạch vòng sáu cạnh đều nhau ba liên kết đơn đôi xen kẻ nhau ? ( bài 39 /mức 1/ 0,5đ)
A. Axetilen.
B. Propan.
C. Benzen.
D. Xiclohexan.
Đáp án:C 
Câu 22: Cho benzen tác dụng với brom tạo ra brombenzen:
a) Viết phương trình hóa học (có ghi rõ điều kiện phản ứng).
b) Tính khối lượng benzen cần dùng để điều chế 15,7g brombenzen. Biết hiệu suất phản ứng đạt 80%.( bài 39 /mức 3/ 3đ)
Lời giải:
a) Phương trình phản ứng:
 C6H6 + Br2 → C6H5Br + HBr.
  = 15,7 / 157 =0,1 mol.
 = 0,1 mol.
b)  = 0,1 x 78 x 100 / 80 = 0,75g.
BÀI 40: DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN
Câu 23: Để dập tắt xăng, dầu cháy người ta làm như sau:
a) Phun nước vào ngọn lửa.
b) Dùng chăn ướt trùm lên ngọn lửa.
c) Phủ cát vào ngọn lửa.
Cách làm nào ở trên là đúng. Giải thích. ( bài 40 /mức 2/ 1đ)
Lời giải:
Cách làm đúng là b và c vì ngăn không cho xăng, dầu tiếp xúc với không khí.
Cách làm a là sai vì khi đó dầu loang nhanh trên mặt nước, gây cháy diện rộng hơn.
Câu 24: Đốt cháy V lít khí thiên nhiên chứa 96% CH4 , 2% N2 và 2% CO2 về thể tích. Toàn bộ sản phẩm cháy được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2dư thấy tạo ra 4,9g kết tủa.
a) Viết các phương trình hóa học (biết N2, CO2 không cháy).
b) Tính V (đktc). ( bài 40 /mức 3/ 3đ)
Lời giải:
a) Phương trình hóa học:
CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O (1).
N2 và CO2 không cháy.
Khí CO2 hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 có những phản ứng sau:
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O (2).
b) Gọi thể tích khí thiên nhiên là V lít:
  = 0,96V.
  = 0,02V.
Tổng thể tích CO2 là: = 0,98V.
 = 0,98V / 22,4.
Theo phương trình (2) ta có:
=  = 4,9 /100 = 0,049.
 Ta có: 0,98V / 22,4 = 0,049 => V =1,12(l).
BÀI 41: NHIÊN LIỆU
Câu 25: Hãy giải thích tại sao các chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất rắn và chất lỏng. ( bài 41 /mức 2/ 1đ)
Lời giải:
Chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất lỏng và chất rắn vì dễ tạo ra được hỗn hợp với không khí, khi đó diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí lớn hơn nhiều so với chất lỏng và chất rắn.
Câu 26: Hãy giải thích tác dụng của các việc làm sau: ( bài 41 /mức 2/ 2đ)
a) Tạo các hàng lỗ trong các viên than tổ ong.
b) Quạt gió vào bếp lò khi nhóm.
c) Đậy bớt cửa lò khi ủ bếp.
Lời giải:
a) Tăng diện tích tiếp xúc giữa than và không khí.
b) Tăng lượng oxi (có trong không khí) để quá trình cháy xảy ra dễ hơn.
c) Giảm lượng oxi (có trong không khí) để hạn chế quá trình cháy.
BÀI 42: LUYỆN TẬP CHƯƠNG IV: HIĐROCACBON NHIÊN LIỆU
Câu 27: Có hai bình đựng hai chất khí là CH4, C2H4. Chỉ dùng dung dịch brom có thể phân biệt được hai chất khí trên không? Nêu cách tiến hành. ( bài 42 /mức 2/ 1đ)
Lời giải:
Cho hai khí vào hai bình có cùng thể tích, sau đó cho cùng một thể tích dung dịch brom có cùng nồng độ vào hai bình và lắc đều. Bình không làm thay đổi màu dung dịch brom là CH4, bình làm nhạt màu dung dịch brom là C2H4.
Câu 28: Đốt cháy 3 gam chất hữu cơ A, thu được 8,8g khí CO2 và 5,4g H2O
a) Trong chất hữu cơ A có những nguyên tố nào?
b) Biết phân tử khối của A nhỏ hơn 40. Tìm công thức phân tử của A.
c) Chất A có làm mất màu dung dịch brom không?
d) Viết phương trình hóa học của A với clo khi có ánh sáng ( bài 42 /mức 3/ 3đ)
Lời giải:
 = 8,8 /44 = 0,2 mol. → mC = 0,2 × 12 = 2,4g.
 = 5,4 / 18 = 0,3 mol. → mH = 0,3 x 2 = 0,6g.
m = 2,4 + 0,6 = 3g . Vậy A có hai nguyên tố C và H, vậy A là Hiđrocacbon.
b) Công thức phân tử của A:
Đặt công thức phân tử của A là CxHy, ta có:
 x:y = mC / 12 : mH :1 = 2,4 /12 : 0,6/1 = 1 : 3.
Công thức của A có dạng (CH3)n vì MA < 40 → 15n < 40 (n≥1)
 A là Hiđrocacbon có công thức cấu tạo giống CH4 nên A không làm mất màu dung dịch brom.
 Phản ứng của C2H6 với Cl2 :
C2H6 + Cl2 → C2H5Cl + HCl. 
BÀI 44: RƯỢU ETYLIC
Câu 29: Có ba ống nghiệm: Ống 1 đựng rượu etylic ống 2 đựng rượu 96o, ống 3 đựng nước. Cho Na dư vào các ống nghiệm trên, viết các phương trình hóa học. 
( bài 44 /mức 1/ 1đ)
Lời giải:
Các phương trình phản ứng hóa học:
Ống 1: 2CH3CH2OH + 2Na → 2CH3CH2ONa + H2
Ống 2: 2H2O + 2Na → 2NaOH + H2
 2CH3CH2OH + 2Na → 2CH3CH2ONa + H2
Ống 3: 2H2O + 2Na → 2NaOH + H2
Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn 9,2g rượu etylic.
a) Tính thể tích khí CO2 tạo ra ở điều kiện tiêu chuẩn.
b) Tính thể tích không khí (ở điều kiện tiêu chuẩn) cần dùng cho phản ứng trên biết oxi chiếm 20% thể tích của không khí. ( bài 44 /mức 3/ 3đ)
Lời giải:
nrượu etylic = 9,2 / 46 = 0,2 mol
Thể tích khí CO2 sinh ra:
Phương trình phản ứng đốt cháy rượu etylic:
C2H5OH + 3O2 → 2CO2 + 3H2O
Theo phương trình hóa học trên
= 0,2 × 3 = 0,6 mol;  = 0,2 × 2 = 0,4 mol
 = 0,4 x 22,4 = 8,94 lít
Thể tích không khí cần dùng:
cần dùng = 0,6 mol
 = 0,6 x 22,4 = 13,44 lít
Vkk cần dùng = 13,44 x 100 / 20 = 67,2 ít
BÀI 45: AXIT AXETIC
Câu 31: Hãy viết phương trình hóa học điều chế axit axetic từ:
a) Natri axetic và axit sunfuric.
b) Rượu etylic. ( bài 45 /mức 1/ 1đ)
Lời giải:
Phương trình phản ứng điều chế axit axetic:
a) Từ natri axetic và axit sunfuric:
2CH3COONa + H2SO4 → 2CH3COOH + Na2SO4
b) Từ rượu etylic:
C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O.
Câu 32: Cho 60 gam CH3COOH tác dụng với 100g CH3CH2OH thu được 55gam CH3COOCH2CH3
a) Viết phương trình hóa học xảy ra và gọi tên của phản ứng.
b) Tính hiệu suất của phản ứng trên (bài 45 /mức 3/ 3đ)
Lời giải:
  = 60 / 60 = 1 mol;  = 100 /46 = 2,17 mol.
a) Phương trình phản ứng:
 CH3COOH + C2H5OH → CH3COOC2H5 + H2O
Phản ứng này gọi là phản ứng este hóa.
b) Hiệu suất của phản ứng:
Theo phương trình phản ứng trên và số liệu của đề bài cho, số mol rượu dự, do đó tính hiệu suất phản ứng theo CH3COOH.
Theo lí thuyết 1 mol CH3COOH (60g) tạo ra 1 mol CH3COOC2H5 (88g) nhưng thực tế chỉ thu được 55g.
Vậy hiệu suất của phản ứng là: H% = 55/88 x 100% = 62,5%.
Bài 46 : MỐI LIÊN HỆ GIỮA ETILEN- RƯỢU ETYLIC
VÀ AXIT AXETIC 
Câu 33: Nêu hai phương pháp hóa học khác nhau để phân biệt hai dung dịch C2H5OH và CH3COOH. (bài 46 /mức 2/ 2đ)
Lời giải:
Hai phương pháp hóa học khác nhau là:
a) Dùng quỳ tím axit CH3COOH làm quỳ tím hóa đỏ.
Rượu C2H5OH không làm đổi màu quỳ tím.
b) Dùng Na2CO3 ( hoặc CaCO3)
CH3COOH cho khí CO2 thoát ra.
2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + CO2 + H2O
C2H5OH không có phản ứng.
Câu 34: Đốt cháy 23g chất hữu cơ A thu được sản phẩm gồm 44g CO2 và 27g H2O.
a) Hỏi trong A có những nguyên tố nào?
b) Xác định công thức phân tử của A, biết tỉ khối hơi của A so với hidro là 23. (bài 46 /mức 3/ 3đ)
Lời giải:
Đốt cháy A thu được CO2 và H2O. Vậy A chứa nguyên tố cacbon, hiđro và có thể có nguyên tố oxi.
 mC = 44 /44 x 12 = 12g; mH = 27 /18 x 2 = 3g.
 mO = 23 - 12 -3 = 8g.
Vậy trong A có 3 nguyên tố C, H, O.
Công thức phân tử của A: MA=23 × 2 = 46.
Đặt công thức phân tử của A: CxHyOz.
Ta có tỉ lệ: x : y : z = 12/12 : 3/1 :8/16 = 1 : 3 : 0,5 = 2: 6 : 1
Công thức của A có dạng (C2H6O)n , MA = 46 → n = 1
CTPT của A : C2H6O.
Bài 47 : CHẤT BÉO 
Câu 35 : Thủy phân chất béo trong môi trường axit thu được (chương 5/ bài 47 / mức 1)
 A. glixerol và một loại axit béo. 
 B. glixerol và một số loại axit béo. 
 C. glixerol và một muối của axit béo. 
 D. glixerol và xà phòng.
 Đáp án : B 	
Câu 36 : Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thu được (chương 5/ bài 47 / mức 1)
A. glixerol và muối của một axit béo.
B. glixerol và axit béo.
C. glixerol và xà phòng.
D. glixerol và muối của các axit béo
 Đáp án : D 
Bài 48 : LUYỆN TẬP
RƯỢU ETYLIC – AXIT AXETIC & CHẤT BÉO
Câu 37: Tương tự chất béo, etyl axetat cũng có phản ứng thủy phân trong dung dịch axit và dung dịch kiềm. Hãy viết phương trình hóa học xảy ra khi đung etyl axetat với dung dịch HCl, dung dịch NaOH. (bài 48 / mức 2/ 1đ)
Lời giải:
Phản ứng của etyl axtat với dung dịch HCl:
CH3COOC2H5 + H2O → CH3COOH + C2H5OH
Phản ứng của etyl axtat với dung dịch NaOH.
CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH.
Câu 38: Có ba lọ không nhãn đựng ba chất lỏng là: rượu etylic, axit axetic và dầu ăn tan trong rượu etylic. Chỉ dùng nước và quỳ tím, hãy phân biệt các chất lỏng trên. (bài 48 / mức 2/ 1đ)
Lời giải:
- Dùng quỳ tím nhận ra axit axetic.
- Cho hai chất lỏng còn lại vào nước, chất nào tan hoàn toàn là rượu etylic, chất lỏng nào khi cho vào nước thấy có chất lỏng không tan nổi trên là dầu ăn.
Bài 50 : GLUCOZƠ 
Câu 39 : Đun nóng 25 gam dung dịch glucozơ với lượng dư dung dịch Ag2O/NH3 thu được 2,16 gam bạc. Nồng độ % của dung dịch glucozơ là (bài 50 / mức 3/ 0,5đ)
A. 7,2 %.
B. 11,4 %.
C. 14,4 %.
D. 17,2 %.
 Đáp án : A 
Câu 40: Chọn một thuốc thử để phân biệt các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học. (Nêu rõ cách tiến hành). (Bài 50/ mức 2/ 2đ)
a) Dung dịch glucozơ và dung dịch rượu etylic.
b) Dung dịch glucozơ và dung dịch axit axetic.
Lời giải:
a) Chọn thuốc thử là AgNO3 trong dung dịch NH3 (đun nóng), chất nào tham gia phản ứng tráng gương đó là glucozơ, chất còn lại không tác dụng là rượu etylic.
C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag.
b) Chọn thuốc thử là Na2CO3, chất nào có phản ứng cho khí bay ra là CH3COOH, chất còn lại không phản ứng là glucozơ (có thể dùng thuốc thử là quỳ tím, dung dịch chuyển màu làm quỳ tím thành đỏ là CH3COOH, chất còn lại không làm chuyển màu quỳ tím là glucozơ).
Câu 41: Khi lên men glucozơ, người ta thấy thoát ra 11,2 lít khí CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn.
a) Tính khối lượng rượu etylic tạo ra sau khi lên men.
b) Tính khối lượng glucozơ đã lấy lúc ban đầu, biết hiệu suất quá trình lên men là 90%.(Bài 50/ mức 3/ 3đ)
Lời giải:
a) Khối lượng rượu etylic:
  = 11,2 / 22,4 = 0,5 mol.
Phương trình lên men glucozơ:
 C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2.
 nrượu etylic = 0,5 mol.
 mrượu etylic = 0,5 × 46 = 23g.
b) Khối lượng glucozơ.
Theo phương trình phản ứng trên, ta có khối lượng glucozơ lúc ban đầu: 
 0,25 x 180 x 100 / 90 = 50g.
Bài 51 : SACCAROZƠ 
Câu 42 : Saccarozơ có những ứng dụng trong thực tế là (bài 51 / mức 1/0,5đ)
A. nguyên liệu trong công nghiệp thực phẩm, thức ăn cho người, pha chế thuốc.
B. nguyên liệu sản xuất thuốc nhuộm, sản xuất giấy, là thức ăn cho người. 
C. làm thức ăn cho người, tráng gương , tráng ruột phích. 	 
D. làm thức ăn cho người, sản xuất gỗ, giấy, thuốc nhuộm.
 Đáp án : A 
Câu 43: Đường mía là loại đường nào sau đây ? ( bài 51 / mức 1/ 0,5đ)
A. Mantozơ.
B. Glucozơ.
C. Fructozơ.
D. Saccarozơ.
 Đáp án : D 
 Câu 44 : Thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được dung dịch saccarozơ và glucozơ ? ( bài 51 / mức 1/ 0,5đ)
A. Dung dịch H2SO4 loãng.
B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch AgNO3 /NH3.
D. Na kim loại.	
 Đáp án : C 
BÀI 52: TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ
Câu 45: Phân tử tinh bột được tạo thành do nhiều nhóm - C6H10O5 – ( gọi là mắt xích ) liên kết với nhau. Số mắt xích trong phân tử tinh bột trong khoảng (bài 52/ mức 1/ 0,5đ)
A. 1200 – 6000. 	
B. 6000 – 10000. 	
C. 10000 -14000.	
D.12000- 14000.
Đáp án: A.
Câu 46: Để phân biệt tinh bột và xenlulozơ ta dùng (bài 52/ mức 1/ 0,5đ)
A. quỳ tím. 	
B. iot. 	
C. NaCl. 	
D. glucozơ.
Đáp án: B.
BÀI 53: PROTEIN
Câu 47: Trứng là loại thực phẩm chứa nhiều (Bài 53/ mức 1/ 0,5đ)
A. chất béo. 	
B. chất đường. 	
C. chất bột. 	
D. protein.
Đáp án: D.
Câu 48: Dấu hiệu để nhận biết protein là (Bài 53/ mức 2/ 0,5đ)
A. làm dung dịch iot đổi màu xanh.
B. có phản ứng đông tụ trắng khi đun nóng.
C. thủy phân trong dung dịch axit.
D. đốt cháy có mùi khét và có phản ứng đông tụ khi đun nóng.
Đáp án: D
BÀI 54: POLIME
Câu 49: Một polime (Y) có cấu tạo mạch như sau: (Bài 54/ mức 1/ 0,5đ)
. –CH2 –CH2 –CH2 –CH2 –CH2 –CH2 –CH2 –CH2 – 
Công thức 1 mắt xích của polime (Y) là
A. –CH2 –CH2 –CH2 –.
B. –CH2 -CH2 - CH2 –CH2 –.
C. –CH2 –.
D. –CH2 –CH2 –.
Đáp án: D.
Câu 50: Monome nào sau đây tham gia phản ứng trùng hợp để tạo ra PE ? (Bài 54/ mức 1/ 0,5 đ)
A. Metan. 	
B. Etilen. 	
C. Axetilen. 	
D. Vinyl clorua.
Đáp án: B

File đính kèm:

  • docON TAP HOA 9_12760542.doc
Giáo án liên quan