Đề cương ôn tập học kỳ I môn Tin học Lớp 6 - Năm học 2019-2020

5) Thiết bị vào ra.

- Thiết bị vào/ra hay thiết bị ngoại vi là tên gọi chung của những thiết bị phụ trách bước thu nhận thông tin vào (bàn phím và chuột, .) hoặc xuất thông tin ra (màn hình, máy in, loa, tai nghe,.)

- Thiết bị vào:

+ Bàn phím ( keyboard): là công cụ để người sử dụng gõ các chữ cái, số và kí hiệu để nhập thông tin cho máy tính.

+ Chuột( mouse): là thiết bị nhập dữ liệu thông dụng của máy tính.

- Thiết bị ra:

+ Màn hình( monitor): hiển thị thông tin.

+ Máy in( Printer): in văn bản tài liệu lên giấy.

+ Loa ( speaker) và tai nghe ( headphones): phát ra các bản nhạc âm thanh.

* Con chuột:

- Gồm nút cuộn. nút trái chuột, nút phải chuột.

- Cách cầm chuột đúng:

+ Cẳng tay và bàn tay thẳng hàng, nằm ngang trên mặt bàn.

+ Cổ tay thẳng tự nhiên, không co gập hay lệch vẹo sang hai bên.

 

doc7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 526 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kỳ I môn Tin học Lớp 6 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN TIN 6
NĂM HỌC 2019-2020
I. LÝ THUYẾT.
1) Thông tin và tin học.
- Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về con người và thế giới xung quanh ta (sự vật, sự kiện)
VD: Tiếng trống trường báo cho học sinh biết đến giờ ra chơi hay vào lớp.
- Tin học là nghành khoa học nghiên cứu cách thu thập, lưu trữ, và xử lí thông tin thông qua công cụ là máy tính điện tử.
- Hoạt động thông tin của con người bao gồm ba bước.
Xử lý
 Thông tin vào
 Thông tin ra
+ Thu thập thông tin: Thu thập thông tin thông qua các giác quan, thông tin thu nhận được gọi là thông tin vào.
+ Xử lí thông tin: Xử lí thông tin được thực hiện bằng bộ não, thông tin nhận được sau khi xử lí gọi là thông tin ra.
+ Lưu trữ và trao đổi thông tin: Lưu trữ thông tin được con người thực hiện bằng bộ não, trao đổi thông tin được con người thực hiện thông qua lời nói, cử chỉ, chữ viết.
2) Các dạng thông tin cơ bản.
* Ba dạng thông tin cơ bản
- Dạng văn bản: Những gì được ghi lại bằng chữ viết, các kí hiệu, các con số trong sách vở báo chí...
- Dạng hình ảnh: Các sơ đồ, hình họa trong sách báo, tấm ảnh chụp người bạn, phim hoạt hình, ...
- Dạng âm thanh: Lời nói, tiếng đàn Piano, tiếng chim ca, tiếng trống trường, tiếng Radio, âm thanh từ ti vi, ...
* Thông tin được máy tính biểu diễn dưới dạng dãy bit, dãy bit là dãy chỉ bao gồm 2 kí tự là 1 và 0:
- Bit là đơn vị nhỏ nhất để đo lường thông tin. Phải cần tới 16, 32 thậm chí là 64 bit mới có thể biểu diễn được một kí tự.
* Các đơn vị đo lường thông tin:
- Byte (B); 1B=8bit
- Ki-lo-bai (KB); 1KB = 210B
- Mê-ga-bai (MB); 1MB = 210KB
- Gi-ga-bai (GB); 1GB = 210MB
- Tê-ta-bai (TB); 1TB = 210GB
3) Khả năng của máy tính.
a) Một số khả năng của máy tính
- Khả năng tính toán nhanh và chính xác.
- Khả năng làm việc không mệt mỏi.
- Khả năng lưu trữ lớn.
- Truyền thông tin vượt qua khoảng cách xa trong thời gian rất ngắn nhờ có mạng máy tính như Internet.
b) Vai trò đóng góp của máy tính trong xã hội
- Giáo dục: Máy tính làm thay đổi giáo dục. Bài giảng trên lớp trở lên sinh động hơn nhờ những phần mềm thí nghiệm ảo và các bài giảng điện tử. Mạng Internet giúp mọi người, mọi nứa tuổi tự học hỏi nâng cao kiến thức, khám phá kho tri thức vô hạn trên mạng.
- Y tế: Nhờ có khả năng điều khiển tự động và mô phỏng đồ họa của máy tính mà những thiết bị y tế có thể chụp ảnh ba chiều các bộ phận trong cơ thể con người, theo dõi nhịp tim, phẫu thuật, hỗ trợ thính giác, thị giác cho người khuyết tật.
- Trợ giúp các công việc văn phòng: in ấn tài liệu, họp trực tuyến...
- Trợ giúp trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, địa chất và các ngành khoa học tự nhiên: dự báo thời tiết, cấu trúc địa tầng, tìm dầu mỏ, nghiên cứu gen...
- Trợ giúp trong lĩnh vực thiết kế máy móc và công trình kiến trúc: thiết kế tòa nhà...
- Điều khiển tự động: rô-bốt điều khiển tự động dây chuyền sản xuât, những môi trường độc hại với con người...
- Hỗ trợ trong công tác tài chính và thương mại: quản lí những giao dịch thương mại..
- Lĩnh vực giải trí: kĩ xảo điện ảnh...
c) Hạn chế lớn nhất của máy tính: Hiện nay máy tính vẫn chưa đạt được năng lực tư duy và suy luận, vốn sống kinh nghiệm như con người.
4) Cấu trúc của máy tính.
a) Mô hình ba bước của hoạt động thông tin:
 Thu nhận thông tin Lưu trữ, trao đổi thông tin
Xử lý
 Thông tin vào
 Thông tin ra
- Nhập thông tin vào (Input): Dữ liệu được đưa vào máy tính thông qua các thiết bị như: Chuột, bàn phím, máy scan, máy quay, máy quét... 
- Xử lí thông tin: Dữ liệu sau khi nhập vào máy tính sẽ được máy tính xử lí thông qua bộ vi xử lí CPU
- Lưu trữ thông tin và hiển thị kết quả (Output): Sau khi xử lý xong, máy tính đưa thông tin ra ngoài thông qua các thiết bị: màn hình, máy in, loa.. Máy tính còn trao đổi thông tin với nhau thông qua mạng máy tính. 
- Tất cả những bộ phận vật lí của máy tính như vỏ máy, CPU, RAM, ổ đĩa máy in, màn hình, dây nối... được dọi chung là phần cứng.
b) Cấu trúc chung của máy tính điện tử gồm:
- Thiết bị vào: Bàn phím, chuột, máy scan...
- Thiết bị lưu trữ và xử lí thông tin: CPU, RAM, đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD/DVD, flash(USB) 
- Thiết bị ra: Màn hình, máy in, loa ...
c) Thân máy
- Thân máy ( case): là tên gọi để chỉ hộp kim loại ( dạng đứng hoặc nằm ngang ) chứa những bộ phận chính của máy gồm:
+ Bộ xử lý trung tâm ( CPU)
+ Bộ nhớ (RAM)
+ Ổ đĩa cứng và ổ đĩa CD.
+ Ngoài ra còn có nguồn điện, bảng mạch điện.
-Bộ nhớ chia thành hai loại là bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài
+ Bộ nhớ trong( RAM): để lưu trữ tạm thời nhưng mất đi khi tắt đi.
 + Bộ nhớ ngoài (đĩa cứng,USB,Đĩa CD/DVD):Dung lượng lớn hơn bộ nhớ trong rất nhiều,khi tắt máy vẫn lưu giữ thông tin.
5) Thiết bị vào ra.
- Thiết bị vào/ra hay thiết bị ngoại vi là tên gọi chung của những thiết bị phụ trách bước thu nhận thông tin vào (bàn phím và chuột, ...) hoặc xuất thông tin ra (màn hình, máy in, loa, tai nghe,...)
- Thiết bị vào: 
+ Bàn phím ( keyboard): là công cụ để người sử dụng gõ các chữ cái, số và kí hiệu để nhập thông tin cho máy tính.
+ Chuột( mouse): là thiết bị nhập dữ liệu thông dụng của máy tính.
- Thiết bị ra:
+ Màn hình( monitor): hiển thị thông tin.
+ Máy in( Printer): in văn bản tài liệu lên giấy.
+ Loa ( speaker) và tai nghe ( headphones): phát ra các bản nhạc âm thanh.
* Con chuột:
- Gồm nút cuộn. nút trái chuột, nút phải chuột.
- Cách cầm chuột đúng: 
+ Cẳng tay và bàn tay thẳng hàng, nằm ngang trên mặt bàn.
+ Cổ tay thẳng tự nhiên, không co gập hay lệch vẹo sang hai bên.
*các thao tác sử dụng chuột
+ Di chuyển chuột: Giữ và di chuyển chuột trên mặt phẳng (không nhấn bất kì nút nào).
+ Nháy chuột: Nhấn nhanh nút trái chuột và thả tay
+ Nháy nút phải chuột: Nhấn nhanh nút phải chuột và thả tay
+ Nháy đúp chuột: Nhấn nhanh hai lần liên tiếp nút trái chuột
+ Kéo thả chuột: Nhấn và giữ nút trái chuột, di chuyển chuột đến vị trí đích và thả tay để kết thúc thao tác.
* Tư thế đúng ngồi làm việc với máy tính
- Thẳng lưng người không ngả về phía trước cũng không ngửa về phía sau
- Mắt không được thấp hơn mép trên của màn hình
- Bàn phím đặt ở giữa, hai tay để thả lỏng trên bàn phím
* Tác dụng của gõ bàn phím bằng 10 ngón
+ Giải phóng đôi mắt để quan sát và điều chỉnh tài liệu trên màn hình.
+ Tốc độ gõ nhanh hơn ít phạm lỗi hơn.
* Khu vực chính của bàn phím 
- Hàng phím số: 1 2 3 0
- Hàng phím trên: Q W EP
- Hàng cơ sở: A, S, D, F, G,..
- Hàng phím dưới: Z X CM
- Hàng phím chứa phím cách (Spacebar)
6) Phần mềm. 
* Phần mềm là tập hợp các lệnh điều khiển do các lập trình viên viết ra.
* Phần mềm được chia thành:
- Phần mềm ứng dụng là những chương trình máy tình thực hiện một công việc cụ thể nào đó. Ví dụ: Word, Luyện tập chuột, luyện gõ bàn phím.
- Hệ điều hành là phần mềm nền tảng, thiếu nó mọi phần mềm khác không hoạt động được. Ví dụ: Windows, Android, IOS
* Chức năng của hệ điều hành: 
- Trực tiếp điều khiển tất cả các bộ phận phần cứng.
- Cung cấp giao diện cho người sử dụng. Giao diện là môi trường giao tiếp với máy để người sử dụng điều khiển máy tính.
- Quản lí và lưu trữ thông tin.
* Vai trò của hệ điều hành là bắc cầu giữa phần mềm ứng dụng và phần cứng. Phần mềm ứng dụng trực tiếp tương tác với người sử dụng để giúp họ làm một công việc cụ thể nào đó, nhưng phần mềm ứng dụng không trực tiếp điều khiển phần cứng mà phải thông qua hệ điều hành.
II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP.
Bài tập 1. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất
Câu 1. Theo em, các dạng thông tin cơ bản gồm:
A. Văn bản, hình ảnh.	 	 B. Hình ảnh, âm thanh. 
C. Văn bản, hình ảnh, âm thanh. D. Văn bản, âm thanh. 
Câu 2. Các thông tin trong bộ nhớ ngoài sẽ:
A. Mất đi khi tắt máy.	B. Được lưu trữ lâu dài.	
C. Chỉ lưu trữ trong quá trình máy tính làm việc. 
D. Lưu trữ trong một ngày.
Câu 3. Thông tin trong máy tính được biểu diễn:
A. Dưới dạng văn bản.	 B. Dưới dạng âm thanh. 
C. Dưới dạng hình ảnh. D. Dưới dạng các dãy bit.
Câu 4. Có mấy thao tác chính với chuột?
 A. Năm.	 B. Ba.	 C. Bốn.	 D. Hai.
Câu 5. Các khối chức năng trong máy tính bao gồm:
A. Bộ xử lí trung tâm, bộ nhớ, thiết bị vào/ra.	B. Bộ xử lí trung tâm, bộ nhớ.
C. Các thiết bị vào/ra, bộ nhớ.	 D. Bộ xử lí trung tâm, thiết bị vào/ra.
Câu 6. Hoạt động thông tin là:
A. Lời giảng của cô giáo.	 B. Xem thời sự trên ti vi.	 
C. Ghi chép bài vào vở.	 D. Cả ba đáp án trên.	
Câu 7: Thiết bị giúp người dùng gõ các chữ cái và số là:
	A. Thiết bị lưu trữ.	 B. Thiết bị ra. C. Thiết bị vào.	 D. Thiết bị xử lí.
Câu 8: Việc thu nhận, xử lí, lưu trữ và trao đổi thông tin được gọi là:
A. Thông tin. B. Xử lí thông tin.
C. Nghiên cứu thông tin. D. Hoạt động thông tin của con người.
Câu 9: Thiết bị nào được xem như bộ não của máy tính?
 A. Bộ nhớ trong.	 	 B. Bộ nhớ ngoài.	 	
 C. CPU.	 	D. Thiết bị vào/ra.
Câu 10: Trong những phát biểu dưới đây, phát biểu nào là sai?
A. Ta có thể chạm vào, cầm lấy các thiết bị phần cứng.
B. Phần cứng được làm từ kim loại cứng còn phần mềm làm bằng nhựa mềm.
 C. Ta không thể chạm vào, cầm lấy phần mềm mà chỉ có thể thấy kết quả hoạt động của chúng.
 D. Các thiết bị lưu trữ: RAM, đĩa cứng, đĩa mềm, CD, DVD... là phần cứng.
Câu 11: Theo em, hiện nay máy tính kém con người trong những công việc nào:
A. Sáng tác một bức tranh.	 B. Lưu trữ thông tin.
C. Tính toán các phép tính khó.	 D. Điều khiển một dây chuyền sản xuất lúa mì.
Câu 12: Đơn vị đo thông tin có giá trị lớn nhất là:
A. B	 B. KB	 C. MG 	 D. TB 
Câu 13: Ba bước của hoạt động thông tin là:
A. Xử lí thông tin => Thông tin vào => Thông tin ra.
B. Thông tin vào => Xử lí thông tin => Thông tin ra.	
C. Thông tin ra => Xử lí thông tin => Thông tin vào. 
D. Thông tin vào => Thông tin ra => Xử lí thông tin. 
Câu 14: Các thiết bị nào sau đây được gọi là thiết bị vào?
A. Bàn phím, chuột, máy in.	C. Chuột, bàn phím.
B. Loa, màn hình, chuột 	D. Máy quét, máy in, loa.
Câu 15: Cấu trúc chung của máy tính điện tử gồm:
A. Hai khối chức năng.	B. Ba khối chức năng.
C. Bốn khối chức năng.	D. Năm khối chức năng.
Câu 16: Để tìm kiếm phần mềm ứng dụng có trong máy tính em nháy chuột vào nút Start sau đó nháy chọn:
A. Computer.	 B. All Programs.	 C. Shut Down.	 D. My Documenst.
Câu 17: Bộ nhớ máy tính được chia thành:
A. Một loại duy nhất.	B. Ba loại.
C. Hai loại.	D. Bốn loại.
Câu 18: Thiết bị có nhiệm vụ thực hiện các phép tính toán và xử lí thông tin trong máy tính là:
A. Thiết bị ra. B. Bộ xử lí trung tâm. C. Thiết bị vào. D. Bộ nhớ.
Câu 19: Những Videos ở cửa hiệu băng đĩa nhạc thường được chứa trong:
A. Bộ nhớ Ram.	 B. Màn hình.	 C. Đĩa CD.	 D. Đĩa DVD.
Câu 20: Màn hình cảm ứng của điện thoại Smart phone là:
A. Thiết bị vào. B. Thiết bị ra.	 C. Thiết bị lưu trữ. D. Thiết bị vào/ra.
Câu 21: Biểu tượng Recycle Bin:
A. Chứa những tệp bị xóa.	 B. Chứa thông tin về máy tính và các ổ đĩa.
C. Biểu tượng của hệ điều hành.	D. Biểu tượng của phần mềm ứng dụng.
Câu 22: Các thiết bị nào sau đây được gọi là thiết bị ra:
A. Bàn phím, chuột, máy in.	C. Chuột, bàn phím, máy quét .
B. Máy quét, máy in, loa.	D. Loa, màn hình, máy in.
Câu 23: Biểu tượng Computer:
A. Chứa thông tin về máy tính và các ổ đĩa. B. Chứa những tệp bị xóa.
C. Biểu tượng của phần mềm ứng dụng. D. Biểu tượng của hệ điều hành.
Câu 24: Để khởi động một phần mềm ứng dụng có biểu tượng trên màn hình nền của Windows, em thực hiện thao tác:
A. Nháy chuột vào biểu tượng.	 B. Nháy đúp chuột vào biểu tượng. 
C. Nháy nút phải chuột vào biểu tượng. D. Kéo thả chuột.
Bài tập 2. Thông tin là gì? Cho ví dụ. Vẽ và nêu mô hình quá trình xử lí thông tin?
Bài tập 3. Các dạng thông tin cơ bản. Cho ví dụ? Thông tin trong máy tính được biểu diễn như thế nào?
Bài tập 4. Nêu một số khả năng của máy tính? Vai trò đóng góp của máy tính trong xã hội? Hạn chế lớn nhất của máy tính là gì?
Bài tập 5. Trình bày mô hình ba bước của hoạt động thông tin trong máy tính? Cho ví dụ?
Bài tập 6. Hiểu biết của em về thân máy?
Bài tập 7. Cấu trúc chung của máy tính gồm những khối chức năng nào ? Tại sao CPU được coi là bộ não của máy tính? 
Bài tập 8. Bộ nhớ được chia làm mấy loại? Đó là những loại nào? Hãy cho biết chức năng của từng loại?
Bài tập 9. Tư thế đúng ngồi làm việc với máy tính?
Bài tập 10. các thao tác sử dụng chuột?
Bài tập 11. Cấu tạo chuột?cách cầm chuột đúng?
Bài tập 12. Khu vực chính của bàn phím gồm các hàng phím nào?
Bài tập 13. Tác dụng của gõ bàn phím bằng 10 ngón?
Bài tập 14. Phần mềm là gì? Cho ví dụ? phần mềm chia làm mấy loại đó là những loại nào.
Bài tập 15. Nêu vai trò, chức năng của hệ điều hành.
Bài tập 16. Trong máy tính của bạn Nam có 3 file văn bản cần phải copy sang cho bạn Mai bằng USB. Bạn Nam đang lo lắng không biết USB còn đủ dung lượng để lưu trữ 3 file văn bản đó hay không, chỉ biết rằng 3 file này hiển thị dung lượng như sau:
File 1 có dung lượng là 440 MB
File 2 có dung lượng là 3520 KB	
File 3 có dung lượng là 152526 B	
Em hãy giúp bạn Nam tính xem USB cần phải có khoảng trống tối thiểu là bao nhiêu KB để chứa được 3 file văn bản trên
Bài tập 17. Giả sử mỗi kí tự được biểu diễn bằng 32 bit, mỗi dòng có 60 kí tự, mỗi trang sách có 35 dòng. Hỏi 12 quyển sách mỗi quyển sách dày 100 trang có dung lượng là bao nhiều KB.
III. THỰC HÀNH
- Khởi động máy tính.
- Kích hoạt biểu tượng My Computer để xem nội dung các ổ đĩa C, D, E.
- Hãy khởi động phần mềm Calculator? Thực hiện một số phép tính?
- Hãy khởi động phần mềm Basic mouse skill? và thực hiện.
- Hãy khởi động phần mềm gõ 10 ngón lưu trong máy tính? Thực hiện thao tác gõ 
- Hãy khởi động phần mềm gõ 10 Finger Breakout? Thực hiện thao tác gõ.
- Hãy khởi động phần mềm từ điển lạc việt để tra cứu theo yêu cầu
- Hãy khởi động phần mềm tìm hiểu các hành tinh trong hệ mặt trời ( Solar System 3D Simullator)? nêu hiểu biết về 1 số hành tinh?
BAN GIÁM HIỆU
TỔ CHUYÊN MÔN
GIÁO VIÊN
 Lường Thị Chum.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ky_i_mon_tin_hoc_lop_6_nam_hoc_2019_2020.doc