Đề cương ôn tập học kỳ I môn Ngữ văn Khối 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu bên dưới:
“ Hôm sau.lão Hạc sang nhà tôi.Vừa thấy tôi, lão báo ngay:
- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi ?
- Bán rồi, họ vừa bắt xong.
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:
- Thế nó cho bắt à?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc.[ ]
- Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn!.”
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Cho biết tên tác giả.
b) Chỉ ra một thán từ, một tình thái từ có trong đoạn văn trên.
c) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên.
d) Tìm những từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể người.
e) Xác định một câu ghép và phân tích cấu tạo ngữ pháp.
f) Tìm một từ tượng hình và một từ tượng thanh có trong đoạn văn trên.
Câu 2: Giới thiệu về một loài cây .
TRƯỜNG THCS LÊ QUANG CƯỜNG TỔ: NGỮ VĂN-SỬ-ĐỊA-CD ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2019-2020 A. NỘI DUNG KIẾN THỨC 1. Đọc – hiểu: 3.0 đ Phần văn bản: 2.0 đ + Phương thức biểu đạt; + Nội dung, ý nghĩa văn bản; + Ý nghĩa một số chi tiết, hình ảnh trong văn bản; ý nghĩa nhan đề; + Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, thể loại. + Đặc điểm nhân vật; Tiếng Việt: 1.0 đ + Trường từ vựng; + Từ loại; + Câu ghép; + Biện pháp tu từ. 2. Vận dụng: 2.0 đ Đặt câu theo yêu cầu (sử dụng: câu ghép, từ loại,); Hiệu quả diễn đạt của biện pháp tu từ. 3.Vận dụng cao: 5.0 đ Thuyết minh về sự vật. Lưu ý: Giảm văn bản “Hai cây phong” của Ai-ma-tốp, “Đánh nhau với cối xay gió” của Xéc – van – tét. B. CÂU HỎI PHẦN VĂN-TIẾNG VIỆT Kể tên những tác phẩm truyện kí hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ Văn 8, HKI. Cho biết tên tác giả, thể loại, nội dung. Kể tên những văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ Văn 8, HKI. Cho biết đề tài của mỗi văn bản. Kể tên những văn bản thơ đã học trong chương trình Ngữ Văn 8, HKI. Cho biết tên tác giả, nội dung văn bản. Kể tên những văn bản nước ngoài đã học trong chương trình Ngữ Văn 8, HKI. Cho biết tên tác giả, nội dung văn bản. Kể tên các từ loại đã được học trong chương trình Ngữ Văn 8, HKI. Kể tên các phép tu từ từ vựng đã được học trong chương trình Ngữ Văn 8, HKI. Phân tích các vd cụ thể. Thế nào là câu ghép? Đăt 3 câu ghép có mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế khác nhau. Phân tích rõ từng câu. C. DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ SỰ VẬT. 1) MB: Giới thiệu đối tượng thuyết minh hoặc ý nghĩa của đối tượng đó. 2) TB: Lần lượt giới thiệu : - Nguồn gốc. - Chủng loại. - Đặc điểm, cấu tạo . - Công dụng - Cách sử dụng, bảo quản - Giá thành. 3) KB: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng. D. MỘT SỐ ĐỀ BÀI TỔNG HỢP Đề 1 Câu 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiệc các yêu cầu bên dưới: Hiện nay, thế giới đang đứng trước một loạt khó khăn, trong đó có năm cuộc khủng hoảng lớn là dân số, lương thực, năng lượng, tài nguyên và sinh thái. Năm cuộc khủng hoảng này đều liên quan chặt chẽ đến môi trường. Gốc rễ của mọi vấn đề là sự bùng nổ dân số. Hiện nay dân số thế giới đã vượt quá 5 tỉ người và đang tiếp tục tăng nhanh với tốc độ hơn 100 triệu người một năm. Dân số quá đông không những đòi hỏi cần nhiều lương thực mà còn tiêu thụ nhiều năng lượng, tài nguyên; khí thải do con người thải ra ngày càng tăng làm ô nhiễm bầu khí quyển, nước thải, rác thải công nghiệp cũng tăng không ngừng theo tốc độ tăng dân số. Ngoài ra, các vấn đề giao thông chen chúc, nạn thiếu nhà ở,đều gắn với dân số. Tất cả những vấn đề đó đều trở thành sức ép rất lớn đối với môi trường. ( Theo Bài tập Ngữ văn, tập II, NXB Giáo dục Việt Nam) a) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. Đoạn trích trên gợi em nhớ đến văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8-tập I? cho biết tên tác giả. b) Theo đoạn trích, hiện nay thế giới đang đứng trước những cuộc khủng hoảng lớn nào? c) Chỉ ra một câu ghép trong đoạn văn trên và cho biết quan hệ ý nghĩa của câu ghép trên. d) Chỉ ra một từ tượng hình được dùng trong đoạn trích và đặt câu với từ ấy. Câu 2: Giới thiệu về một đồ dùng học tập . Đề 2 Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu bên dưới: “ Hôm sau.lão Hạc sang nhà tôi.Vừa thấy tôi, lão báo ngay: - Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ! - Cụ bán rồi ? - Bán rồi, họ vừa bắt xong. Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện: - Thế nó cho bắt à? Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc.[] - Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn!...” a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Cho biết tên tác giả. b) Chỉ ra một thán từ, một tình thái từ có trong đoạn văn trên. c) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. d) Tìm những từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể người. e) Xác định một câu ghép và phân tích cấu tạo ngữ pháp. f) Tìm một từ tượng hình và một từ tượng thanh có trong đoạn văn trên. Câu 2: Giới thiệu về một loài cây . Đề 3 Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu bên dưới: “ Kĩ sư Nguyễn Xuân Hải và anh Nguyễn Ngọc Khiêm đều là nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông, sự ra đi của các anh là một sự mất mát lớn cho gia đình, người thân. Song nhờ sự dũng cảm của những người vợ, người mẹ, người cha, những mô tạng của các anh đã giúp mười bệnh nhân khác có được sự sống. Sự hi sinh của gia đình, của chính những người tham gia hiến tạng cũng là nguồn động viên, khích lệ to lớn cho các cán bộ ngành y tế đã nổ lực vì bệnh nhân hết mình trong thời gian qua, đặc biệt là dành cho những bệnh nhân đang chờ ghép tạng” ( Tấm gương hiến tạng cứu người-Vovgiaothong.vn- ra ngày 8/2/2019) a) Đoạn trích trên gợi em nhớ đến văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8-tập I? Cho biết tên tác giả. b) Nêu nội dung của đoạn trích trện. c) Chỉ ra một câu ghép trong đoạn văn trên, phân tích cấu tạo ngữ pháp và cho biết quan hệ ý nghĩa của câu ghép trên. d) Chỉ ra một trợ từ có trong đoạn văn trên. c) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Câu 2: Giới thiệu về chiếc kính đeo mắt . Đề 4 Cậu 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiệc các yêu cầu bên dưới: “ Chị có chuyện này muốn nói với em, con chuột bạch của chị”, cô nói, “ cụ Bơ- men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi. Cụ ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau, và- em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có lấy làm lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay đông khi gió thổi không? Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men – cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng.” a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Cho biết tên tác giả. b) Chỉ ra một thán từ, một tình thái từ, một trợ từ có trong đoạn văn trên. c) Em hãy dùng cách nói giảm nói tránh cho những từ ngữ in đậm trong đoạn văn trên. d) Tìm những từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể người. e) Xác định một câu ghép và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép ấy. f) Tìm một từ tượng hình có trong đoạn văn trên. Câu 2: Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam . Đề 5 Cậu 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiệc các yêu cầu bên dưới: Em ngồi nép vào một góc tường, giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi vào chút ít. Em thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn. [] Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ ? Giá em có thể rút một que diêm ra quẹt vào tường mà hơ ngón tay nhỉ ? Cuối cùng em đánh liều quẹt một que. Diêm bén lửa thật là nhạy. ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt. Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng. Chà! Ánh sáng kì dị làm sao! Em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng. Trong lò, lửa cháy nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng. a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Cho biết tên tác giả. b) Chỉ ra một thán từ có trong đoạn văn trên. c) Em hãy dùng cách nói giảm nói tránh cho những từ ngữ in đậm trong đoạn văn trên. d) Tìm những từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ màu sắc có trong đoạn văn trên. đ) Tìm những từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể người có trong đoạn văn trên. e) Xác định một câu ghép, phân tích cấu tạo ngữ pháp và cho biết quan hệ ý nghĩa của câu ghép ấy Câu 2: Giới thiệu về một giống vật nuôi có ích . Chúc các em đạt kết quả tốt trong kì kiểm tra sắp tới!
File đính kèm:
- DECUONG-VAN.8-hk1_19-20.doc