Đề cương ôn tập học kỳ I môn Ngữ văn Khối 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường

C. BÀI TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN: Văn biểu cảm về con người và sự vật.

- Cảm nghĩ về người (người thân, bạn bè, thầy cô, )

- Cảm nghĩ về vật (loài cây, loài hoa, loài quả, ngôi trường.)

- Cảm nghĩ về một món quà (hay 1thứ đồ chơi, 1con vật nuôi .) mà em yêu thích

Dàn bài chung

• Cảm nghĩ về một người mà em yêu quý.

- MB: Giới thiệu chung về đối tượng: tên, tuổi, tình cảm chung của em.

- TB:

+ Tả một vài nét nổi bật của đối tượng biểu cảm. ( ngoại hình, tính cách )

+ Vai trò, tầm quan trọng của người đó trong cuộc sống của em.

+ Tình cảm của người đó đối với em và mọi người xung quanh

+ Kể lại kỉ niệm khó quên với người đó.

- KB: Cảm nghĩ của em về đối tượng biểu cảm.

• Cảm nghĩ về loài cây hoặc một đồ vật em yêu quý.

- MB: Em thích cây ( đồ vật) gì? Vì sao?

- TB: Nêu một vài đặc điểm nổi bật của cây (đồ vật)

 +Vai trò, tác dụng của cây(đồ vật) trong đời sống( kết hợp bày tỏ tình cảm)

 +Ý nghĩa của cây ( đồ vật) trong cuộc sống của em và mọi người ( gần gũi, gắn bó như thế nào?.)

- KB: Cảm xúc, suy nghĩ của em về loài cây ( đồ vật).

 

docx4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 723 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kỳ I môn Ngữ văn Khối 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS LÊ QUANG CƯỜNG
 TỔ: NGỮ VĂN-SỬ-ĐỊA-CD
ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP HỌC KÌ I 
MÔN: NGỮ VĂN 7
NĂM HỌC 2019-2020
A. NỘI DUNG KIẾN THỨC 
1. Đọc – hiểu: 3.0 đ
a. Phần văn bản: 2.0 đ
- Phương thức biểu đạt; Nội dung, ý nghĩa văn bản; Ý nghĩa một số chi tiết, hình ảnh trong văn bản; 
 - Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, thể loại; đặc điểm thể thơ.
b. Tiếng Việt: 1.0 đ
 	- Từ (xét về cấu tạo, nghĩa, âm, nguồn gốc); Từ loại.
2. Vận dụng: 2.0 đ
- Chữa lỗi quan hệ từ;
- Giải nghĩa thành ngữ;
- Đặt câu theo yêu cầu (sử dụng: thành ngữ, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ đồng âm,..) 
3. Vận dụng cao: 5.0 đ
- Biểu cảm về người và sự vật.
* Lưu ý: Giảm: thơ Đường, văn bản đọc thêm, ca dao than thân và ca dao châm biếm.
 B. BÀI TẬP PHẦN VĂN-TIẾNG VIỆT
Bài 1. Theo em các thành ngữ sau biểu thị ý nghĩa gì? Hãy đặt câu với các thành ngữ đó.
 - Ếch ngồi đáy giếng - Lên thác, xuống ghềnh
- Bữa đực bữa cái - Một nắng hai sương
- Ruột để ngoài da - Đi guốc trong bụng
- Da mồi tóc sương - Sớm thăm tối viếng
Bài 2. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.
	“Mình yêu đất nước mình có những thảo nguyên bao la đẹp biết bao trong những ngày xuân và ngày hạ. Mùa xuân, những làn gió nhẹ nhàng mơn trớn những đóa hoa kiều diễm, càng làm nổi bật ánh bạc nơi cuống bông và tôn lên sắc hoa đỏ trên cái nền xanh ngăn ngắt của đồng cỏ. Muôn hoa trên thảo nguyên đua nhau khoe sắc trên tấm thảm không gian mênh mông trải dài như vô tận, khiến cho mặt đất cũng trở nên sinh động hơn. Ngoài những rặng húi hùng vĩ thích khoác tấm áo choàng của nàng Bạch Tuyết, nơi đây, dưới chân những ngọn đồi xanh ngát, những đóa hoa tuy-lip đỏ tươi, hồng nhạt và vàng thắm vẫn vươn mình kiêu hãnh đung đưa trong làn gió xuân nhè nhẹ.” 
 (Trích từ bài viết của I-ri-na Ki-xlô-va – SGK Ngữ văn 7, tập I)
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. 
Em cảm nhận như thế nào về khung cảnh quê hương trong đoạn văn trên? 
Em hãy tìm trong đoạn văn: 
 Các từ láy, từ ghép, từ Hán Việt, quan hệ từ 
Từ đồng nghĩa với từ “thảo nguyên”. Hai từ này có thể luôn thay thế cho nhau được không? Vì sao?
Bài 3. Đọc kĩ đoạn văn và thực hiện các yêu cầu bên dưới :	
 “Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều. Tôi dành hầu hết cho em : bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thủy chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt nó cứ ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nức lên khe khẽ. Nhưng khi tôi vừa lấy hai con búp bê từ trong tủ ra, đặt sang hai phía thì em bỗng tru tréo lên giận dữ.” 
a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
b.Nêu nội dung chính của văn bản trên. Kể tên một số văn bản nhật dụng cùng đề tài đã học.
 c. Xác định các từ láy, từ ghép, từ Hán Việt, quan hệ từ có trong đoạn văn. (Tìm mỗi loại ít nhất hai từ ?)
Bài 4 . Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“ Khi đã khôn lớn trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòngCon sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứtất cả cũng chỉ vô ích mà thôi.’’ (Ngữ văn 7 tập I)
Đoạn văn trích từ văn bản nào đã học? Tác giả?
Phương thức biểu đạt chính và nội dung của đoạn văn?
Tìm từ láy, từ ghép, từ Hán Việt trong các từ gạch chân của đoạn văn?
Tìm quan hệ từ, từ đồng nghĩa trong đoạn văn?
Bài 5. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.
“U tôi đã đi ngủ từ lâu. Nhưng tôi buông bút, nhìn ra bốn bên, chỗ nào cũa thấy bóng u. Cái bóng đen đủi, hòa lẫn với bóng tối, vẽ nên một khuôn mặt trăng trắng với đôi mắt nhỏ, lòng đen nhuộm màu nâu đồng. Cái bóng mơ hồ yêu dấu ấy đứng bên cạnh lớp lớp những ngày tháng ngậm ngùi đói khổ. Người ta, nhiều lúc nhàn, quây quần bên cạnh người thân nhưng không mấy khi tỉ mỉ mà nhìn ngắm người yêu mến của ta. Cho nên thỉnh thoảng tôi sực nhớ, tôi chợt nhìn u, tôi bỗng giật mình, tôi ngờ ngợ người ngồi trước mặt không phải là u. Có đâu u tôi lại thế kia. Tóc đường ngôi của u tôi đã lốm đốm, rụng, chỉ còn lưa thưa. Lúc u tôi cười nếp nhăn ở đuôi con mắt nheo lại, xếp lên nhau, đến khi hết cười cũng còn hằn những vết rạn khía quanh hai bên gò má. Hàm răng trên của u khuyết ba lỗ đã mấy năm nay. U tôi đã già đi từ bao giờ? U tôi đã già từ lúc nào?Tôi thực sự không hay? (Theo Tô Hoài, Cỏ dại) 
2.1. Xác định phương thức biểu đạt chính và nội dung đoạn văn?
2.2. Sắp xếp những từ gạch chân theo hai nhóm: từ láy, từ ghép?
2.3. Tìm đại từ, quan hệ từ trong đoạn văn?
. Tìm từ những cặp từ đồng nghĩa trong đoạn văn?
. Tìm từ trái nghĩa với từ “già”? 
Bài 6. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.
“Ôi! Cô giáo rất tốt của em, không chẳng bao giờ em lại quên cô được! Sau này khi em đã lớn, em vẫn nhớ đến cô, và em sẽ tìm gặp cô giữa một đám trò nhỏ. Mỗi bận đi ngang qua một trường học và nghe tiếng cô giáo giảng bài, em sẽ tưởng chừng như tiếng của cô. Em sẽ nhớ lại hai năm ngồi lớp học của cô, ở đó em đã học được bao nhiêu điều bổ ích, ở đó em đã bao nhiêu lần nhìn thấy cô mệt nhọc và đau đớn nhưng luôn luôn theo dõi lớp học, luôn yêu thương mọi người. Cô đã thất vọng khi thấy một em cầm sai cây bút khi viết mà không sao uốn nắn được;cô lấy làm sung sướng khi chúng em đạt được kết quả xuất sắc. Lúc nào cô cũng có lòng tốt và dịu hiền như một người mẹ.”
 (Trích Những tấm lòng cao cả)
3.1. Xác định phương thức biểu đạt chính và nội dung đoạn văn?
3.2. Tìm đại từ, quan hệ từ trong đoạn văn?
3.3. Tìm từ Hán Việt trong đoạn văn?
3.4. Tìm cặp từ trái nghĩa
3.5. Tìm từ đồng nghĩa với từ “dịu hiền”
C. BÀI TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN: Văn biểu cảm về con người và sự vật. 
- Cảm nghĩ về người (người thân, bạn bè, thầy cô, ) 
- Cảm nghĩ về vật (loài cây, loài hoa, loài quả, ngôi trường..) 
- Cảm nghĩ về một món quà (hay 1thứ đồ chơi, 1con vật nuôi ..) mà em yêu thích 
Dàn bài chung 
Cảm nghĩ về một người mà em yêu quý.
MB: Giới thiệu chung về đối tượng: tên, tuổi, tình cảm chung của em.
TB: 
+ Tả một vài nét nổi bật của đối tượng biểu cảm. ( ngoại hình, tính cách)
+ Vai trò, tầm quan trọng của người đó trong cuộc sống của em.
+ Tình cảm của người đó đối với em và mọi người xung quanh
+ Kể lại kỉ niệm khó quên với người đó.
KB: Cảm nghĩ của em về đối tượng biểu cảm.
Cảm nghĩ về loài cây hoặc một đồ vật em yêu quý.
MB: Em thích cây ( đồ vật) gì? Vì sao?
TB: Nêu một vài đặc điểm nổi bật của cây (đồ vật)
 +Vai trò, tác dụng của cây(đồ vật) trong đời sống( kết hợp bày tỏ tình cảm)
 +Ý nghĩa của cây ( đồ vật) trong cuộc sống của em và mọi người ( gần gũi, gắn bó như thế nào?...)
KB: Cảm xúc, suy nghĩ của em về loài cây ( đồ vật).
ĐỀ THAM KHẢO
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2017-2018
Câu 1: (3.0 đ) 
1.1 Cho đoạn thơ:
 Trên đường hành quân xa
 Dừng chân bên xóm nhỏ
 Tiếng gà ai nhảy ổ:
 “Cụccục tác cục ta”
 Nghe xao động nắng trưa
 Nghe bàn chân đỡ mỏi
 Nghe gọi về tuổi thơ (Ngữ văn 7, tập 1) 
Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản đó là ai?
Chỉ ra và nêu rõ tác dụng của phép tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ?
1.2 Chép nguyên văn bài thơ Sông núi nước Nam (bản dịch thơ). Nêu ngắn gọn nội dung bài thơ?
Câu 2: (2.0 đ) Đoạn văn: 
“Đêm nay, mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường vào lớp một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”
2.1 Tìm một cặp từ trái nghĩa có trong đoạn văn?
2.2 Tìm từ đồng nghĩa có thể thay thế cho từ “can đảm” trong đoạn văn?
2.3, Trong dãy từ sau, từ nào là từ Hán Việt?
- Ngày mai, kì diệu, cánh cổng, thế giới.
Câu 3. (5.0 đ)
Có lẽ, ai trong chúng ta cũng được ôm ấp trong vòng tay của cha mẹ, ông bà. Em hãy viết bài văn bày tỏ cảm nghĩ của em về đôi bàn tay của một người thân mà em yêu quý.
---------------------------------------------------------------
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I,NĂM HỌC 2018-2019
 Thời gian: 90 phút
ĐỌC HIỂU (4,0 điểm): 
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới
 “Mẹ đi xa rồi, mẹ về với cha ở một nơi chân trời vắng lặng với những bông hoa dại và cả những loài rau. Chỉ có tôi còn ở lại, một mình thưởng thức bát canh rau với cái vị quen mà lạ. Quen vì vẫn có cái vị đắng chát quen thuộc của những ngày trẻ dại. Nhưng lạ lẫm khi nó lại không có cái sự dẻo dai mà cằn cỗi của quê nhà. Phải chăng bây giờ người ta chuộng nó như thứ đặc sản hiếm hoi chốn thị thành. Vẫn hoang dại nhưng được chăm chút nên nó mềm hơn, dễ nuốt hơn với những người thành phố. Còn đâu đó trên những nẻo đường quê liệu còn tồn tại loài cây khó nuốt ấy, để những ai xa quê còn nhớ mà đặt cho mình câu hỏi: Ai thương quê một mùa rau dại?”
 (Trích “Ai thương quê một mùa rau dại” - Lê Ngọc)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính và nêu nội dung của đoạn văn? 
2. Sắp xếp những từ in đậm trong đoạn văn theo hai nhóm: Từ ghép và từ láy?
3. Tìm hai đại từ trong đoạn văn và cho biết đại từ đó dùng để làm gì? 
4. Tìm một cặp từ đồng nghĩa và một cặp từ trái nghĩa có trong đoạn văn?
VẬN DỤNG (6,0 điểm): 
Câu 1: (1,0 điểm) 
 Giải thích và đặt câu với thành ngữ “chia ngọt sẻ bùi” ?
Câu 2: (5.0 điểm)
Món quà mà em yêu quý nhất.
-HẾT-
 {{Chúc các em ôn tập tốt!{{

File đính kèm:

  • docxDECUONG-VAN.7-hk1.19-20.docx