Đề cương ôn tập Học kì I môn Địa lí Lớp 7 - Trường THCS Hồ Nghinh

- Vị trí địa lý: + Nằm ở giữa đới nóng và đới lạnh

 + Khoảng từ chí tuyến đến vòng cực của hai bán cầu

 + Phần lớn diện tích đất nổi nằm ở Bắc bán cầu, một phần nhỏ ở Nam bán cầu

- Đặc điểm:

* Khí hậu: + Mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh

 + Biểu hiện: + Không nóng và mưa nhiều như đới nóng

 + Không lạnh và mưa ít như đới lạnh

 =>Do vị trí địa lý

 + Thời tiết thay đổi thất thường do sự tác động của khối khí nóng, khối khí lạnh, gió Tây ôn đới và các khối khí từ Đại Dương.

 

docx6 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 910 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Học kì I môn Địa lí Lớp 7 - Trường THCS Hồ Nghinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT Q. HẢI CHÂU
TRƯỜNG THCS HỒ NGHINH
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
MÔN: ĐỊA LÍ - LỚP 7
A. PHẦN LÝ THUYẾT
I. Môi trường đới nóng. Hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng:
1. Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm:
- Vị trí và đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường đới nóng.
* Vị trí: Nằm giữa hai chí tuyến Bắc và Nam
* Đặc điểm: + chiếm diện tích đất nổi khá lớn trên bề mặt Trái Đất
 + Giới động thực vật đa dạng, phong phú
 + Là nơi đông dân nhất trên Thế giới
 + Có hai loại gió thổi thường xuyên là Tín phong Đông Bắc và Tín phong Đông Nam
- Vị trí và đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm.
* Vị trí: Nằm trong khoảng từ 5oB – 5oN
* Đặc điểm: + Nắng nóng, mưa nhiều quanh năm
 + Nhiệt độ trung bình năm từ 25oC – 28oC
 + Biên độ nhiệt năm là 3oC
 + Lượng mưa trung bình năm là 1500mm – 2500mm
 + Độ ẩm cao trung bình 80%
2. Môi trường nhiệt đới:
- Vị trí địa lý: nằm trong khoảng 5o đến hai chí tuyến ở hai bán cầu
- Đặc điểm của môi trường:
* Khí hậu: + Nóng quanh năm ( 20oC )
 + Càng về chí tuyến, biên độ nhiệt càng cao
 + Thời kì khô hạn kéo dài từ 3 – 9 tháng
 + Càng về chí tuyến, thời kì khô hạn càng kéo dài
 + Lượng mưa trung bình năm 500m – 1500mm, chủ yếu tập trung vào mùa mưa
 + Lượng mưa thay đổi từ đường xích đạo về hai chí tuyến
* Cảnh quan thiên nhiên: + Càng về chí tuyến, thực vật càng khô cằn, nghèo nàn
 + Từ rừng thưa đến xa van ( đồng cỏ cao nhiệt đới ) đến cây bụi gai
* Sông ngòi: + Mùa mưa ( lũ ): nước đầy
 + Mùa khô: nước cạn
* Đất đai: + Hình thành đất feralit
 + Đất dễ bị xói mòn nếu canh tác không hợp lý
3. Môi trường nhiệt đới gió mùa:
- Vị trí địa lý: nằm ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á
- Đặc điểm: 
* Khí hậu: + Có hai mùa: + mùa hạ: nóng ẩm, mưa nhiều
 + Mùa đông: lạnh, khô, mưa ít
=> Nguyên nhân: lượng mưa thay đổi theo hướng gió
 + Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường: + Nhiệt độ trung bình năm trên 20oC
 + Biên độ nhiệt 8oC
 + Lượng mưa trung bình trên 1000mm
 * Cảnh quan thiên nhiên: + Thực vật thay đổi theo thời gian ( theo mùa ) hoặc thay đổi theo không gian ( B – N ) ; ( Đ – T )
 + Thực vật đa dạng, phong phú ( từ rừng xích đạo đến rừng ngập mặn đến đồng cỏ cao nhiệt đới )
II. Môi trường đới ôn hòa. Hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hòa:
- Vị trí địa lý: + Nằm ở giữa đới nóng và đới lạnh
 + Khoảng từ chí tuyến đến vòng cực của hai bán cầu
 + Phần lớn diện tích đất nổi nằm ở Bắc bán cầu, một phần nhỏ ở Nam bán cầu
- Đặc điểm:
* Khí hậu: + Mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh
 + Biểu hiện: + Không nóng và mưa nhiều như đới nóng
 + Không lạnh và mưa ít như đới lạnh
 =>Do vị trí địa lý
 + Thời tiết thay đổi thất thường do sự tác động của khối khí nóng, khối khí lạnh, gió Tây ôn đới và các khối khí từ Đại Dương.
* Sự phân hóa thiên nhiên: + Thay đổi theo thời gian ( theo mùa ): xuân, hạ, thu, đông
 + Thay đổi theo không gian: B – N, Đ – T, ảnh hưởng của gió Tây ôn đới
III. Môi trường đới lạnh. Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh:
- Vị trí địa lý: từ 2 vòng cực đến 2 cực
- Đặc điểm khí hậu: + Mùa đông rất dài, nhiệt độ trung bình dưới -10oC đến -50oC
 + Mùa hạ rất ngắn, từ 2 – 3 tháng, nhiệt độ trung bình khoảng 10oC
 + Biên độ nhiệt cao: 40oC
 + Lượng mưa thấp, chủ yếu dưới dạng tuyết rơi
- Sự thích nghi: 
* Thực vật: + Phát triển vào mùa hạ ngắn ngủi, trong thung lung kín gió
 + Cây cối còi cọc, thấp lùn
* Động vật: + Có lớp mỡ lông dày hoặc không thấm nước
 + Một số loài ngủ đông hoặc di cư để tránh mùa đông lạnh
 + Sống thành bầy đàn để bảo vệ và sưởi ấm cho nhau
IV. Thiên nhiên và con người ở các châu lục:
1. Thế giới rộng lớn và đa dạng:
- Phân biệt lục địa và châu lục. Kể tên 6 châu lục và 6 lục địa
* Phân biệt lục địa và châu lục: + Lục địa là khối đất liền rộng hang triệu km2, có biển và đại dương bao quanh
 + Châu lục gồm lục địa, các đảo, phần đảo và quần đảo xung quanh
* Tên 6 châu lục và 6 lục địa: + 6 châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Đại Dương, châu Mĩ và châu Nam Cực
 + 6 lục địa: lục địa Á – Âu, lục địa Phi, lục địa Bắc Mĩ, lục địa Nam Mĩ, lục địa Ô – xtrây – li – a, lục địa Nam Cực
- Tiêu chí để phân loại các nước trên thế giới thành 2 nhóm: phát triển và đang phát triển: + Thu nhập bình quân đầu người
+ Tỉ lệ tử vong của trẻ em
+ Chỉ số phát triển của con người
2. Châu Phi:
- Vị trí địa lý: 
* Vị trí tọa độ: + 34o52’N – 37o20’B
 + 17o33’T – 51o23’Đ
* Vị trí tiếp giáp: + Phía Bắc: Địa Trung Hải, châu Á
 + Phía Đông Bắc: biển đỏ, vịnh A – đen 
 + Phía Đông Nam: Ấn Độ Dương
 + Phía Tây: Đại Tây Dương
- Đặc điểm môi trường:
* Khí hậu: + Có khí hậu nóng nhất thế giới
 + Nhiệt độ trung bình trên 20oC
 + Hình thành các hoang mạc lớn, có Xahara là hoang mạc lớn nhất thế giới
 Nguyên nhân: + Do chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam đi qua phía Bắc và phía Nam lục địa
 + Do lục địa có dạng hình khối, địa hình ven bờ cao, bờ biển ít bị chia cắt => Tác động của biển khó vào sâu trong đất liền
 + Ảnh hưởng của dòng biển lạnh ven bờ
* Kích thước: Diện tích lớn hơn 30km2
* Địa hình: + Là khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m
+ Chủ yếu là sơn nguyên cao xen lẫn bồn địa
+ Ít núi và đồng bằng thấp
+ Đồng bằng chủ yếu ở ven biển và hạ lưu các con song lớn
+ Hướng nghiêng: Đông Nam – Tây Bắc
* Khoáng sản: phong phú, đặc biệt là kim loại quý ( vàng, kim cương, ), dầu mỏ và khí đốt.

File đính kèm:

  • docxDe_cuong_on_tap_mon_dia_lop_7.docx