Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 6
A. VĂN BẢN
1. Truyền thuyết là gì?
- Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
* Kể tên các câu chuyện truyền thuyết đã học:
Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy,Thánh Gióng., Sơn Tinh, Thủy Tinh, Sự tích Hồ Gươm.
2. Thế nào là truyện cổ tích:
- Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:
+ Nhân vật bất hạnh ( như người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí.)
+ Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ.
+ Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch.
+ Nhân vật là động vật ( con vật biết nói năng hoạt động tính cách như con người)
- Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
* Kể tên các câu chuyện cổ tích đã học:
- Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh., Cây bút thần., Ông lão đánh cá và con cá vàng.
3. Thế nào là truyện ngụ ngôn:
- Ngụ ngôn là những truyện kể bằng văn xuôi hoặc bằng văn vần mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ răn dạy con người một bài học nào đó trong cuộc sống.
* Các truyện ngụ ngôn đã học: Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo, Chân, Tay, Tai , Mắt, Miệng.
4. Thế nào là truyện cười:
- Là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 HỌC KÌ 1. A. VĂN BẢN 1. Truyền thuyết là gì? - Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. * Kể tên các câu chuyện truyền thuyết đã học: Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy,Thánh Gióng., Sơn Tinh, Thủy Tinh, Sự tích Hồ Gươm. 2. Thế nào là truyện cổ tích: - Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc: + Nhân vật bất hạnh ( như người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí..) + Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ. + Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch. + Nhân vật là động vật ( con vật biết nói năng hoạt động tính cách như con người) - Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công. * Kể tên các câu chuyện cổ tích đã học: - Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh., Cây bút thần., Ông lão đánh cá và con cá vàng. 3. Thế nào là truyện ngụ ngôn: - Ngụ ngôn là những truyện kể bằng văn xuôi hoặc bằng văn vần mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ răn dạy con người một bài học nào đó trong cuộc sống. * Các truyện ngụ ngôn đã học: Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo, Chân, Tay, Tai , Mắt, Miệng. 4. Thế nào là truyện cười: - Là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. * Các truyện cười đã học: Treo biển, Lợn cưới, áo mới. Nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các truyện đã học. 1. THÁNH GIÓNG. * Nghệ thuật: - Xây dựng người anh hùng cứu nước mang màu sắc thần kì với những chi tiết nghệ thuật kì ảo phi thường- hình tượng biểu tượng cho ý chí sức mạnh của cộng đồng người Việt trước hiểm họa xâm lăng. - Cách thức xâu chuỗi những sự kiện lịch sử trong quá khứ với những hình ảnh thiên nhiên đất nước: truyền thuyết Thánh Gióng còn lí giải về ao hồ, núi Sóc, tre đằng ngà. * Ý nghĩa: - Ca ngợi hình tượng người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của dân tộc ta. 2. SƠN TINH THỦY TINH. * Nghệ thuât: - Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh với nhiều chi tiết tưởng tượng hoang đường. Tạo sự việc hấp dẫn. Dẫn dắt, kể chuyện lôi cuốn, sinh động * Ý nghĩa: - Giải thích hiện tượng mưa bão lũ lụt xảy ra ở Đồng bằng Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước.Thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên tai bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ 3. THACH SANH * Ý nghĩa: Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa, lương thiện. * Nghệ thuật: Sắp xếp các tình tiết tự nhiên khéo léo. Sử dụng các chi tiết thần kì như tiếng đàn thần, niêu cơm thần.Kết thúc có hậu thể hiện ước mơ, niềm tin vào đạo đức công lí xã hội và lí tửng nhân đạo yêu hòa bình theo quan niệm của nhân dân. 4. EM BÉ THÔNG MINH * Ý nghĩa: Truyện đề cao trí khôn dân gian, đề cao kinh nghiệm đời sống dân gian. Tạo ra tiếng cười * Nghệ thuật: Dùng câu đố thử tài - tạo ra tình huống thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng phẩm chất. Cách dẫn dắt sự việc cùng với mức độ tăng dần của những câu đố và cách giải đố tạo nên tiếng cười hài hước. 5. ẾCH NGÒI ĐÁY GIẾNG * Ý nghĩa : Truyện ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại hênh hoang, đồng thời khuyên nhủ chúng ta phải mở rộng hiểu biết không chủ quan kiêu ngạo. * Nghệ thuật:Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống. Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên đặc sắc.Cách kể bất ngờ, hài hước kín đáo. 6. THẦY BÓI XEM VOI. * Ý nghĩa: Truyện khuyên nhủ con người khi tìm hiểu về một sự vật sự việc nào đó phải xem xét chúng một cách toàn diện. * Nghệ thuật. Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, sâu sắc: - Dựng đối thoại tạo nên tiếng cười hài hước kín đáo. Lặp lại các sự việc. Nghệ thuật phóng đại. 7. TREO BIỂN: * Nghệ thuật. Xây dựng tình huống cực đoan, vô lí và cách giải quyết một chiều không suy nghĩ, đắn đo của chủ nhà hàng.. Sử dụng những yếu tố gây cười. Kết thúc truyện bất ngờ: chủ nhà hàng cất luôn tấm biển. * Ý nghĩa: Truyện tạo tiếng cười hài hước, vui vẻ, phê phán những người hành động thiếu chủ kiến và nêu lên bài học về sự cần thiết phải biết tiếp thu có chọn lọc ý kiến của người khác. 8. * So sánh truyện cổ tích và truyền thuyết : *Giống nhau : - Đều là loại truyện dân gian, có yếu tố hoang đường ,kì ảo. - Đều có mô típ giống nhau : nguồn gốc ra đời kì lạ và tài năng phi thường của nhân vật chính. *Khác nhau : Truyền thuyết Cổ tích - Truyền thuyết kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. - Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. - Có cơ sở là sự thật lịch sử nên được người đọc ,người đọc, người nghe tin câu chuyện như là có thật. - Cổ tích kể về cuộc đời các loại nhân vật nhất định : Nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật - Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công. - Người đọc, người nghe không tin câu chuyện là có thật. 9. * So sánh truyện ngụ ngôn và truyện cười: * Giống nhau: Đều có chi tiết gây cười, tình huống bất ngờ. * Khác nhau: Truyện ngụ ngôn Truyện cười - Mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta 1 bài học nào đó trong cuộc sống. - Mục đích của truyện cười là mua vui hoặc phê phán, chế giễu những sự việc, hiện tượng, tính cách đáng cười trong cuộc sống. B.TIẾNG VIỆT 1. Từ và cấu tạo của từ: - Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu * Phân biệt từ đơn và từ phức Từ chỉ có một tiếng là từ đơn Ví dụ : Mưa , nắng, gió... Gồm hai hoặc nhiều tiếng là từ phức Ví dụ: Chăn nuôi , trồng trọt , bánh tẻ... * Phân biệt từ ghép với từ láy * Giống nhau: - Từ láy và tư ghép đều là từ phức: gồm hai hoặc nhiều tiếng trở lên *Khác nhau: - Từ ghép: Từ có các tiếng quan hệ với nhau về nghĩa Ví dụ : Đất nước, bánh chưng.. - Từ láy: từ có quan hệ láy âm giữa các tiếng. Ví dụ : trồng trọt , xinh xinh 2. Từ mượn - Từ thuần Việt: Là từ do nhân dân ta sáng tạo ra.VD: cây, nhà, đàn bà, trẻ em... - Từ mượn: Là những từ của ngôn ngữ nước ngoài được nhập vào ngôn ngữ của ta để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm..... mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị. VD: In-tơ-net, phu nhân... - Nguồn gốc từ mượn : + Chiếm số lượng nhiều nhất là tiếng Hán + Ngoài ra tiếng Việt còn mượn từ của các ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Anh... - Cách viết từ mượn : + Đối với các từ mượn đã được Việt hóa thì viết như từ Thuần Việt. + Đối với các từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn ta nên dùng dấu gạch nối để nối các tiếng với nhau. - Nguyên tắc mượn từ :Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Giữ gìn bản sắc dân tộc. - Để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, chúng ta không nên mượn từ một cách tuỳ tiện.... 3. Nghĩa của từ: - Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị. - Có 2 cách giải nghĩa từ: +/ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị +/ Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích 4. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Từ có thể có 1 hay nhiều nghĩa.Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ,tạo ra những từ nhiều nghĩa. -Trong từ nhiều nghĩa có: nghĩa chuyển và nghĩa gốc + Nghĩa gốc là nghĩa là nghĩa ban đầu (nghĩa đen) + Nghĩa chuyển là nghĩa được suy ra trên cơ sở nghĩa gốc(nghĩa bóng). 5. Chữa lỗi dùng từ: Các lỗi thường gặp. -Lỗi lặp từ; Lỗi lẫn lộn giữa các từ gần âm.; Lỗi dùng từ không đúng nghĩa. 6. Danh từ : Danh từ là những từ chỉ người ,vật ,hiện tượng,khái niệm..Ví dụ : cây , trời , mây, .... - Chức vụ chủ yếu của danh từ trong câu là làm chủ ngữ. ví dụ : Mây / bay. CN VN - Có 2 loai danh từ là : +Danh từ chỉ đơn vị: cái ,chiếc ,mét, tấn, tạ... +Danh từ chỉ sự vật: bàn, bút , vở. - Danh từ chỉ sự vật có 2 loại : +Danh từ chung : vua , học sinh, cây, ...+Danh từ riêng : Hà Nội, Điện Biên, Nà Tấu.. 7.Cụm danh từ : - là loại tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Ví dụ: Một cái bút * Cấu tạo của cụm danh từ có cấu tạo đầy đủ gồm 3 phần : Phần trước, Phần trung tâm , Phần sau. Ví dụ : Những/ học sinh /ấy PT PTT PS 8.Số từ và lượng từ : *.Số từ : Là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Ví dụ : một , hai, ba *.Lượng từ : Là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. Ví dụ : các , mỗi , vài , cả mấy. 9. Chỉ từ : Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian. Ví dụ : ấy , kia, này , nọ , đó. * Chức vụ của chỉ từ trong câu : Chỉ từ làm phụ ngữ trong cụm danh từ .Chỉ từ còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu. VD: Đấy vàng , đây cũng đồng đen . Đấy hoa thiên lí, đây sen Tây Hồ.(Chỉ từ đấy, đây, đấy, đây, làm chủ ngữ ) 10. Động từ : Động từ là những từ chỉ hành động , trạng thái của sự vật.VD: đi ,chạy * Có 2 loại động từ chính: + Động từ tình thái. Ví dụ: toan, định... + Động từ chỉ hành động ,trạng thái. Ví dụ: đi, đứng, vui, buồn... 11. Cụm động từ là tổ hợp từ do động từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Cụm động từ có cấu tạo gồm 3 phần : Phần trước, phần trung tâm, phần sau VD: đang / ăn / cơm PT PTT PS. 12. Tính từ: * Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái Ví dụ: xanh, bé... * Các loại tính từ: - Tính từ chỉ đặc điểm tương đối: bé, thông minh, xanh, đỏ - Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối: Xanh lét, vàng ối, tím ngắt. * Cấu tạo của cụm tính từ: Cụm tính từ có cấu tạo gồm 3 phần : Phần trước, phần trung tâm , phần sau. VD: vẫn còn/ nông nổi / như một đứa trẻ. PT PTT PS
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_1_mon_ngu_van_6.doc