Đề cương ôn tập HKII môn Hóa học 8 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Thống Nhất

Câu 7:Dung dịch nào làm làm quỳ tím chuyển sang màu xanh:

A.H2SO4 B.KOH C.BaSO4 D. HCl

Câu 8: Dung dịch HCl 8% có nghĩa là:

A. Có 8 gam chất tan là HCl trong 100 gam nước.

B. Có 8 gam chất tan là HCl trong 100 gam dung dịch HCl.

C. Có 8 gam chất tan là HCl trong 100 gam dung dịch axit đó.

D. Có 8 gam chất tan là nước trong 100 gam dung dịch axit đó.

Câu 9: Khối lượng NaOH có trong250g dung dịch 10% là:

 A.25g B.10g C.15g D.30g

Câu 10: Hoà tan 20gNaOH vào nước được 200ml dung dịch NaOH.Nồng độ mol của dung dịch là:

 A.5M B . 2.5M C. 1.25M D. 2.25M

 

doc2 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 638 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HKII môn Hóa học 8 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Thống Nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT BA ĐÌNH
TRƯỜNG THCS THỐNG NHẤT
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII- MÔN HÓA 8
 Năm học 2015-2016
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ:
CHƯƠNG 4: OXI - KHÔNG KHÍ
1. Tính chất hóa học của oxi ( viết ptpu minh họa)
2. Sự oxi hóa, sự cháy
3. Định nghĩa phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy
4. Oxit ( định nghĩa, cách gọi tên, phân loại)
5. Điều chế khí oxi ( Trong phòng thí nghiệm, viết ptpu minh họa).
CHƯƠNG 5: HIDRO - NƯỚC
1. Nêu tính chất hóa học của hidro (viết phương trình phản ứng minh họa)
2. Nêu phản ứng thế 
3. Tính chất hóa học của nước (viết các phương trình phản ứng minh họa)
4. Axit - Bazo - Muối ( định nghĩa , công thức hóa học , phân loại, tên gọi). Cho ví dụ từng loại.
CHƯƠNG 6: DUNG DỊCH 
1. Thế nào là dung dịch, dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hòa (ví dụ minh họa )
2. Công thức tính C%, CM của dung dịch. 
II. BÀI TẬP
A. TRẮC NGHIỆM
Câu1: Thu khí O2 bằng cách đẩy không khí để ống nghiệm như thế nào ? 
A. Đặt đứng lọ	B. Úp miệng lọ 	C. Miệng lọ nằm ngang 	D. Bất kì tư thế nào 
Câu 2: Cặp chất nào sau đây được dùng để điều chế khí Hiđrô trong phòng thí nghiêm :
A: Fe và NaCl	B: Zn vàHCl C: Cu và HCl D: S vàH2O
Câu 3:Dãy chất nào sau đây là oxit bazơ?
	A: CaO, ZnO, CO2, MgO, CuO B: Na2O, Fe2O3, MgO, CuO, CaO
	C: CaO, SO3, Na2O, Al2O3, Fe2O3 D: MgO, SO2,Na2O, Al2O3, Fe2O3
Câu 4: Hãy chọn dãy chất là bazơ tan 
A: Zn (OH)2, KOH, Cu (OH)2, 	B: NaOH, Ca(OH)2, Zn (OH)2, KOH
C: NaOH, Ba (OH)2, Ca(OH)2, KOH	 D: Cu (OH)2, Ba (OH)2, KOH, Fe (OH)2
Câu 5: Cho các chất: K, Cu, Ba, CO2, SO2, CO, P2O5, N2O5, NO, SO3, BaO, CaO, MgO. Cho biết số chất tác dụng được với nước tạo bazơ và số chất tác dụng với nước tạo ra axit tương ứng? 
A. 8 và 6	B. 13 và 4	C. 9 và 5	D. 8 và 6
Câu 6: Cho công thức hoá học của các chất sau: CuO, NaCl, NaOH, H2SO4,
Dãy hợp chất nào sau đây lần lượt là Oxit, Axit, Bazơ, Muối.
A: NaOH, CuO, NaCl, H2SO4. 	 B:CuO, H2SO4, NaOH, NaCl.
C: H2SO4, NaCl, NaOH, CuO 	 D: CuO, NaCl, H2SO4, NaOH.
Câu 7:Dung dịch nào làm làm quỳ tím chuyển sang màu xanh:
A.H2SO4 B.KOH C.BaSO4 D. HCl
Câu 8: Dung dịch HCl 8% có nghĩa là: 
A. Có 8 gam chất tan là HCl trong 100 gam nước. 
B. Có 8 gam chất tan là HCl trong 100 gam dung dịch HCl.
C. Có 8 gam chất tan là HCl trong 100 gam dung dịch axit đó.
D. Có 8 gam chất tan là nước trong 100 gam dung dịch axit đó. 
Câu 9: Khối lượng NaOH có trong250g dung dịch 10% là:
	A.25g B.10g C.15g D.30g
Câu 10: Hoà tan 20gNaOH vào nước được 200ml dung dịch NaOH.Nồng độ mol của dung dịch là:
	A.5M B . 2.5M C. 1.25M D. 2.25M
B. TỰ LUẬN
Bài 1: Viết phương trình hóa học biểu diễn các biến hóa sau và cho biết mỗi phản ứng đó thuộc loại phản ứng nào? 
a/ Na Na2O NaOH	
b/ P P2O5 H3PO4 
c/ KMnO4 O2 CuO H2O KOH 
d/ Sắt (II) clorua
	#	
	Hiđro " Sắt " Sắt (III) oxit " Nước " Oxi " Natri oxit " Natri hiđroxit
	$
	Sắt (II) sunfat
Bài 2: Cho các chất sau: NO, HNO3 ,KOH, CuCl2, Zn(OH)2, CuSO4, K2HPO4, HCl, H2SO3, Cu(OH)2,CuO, . ZnSO4, P2O5 ,	NaHCO3, H3PO4, Fe2O3, N2O5, Ba(OH)2, NaOH.
Hãy cho biết hợp chất nào thuộc loại oxit ? axit? bazo? muối?. Đọc tên các chất đó. 
Bài 3: Viết công thức hóa học và hoàn thành các phương trình hóa học sau:
a. Natri sunfat + Bari clorua à Natri clorua + Bari sunfat
b. Đi photpho penta oxit + canxi hiđroxit	+ Nước à Canxi đi hiđro photphat 
c. Sắt (III) oxit + axit sunfuric à Sắt (III) sunfat + Nước
Bài 4: Có 4 lọ mất nhãn đựng riêng biệt: dd HCl, dd NaOH, dd NaCl, nước cất. Bằng cách nào nhận biết được các chất trong mỗi lọ. 
Bài 5: Cho 19,5 g Zn tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng. 
a. Tính khối lượng kẽm sunfat thu được sau phản ứng. 
b. Tính thể tích khí hidro thu được ở đktc.
c. Nếu dùng toàn bộ lượng hidro bay ra ở trên đem khử 16 g bột CuO ở nhiệt độ cao thì chất nào còn dư? dư bao nhiêu gam ? Tính khối lượng đồng thu được.
Bài 6: Dẫn a lít khí H2(đktc) qua 1,6 gam sắt (III) oxit nung nóng .
a.Hãy viết phương trình hóa học xảy ra.
b.Tính a lít khí H2( đktc) đã dùng.
c. Tính khối lượng kim loại tạo thành.
Bài 7: Cho 13,9 g hỗn hợp gồm Na và Na2O tác dụng với nước dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc).
 a. Viết phương trình hóa học xảy ra.
 b. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.
c. Tính khối lượng natri hiđroxit tạo thành và cho biết dung dịch sau phản ứng làm giấy quỳ tím đổi màu gì?

File đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_hoc_ki_II_nam_hoc_2015_2016.doc