Đề cương ôn tập Địa lí Lớp 5

BÀI 10: GIAO THÔNG VẬN TẢI

 1.Kể tên các loại hình giao thông ở nước ta? Các phương tiện giao thông được sử dụng ?

 Nước ta có đủ cacs loaị hình GTVT: Đường ô tô, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không.

Các phương tiện giao thông:

 + Đường ô tô: Các loại ô tô xe máy.

 + Đường sắt:Tàu hoả.

 + Đường sông: Tàu thuỷ, ca nô, thuyền bè.

 + Đường biển: Tàu biển.

 + Đường hàng không: Máy bay.

 2. Loại hình giao thông nào có vai trò quan trọng nhất trong chuyên chở hàng hoá? Vì sao?

 Đường ô tô có vai trò quan trọng nhất trong chuyên chở hàng hoá và hành khách vì ô tô có thể đi lại trên nhiều dạng địa hình, len lỏi vào các ngõ nhỏ, nhận và giao hàng ở nhiều địa điểm khác nhau. Khối lượng vận chuyển bằng ô tô lớn nhất trong các loại hình vận tải.

 -GTVT (năm 2003: 175,9 triệu tấn); còn giao thông đường thuỷ chỉ cónhững đoạn sông nhất định, tàu hoả chỉ đi được trên đường ray.

Khối lượng vận chuyển cũng còn chưa cao.

Năm 2003 Có:

 + Đường sắt: 8,4 triệu tấn.

 + Đường sông có:55,3 triệu tấn.

 + Đường biển: 21,8 triệu tấn.

 3.Sự phân bố một số loại hình giao thông:

 Nước ta có mạng lưới giao thông toả đi khắp đất nước

 - Do lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc –Nam nên các tuyến giao thông chính chạy theo chiều Bắc-Nam.

 - Quốc lộ 1A đường sắt Bắc –Nam là các tuyến đường dài nhất chạy dọc đất nước.

 - Đường Hồ Chí Minh(Bắc- Nam) đang được xây dựng.

 - Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh là nhưng đầu mối giao thông quan trọng nhất.

4. Kể tên các sân bay, cảng biển lớn? Cho biết đường sắt Bắc –Nam và quốc lộ đi qua những thành phố nào?

 - Các sân bay quốc tế: Nội Bài (Hà Nội); Tân Sơn Nhất(Thành phố Hồ Chí Minh); Đà Nẵng.

 - Các cảng biển lớn: Hải Phòng, Đà Nẵng; Sài gòn.

 - Đường sắt Bắc- Nam đi qua những thành phố lớn: Hà Nội, Vinh, Nha trang, Đà Nẵng, thành phố HCM.

 

doc16 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Địa lí Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h thành do sông ngòi bồi đắp nên, đất rất màu mỡ thuận lợi cho trồng trọt.
Nước ta có những loại rừng nào chính ? Nêu đặc điểm của rừng rậm và rừng ngập mặn?
Nước ta có nhiều rừng, chiếm diện tích lớn là rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.
* Đặc điểm rừng nhiệt đới.
- Rừng rậm rạp, có nhiều loại cây, trong đó có nhiều loại cây gỗ cao, rừng phân thành nhiều loại cây gỗ cao, nhiều tầng cây và có nhiều muông thú sinh sống.
- Rừng rậm nhiệt đới có chủ yếu ở vùng đồi núi.
* Đặc điểm rừng ngập mặn:
Rừng ngập mặn phân bố ở vùng ven biển, ở đó thuỷ triều ngàng ngày dâng ngập nước.Rừng ngập mặn có các loại câyĐước, vẹt, Sú....
Cây Đước có bộ rễ chùm to,khoẻ, rậm rạp, có tác dụng giữ đất làm cho đất ngày càng lấn sâu ra biển.
Vai trò của rừng như thế nào?
Rừng có vai trò to lờn đối với sản xuất và đời sống của con người.
Rừng cung cấp cho ta nhiều sản vật như gỗ, dược liệu quý...
Rừng là nơi sinh sống của nhiều loại thú.
Rừng có tác dụng điều hoà khí hậu, che phủ và giữ đất, hạn chế lũ lụt.
Tác hại của việc chặt phá rừng?
Việc phá rừng bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy....làm gia tăng diện tích đất trồng, đồi trọc.
Đất đai bị sói mòn, bạc màu.
Gây ảnh hưởng lũ lụt, hạn hán xảy xa thường xuyên.
Giảm số lượng các loại động vật đặc biệt là động vật quý hiếm.
* Để bảo vệ rừng: Nhà nước cần có nhiều biện pháp tích cực, khuyến khích trồng rừng, mỗi chúng ta phải biết bảo vệ rừng.
BÀI 6: DÂN SỐ NƯỚC TA.
Dân số nước ta.
Theo thống kê năm 2004, dân số nước ta là 82 triệu người. Trong khi đó:
+ In-đô-nê-xi-a là 218,7 triệu người.
+ Phi-lip-pin là 83,7 triệu người.
+ Thái Lan là 63,8 triệu người.
Như vậy nước ta có diện tích vào loại trung bình nhưng lại có số dân thuộc hàng đông dân tren thế giới, đừng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á .
Đặc điểm sự gia tăng dân số nước ta ? Dân số tăng nhanh dẫn tới hậu quả gì ?
Sự gia tăng dân số nước ta như sau:
Năm
Số đân (triệu người)
1979
52,7 (triệu người)
1989
64,4 (triệu người)
1999
76,3 (triệu người)
Như vậy qua bảng số liệu ta thấy dân số nước ta tăng nhanh, bình quân mỗi năm tăng khoản trên một triệu người.
* Dân số tăng nhanh dẫn tới hậu quả :
+ Gây nhiều khó khăn trong việc đảm bảo nhu cầu của người dân như: ăn, ở, thiếu việc làm......
+ Viêch học hành, chăm sóc sức khoẻ của người dân bị hạn chế.
+ Môi trường sống bị ảnh hưởng.
Bài toán: Theo thống kê dân số năm 2001 là: 76.231.659 người, năm 2005 là: 84.181.181 người. Hãy tính tỉ lệ tăng dân số trung bìng nước ta ? Với mức tăng đó, dân số năm 2006 là bao nhiêu người ?
Bài giải:
Tỉ lệ tăng dân số năm 2001 – 2005 là:
 %
Tỉ lệ dân số trung bình 4 năm là:
10,42 : 4 = 2,26 %
Với mức tăng đó dân số năm 2006 là:
(người)
BÀI 7: CÁC DÂN TỘC, SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ.
Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
Nước ta có 54 dân tộc sinh sống.
Dân tộc kinh có số dân đông nhất, chiếm dân số cả nước, sống tập trung chủ yếu ở đồng bằng.
Các dân tộc khác (53 dân tộc) chiếm khoảng dân số, sống chủ yếu ở miền núi và hải đảo.
	* Tất cả các dân tộc đều là anh em.
	a. Mật độ dân số là số dân trung bình sống trên 1 km2 đất tự nhiên.
Bảng số liệu mật độ dân số năm 2004.
Tên nước
Mật độ dân số (người/ km2)
Toàn thế giới
 47 (người/ km2)
Cam-pu-chia
 72 (người/ km2)
Lào
 24 (người/ km2)
Việt Nam
 249 (người/ km2)
Trung Quốc
 135 (người/ km2)
Qua bảng số liệu ta thấy mật đọ dân số nước ta cao hơn so với Trung Quốc cao hơn rất nhiều so với Lào, Cam-pu-chia và toàn thế giới.
	b. Sự phân bố dân cư:
sự phân bố dân cư nước ta không đồng đều: ở đồng bằng và đô thị dân cư đông đúc. Còn ở miền núi, hải đảo dân cư thưa thớt khoảng daan số nước ta ở nông thôn, chỉ có dân số sống ở thành thị. ở đồng bằng , ven biển, đất chật, người đông, thừa lao động, ở vùng nuí, nhiều tài nguyên nhưng thiếu lao động. Do đó nhà nước đã và đang điều chỉnh những chính sách điều chỉnh dân cư giữa các vùng như: Đưa dân ở đồng bằng đi xây dựng kinh tế mới ở miền núi, xây dựng các khu kinh tế ở vùng núi....
Bài toán: Năm 2004, dân số nước ta khoảng 82.000.000 người. Hãy tính mật độ dân số của nước ta? Diện tích nước ta khoảng 330.000 km2 .
Giải:
Mật độ dân số của nước ta là: 82.000.000 : 330.000 = 249 (người/ km2)
BÀI 8: NÔNG NGHIỆP
1.Kể tên một số cây trồng của nước ta ? Loại cây nào được trồng nhiều nhất?
- Trong nông nghiệp nước ta, trồng trọt là ngành sản xuất chính. Vì trồng trọt chiếm giá trị sản xuất nông nghiệp.
- Nước ta trồng nhiều loại cây như: chè, cà phê, cao su, cây ăn quả, lúa gạo, trong đó lúa gạo được trồng nhiều nhất.
Những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới (Chỉ sau Thái Lan).
2.Nêu phân bố của cây trồng nước ta?
- Các vùng phân bố cây trồng nươc ta?.
+ Cây công nghiệp lâu năm trồng nhiều ở vùng núi; vùng núi phía Bắc trồng nhiều chè; Tây nguyên trồng nhiều cà phê, cao su, hồ tiêu....
+ Cây ăn quả trồng ở vùng đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, vùng núi phía Bắc.
+ Cây lúa gạo trồng nhiều ở đồng bằng, nhiều nhất là đồng bằng Nam Bộ.
Điều kiện thúc đâye nghành chăn nuôi phát triển.
Điều kiện ngành chăn nuôi phát triển:
+ Nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng đảm bảo, ngô, khoai, sắn, thức ăn chế biến sẵn ngày càng nhiều.
+ Nhu cầu thịt, trứng, sữa của nhân dân càng tăng. 
Tuy nhiên trong chăn nuôi cần chú ý đến phòng dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.....
BÀI 8: LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN
Kể tên hoạt động chính của nghành lâm nghiệp?
Các hoạt động chính của nghành lâm nghiệp: 
+ Trồng và bảo vệ rừng.
+ Khai thác gỗ và các lâm sản khác.
Nêu nhận xét của em về sự thay đổi diện tích rừng của nước ta ?
* Sự thay đổi diện tích rừng của nươc ta qua bảng số liệu: 
 Năm
Diện tích
1980
1995
2004
Tổng diện tích
 rừng (triệu ha)
10,6 (triệu ha)
9,3 (triệu ha)
12,2 (triệu ha)
Trước đây nước ta có rất nhiều rừng, do khai thác, phá rừng bừa bãi, hàng triệu hecta rừng đã bị tàn phá, trở thành đấtt trống đồi trọc.Nhà nước đã có những chính sách vận động nhân dân trồng và bảo vệ rừng nên diện tích rừng nước ta đã tăng đáng kể. Điển hình là(chương trình 327; chương trình 5 triệu ha rừng).....
Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thuỷ sản ở nước ta ?
Nước ta có nhiều điều kiện để phát triển nghành thuỷ sản như:
+ Nước ta có đường bờ biển dài, diện tích mặt biển rộng, không đóng băng.
+ Có mặng lưới sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản.
+Trữ lượng thuỷ sản lớn, có nhiều loại thuỷ sản quý, có giá trị kinh tế cao.
+ Người dân có nhiều kinh nghiệm trong đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
+ Nhu cầu về thuỷ sản của người dân mngày càng tăng. 
Kể tên các loại thuỷ sản được nuôi nhiều ở nước ta?Ngành thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng nào?
các loại thuỷ sản được nuôi nhiều ở nước ta:
Các loại cá nước ngọt: cá basa, cá tra, cá trôi, cá chắm.
Cá nước mặn và nước lợ: Cá song, cá tai tượng, cá trình...
Các loại tôm: Tôm sú, tôm hùm...
Các loại trai ốc.
Nghành thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng ven biển và nơi có nhiều sông, hồ.
BÀI 9: CÔNG NGHIỆP
1. Kể tên một số nghành công nghiệp và sản phẩm của nghành công nghiệp đó ?
Nghành công nghiệp
Sản phẩm
- Khai thác khoáng sản
- Điện ( nhiệt điện, thuỷ điện).
- luyện kim.
- Cơ khí
- Dệt, may mặc.
- Hoá chất
- Chế biến lương thực, thực phẩm
- Sản xuất hàng tiêu dùng
- Than dầu mỏ, quặng sắt ....
- Điện.
- Gang, thép, đồng, thiếc....
- Các loạu máy móc, phương tiện giao thông
- Các loại vải, quần áo.
- Phân bón, thuốc trừ sâu, xà phòng
- Gạo, đường, bánh kẹo, rượu, bia...
- Dụng cụ y tế, đồ dùng gia đình.
	2. Đặc điểm nghề thủ công của nước ta ?
Nước ta có rất nhiều nghề thủ công. Đó là những nghề dựa chủ yếu vào truyền thống, sự khéo léo vào người thợ và nguồn nguyên liệu sẵn có.
Từ xa xưa đã có làng nghề nổi tiếng như :
+ Lụa tơ tằm Hà Đông (Hà Tây)
+ Cói Nga Sơn (Thanh Hoá), Kim Sơn ( Ninh Bình).
+ Gốm sứ Bát Tràng(Hà Nội), Biên Hoà (Đồng Nai).
+ Gốm chăm (Ninh Thuận).
+ Điêu khắc đá ngũ hành sơn (Ninh Thuận).
	3. Vì sao các nghành dệt may, thực phẩm, cơ khí tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển ?
Các ngành công nhiệp tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển vì:
 Những nơi đó có nhiều lao động có kỹ thuật và có nguồn nguyên liệu dồi dào, phong phú, dân cư đông đúc
 4. Nêu những điều kiện đẻ thành phố HCM là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước?
Những điều kiện để thành phố HCM là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước:
+ Ở gần vùng có nhiều lương thực thực phẩm.
+ Là trung tâm văn hoá, khoa học hàng đầu của cả nước.
+ Có nguồn đầu tư nước ngoài rất lớn.
+ Dân cư tập trung đông đúc, người lao động có trình độ cao.
+ Giao thông đi lại thuận tiện, là đầu mối giao thông quan trọng.
BÀI 10: GIAO THÔNG VẬN TẢI
	1.Kể tên các loại hình giao thông ở nước ta? Các phương tiện giao thông được sử dụng ?
	Nước ta có đủ cacs loaị hình GTVT: Đường ô tô, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không. 
Các phương tiện giao thông:
	+ Đường ô tô: Các loại ô tô xe máy...
	+ Đường sắt:Tàu hoả........
	+ Đường sông: Tàu thuỷ, ca nô, thuyền bè...
	+ Đường biển: Tàu biển...
	+ Đường hàng không: Máy bay.
	2. Loại hình giao thông nào có vai trò quan trọng nhất trong chuyên chở hàng hoá? Vì sao?
	Đường ô tô có vai trò quan trọng nhất trong chuyên chở hàng hoá và hành khách vì ô tô có thể đi lại trên nhiều dạng địa hình, len lỏi vào các ngõ nhỏ, nhận và giao hàng ở nhiều địa điểm khác nhau. Khối lượng vận chuyển bằng ô tô lớn nhất trong các loại hình vận tải.
	-GTVT (năm 2003: 175,9 triệu tấn); còn giao thông đường thuỷ chỉ cónhững đoạn sông nhất định, tàu hoả chỉ đi được trên đường ray.
Khối lượng vận chuyển cũng còn chưa cao.
Năm 2003 Có:
	+ Đường sắt: 8,4 triệu tấn.
	+ Đường sông có:55,3 triệu tấn.
	+ Đường biển: 21,8 triệu tấn.
	3.Sự phân bố một số loại hình giao thông:
 	Nước ta có mạng lưới giao thông toả đi khắp đất nước
	- Do lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc –Nam nên các tuyến giao thông chính chạy theo chiều Bắc-Nam.
	- Quốc lộ 1A đường sắt Bắc –Nam là các tuyến đường dài nhất chạy dọc đất nước.
	- Đường Hồ Chí Minh(Bắc- Nam) đang được xây dựng.
	- Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh là nhưng đầu mối giao thông quan trọng nhất.
4. Kể tên các sân bay, cảng biển lớn? Cho biết đường sắt Bắc –Nam và quốc lộ đi qua những thành phố nào?
 	- Các sân bay quốc tế: Nội Bài (Hà Nội); Tân Sơn Nhất(Thành phố Hồ Chí Minh); Đà Nẵng.
	- Các cảng biển lớn: Hải Phòng, Đà Nẵng; Sài gòn.
	- Đường sắt Bắc- Nam đi qua những thành phố lớn: Hà Nội, Vinh, Nha trang, Đà Nẵng, thành phố HCM.
BÀI 11:THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
1. Thương mại gồm những hoạt động nào? Vai trò của thương mại?
Thương mại gồm các hoạt động ngoại thương và nội thương.
	+ Việc mua bán trong nước là hoạt động nội thương.
	+ Việc mua bán với nước ngoài gọi là hoạt động ngoại thương.
Vai trò: Nhờ có hoạt động thương mại mà các sản phẩm được sản suất đến với người tiêu dùng.
2. Nước ta nhập khẩu và xuất khẩu những mặt hàng chủ yếu nào?
	Nước ta xuất khẩu các mặt hàng như:
	+ Khoáng sản: than đá, dầu mỏ...
	+ Hàng công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm như: Giày dép, quần áo, bánh kẹo...
	+ Hàng thủ công nghiệp; đồ gỗ, gốm, sứ, mây tre đan, tranh thuê...
	+ Nông sản : Gạo, cà phê...
	+ Thuỷ sản : máy móc thits bị...
Nước ta nhập khẩu: Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu.
	3.Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch ở nước ta?
	Các điều kiện để phát triển ngành du lịch ở nước ta là;
Nước ta có nhiều phong cảnh đẹp, bãi tắm tốt, vườn Quốc Gia, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử...
Có nhiều địa điểm được công nhận là di sản thế giớ như: Vinh; Hạ Long; Cố đô Huế; phố cổ Hội An; vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng...
Đời sống nhân dân được nâng cao, các dịch vụ du lịch được cải thiện...
Tình hình đất nước ổn định, thu hút khách nước ngoài đến nước ta ngày càng đông.
	4. Nước ta có những trung tâm du lịch lớn nào?
Các trung tâm du lịch lớn của nước ta là: Hà Nội, TPHCM, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu.
BÀI 12: CHÂU Á
	1. Vị trí giới hạn của châu á?
	- Châu á nằm ở bắc bán cầu, kéo dài từ cực bắc tới quá xích đạo.
	- Châu á gồm phần lục địa và các bán đảo, quần đảo xung quanh.
	+ Phía bắc giáp Bắc Băng Dương.
	+ Phía Đông giáp Thái Bình Dương.
	+ Phía Nam giáp ấn Độ Dương.
	+ Phía Tây và Tây Nam giáp Châu âu và Châu Phi.
	- Châu á có diện tích 44 triệu km2 rộng nhất trong 6 Châu lục, gấp 4 lần diện tích Châu âu và Châu Phi, gấp 5 lần diện tích Châu Đại Dương.
	2. Nêu đặc điểmtự nhiên của Châu á?
	- diện tích Châu Á là núi và cao nguyên trong đó có những vùng núi rất cao và đồ sộ. Đỉnh E - vơ - ret cao 8.848m thuộc dãy Hy - ma - lay - a cao nhất thế giới.
	- Do diện tích trải dài từ cực Bắc tới xích đạo nên Châu Á có đủ các đới khí hậu(từ nhiệt đới, ôn đới đến hàn đới) và có nhiều cảnh thiên nhiên.
	3. Châu Á có bao nhiêu khu vực? Hãy nêu cảnh quan của mỗi khu vực?
	Châu á có 6 khu vực là:Bắc Á; Trung á; Đông Á; Nam Á.; Tây Á; Đông Nam Á.
 Do lãnh thổ rộng lớn nên Chân Á. có nhiều cảnh quan thiên nhiên khác nhau.
	+ Vịnh biển( Nhật Bản) ở Đông Á.
	+ Bán hoang mạc (Ca-dăc-tan) ơ Trung Á.
	+ Đồng bằng(đảo Ba – Li, In -đô-nê-xi a) thuộc Đông Nam Á.
	+ Rừng Tai-ga( Liên bang Nga ở Bắc Á).
	+ Dãy núi( Hymalaya, Nê-Pan) ở Nam Á.
	+ Núi và sa mạc ở Tây Nam Á..
	4. Hãy nêu tên một số dãy núi lớn và đồng bằng ở Châu á?
 Các dãy núi lớn ở Châu á: Dẫy Cp-ca, dãy Hoàng Liên Sơn, Dãy Côn Luân, dãy Hymalaya
	 Một số đồng bằng lớn ở Châu Á :
	+ Đồng bằng Tây Xi Bi-a.
	+ Đồng bằng Hoa Bắc;đồng bằng ấn Hằng; đồng bằng Lưỡng Hà; đồng bằng sông Mê Công.
5. Nêu đặc điểm dân cư châu Á ?
	Theo thống kê năm 2004: Dân số châu á là 3.875 triệu người; châu Mĩ là 876 triệu người, châu phi là 884 triệu người...
	Châu Á có số dân đông nhất thế giới, đa số dân cư Châu Á là người da vàng. Họ thường sống tập trung tại các vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ.	
6. Nêu đăc điểm củahoạt động kinh tế ở Châu á?
	- Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của người dân Châu Á. Họ trồng cây lương thực , cây ăn quả, chăn nuôi như:
	+ Lúa gạo ở đồng bằng Trung Quốc Đông Nam Á, Ấn Độ.
	+ Lúa mì, bông ở Trung Quốc, Ấn Độ , Ca-dăc-tan.
	+ Chăn nuôi trâu, bò ở Trung Quốc, Ấn Độ.
	+ Khai thác dầu mỏ ở Tây Nam Á, Đông Nam Á.
	+ Sản xuất đồ điện tử, ô tô, tàu thuỷ ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
	+ Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản ở ven biển. 
BÀI 13: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
Nêu vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á?
- Khu vực Đông Nam Á bao gồm bán đảo trung ấn và nhiều quần đảo, bán đảo ở TBD.
	+ Phía Bắc giáp khu vực Đông Á. 
	+ Phía Đông giáp Thái Bình Dương.
	+ Phía đông Nam giáp Châu đại Dương.
	+ Phía Tây và Tây Nam giáp ấn Độ Dương.
	- Khu vực Đông Nam Á có khí hâụ nóng ẩm, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, loại rừng chủ yếu của khu vực Đông Nam Á là rừng rậm nhiệt đới.
Nêu tên thủ đô của các nước Đông Nam Á?
khu vực Đông Nam á có 11 nước:
STT
Tên nước
Thủ đô
1
Việt Nam
Hà Nội
2
Lào
Viêng Chăn
3
Cam-pu-chia
Phnôm-pênh
4
Thái Lan 
Băng Cốc
5
Mi-an-ma
Răng-gun
6
Ma-lai-xi-a
Cua-la-lăm-pua
7
In-đô-nê-xi-a
Gia-các-ta
8
Xinh-ga-po
Xinh-ga-po
9
Bru-nây
Ban - đa - xê - ri - bê - da - căn
10
Phi-lip-phin
Ma-ni-la
11
Đông-ti-mo
Đông-ti-mo
Vì sao khu vực Dông Nam Á trồng nhièu lúa?
 Khu vực Đông Nam á có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều khí hậu ấm áp quanh năm thích hợp cho cây lúa phát triển.
Có nhiều đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển đất đai màu mỡ.
Dân cư tập trung đông đúc, đa số dân cư sống ở nông thôn làm nông nghiệp là chủ yếu.
Dân cư có truyền thống trồng lúa từ lâu đời...
BÀI 14: CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG CỦA VIỆT NAM.
	1. Nêu vị trí địa lí và đặc điểm chung của Cam - pu - chia?
Cam-pu-chia nằm trên bán đảo đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á. Thủ đô là Phnôm-pênh.
Cam-pu-chia giáp với Lào,Thái Lan, Việt Nam và giáp với biển.
Cam-pu-chia có địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo. Nơi thấp nhất là biển Hồ với nhiều tôm cá.
Cam-pu-chia sản xuất nhiều lúa gạo, cao su, hồ tiêu, đường thốt nốt, đánh bắt cá.
Cam-pu-chia có niều đền, đài nổi tiếng là đền Ăng-co-vat
	2. Nêu vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên của Lào?
Nước Lào nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực đông Nam Á, thủ đô là Viêng Chăn.
Lào giáp với Việt Nam, Trung Quốc, Mi-an-ma,Thái Lan, Cam-pu-chia.
Lào không giáp biển, địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên.
Nước Lào có nhều rừng với nhiều gỗ quí. Những sản phẩm chính của Lào là quế, cánh kiến, gỗ và lúa gạo.
Lào có nhều công trình kiến trúc như Luông-pha-băng, cánh đồng Chiêm Xiêng Khoảng.
	3.Trung Quốc
Trung Quốc thuộc khu vực Đông Á, Là nước láng giềng ở phía bắc nước ta, thủ đô là Bắc Kinh.
Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới khoảng 1,3 tỉ người.
Con người sinh sống chủ yếu ở các đông bằng châu thổ màu mỡ của miền đông Trung Quốc.
Trung Quốc sản xuất nhiều mặt hàng nổi tiếng như tơ lụa, gốm sứ. Ngày nay Trung Quốc sản xuất nhiều máy móc thiết bị, hàng điện tử, ô tô, đồ chơi... 
BÀI 15: CHÂU ÂU
Nêu vị trí địa lígiới hạn của Châu âu?
Châu Âu nằm hoàn toàn ở phía Bắc bán cầu: Phía bắc giáp với Bắc Băng Dương; phía Tây giáp với Đại Tây Dương; phía Nam giáp với Địa Trung Hải; phía Đông và Đông nam giáp với Châu á.
Châu âu có diện tích khoảng 10 triệu km2, đứng thứ 5 trong 6 châu lục và gần bằng diện tích Châu Á.
Châu Âu và Châu Á gắn với nhau thành đại lục Á -Âu chiếm gần hết phần Đông của bán cầu Bắc.
Trình bày đặc điểm tự nhiên của Châu Âu?
Châu Âu có đồng bằng chiếm diện tích, kéo dài từ tây sang đông. Đồi núi chiếm diện tích nối tiếp nhau tập trung ở phía nam.
Châu Âu nằm chủ yếu trong đới khí hậu ôn hoà, có rừng lá kim và rừng lá rộng. Ở Tây Âu mùa thu lá cây nhuốm vàng cả cảnh rừng.
Mùa đông, tuyết phủ trắng gần hết Châu Âu.(trừ dải đất thấp phía Nam) .
Nêu đặc điểm dân cư và hoạt động kinh tế ở Châu Âu?
	* Dân cư Châu Âu chủ yếu là da trắng. Phần lớn dân cư Châu Âu sống ở các thành phố, được phân bố khá đều trên lãnh thổ Châu Âu
	* Hoạt động kinh tế:
Nhiều nước Châu Âu có nền kinh tế phát triển; việc sản xuất chủ yếu bằng máy móc. Họ liên kết với nhau để sản xuất và buôn bán.
Những sản phẩm công nghiệp nổi tiếng của Châu Âu là: Máy bay; ô tô, thiết bị, hàng điện tử, len dạ , dược, mĩ phẩm...
BÀI 16: MỘT SỐ NƯỚC Ở CHÂU ÂU
 Nêu đặc điểm chính của Liên Bang Nga?
Liên Bang Nga nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, thủ đô là Mat-xit-cơ-va, Liên bang Nga có diện tích lớn nhất thế giới(17 triệu km2) và dân số khá đông(144,4 triệu người, năm 2004).
Phần lãnh thổ rộng lớn ỏ Châu Á có khí hậu khắc nhiệt có rừng Tai-ga bao phủ.
Phần lãnh thổ ở Châu Âu chủ yếu là đồng bằng và đồi thấp; đây là vùng trồng lúa mì, khoai tây , chăn nuôi gia súc, gia cầm...
Liên Bang Nga có nhiều tài nguyên, nhất là dâu mỏ, khí tự nhiên, than đá, quặng sắt...
	2. Công nghiệp hoá Pháp. Nêu một số đặc điểm chính về nước Pháp?
Nước Pháp nằm ở Tây Âu thủ đô là Pa-ri.
Khí hậu ôn hoà có diện tích đồng bằng lớn.
Sản phẩm nông nghiệp: Lúa mì, khoai tây,củ cải đường, nho, thịt, sữa...
Sản phẩm công nghiệp: Máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông, vải, quần áo, mĩ phẩm, dược phẩm...
Công nghiệp và nông nghiệp của Pháp rất phát triển.
Ngành du lịch Pháp rất phát triển.
BÀI 17: CHÂU PHI.
Nêu vị trí địa lí giới hạn của châu phi.
Châu Phi nằm ở phía Nam châu âu và phía tây châu á, giáp với Đại Tây Dương, ấn Độ Dương và giáp Địa Trung Hải
Châu phi nằm giữa 2 chí tuyến, đường xích đạo đi ngang giữa 2 châu lục.
Châu phi có diện tích 30 triệu km2, đứng thứ 3 thế giới sau châu á và châu Mĩ.
	2. Nêu đặc điểm tự nhiên của châu phi?
Địa hình: Địa hình châu phi tương đối cao, toàn bộ châu lục được xem như một cao ngyuyên khổng lồ, trên có các bồn địa.
Khí hậu: Có khí hậu khô nóng bậc nhất thế giới do không có biên ăn sâu vào đất liền, lại nằm trong vành đai nhiệt đới.
Đa số diện tích ở châu phi là hoang mạc và Xa-van; một số nơi ven biển có rừng rậm nhiệt đới.
Đặc điểm của hoang mạc và Xa-van ở châu Phi ?
	* Đặc điểm của hoang mạc:
Hoang mạc chiếm diện tích lớn nhất khoảng 9 triệu km2; hoang mạc Sa-ha-ra lớn nhất thế giới.
Khắp nơi chỉ thấy bãi cát, núi đá mênh mông.
Khí hậu khô nóng. Ban ngày nhiẹt độ lên tới 500c, Ban đêm hạ

File đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_mon_Dia_li_lop_5.doc