Đề cương môn Địa lý - Ôn tập Học kì II Lớp 11

Câu 7: Nêu những thành tựu và thách thức của các nước ASEAN. Liên hệ Việt Nam.

 Thành tựu:

 Qua hơn 40 năm tồn tại và phát triển, thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được là có 10 quốc gia (trong số 11 quốc gia Đông Nam Á) tham gia thành viên ASEAN.

 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nứơc trong khu vực khá cao mặc dù còn chưa đều nhau và chưa thật vững chắc.

 Đời sống nhân dân được cải thiện, bộ mặt các quốc gia thay đổi nhanh chóng.

 Cơ sở hạ tầng được phát triển theo hướng hiện đại hoá. Nhiều đô thị của các nước trong khu vực dần tiến kịp trình độ đô thị của các nước tiên tiến trên thế giới, ví dụ như: Xingapo, Băng Cốc, Hồ Chí Minh,.

 Tạo dựng được một môi trường hoà bình, ổn định trong khu vực.

 Thách thức:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của giữa các nước thành viên không đồng đều, có sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng và các nước thành viên.

- Một số bộ phận dân cư còn có mức sống thấp, còn tình trạng đói .

- Tình trạng bạo loạn, khủng bố ở một số quốc gia, gây mất ổn định khu vực.

- Vấn đề mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường , thiếu việc làm và đào tạo nguồn nhân lực.

 Liên hệ Việt Nam:

- Cơ hội:

+ Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế trong khu vực

+ Tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực.

+ Tiếp thu những thành tựu về khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất của thế giới để phát triển kinh tế.

+ Có điều kiện tiếp thu, học hỏi trình độ quản lí của các nước trong khu vực.

+ Có điều kiện thuận lợi để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học – kĩ thuật, y tế, thể thao với các nước trong khu vực.

- Thách thức:

+ Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu với các nước trong khu vực.

+ Sự cạnh tranh quyết liệt giữa nước ta với các nước trong khu vực.

Hội nhập dễ bị “hòa tan”, đánh mất bản sắc và truyền thống của dân tộc

 

doc6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 859 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương môn Địa lý - Ôn tập Học kì II Lớp 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG MÔN ĐỊA LÝ – ÔN TẬP HỌC KỲ II LỚP 11
Lý thuyết
Câu 1: Trình bày đặc điểm vị trí địa lý và lĩnh thổ của khu vực Đông Nam Á. Nêu những tác động của vị trí địa lý và lãnh thổ đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Vị trí địa lý và lãnh thổ:
Nằm ở Đông Nam - Châu Á, tiếp nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua eo biển Malaska
Là cầu nối giữa lục địa Á – Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a.
Nằm trong khu vực phát triển kinh tế năng động bậc nhất Thái Bình Dương.
Những tác động của vị trí địa lý và lãnh thổ đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Thuận lợi:
Thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - xã hội với các nước trên thế giới.
Thuận lợi phát triển kinh tế biển.
Nền văn hóa đa dạng, phong phú do nằm ở nơi giao thoa văn hóa.
Khó khăn:
Là khu vực có vị trí địa chính trị quan trọng, tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc trên thế giới.
Câu 2: So sánh đăc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
Đặc điểm
Đông Nam Á lục địa
Đông Nam Á hải đảo
Địa hình
Bị chia cắt, bao gồm các dãy núi chạy theo hướng TB- ĐN (d. Trường Sơn, d. Aracan,), các đồng bằng phù sa màu mỡ.
Nhiều núi lửa, đồng bằng nhỏ và hẹp.
Đất đai
Đất đai màu mỡ.
Đất đai màu mỡ.
Sông ngòi
Sông dài
Sông ngắn và dốc.
Khí hậu
Nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh ở Bắc Việt Nam và Bắc Mianma.
Khí hậu xích đạo, nhiệt đới gió mùa ở Philippin.
Rừng
Nhiệt đới ẩm
Xích đạo ẩm
Khoáng sản
Than đá, sắt, dầu khí,
Dầu mỏ, than đá, đồng,
Câu 3: Trình bày đặc điểm dân cư và xã hội của khu vực Đông Nam Á.
Dân cư:
ĐNA có số dân đông, mật độ dân số cao (124 người/km2 - 2005)
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm dần, cơ cấu dân số trẻ, sô dân trong độ tuổi LĐ cao, trình độ LĐ ngày càng được nâng cao
Dân cư phân bố không đồng đều, tập trung ở các đồng bằng ven biển
Là KV có nhiều thành phần dân tộc, 1 số dân tộc sinh sống ở nhiều quốc gia
Xã hội:
 Là khu vực đa dân tộc, có nhiều tôn giáo
Là nơi giao thoa của nhiều nền VH, tôn giáo trên TG
 Phong tục tập quán có nhiều nét tương đồng là cơ sở để sinh sống hòa bình, ổn định
Câu 4: Hãy trình bày đặc điểm tình hình phát triển ngành trồng lúa nước ở Đông Nam Á.
Lúa nước là cây lương thực truyền thống và quan trọng của khu vực.
Là khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm,đất đai màu mỡ, có nhiều đồng bằng, con người có nhiều kinh nghiệm -> thuận lợi phát triển trồng lúa nước.
Sản lượng lúa cảu các nước trong khu vực ngày càng tăng (1985: 103 tr tấn -> 2004: 161 tr tấn)
 In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.
Giải quyết được nhu cầu lương thực.
Câu 5: Trình bày quá trình thành lập và phát triển của ASEAN. Tại sao mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định.
Quá trình thành lập và phát triển của ASEAN:
8.8.1967, tại Băng Cốc (Thái Lan) 5 nước: Thái Lan, Malaysia, Indonexia, Philippin, Singapo tuyên bố thành lập ASEAN.
1984, Brunay được kết nạp.
27.8.1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7.
1997: Lào và Mi-an-ma ra nhập.
1999 : Campuchia ra nhập.
Hiện nay, Đông-ti-mo chưa ra nhập ASEAN nhưng là quan sát viên.
Mục tiêu của ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định vì :
Các nước đều đã từng chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định (do vấn đề sắc tộc, tôn giáo, thế lực bên ngoài) -> Nhận thức cao sự cần thiết của ổn định phát triển.
Các nước còn nhiều tranh chấp về biên giới, hải đảo -> ổn định để đối thoại, đảm bảo hòa bình.
Sự ổn định không tạo cớ để các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực.
Tạo dựng một môi trường ổn định để thu hút đầu tư nước ngoài.
Câu 6: Trình bày mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN.
Muc tiêu chính của ASEAN :
Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ của các nước thành viên.
Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển.
Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc tế khác.
Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
Cơ chế hợp tác của ASEAN :
 Thông qua các hội nghị, các diễn đàn, các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, thể thao
Thông qua ký kết các hiệp ước hai bên, nhiều bên hoặc các hiệp ước chung.
Thông qua các dự án, chương trình phát triển.
 Xây dựng “Khu vực thương mại tự do ASEAN”
Thực hiện cơ chế hợp tác sẽ bảo đảm cho ASEAN đạt được mục tiêu chính và mục đích cuối cùng là hòa bình, ổn định và cùng phát triển.
Câu 7: Nêu những thành tựu và thách thức của các nước ASEAN. Liên hệ Việt Nam.
Thành tựu:
Qua hơn 40 năm tồn tại và phát triển, thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được là có 10 quốc gia (trong số 11 quốc gia Đông Nam Á) tham gia thành viên ASEAN.
 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nứơc trong khu vực khá cao mặc dù còn chưa đều nhau và chưa thật vững chắc.
Đời sống nhân dân được cải thiện, bộ mặt các quốc gia thay đổi nhanh chóng.
Cơ sở hạ tầng được phát triển theo hướng hiện đại hoá. Nhiều đô thị của các nước trong khu vực dần tiến kịp trình độ đô thị của các nước tiên tiến trên thế giới, ví dụ như: Xingapo, Băng Cốc, Hồ Chí Minh,...
Tạo dựng được một môi trường hoà bình, ổn định trong khu vực.
Thách thức:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của giữa các nước thành viên không đồng đều, có sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng và các nước thành viên.
Một số bộ phận dân cư còn có mức sống thấp, còn tình trạng đói .
Tình trạng bạo loạn, khủng bố ở một số quốc gia, gây mất ổn định khu vực.
Vấn đề mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường , thiếu việc làm và đào tạo nguồn nhân lực.
Liên hệ Việt Nam:
 Cơ hội:
Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế trong khu vực
Tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực.
Tiếp thu những thành tựu về khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất của thế giới để phát triển kinh tế.
Có điều kiện tiếp thu, học hỏi trình độ quản lí của các nước trong khu vực.
Có điều kiện thuận lợi để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học – kĩ thuật, y tế, thể thao với các nước trong khu vực.
 Thách thức:
Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu với các nước trong khu vực.
Sự cạnh tranh quyết liệt giữa nước ta với các nước trong khu vực.
Hội nhập dễ bị “hòa tan”, đánh mất bản sắc và truyền thống của dân tộc.
Bài tập 
Câu 1: Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng đánh bắt cá của một số khu vực trên thế giới năm 1985 và 2003
(Đơn vị: Nghìn tấn)
Khu vực
1985
2003
Đông Á
24 311,1
23 204,5
Đông Nam Á
8 628,3 
14 528,3
Bắc Âu
12 600,8
13 926,8
Vẽ biểu đồ:
Nhận xét và giải thích
Nhận xét:
Sản lượng khai thác cá của ĐNA vào năm 1985 thấp nhất (8628,3 tr tấn, Đông Á 24311,1 tr tấn, Bắc Âu: 12600,8 tr tấn). Năm 2003, sản lượng của ĐNA cao hơn Bắc Âu, nhưng vẫn đứng sau Đông Á (14528,3 tr tấn, Bắc Âu 13926,8 tr tấn, Đông Á 23204,5 tr tấn.
Sản lượng khai thác cá của Đông Nam Á tăng (từ 1985 đến 2003: tăng 5900 tr tấn ).
Giải thích:
Câu 2: Cho bảng số liệu:
SỐ KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VÀ CHI TIÊU CỦA KHÁCH DU LỊCH Ở MỘT SỐ KHU VỰC CỦA CHÂU Á – NĂM 2003
STT
Khu vực
Số khách du lịch đến
(nghìn lượt người)
Chi tiêu của khách du lịch
(triệu USD)
1
Đông Á
67230
70594
2
Đông Nam Á
38468
18356
3
Tây Nam Á
41394
18419
Hãy vẽ biểu đồ hình cột thể hiện số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực châu Á (năm 2003)
Tính bình quân mỗi lượt  khách du lịch đã chi tiêu hết bao nhiêu USD ở từng khu vực.
STT
Khu vực
Số khách du lịch đến
(nghìn lượt người)
Chi tiêu của khách du lịch
(triệu USD)
Bình quân chi tiêu
(USD)
1
Đông Á
67230
70594
1050
2
Đông Nam Á
38468
18356
477
3
Tây Nam Á
41394
18419
445
c. So sánh về số khách và chi tiêu của khách du lịch quốc tế ở khu vực Đông Nam Á với khu vực Đông Á và Tây Nam Á
Số khách và chi tiêu của khách du lịch quốc tế ở khu vực Đông Nam Á ít hơn khu vực Đông Á và khu vực Tây Nam Á.
Số khách du lịch ở khu vực Đông Nam Á bằng ½ số khách du lịch ở khu vực Đông Á (28762 nghìn lượt người) và ít hơn khu vực Tây Nam Á 2926 nghìn lượt người.
 Chi tiêu của khách du lịch ở khu vực Đông Nam Á bằng ¼ chi tiêu của khách du lịch ở khu vực Đông Á và ít hơn khu vực Tây Nam Á 63 triệu USD.
Giải thích:
ĐNA có nhiều cảnh đẹp, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, -> phát triển du lịch.

File đính kèm:

  • docDe_cuong_Dia_ly.doc