Đề cương Lịch sử, Địa lý, Khoa học Học kì II Lớp 5

Câu 1 : Châu Á trải dài từ :

a. Gần cực Bắc đến qúa xích đạo .

b. Cực Bắc đến cực Nam.

c.Xích đạo đến gần cực Nam .

d. Xích đạo đến gần cực Bắc .

Câu 2: Châu Á có núi và cao nguyên chiếm:

a. diện tích b. diện tích c . diện tích

Câu 3: Đa số dân cư châu Á là người:

a. Người da vàng

b. Người da trắng

c. Người da đen

Câu 4 : Châu lục nào có dân số đông nhất và có diện tích lớn nhất thế giới?

a, Châu Á .b, Châu Âu. c, Châu Mĩ.

Câu 5 : Dân cư châu Á tập trung đông đúc ở đồng bằng là do :

a.Có đất đai màu mỡ

b.Có khí hậu mát mẻ .

c.Cả hai ý trên .

Câu 6 : Châu Phi có khí hậu gì ?

a.Nóng và khô b. Ôn hoà c.Nóng ,ẩm d. lạnh giá

Câu 7 :Những nơi mưa nhiều ở châu Phi có cảnh quan chủ yếu là :

a. Rừng rậm nhiệt đới b. Xa van c. Rừng thưa d. Tất cả các ý trên

Câu 8 : Những nơi mưa ít ở châu Phi có cảnh quan chủ yếu là :

a. Rừng rậm nhiệt đới b. Xa van c. Rừng thưa d. Tất cả các ý trên

 

doc17 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương Lịch sử, Địa lý, Khoa học Học kì II Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 từ phía Bắc , phía Nam , từ phía biển tiến vào Sài Gòn .
c. Bốn cánh quân tiến từ bốn phía đồng loạt nổ súng , tấn công những vị trí quan trong của chính quyền Sài Gòn .
Câu 26 : Dương VĂn Minh buộc phải ra lệnh đầu hàng không điều kiện vì : 
a.Mĩ đã bỏ rơi chính quyền và quân đội Sài Gòn .
b.Tướng tá và binh lính quân đội Sài Gòn không muốn tiếp tục chiến đấu .
c.Toàn bộ nguỵ quyền Sài Gòn đã sụp đổ hoàn toàn.
Câu 27 : Ngày 30-4-1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta vì : 
a.Quân dân ta giải phóng Sài Gòn .
b.Kết thúc chiến dịch HỒ Chí Minh lịch sử .
c.Đất nước được thống nhất và độc lập .
d.Tất cả các ý trên .
* Hoàn thành thồng nhất đất nước 
Câu 28 : Nhiệm vụ của cách mạng nước ta sau ngày 30-4-1975 là : 
a.Cần phải có một Mặt trận Tổ quốc chung để lãnh đạo các đoàn thể quần chúng .
b.Phải có một Đảng cộng sản chung để lãnh đạo nhân dân tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội .
c.Phải có Nhà nước chung để lãnh đạo nhân dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ;phải có Quốc hội chung do nhân dân hai miền Nam –Bắc bầu ra .
Câu 29 : Tại sao ngày 25-4-1976 là ngày vui nhất của nhân dân ta vì :
a.Được thực hiện quyền công dân của mình .
b.Bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước .
c.Ngày hội của dân tộc .
d.Ngày non sông thu về một mối .
Câu 30 :Sự kiện lịch sử đã chấm dứt được sự chia cắt hai miền Nam –Bắc giành độc lập và thống nhất đất nước là: 
a.Phong trào Đồng khởi ở miền Nam năm 1960.
b.Cuộc tổng tiến công và nổi dậy ở các thành phố , thị xã miền Nam tết MẬu Thân năm 1968 .
c.Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
d. Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.
* Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình 
Câu 31 : Nhà máy thuỷ điện Hoà BÌnh được khởi công xây dựng chính thức vào : 
a.Ngày 6-11-1978 b. Ngày 20-11-1980 c. Ngày 6-11-1979 d. Ngày 19-8-1979
Câu 32 : Nhà máy thuỷ điện Hoà BÌnh được xây dựng và hoàn thnàh trong thời gian bao lâu và do nhân dân hai nuớc nào xây dựng ?
a.12 năm , do cán bộ và công nhân Việt Nam – Cu Ba xây dựng .
b. 14 năm , do cán bộ và công nhân Việt Nam – Trung Quốc xây dựng .
c. 15 năm , do cán bộ và công nhân Việt Nam – Liên Xô xây dựng .
d. 17 năm , do cán bộ và công nhân Việt Nam – Nhật Bản xây dựng .
Câu 33 : Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình có vai trò : 
a.Là một trong những công trình thuỷ điện lớn bậc nhất ở Châu Á .
b. Nhờ đập ngăn lũ Hoà BÌnh , đồng bằng Bắc Bộ thoát khỏi những trận lũ lụt khủng khiếp .
c.Từ Hoà Bình , dòng diện đã về với mọi miền Tổ quốc .
d.Tất cả các ý trên .
* Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta 
Câu 34: Đảng và nhà nước quyết định xây dựng nhà máy cơ khí Hà Nội nhằm : 
a.Phục vụ công cuộc xây dựng .
b.Từng buớc thay thế công cụ sản xuất thô sơ, năng suất thấp .
c.Làm nòng cốt cho công cụ nuớc ta .
d,Tất cá các ý trên .
Câu 35 : Quy mô của nhà máy cơ khí Hà Nội thời bấy giờ như thế nào ?
a. Vào loại lớn nhất nuớc ta .
b. Vào loại lớn nhất ở ba nuớc Đông Dương .
c. Vào loại lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á .
d. Vào loại lớn nhất châu Á .
câu 36 : Nhà máy xây dựng trong thời gian bao lâu ?
a. Sau 500 ngày b. Sau 1500 ngày c. Sau gần 1000 ngày d. Sau gần 2000 ngày 
Câu 37 : Sản phẩm do nhá máy cơ khí Hà Nội sản xuất là : 
a. Máy dệt b. Ô tô c. Máy bay d. Máy phay , máy tiện , máy khoan . 
Câu 38: Nối ý ở cột A với ý ở cột B cho phù hợp:
A
B
a. 6 - 11- 1979 
1. Tổ máy số 8 của nhà máy thủy điện Hòa Bình hòa điện vào lưới điện quốc gia.
b. 30-12-1988
2. Khởi công xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình.
c. 4-4-1994
3. Tổ máy số 1 của nhà máy thủy điện Hòa Bình hoạt động.
Trả lời: a- 2; b- 3; c-1
Câu 39: Chọn nhân vật phù hợp với sự kiện lịch sử.
A
B
a. Nguyễn Thiện Thuật
1. Khởi nghĩa Hương Khê
b. Tôn Thất Thuyết
2. Phản công ở kinh thành Huế
c. Phan Đình Phùng
3. Bình tây Đại nguyên soái
d. Trương Định
4. Khởi nghĩa Bãi Sậy
Trả lời: a-4; b-2; c-1; d-3
2.Tự luận 
Câu 1: Thống kê các sự kiện tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1945?
Trả lời: -1/9/1858: Pháp nổ súng mở đầu quá trình xâm lược nước ta.
 -1859-1864: Phong trào chống Pháp của Trương Định. 
 -5/7/1885: Cuộc phản công ở kinh thành Huế
 -1905-1908: Phong trào Đông du do Phan Bội Châu 
 -5/6/1911: Nguyễn Tất Thành đã từ cảng Nhà Rồng quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
 -3/2/1930: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. 
 -1930-1931: Phong trào Xô Viết Nghệ – Tĩnh 
 -8/1945: Cách mạng tháng Tám.
 -2-9-1945: Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình. 
Câu 3: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch thể hiện điều gì? Câu nào trong lời kêu gọi thể hiện điều đó rõ nhất?
Trả lời: -Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiếncủa Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thấy tinh thần quyết tâm chiến đấu hi sinh vì độc lập, tự do của nhân dân ta.
 -Câu thể hiện điều đó rõ nhất là: Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Câu 2: Tại sao nói: Việt Băc thu-đông 1947 là “mồ chôn giặc Pháp”?
Trả lời: Tại vì: Trong chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947, giặc Pháp dùng không quân, thuỷ quân và bộ binh ồ ạt tấn công lên Việt Bắc hòng tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta để kết thúc chiến tranh xâm lược. Nhưng tại đây, chúng đã bị ta đánh bại, giặc Pháp chết nhiều vô kể, vì thế có thể nío Việt Bắc thu- đông 1947 là “mồ chôn giặc Pháp”.
Câu 1: Đại hội đại biểu toàn quốc (2-1951) đã đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam; để thực hiện nhiẹm vụ đó cần các điều kiện gì?
Trả lời: -Nhiệm vụ: Đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.
 -Để thực hiện nhiệm vụ cần:
 +Phát triển tinh thần yêu nước.
 +Đẩy mạnh thi đua.
 + Chia ruộng đất cho nông dân
Câu 1: Vì sao ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ? Quân và dân ta đã chuẩn bị cho chiến dịch như thế nào?
Trả lời: -Mùa đông 1953, tại chiến khu Việt Bắc, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã họp và nêu quyết tâm giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ để kết thúc cuộc kháng chiến.
 -Quân và dân ta đã chuẩn bị kháng chiến với tinh thần cao nhất:
 +Nửa triệu chiến sĩ từ các mặt trận hành quân về Điện Biên Phủ.
 +Hàng vạn tấn vũ khí được vận chuyển vào trận địa.
 +Gần ba vạn người từ các địa phương tham gia vận chuyển lương thực, thực phẩm, quần áo, thuốc menlên Điện Biên Phủ.
Câu 1: Thống kê các sự kiện lịch sử trong giai đoạn 1945-1954?
Trả lời: -Cuối năm 1945 đến năm 1946: Đẩy lùi “giặc đói, giặc dốt”
-19-12-1946:Trung ương Đảng và Chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến.
-20-12-1946:Đài Tiếng nói Việt Nam phát lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ.
-20-12-1946 đến tháng 2-1947: Cả nước đồng loạt nổ súng chiến đấu, tiêu biểu là cuộc chiến đấu của nhân dân Hà Nội với tinh thần “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.
-Thu-đông1947: Chiến dịch Việt Bắc- “mồ chôn giặc Pháp”.
-Thu-đông 1950: Chiến dịch Biên giới. 
-16 đến 18-9-1950: Trận Đông Khê, Gương chiến đấu dũng cảm của La Văn Cầu.
-Sau chiến dịch Biên giới: Tập trung xây dựng hậu phương vững mạnh, chuẩn bị cho tiền tuyến sẵn sàng chiến đấu.
-Tháng 12-1951: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng đề ra nhiệm vụ cho kháng chiến.
-1-5-1952:Khai mạc Đại hội Chiến sữ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc. Đại hội bầu ra 7 anh hùng tiêu biểu.
-30-3-1954 đến 7-5-1954:Chiến dịch ĐBP toàn thắng. Phan ĐIình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
Câu 4: Tại sao có Hiệp định Giơ-ne-vơ? Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ là gì?
Trả lời: -Hiệp định Giơ-ne-vơ là Hiệp định Pháp phải kí kết với Việt Nam sau khi chúng thất bại nặng nề ở ĐBP. Hiệp định kí ngày 21-7-1954.
-Hiệp định công nhận chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Theo Hiệp định, sông Bến Hải là giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Nam – Bắc. Quân Pháp sẽ rút khỏi miền Bắc, chuyển vào miền Nam. Đến tháng 7-1956, nhân dân hai miền Nam-Bắc sẽ tiến hành Tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
Câu 2: Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Đảng và Chính phủ xác định nhiệm vụ của miền Bắc là gì?
Trả lời: Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, miền Bắc nước ta bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội làm hậu phương lớn vững chắc cho cách mạng miền Nam.
Câu 2: Tại sao Đảng và Chính phủ lại quyết định xây dựng một nhà máy cơ khí hiện đại? Đó là nhà máy nào?.
Trả lời: -Đảng và chính phủ quyết định xây dựng một nhà máy cơ khó hiện đại ở miền Bắc để:
+ Trang bị máy móc hiện đại cho miền Bắc thay thế các công cụ thô sơ, việc này giúp tăng năng xuất và chất lượng lao động.
+ Nhà máy này làm nòng cốt cho ngành công nghiệp nước ta.
- Đó là Nhà máy Cơ khí Hà Nội.
Câu 1: Vì sao Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn và chọn mở con đường qua dãy Trường Sơn?
Trả lời: -Đường Trường Sơn là hệ thống giao thông quan trọng nối liền hai miền Nam-Bắc của nước ta. Để đáp ứng nhu cầu chi viện sức người, vũ khí, lương thực,  cho miền Nam kháng chiến, ngày 19-5-1959 Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn.
-Ta chọn mở đường qua dãy Trường Sơn bởi vì đường đi giữa rừng khó bị địch phát hiện, quân ta dựa vào rừng để che mắt quân thù.
Câu 2: Tuyến đường Trường Sơn có vai trò quan trọng như thế nào trong sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc ta?
Trả lời: Trong những năm tháng kháng chiến chóng Mĩ cứu nước, đường Trường Sơn là con đường huyết mạch nối hai miền Nam Bắc, trên con đường này biết bao người con miền Bắc đã vào Nam chiến đấu, đã chuyển cho miền Nam hàng triệu tấn lương thực, thực phẩm, đạn dược, vũ khí,  để miền Nam đánh thắng kẻ thù.
Câu 37 : Vì sao nhà máy cơ khí Hà Nội lại được vinh dự nhiều lần đón Bác Hồ về thăm ?
- Vì Nhà máy Cơ khí Hà Nội đã đạt được nhiều thành tích to lớn , góp phần quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc . 
Câu 38 : Em hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của việc kí kết hiệp định Pa-ri : 
- Đánh dấu bước phát triển mới .
- Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi nước ta , lực lượng cách mạng Việt Nam chắc chắn mạnh hơn hẳn kẻ thù .
-Nhân dân ta có điều kiện thuận lợi để tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nuớc .
Câu 39: Hiệp định Pa-ri về Việt Nam được kí kết ngày 27-1-1973 gồm những điểm cơ bản : 
- Mĩ phải tôn trọng đọc lập , chủ quyền , thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam .
- Mĩ phải rút toàn bộ quân đội của mình và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam .
- Mĩ phải chấm dứt dính líu quân sự ở Việt Nam; phải có trách nhiệm trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam .
Câu 40 : Cuối tháng 6 đầu tháng 7 -1976, Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất( Khoá VI) họp tại Hà Nội , quyết định những vấn đề quan trọng :
- Lấy tên nước là Cộng hoà XHCN Việt Nam .
- Quyết định Quốc huy, Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng ,Quốc ca là bài Tiến quân ca .
- Thù đô HÀ Nội , thành phố Sài Gòn –Gia Định đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh .
Câu 1:Em hãy cho biết chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử được bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào? Tại sao ngày 30 - 4 trở thành ngày lễ kỉ niệm miền Nam giải phóng?
Trả lời: 	- Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử được bắt đầu vào ngày 26 - 4 – 1975 và kết thúc vào ngày 30 - 4 - 1975.
Ngày 30 - 4 trở thành ngày lễ kỉ niệm miền Nam giải phóng vì ngày 
30 - 4 - 1975 , quân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Đát nước được thống nhất và độc lập
Câu 3: Ta mở đường Trường Sơn nhằm mục đích gì?
Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho chiến trường miền Nam về sức người, vũ khí, lương thực... góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam.
Câu 4: Tại sao nói: Ngày 30/4/1975 là mốc quan trọng trong lịch sử của dân tộc ta?
Vì ngày 30/4/1975 quân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Đất nước được thống nhất và độc lập, non sông thu về một mối, Bắc Nam sum họp một nhà.
 Câu 41 : Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng ngày 30/ 4/1975:
- Là một trong những chiến thắng hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc.
- Đánh tan quân xâm lược Mĩ và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, chấm dứt 21 năm chiến tranh.
- Từ đây, hai miền Nam, Bắc được thống nhất.
Câu 1: Tại sao ngày 30 - 4- 1975 , nước ta cần phải có Quốc hội chung do nhân dân hai miền Nam, Bắc bầu ra.
Trả lời: Sau ngày 30 - 4 - 1975 , nước ta đã hoàn toàn độc lập, non sông thu về một mối. Nhiệm vụ đặt ra lúc này là phải có một nhà nước chung để lãnh đạo nhân dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Muốn vậy, phải có Quốc hội chungdo nhân dân hai miền Nam, Bắc bầu ra.
 II/ ĐỊA LÍ 
ĐỊA LÝ VIỆT NAM
1.Trắc nghiệm :
Câu 1 : Châu Á trải dài từ :
a. Gần cực Bắc đến qúa xích đạo .
b. Cực Bắc đến cực Nam.
c.Xích đạo đến gần cực Nam .
d. Xích đạo đến gần cực Bắc .
Câu 2: Châu Á có núi và cao nguyên chiếm:
a. diện tích	 	b. diện tích	 	c . diện tích
Câu 3: Đa số dân cư châu Á là người:
a. Người da vàng	
b. Người da trắng	
c. Người da đen
Câu 4 : Châu lục nào có dân số đông nhất và có diện tích lớn nhất thế giới?
a, Châu Á .b, Châu Âu. c, Châu Mĩ.
Câu 5 : Dân cư châu Á tập trung đông đúc ở đồng bằng là do : 
a.Có đất đai màu mỡ 
b.Có khí hậu mát mẻ .
c.Cả hai ý trên .
Câu 6 : Châu Phi có khí hậu gì ?
a.Nóng và khô b. Ôn hoà c.Nóng ,ẩm d. lạnh giá 
Câu 7 :Những nơi mưa nhiều ở châu Phi có cảnh quan chủ yếu là : 
a. Rừng rậm nhiệt đới b. Xa van c. Rừng thưa d. Tất cả các ý trên 
Câu 8 : Những nơi mưa ít ở châu Phi có cảnh quan chủ yếu là : 
a. Rừng rậm nhiệt đới b. Xa van c. Rừng thưa d. Tất cả các ý trên 
Câu 9: Các nước châu Phi có nền kinh tế : 
a. Chậm phát triển b. Phát triển c. Đang phát triển 
Câu 10: Hoạt động kinh tế chính của hầu hết các nước châu Phi là : 
a. Khai thác khoáng sản , trồng cây công nghiệp nhiệt đới .
b. Công nghiệp cơ khí và du lịch .
c. Trồng lúa gạo , phát triển công nghiệp chế biến .
d. Trồng cây công nghiệp và phát triển du lịch .
Câu 11 : Châu Mĩ nằm ở :
a. Bán cầu Tây b. Bán cầu Đông 
Câu 12 :Châu Mĩ nằm ở vành đai khí hậu là :
a.Nhiệt đới b. Ôn đới c.Hàn đới d. tất cả các ý trên 
Câu 13 : Đặc điểm khác biệt của đồng bằng A-ma-dôn so với đồng bằng khác trên thế giới là : 
a. Rộng nhất thế giới b. Dân cư thưa thớt 
c. Chủ yếu là rừng bao phủ d. Tất cả các ý trên 
Câu 14 : Dân cư châu Mĩ chủ yếu là người :
a. Nhập cư b. Anh-điêng ( bản địa ) 
Câu 15 : Châu Đại Dương củ yếu nằm ở :
a. Phía Bắc đường xích đạo b. Phía Nam đường xích đạo 
Câu 16 : Đại bộ phận lãnh thổ Ô-xtrây-li-a ở độ cao :
a. Từ 0 đến 500m b. Từ 500m đến 1000 m c. Trên 1000 m 
Câu 17 : Dân cư châu Đại Dương chủ yếu là người : 
a.Da trắng b. Da vàng c. Da đen d. Da lai
Câu 18 : Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của châu Nam Cực : 
a.Châu lục lạnh nhất thế giới .
b. Châu lục không có dân cư sinh sống .
c. Châu lục dân cư đông đúc .
d. Nơi cư trú của chim cánh cụt .
Câu 19: Đại dương có độ sâu lớn nhất là : 
a. Ấn Độ Dương b. Bắc băng Dương c. Thái Bình Dương d. Đại tây Dương 
Câu 20: Châu lục nào có dân số đông nhất thế giới?
a, Châu Á. b, Châu Âu. c, Châu Mĩ.
2.Tự luận 
Câu 3: Biển có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất?
Trả lời: -Nhờ có biển mà khí hậu nước ta trở nên điều hoà hơn.
 -Biển là nguồn tài nguuyên lớn cho ta nhiều dầu mỏ, khí tự nhiên, muối, cá, tôm, 
 -Biển là đường giao thông quan trọng.
 -Ven biển có nhiều bãi tắm và phong cảnh đẹp là những nơi du lịch và nghỉ mát hấp dẫn.
 Chúng ta cần bảo vệ, giữ gìn và khai thác tài nguyên biển một cách hợp lí.
Câu 3: Nêu một số tác dụng của rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta?
Trả lời: -Rừng cho ta nhiều sản vật nhất là gỗ.	
 -Rừng có tác dụng điều hoà khí hậu, rừng che phủ đất.
-Rừng đầu nguồn giúp hạn chế nước mưa tràn về đồng bằng một cách đột ngột gây lũ lụt.
 -Rừng ven biển chống bão biển, bão cát bảo vệ sản xuất và đời sống của người dân ở ven biển.
Câu 2: Dân số tăng nhanh gây những khó khăn gì trong nâng cao đời sống của nhân dân? Tìm ví dụ cụ thể về hậu quả của việc tăng dân số nhanh ở địa phương em?
Trả lời: + Dân số nước ta tăng nhanh, bình quân mỗi năm tăng thêm khoảng trên một triệu người. Dân số đông và tăng nhanh gây nhiều khó khăn như:
 -Tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt vì nhu cầu sử dụng nhiều.
 -Trật tự xã hội có nguy cơ vi phạm cao.
 -Việc nâng cao chất lượng đời sống gặp nhiều khó khăn.
 + Địa phương em dân số tăng nhanh gây khó khăn về lương thực, thực phẩm; về nhà ở, may mặc, học hành, chăm sóc sức khoẻ,  làm cho đời sống của nhân dân không được nâng cao.
Câu 3: Phân bố dân cư nước ta có đặc điểm gì?
Trả lời: Phân bố dân cư nước ta không đồng đều. Ở vùng đồng bằng, ven biển đất chật người đông thừa lao động. Ở vùng núi nhiều tài nguyên nhưng dân cư thưa thớt, thiếu lao động. Do đó, Nhà nước đã và đang đIều chỉnh sự phân bố dân cư giữa các vùng.
 Khoảng 3/4 dân số nước ta sống ở nông thôn, phần lớn làm nghề nông. Chỉ có khoảng 1/3 dân số sống ở thành thị.
Câu 1: Ngành trồng trọt có vai trò như thế nào trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta?
Trả lời: Trong nông nghiệp ở nước ta, trồng trọt là ngành sản xuất chính. Trồng trọt đóng góp tới gần 3/4 giá trị sản xuất nông nghiệp.
 Do có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nước ta có nhiều loại cây, chủ yếu là cây sứ nóng. Lúa gạo được trồng nhiều nhất ở nước ta. Những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Cây công nghiệp và cây ăn quả được trồng ngày càng nhiều.
Câu 2: Hãy kể tên một số loại cây trồng nhiều ở nứơc ta? Loại nào được trồng nhiều nhất?
Trả lời: Các loại cây được trồng nhiều ở nước ta là: lúa, các loại cây ăn quả, cao su, cà phê, chè, Trong đó, cây lúa được trồng nhiều nhất.
Câu 2: Ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động gì? Phân bố ở đâu? 
Trả lời: Lâm nghiệp gồm có những hoạt động:
 +Trồng và bảo vệ rừng.
 +Khai thác gỗ và các lâm sản khác.
 Ngành lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở vùng và núi trung du.
Câu 3: Nước ta có những điều kiện nào để phát triển ngành thuỷ sản?
Trả lời: Nước ta có những điều kiện để phát triển ngành thuỷ sản là:
 -Vùng biển rộng lớn có nhiều hải sản.
 -Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
 -Người dân có nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng và đánh bắt hải sản.
 -Nhu cầu về thuỷ sản ngày càng tăng.
 -Việc đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản ngày càng phát triển.
Câu 3: Kể tên một số ngành công nghiệp ở nước ta và sản phẩm của ngành công nghiệp đó?
Trả lời: Nước ta có nhiều ngành công nghiệp như:
 -Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, sản phẩm là: than, dầu mỏ, quặng sắt,
 -Điện (thuỷ điện, nhiệt điện), sản phẩm là: điện.
 -Luyện kim, sản phẩm là: gang, thép, đồng, thiếc, 
 -Cơ khí, sản phẩm là: các loại máy móc, phương tiện giao thông,
 -Hoá chất, sản phẩm là: phân bón, thuốc trừ sâu, xà phòng, 
 -Dệt may mặc, sản phẩm là: các loại vải, quần áo.
 -Chế biến lương thực thực phẩm, sản phẩm là: gạo, đường, bánh kẹo, rượu bia,
 -Sản xuất hàng tiêu dùng, sản phẩm là: đồ dùng gia đình, dụng cụ y tế.
Câu 4: Nêu đặc điểm địa hình nổi bật của Lào và Cam-pu-chia?
Trả lời: 	Lào không giáp biển, địa hình phần lớn là núi và cao nguyên. Còn Cam-pu-chia cóa địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo.
Câu 5: Em hãy cho biết vị trí địa lí và giới hạn của Châu Á?
Trả lời: Châu Á trải dài từ gần cực Bắc tới quá xích đạo, có ba phía giáp với biển và đại dương:
 -Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương.
 -Phía Đông giáp với Thái Bình Dương.
 -Phía Nam giáp với Ấn Độ Dương.
 -Phía Tây và Tây Nam giáp với Châu Âu và Châu Phi.
Câu 21 : Khu vực Đông Nam á sản xuất được nhiếu lúa gạo vì:
- Khu vực Đông Nam á chủ yếu có khí hậu gió mùa nóng ẩm.
- Có nhiều đồng bằng màu mỡ thường tập trung dọc các sông lớn và ở vùng ven biển.
Câu 22: Trên Trái Đất có mấy đại dương và nêu tên các đại dương đó ?
- Trên trái đất gồm có 4 đại dương : Ấn Độ Dương , Bắc băng Dương ,Thái Bình Dương ,Đại tây Dương 
Câu 23 : Kinh tế ở châu Phi có đặc điểm gì khác với Châu Âu và châu Á ?
- Châu Phi có nền kinh tế chậm phát triển do mới tiếp cận tập trung nền sản xuất công nghiệp với máy móc thô sơ .
- Châu Âu và châu Á có nền kinh tế rất phát triển chủ yếu là phát triển về ngành công nghiệp làm việc với máy móc hiện đại .
Câu 24: Kể tên một sản phẩm công nghiệp nổi tiếng của châu Âu :
-Máy bay , ô tô, thiết bị , hàng điện tử , , len dạ , dược phẩm , mĩ phẩm 
Câu 25: Dân cư châu Mĩ có đặc điểm gì nổi bật :
- dân cư châu Mĩ chủ yếu là người Anh-điêng và phần lớn nhập cư từ các châu lục khác . Dân cư tập trung ở

File đính kèm:

  • docDe_cuong_Lich_suDia_liKhoa_hoc_hoc_ki_II.doc