Đề cương giáo án dự giờ số 4 môn Lịch sử 10 - Tiết 8, Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến - Năm học 2015-2016 - Võ Dũng

- Giáo viên giải thích thêm : Sự thịnh trị của nhà Minh còn biểu hiện ở lĩnh vực chính trị: ngay từ khi lên ngôi, Minh Thái Tổ đã quan tâm đến xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền (quyền lực ngày càng tập trung vào tay nhà vua, bỏ chức thừa tướng, thái úy, giúp việc cho vua là 6 bộ, vua tập trung mọi quyền hành trong tay, trực tiếp chỉ huy quân đội).

- Giáo viên nêu câu hỏi: Tại sao nhà Minh với nền kinh tế và chính trị thịnh trị như vậy lại sụp đổ.

- Học sinh trả lời.

- Giáo viên nhận xét và phân tích: Cũng như các triều đại phong kiến rước đó, cuối thời Minh ruộng đất ngày càng tập trung vào tay giai cấp quý tộc, địa chủ còn nông dân ngày càng cực khổ ruộng ít, sưu cao, thuế nặng cộng với phải đi lính phục vụ cho các cuộc chiến tranh xâm lược, mở rộng lãnh thổ của các triều vua. Vì vậy mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ ngày càng gay gắt và cuộc khởi nghĩa nông dân của Lý Tự Thành làm cho nhà Minh sụp đổ.

- Giáo viên liên hệ cuộc xâm lược nước ta của nhà Minh.

Giáo viên nêu câu hỏi: Chính sách cai trị của nhà Thanh?

Học sinh trả lời.

Giáo viên nhận xét và chốt ý.

 

docx5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 670 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương giáo án dự giờ số 4 môn Lịch sử 10 - Tiết 8, Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến - Năm học 2015-2016 - Võ Dũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG GIÁO ÁN DỰ GIỜ SỐ 4
Giáo viên lên lớp: Võ Dũng
Giáo viên hướng dẫn: Phan Thị Vân
Sinh viên kiến tập: Y Lộc
Tiết: 8 Lớp 10B10
Ngày 6/11/2015
&
CHƯƠNG III : TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
BÀI 5: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
MỤC TIÊU 
Học xong bài này, học sinh cần:
Kiến thức
Biết được những nét chính về sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc và các quan hệ trong xã hội.
Bộ máy chính quuyeenf phong kiến được hình thành, củng cos từ thời Tần – Hán cho đến thời Minh – Thanh. Chính sách xâm lược chiếm đất đai của các hoàng đế Trung Hoa.
Hiểu rõ những đặc điểm về kinh tế Trung Quốc thời phong kiến : Nông nghiệp là chủ yếu, hưng thịnh theo chu kì, mầm mống kinh tế TBCN đã xuất hieenh nhưng vẫn còn yếu ớt.
Biết được những thành tựu của nền văn hóa Trung Quốc thời phong kiến.
Kĩ năng
Nắm được những khái niệm cơ bản
Biết vẽ sơ đồ hoặc tự vẽ lược đồ để hiểu được bài giảng
Thái độ, tư tưởng 
Học sinh thấy được tính phi nghĩa của các cuộc xâm lược của các triều đai phong kiến Trung Quốc
Quý trọng các di sản văn hóa, hiểu được các ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với Việt Nam.
THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC
Bản đồ Trung Quốc qua các triều đại.
Sưu tầm tranh ảnh như: Vạn Lí Tường Thành, Cố cung, các tập thơ thời Đường, tiểu thuyết thời Minh – Thanh, các đồ gốm sứ của Trung Quốc thời phong kiến.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY – HỌC
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Em hãy trình bày những biểu hiện sự hưng trị về kinh tế, chính trị của xã hội phong kiến Trung Quốc dưới thời nhà Đường?
Vào bài mới
Tiết trước chúng ta đã cùng tìm hiểu xong Trung Quốc thời phong kiến qua các triều đại Tần, Hán và sự phát triển chế độ phong kiến dưới thời Đường. Từ đó hiểu được quá trình hình thành chế độ phong kiến ra sao và phát triển qua các thời đại như thế nào. Tiết này chúng ta tiếp tục tìm hiểu các triều đại tiếp theo của thời kì phong kiến của Trung Quốc. Sự hưng thịnh về kinh tế gắn với chính trị như thế nào? Những thành tựu rục rỡ của nền văn hóa Trung Quốc là gì? Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em nắm được những vấn đề trên. 
Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1.
* Hoạt động 2.
* Hoạt động 3: ( cả lớp và các nhân) Tìm hiểu sự phát triển kinh tế Trung Quốc thời Minh – Thanh va tình hình chính trị xã hội trong thời gian này.
- Giáo viên dặt câu hỏi: Nhà Minh , nhà Thanh được thành lập như thế nào?
- Học sinh đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.
- Giáo viên chốt ý.
- Giáo viên nêu câu hỏi: Dưới thời Minh kinh tế có điểm gì mới so với các triều đại trước? Biểu hiện?
- Học sinh đọc sách giáo khoa và liên hệ bài của tiết trước để trả lời.
- Giáo viên nhận xét và chốt ý. 
- Giáo viên giải thích thêm : Sự thịnh trị của nhà Minh còn biểu hiện ở lĩnh vực chính trị: ngay từ khi lên ngôi, Minh Thái Tổ đã quan tâm đến xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền (quyền lực ngày càng tập trung vào tay nhà vua, bỏ chức thừa tướng, thái úy, giúp việc cho vua là 6 bộ, vua tập trung mọi quyền hành trong tay, trực tiếp chỉ huy quân đội).
- Giáo viên nêu câu hỏi: Tại sao nhà Minh với nền kinh tế và chính trị thịnh trị như vậy lại sụp đổ.
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên nhận xét và phân tích: Cũng như các triều đại phong kiến rước đó, cuối thời Minh ruộng đất ngày càng tập trung vào tay giai cấp quý tộc, địa chủ còn nông dân ngày càng cực khổ ruộng ít, sưu cao, thuế nặng cộng với phải đi lính phục vụ cho các cuộc chiến tranh xâm lược, mở rộng lãnh thổ của các triều vua. Vì vậy mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ ngày càng gay gắt và cuộc khởi nghĩa nông dân của Lý Tự Thành làm cho nhà Minh sụp đổ.
- Giáo viên liên hệ cuộc xâm lược nước ta của nhà Minh.
Giáo viên nêu câu hỏi: Chính sách cai trị của nhà Thanh?
Học sinh trả lời.
Giáo viên nhận xét và chốt ý.
* Hoạt động 4: ( làm việc theo nhóm) Tìm hiểu những thành tựu của văn hóa Trung Quốc.
- GV chia lớp làm 2 nhóm và gia nhiệm vụ cho mỗi nhóm:
+ Nhóm 1( tổ 1,2) : Những thành tựu trên lĩnh vực tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc?
+ Nhóm 2 ( tổ 3,4) : Những thành tựu trên lĩnh vực sử học, văn học, khoa học kỹ thuật?
- Học sinh đọc sách giáo khoa , thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Giáo viên mời đại diện nhóm trình bày và các thành viên khác có thể bổ sung
- GV nhận xét và chốt ý
- GV cho HS xem tranh Cố cung Bắc kinh và yêu cầu HS nhận xét. 
GV phân tích: Cố cung biểu tượng cho uy quyền củ chế độ phong kiến nhưng đồng thời nó cũng biểu hiện tài năng và nghệ thuật trong xây dựng của nhân dân Trung Quốc.
1.Chế độ phong kiến thời Tần, Hán.
2.Sự phát triển chế độ phong kiến dưới thời Đường.
3.Trung Quốc thời Minh, Thanh
a. Sự thành lập nhà Minh, nhà Thanh.
- Nhà Minh thành lập (1638 – 1644), người sáng lập là Chu Nguyên Chương.
- Bộ tộc Mãn Thanh ở Đông Bắc Trung Quốc đánh bại Lý Tự Thành, lập ra nhà Thanh (1644 – 1911).
b. Sự phát triển kinh tế dưới triều Minh.
Từ thế kỷ XVI đã xuất hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa.
- Thủ công nghiệp: xuất hiện công trường thủ công, quan hệ chủ - người làm thuê.
- Thương nghiệp phát triển, thành thị mở rộng và phồn vinh.
c. Về chính trị.
- Bộ máy nhà nước phong kiến ngày càng tập quyền. Quyền lực ngày càng tập trung trong tay nhà vua.
- Mở rộng bành trướng ra bên ngoài, trong đó có sang xâm lược Đại Việt nhưng đã thất bại nặng nề.
d. Chính sách cai trị của nhà Thanh.
- Đối nội: áp bức dân tộc, mua chuộc địa chủ người Hán.
- Đối ngoại: Thi hành chính sách xâm lược, “bế quan toả cảng”.
 ð Chế độ phong kiến nhà Thanh sụp đổ năm 1911.
4. Văn hóa Trung Quốc.
a. Tư tưởng.
- Nho giáo do Khổng Tử sáng lập, giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến, là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến, về sau Nho giáo càng trở nên bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội.
- Phật giáo cũng thịnh hành nhất là thời Đường.
b. Sử học: Tư Mã Thiên với bộ Sử ký.
c. Văn học:
+ Thơ phát triển mạnh dưới thời Đường.
+ Tiểu thuyết phát triển mạnh ở thời Nguyên – Thanh: Thủy Hử (Thi Nại Am); Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung); Tây du ký (Ngô Thừa Ân); Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần).
d. Khoa học kỹ thuật.
Đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực hàng hải, nghề in, làm giấy, gốm, dệt, luyện sắtvà kỹ thuật xây dựng các cung điện phục vụ cho chế độ phong kiến.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
Cũng cố
Giáo viên nêu một số câu hỏi và hướng dẫn học sinh tự cũng cố kiến thức.
Dặn dò
Học bài cũ, làm bài tập trong SGK, đọc trước bài mới.
 Bài tập:
1. Kể tên các triều đại phong kiến Trung Quốc, thời gian tồn tại? Triều đại nào chế độ phong kiến đạt đến đỉnh cao? Biểu hiện?
2. Những thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến? Tìm hiểu tác phẩm Sử ký của Tư Mã Thiên.
Giáo viên hướng dẫn 	Sinh viên kiến tập
Y Lộc 

File đính kèm:

  • docxBai_5_Trung_Quoc_thoi_phong_kien.docx
Giáo án liên quan