Đề cương Địa lý 9 - Học kì II

* Phương hướng chính để bảo vệ nguồn tài nguyên và MT biển:

+ Khai thác kết hợp với bảo vệ và phục hồi.

+ Đánh bắt bằng những phương pháp ít gây ô nhiễm môi trường.

+ Có hệ thống sử lý rác thải cn để ko đổ rác thải ra môi trường biển.

+ Nghiêm cấm việc đánh bắt và khai thác quá mức.

- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật biển. Đầu tư để chuyển hướng từ khai thác vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.

- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng.

- Bảo vệ rạn san hô và cấm khai thác san hô.

- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản.

- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ.

- Nhận xét:

+ Môi trường biển bị ô nhiễm một cách nặng nề bởi nhiều nguyên nhân: lượng nước thải cn, sinh hoạt đổ ra biển, dầu loang, đắm tàu, chìm tàu, khai thác đánh bắt bằng các chất độc hại, khai thác tài nguyên biển một cách ko tiết kiệm.

+ Và cũng chính từ việc ô nhiễm môi trường trên mà nhiều loài thủy hải sản bị tuyệt chủng và lượng thủy hải sản cũng giảm nhiều.

Đồng thời, do việc đánh bắt quá mức nên nguồn thủy hải sản và các tài nguyên biển khác đang ngày càng bị cạn kiệt.

 

doc6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 752 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương Địa lý 9 - Học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Lý thuyết
I/ VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
1. Nêu đặc điểm tự nhiên, tiềm năng kinh tế trên đất liền (có các loại khoáng sản chính nào? Kể tên các mỏ dầu khí hiện đang được khai thác của vùng?)
- Đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế:
+ Địa hình thoải, đất badan là chủ yếu, ngoài ra còn có đất xám, một lượng nhỏ đất phù sa và đất feralit. => mặt bằng xây dựng thuận lợi và đất đai phù hợp cho việc trồng và phát triển cây công nghiệp.
+ Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm. 
+ Có 2 hồ lớn, và 2 con sông tạo điều kiện cho thủy lợi và tưới tiêu.
+ Nguồn thủy sinh tốt.
+ Nghèo tài nguyên khoáng sản (thuộc về đặc điểm tự nhiên).
- Các loại khoáng sản chính: bô-xít, nước khoáng (trên đất liền).
- Các mỏ dầu khí: Bạch Hổ, Đại Hùng, Rạng Đông, Rồng, Lan Đỏ, Lan Tây, Hồng Ngọc.
2. Kể tên các trung tâm kinh tế lớn và các ngành công nghiệp chủ yếu?
- Trung tâm KT lớn: tp Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai.
- Các ngành CN chủ yếu: cơ khí, hóa dầu, cn chế biến, thủy điện, luyện kim, cn sản xuất hàng tiêu dùng, ...
3. Giải thích vì sao ĐNB lại có thế mạnh rất lớn về trồng cây công nghiệp lâu năm? (xem bảng 32.2 SGK, nắm rõ vị trí trồng các cây công nghiệp)
- ĐNB có thế mạnh về trồng cây cn vì:
+ Diện tích đất bazan lớn.
+ Nguồn nước tưới tiêu đảm bảo.
+ Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm tạo đk cho cây cn phát triển.
+ Người dân có nhiều kinh ngiệm trong việc tồng cây công nghiệp
II/ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
4. Dựa vào bảng 35.2 SGK nhận xét ngành công nghiệp nào phát triển mạnh nhất, giải thích vì sao ngành này lại phát triển mạnh?
- Ngành phát triển nhất: ngành chế biến lương thực, thực phẩm.
- Nguyên nhân phát triên: 
+ Đáp ứng nhu cầu của người dân và xuất khẩu.
+ Là vựa lúa của đất nước, là nơi có sản lượng nông sản rất lớn --> chính là nguồn nguyên liệu dồi dào cho việc phát triên ngành này. Đồng thời, để giải quyết lượng nông sản rất lớn đó.
5. Do đâu vùng ĐBSCL có thế mạnh về phát triển nuôi trồng và chế biến thủy sản?
- Điều kiện tự nhiên:
+ Diện tích vùng nước trên cạn, trên biển lớn.
+ Nguồn cá tôm dồi dào: nước ngọt, nước mặn, nước lợ.
+ Có các bãi cá, tôm trên biển rộng lớn.
+ Nhiều thức ăn, nhiều lũ.
+ Nhiều ngư trường lớn, biển ấm quanh năm.
+ Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc.
+ Ba mặt giáp biển.
- Nguồn lao động :
+ Lực lượng lao động dồi dào.
+ Lao động có kinh nghiệm, tay nghề nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản.
+ Một bộ phận nhỏ dân cư làm nghề nuôi trồng và khai thác thỷ sản.
- Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều cơ sở chế biến thuỷ sản, sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu.
- Đồng bằng sông Cửu Long có thị trường tiêu thụ thuỷ sản rộng, lớn ở các nước trong khu vực, EU, Nhật, Bắc Mĩ...
- Người dân có nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng và chế biến thủy hải sản.
- Hệ thống sông ngòi dày đặc.
- Có vùng biển rộng lớn và lượng thủy hải sản phong phú do sự dao thoa của nhiều dòng biến nóng lạnh.
- Có nhiều thức ăn đảm bảo cho việc nuôi tròng thủy hải sản.
- Điều kiện khí hậu thuuận lợi cho việc đánh bắt.
6. Dựa vào hình 36.3 SGK xác định các cơ sở công nghiệp chính ( hàng xuất khẩu chủ lực của vùng là gì? )
- TT công nghiệp: Cần Thơ, Long Xuyên, Cà Mau, Mỹ Tho.
- hàng xuất khẩu chủ lực: lúa gạo, cây ăn quả, thủy hải sản,...
Câu 7: Nêu mặt thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển ngành thủy sản ở ĐBSCL?
* Thuận lợi: Chính là các thế mạnh được nêu ở câu 5
* Khó khăn:
- Tài nguyên động vật, tôm, cá bị suy giảm nghiêm trọng.
- Nguồn nước nhiều nơi bị ô nhiễm.
- Chỉ tập trung khai thác, đánh bắt ven bờ, chưa chú trọng khai thác xa bờ.
- Nhiều khó khăn xảy đến đối với miền khí hậu có 2 mùa mưa, khô đối lập.
III/ PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ BIỂN
8. Nước ta có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển ngành kinh tế biển?
Nước ta có nguồn tài nguyên biển - đảo khá phong phú, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.
* Có tài nguyên sinh vật biển phong phú tạo điều kiện thuận lợi để nuôi trồng và chế biển hải sản:
- Có bờ biển dài (3260 km), thuận lợi cho nuôi trồng, vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2, thuận lợi cho đánh bắt và khai thác.
- Tổng trữ lượng 4 triệu tấn, có thể khai thác hằng năm là 1,9 triệu tấn. 
- Vùng biển có hơn 2000 loài cá, trong đó có 110 loài có giá trị KT, có trên 100 loài tôm, nhiều loại đặc sản.
* Có tài nguyên du lịch biển phong phú có thể phát triển nhiều loại hình du lịch.
- Dọc bờ biển có nhiều bãi cát dài, rộng, phong cảnh đẹp, thuận lợi cho việc XD các khu nghỉ dưỡng.
- Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh đẹp, hấp dẫn du khách.
- Có vịnh Hạ Long là Di sản THTG.
* Có nguồn khoáng sản phong phú:
- Biển có độ mặn lớn, nắng nóng quanh năm thuận lợi cho nghề làm muối.
- Dọc bờ biển có nhiều bãi cát chứa oxit titan có giá trị xk (Hà Tĩnh, Bình Định).
- Nhiều nơi có cát trắng (Quảng Ninh, Khánh Hoà) làm nguyên liệu cho ngành sx thuỷ tinh, pha lê.
- Nguồn dầu khí có trữ lượng hàng chục tỉ tấn ở thềm lục địa tạo thuận lợi cho ngành CN năng lượng, hoá chất phát triển.
* Phát triển GTVT biển:
- Nằm gần đường hàng hải quốc tế quan trọng.
- Bờ biển có nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc XD cảng, đặc biệt là các cảng nước sâu..
9. Nước ta có những quần đảo lớn nào? Thuộc tỉnh nào?
- Quần đào Hoàng Sa - Đà Nẵng
- Quần đảo Trường Sa - Khánh Hòa.
10. Bằng sự hiểu biết của bản thân, kết hợp kiến thức đã học, hãy nhận xét về tài nguyên hiện nay và vấn đề ô nhiễm môi trường biển như thế nào? Phương hướng chính để bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường biển?
* Hiện nay, tài nguyên biển đang giảm sút và ô nhiễm MT biển đang diễn ra nghiêm trọng.
- Nguyên nhân: Phương tiện khai thác lạc hậu, cho nên chỉ tập trung đánh bắt ven bờ, đánh bắt = phương pháp có nguy cơ huỷ diệt MT (= thuốc nổ, xung điện..), khai thác không đi đôi với việc bảo vệ nguồn lợi hải sản, rừng ngập mặn ven biển bị khai thác tàn phá, chất thải của CN và sinh hoạt đổ thẳng ra sông và biển mà chưa qua xử lí, việc khai thác vận chuyển dầu, các sự cố tràn dầu và chìm tàu, sự hoạt động của các phương tiện GTVT đường biển..
* Phương hướng chính để bảo vệ nguồn tài nguyên và MT biển:
+ Khai thác kết hợp với bảo vệ và phục hồi.
+ Đánh bắt bằng những phương pháp ít gây ô nhiễm môi trường.
+ Có hệ thống sử lý rác thải cn để ko đổ rác thải ra môi trường biển.
+ Nghiêm cấm việc đánh bắt và khai thác quá mức.
Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật biển. Đầu tư để chuyển hướng từ khai thác vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng.
- Bảo vệ rạn san hô và cấm khai thác san hô.
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản.
- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ.
- Nhận xét:
+ Môi trường biển bị ô nhiễm một cách nặng nề bởi nhiều nguyên nhân: lượng nước thải cn, sinh hoạt đổ ra biển, dầu loang, đắm tàu, chìm tàu, khai thác đánh bắt bằng các chất độc hại, khai thác tài nguyên biển một cách ko tiết kiệm.
+ Và cũng chính từ việc ô nhiễm môi trường trên mà nhiều loài thủy hải sản bị tuyệt chủng và lượng thủy hải sản cũng giảm nhiều. 
Đồng thời, do việc đánh bắt quá mức nên nguồn thủy hải sản và các tài nguyên biển khác đang ngày càng bị cạn kiệt.
IV/ địa lí địa phương
Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở khu vực phía bắc cao nguyên Trung Bộ thuộc vùng Tây Nguyên Việt Nam. Tỉnh Gia Lai được tái lập vào ngày 12 tháng 8 năm 1991, Gia Lai - Kon Tumtách thành hai tỉnh là Gia Lai và Kon Tum.
Vị trí địa lý
Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao trung bình 700 - 800 métso với mực nước biển[3]. Tỉnh Gia Lai trải dài từ 12°58'20" đến 14°36'30" vĩ bắc, từ 107°27'23" đến 108°54'40"kinh đông. Phía đông của tỉnh giáp với các tỉnh là Quảng Ngãi, Bình Định vàPhú Yên[4]. Phía tây giáp tỉnh Ratanakiri thuộc Campuchia, có đường biên giới chạy dài khoảng 90 km. Phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, và phía phía bắc của tỉnh giáp tỉnh Kon Tum[5].
Điều kiện tự nhiên
Gia Lai nằm trên một phần của nền đá cổ rộng lớn, dày trên 4.000 m, thuộc Địa khối Kon Tum. Địa hình thấp dần từ bắc xuống nam và nghiêng từ đông sang tây, với các đồi núi, cao nguyên và thung lũng xen kẽ nhau khá phức tạp. Địa hình Gia chia thành 3 dạng chính là địa hình đồi núi, cao nguyên và thung lũng[6]. Trong đó, Cao nguyên là dạng địa hình phổ biến và quan trọng của Gia Lai, với hai cao nguyên là Cao nguyên Kon Hà Nừng và Cao nguyên Pleiku. Địa hình thứ hai là địa hình đồi núi, chiếm 2/5 diện tích tự nhiên toàn tỉnh[6], phần lớn nằm ở phía bắc, địa hình núi phân cách mạnh, bề mặt các dạng địa hình khác của Gia Lai như các cao nguyên, những thung lũng đồng bằng cũng đều rải rác có núi. Địa hình thứ ba là Các vùng trũng, những vùng này sớm được con người khai thác để sản xuất lương thực. Hầu hết các vùng trũng nằm ở phía đông của tỉnh. Ngoài ra đất đai được chia làm 26 loại khác nhau, gồm 7 nhóm chính.
thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, dồi dào về độ ẩm, có lượng mưa lớn, không có bão và sương muối. Khí hậu ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vàotháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 22 – 250C. Vùng vùng Đông Trường Sơn từ 1.200 – 1.750 mm, Tây Trường Sơn có lượng mưa trung bình năm từ 2.200 – 2.500 mm. Khí hậu và thổ nhưỡng Gia Lai rất thích hợp cho việc phát triển nhiều loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày, chăn nuôi và kinh doanh tổng hợp nông lâm nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao
Toàn tỉnh có 27 loại đất, được hình thành trên nhiều loại đá mẹ thuộc 7 nhóm chính. Tài nguyênkhoáng sản là một tiềm năng kinh tế quan trọng của tỉnh Gia Lai, với nhiều khoáng sản, nổi bật nhất là vàng, nguồn vật liệu xây dựng, bôxit và đá quý
Hành chính
gồm 1 thành phố trực thuộc, 2 thị xã và 14 huyện, trong đó có 223 đơn vị cấp xã gồm 24 phường, 15 thị trấn và 184 xã[8].
Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Gia Lai
Tên
Dân số (người)2009
Hành chính
Thành phố
Pleiku
208.634
14 phường, 9 xã
Thị xã
An Khê
63.375
6 phường, 5 xã
Ayun Pa
34.890
4 phường, 4 xã
Huyện (14)
Chư Păh
67.315
2 thị trấn, 13 xã
Chư Prông
97.865
1 thị trấn, 19 xã
Chư Sê
94.389
1 thị trấn, 14 xã
Đắk Đoa
98.251
1 thị trấn, 16 xã
Tên
Dân số (người)2009
Hành chính
Chư Pưh
54.890[9].
1 thị trấn, 8 xã
Phú Thiện
70.881
1 thị trấn,10 xã
Mang Yang
53.160
1 thị trấn và 11 xã
Krông Pa
72.397
1 thị trấn và 13 xã
Kông Chro
42.635
1 thị trấn, 13 xã
K'Bang
61.682
1 thị trấn, 13 xã
Ia Pa
49.030
1 thị trấn, 9 xã
Ia Grai
88.613
1 thị trấn, 12 xã
Đức Cơ
62.031
1 thị trấn, 9 xã
Đak Pơ
38.017
1 thị trấn, 7 xã
Lịch sử
Tỉnh Gia Lai ngày nay xưa kia là địa bàn sinh sống lâu đời của các dân tộc Jrai, Bahnar có tập quán sống thành từng làng. Trước khi người Pháp đặt ách đô hộ lên Tây nguyên, các dân tộc Gia Lai đang ở giai đoạn cuối của xã hội nguyên thuỷ chuyển sang giai đoạn xã hội có giai cấp[10].
Từ những năm đầu thập niên 40 của thế kỷ XIX, các giáo sĩ người Pháp bắt đầu truyền đạo ở khu vực cư trú của người Bahnar thuộc xã Hà Tây thuộc huyện Chư Pah và xã Hà Đông thuộc địa phận huyện Đak Đoa ngày nay. Lúc này người Pháp ngày càng tiến sâu vào Bắc Tây Nguyên, đồng thời tạo nên những xáo trộn mới bằng những chính sách chia để trị, dựa vào nhóm này để chống nhóm khác, chia rẽ Kinh - Thượng, chia rẽ các dân tộc trong tỉnh, trong khu vực với nhau.
Cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, Pháp đã từng bước thiết lập bộ máy cai trị trên đất Gia Lai. Sau nhiều lần thay đổi, sáp nhập, chia tách để thành lập các đơn vị hành chính trên vùng Tây Nguyên, ngày 24 tháng 5 năm 1932, theo Nghị định Toàn quyền Đông Dương lúc này tỉnh Pleiku được thành lập.
Đến trước Cách mạng tháng Tám 1945, tỉnh Pleiku có Thị xã Pleiku[11], huyện An Khê, huyện Plei kli, huyện Chư Ty và huyện Cheo Reo.
Sau năm 1945, chính quyền cách mạng gọi là tỉnh Gia Lai. Tháng 6 năm 1946, Pháp chiếm lại vùng đất Gia Lai và gọi tên đây là tỉnh Pleiku. Giai đoạn từ năm 1946 đến năm 1954, tỉnh Pleiku nói riêng, Tây Nguyên nói chung trải qua nhiều lần chủ thể cai quản theo các văn bản của chính quyền thực dân. Thông tin lịch sử tỉnh Gia Lai, Tỉnh Gia Lai..
Tuy nhiên về phía chính quyền cách mạng, trong những năm kháng chiến chống Pháp, vẫn gọi là tỉnh Gia Lai, nhưng qua từng thời điểm khác nhau, tỉnh Gia Lai lại thuộc sự chỉ đạo trực tiếp của các cơ quan khác nhau trong khu vực, các huyện trong tỉnh cũng nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chính.
Dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa thì tỉnh mang tên Pleiku với ba quận. Năm 1962 tách quận Cheo Reo lập tỉnh Phú Bổn nên Pleiku chỉ còn hai quận: Lệ Trung và Lệ Thanh. Năm 1965 thì đổi Lệ Thanh thành Thanh An.
Ngày 20 tháng 9 năm 1975, thực hiện theo Nghị quyết của Bộ Chính trị, hợp nhất hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum thành tỉnh mới là Gia Lai - Kon Tum.
Ngày 23 tháng 4 năm 1979, chia huyện Ayun Pa thành 2 huyện: Ayun Pa và Krông Pa.[12]
Ngày 17 tháng 8 năm 1981, thành lập huyện Chư Sê trên cơ sở tách ra từ 2 huyện Chư Prông và Mang Yang.[13]
Ngày 28 tháng 12 năm 1984, chia huyện An Khê thành 2 huyện: An Khê và K'Bang.[14]
Ngày 30 tháng 5 năm 1988, chia tiếp huyện An Khê thành 2 huyện: An Khê và Kông Chro.
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, theo Nghị quyết kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khoá VIII, Gia Lai - Kon Tum tách thành hai tỉnh là Gia Lai và Kon Tum[15]. Khi tách ra, tỉnh Gia Lai có tỉnh lị là thị xã Pleiku và 9 huyện: An Khê, Ayun Pa, Chư Păh, Chư Prông, Chư Sê, KBang, Kông Chro,Krông Pa, Mang Yang.
Ngày 15 tháng 10 năm 1991, thành lập huyện Đức Cơ trên cơ sở tách ra từ 2 huyện Chư Pah và Chư Prông.[16]
Ngày 11 tháng 11 năm 1996, chia huyện Chư Pah thành 2 huyện: Chư Pah và Ia Grai.[17]
Ngày 21 tháng 8 năm 2000, chia huyện Mang Yang thành 2 huyện: Mang Yang và Đak Đoa.[18]
Ngày 18 tháng 12 năm 2002, chia huyện Ayun Pa thành 2 huyện: Ayun Pa và Ia Pa.[19]
Ngày 9 tháng 12 năm 2003, chia huyện An Khê thành thị xã An Khê và huyện Đak Pơ.[20]
Ngày 26 tháng 4 năm 2007, chia huyện Ayun Pa thành thị xã Ayun Pa và huyện Phú Thiện.[21]
Ngày 27 tháng 8 năm 2009, chia huyện Chư Sê thành 2 huyện: Chư Sê và Chư Pưh.[22]
Dân số
năm 2011, dân số toàn tỉnh Gia Lai đạt gần 1.322.000 người, mật độ dân số đạt 85 người/km²[24] Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 399.900 người[25], dân số sống tại nông thôn đạt 922.100 người[26]. Dân số nam đạt 671.200 người[27], trong khi đó nữ đạt 650.800 người[28]. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 17,2 ‰[29]
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Gia Lai có 38 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc kinh chiếm nhiều nhất với 713.403 người, người Gia Rai có 372.302 người, người Ba Na có 150.416 người, người Tày có 10.107 người, người Nùng có 10.045 người, tiếp theo là người Mường có 6.133 người, người thái có 3.584 người, người Dao có 4.420 người, cùng các dân tộc ít người khác nhưNgười Mông, người Hoa, người Ê Đê[30]...
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, Toàn tỉnh Gia Lai có 10 Tôn giáo khác nhau chiếm 312.272 người, Trong đó, nhiều nhất là Công Giáo , đạo Tin Lành , xếp thứ ba là Phật giáo , đạo Cao Đài , cùng các đạo khác như Bahá'í , Phật Giáo Hòa Hảo , Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa , Minh Lý Đạo ,Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam ,  Hồi Giáo.
Kinh tế
Gia Lai có tiềm năng về thủy điện rất lớn với trữ năng lý thuyết khoảng 10,5 – 11 tỷ kW, trữ năng kinh tế kỹ thuật là 7,1 tỷ kW với công suất lắp máy 1.502 MWh[31]. Ngoài 4 công trình thuỷ điện lớn có công suất lắp máy 1.422 MW, còn có 85 công trình thuỷ điện nhỏ với công suất 80.200 kW phân bổ khá đều khắp, tạo điều kiện cho phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, công trình thuỷ điện Yaly với công suất 720 MW và sản lượng điện 3,68 tỷ kWh đã hoàn thành vào tháng 4/2002 có tác động lớn đến phát triển các ngành kinh tế của tỉnh, đảm bảo nhu cầu năng lượng cho toàn vùng. Thuỷ điện Sê San 3 với công suất thiết kế 273 MW, gồm 2 tổ máy có tổng công suất 260 MW, sản lượng điện trung bình hàng năm 1,12 tỉ KWh điện, nằm trên phía hạ lưu của thủy điện Ia Ly[32]. Tổng trữ lượng nguồn nước mặt khoảng 24 tỷ m3. Đây chính là những tiềm năng lớn để công nghiệp điện năng được coi là công nghiệp mũi nhọn ở Gia Lai. Tỉnh Gia Lai hiện có 4 nhà máy thuỷ điện lớn có công suất lớn hơn 100MW, gồm có Yali, Kanak-An Khê, Sêsan 3, và Sêsan 4[33].
Tổng thu ngân sách từ sau giải phóng đến năm 1991 chỉ đạt 40 tỷ đồng, năm 2001 đạt 256 tỷ đồng, đến năm 2010 đạt 2.300 tỷ đồng và năm 2011 đạt 3.200 tỷ đồng. Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên rõ rệt, GDP bình quân đầu người năm 2011 đạt 19,5 triệu đồng, gấp 3,82 lần so với năm 2005, gấp 6,5 lần so với năm 2000[34].
Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 4,38% so với cùng kỳ năm 2011, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,8% so với cùng kỳ, trong đó nông nghiệp tăng 3%, lâm nghiệp tăng 5,7% và thủy sản tăng 5,8%[35]. Trong khi đó, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,5%. Đáng chú ý một số ngành công nghiệp có mức tăng cao là đóng và sửa chữa tàu, chế biến bảo quản rau quả, sản xuất sản phẩm bơ sữa...Chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến 6 tháng chỉ tăng 3,6% so với cùng kỳ, thấp hơn nhiều so với mức 17,5% của năm ngoái. Chỉ số tồn kho của ngành này tăng 26%. Những ngành có chỉ số tồn kho tăng cao là sản xuất giấy và bao bì 130%, sản xuất xe có động cơ 116,7%, chế biến và bảo quản rau quả 113,3%[36]...
Giao thông]
Giao thông Gia Lai khá thuận lợi không những về đường bộ mà còn cả đường hành không. Tỉnh có Quốc lộ 14 nối các tỉnh Đắk Lắk, Kontumthông đến Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt tuyến đường Hồ Chí Minh đã rút ngắn khoảng cách từ Gia Lai đến các trung tâm kinh tếchính trị lớn của cả nước. Các tuyến Quốc lộ 19 xuống thành phố Quy Nhơn, thuộc Bình Định, Quốc lộ 25 đến Tuy Hoà, thuộc địa phận tỉnh Phú Yên. Ngoài ra, Sân bay Pleiku của Gia Lai, có đường bay nối Pleiku với các thành phố lớn là Đà Nẵng, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Y tế & Giáo dục
Y tế
Những năm gần đây hệ thống y tế Gia Lai từng bước được cải thiện và nâng lên về mặt chất lượng. Việc cung ứng các dịch vụ y tế được mở rộng, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số được khám chữa bệnh và hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng[35].
Theo số liệu thống kê từ Sở Y tế, tỉnh Gia Lai có 5 bệnh viện, 2 chi cục (là Dân số- Kế hoạch hóa gia đình và An toàn Vệ sinh Thực phẩm), 7 trung tâm y tế dự phòng, trường trung cấp y tế, trung tâm giám định sức khỏe và ban quản lý dự án đầu tư Chuyên ngành Y tế. Có 17 Phòng Y tế, 17 Trung tâm Y tế huyện, 17 Trung tâm Dân số- Kế hoạch hóa gia đình, 222 xã, phường, thị trấn có y tế hoạt động, trong đó có 208 trạm y tế xã và 14 trạm y tế trung tâm cấp xã[37].
Giáo dục
Tính đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Gia Lai có 530 trường học ở cấp phổ, trong đó có Trung học phổ thông có 39 trường, Trung học cơ sở có 188 trường, Tiểu học có 260 trường, trung học có 2 trường và 41 trường phổ thông cơ sở, bên cạnh đó còn có 236 trường mẫu giáo[38]. Với hệ thống trường học như thế, nền giáo dục trong địa bàn Tỉnh Gia Lai cũng tương đối hoàn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh[38].
Du lịch
Tiềm năng du lịch của Gia Lai rất phong phú, đa dạng với núi rùng cao có nhiều cảnh quan tự nhiên và nhân tạo. Rừng nguyên sinh nơi đây có hệ thống động thực vậtphong phú, nhiều ghềnh thác, suối, hồ như Biển Hồ là một thắng cảnh nổi tiếng, ngoài ra có chùa Minh Thành (Gia Lai). Nhiều đồi núi như cổng trời Mang Yang, đỉnh Hàm Rồng. Các cảnh quan nhân tạo có các rừng cao su, đồi chè, cà phê bạt ngàn. Kết hợp với tuyến đường rừng, có các tuyến dã ngoại bằng thuyền trên sông, cưỡi voi xuyên rừng,v.v
Ngoài ra, Gia Lai còn có nền văn hoá lâu đời của đồng bào dân tộc, chủ yếu là dân tộc Giarai và Bana thể hiện qua kiến trúc nhà rông, nhà sàn, nhà mồ, qua lễ hội truyền thống, qua y phục và nhạc cụ..
Các nhạc cụ đặc trưng của các dân tộc thiểu số như Cồng chiêng, Đàn đá, Đàn K'ni ..Các lễ hội như Lễ hội đâm trâu, Lễ ăn cơm mới,  Ngoài ra, Tỉnh còn có các móm đặc sản như Rượu cần, Cơm cháy - Rượu nếp

File đính kèm:

  • docDe_cuong_dia_ly_lop_9_HK_II.doc