Đề cương Địa lý 11 Học kì II

1. Đặc điểm tự nhiên ĐNÁ thuận lợi phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới

- Khí hậu nóng ẩm

- Đất: Hệ đất trồng phong phú

+ Đất feralit đồi núi đặc biệt đất đỏ badan ở các KV chịu ảnh hưởng của núi lửa

(ĐNÁ biển đảo)

+ Đất phù sa màu mỡ ở các đồng bằng (ĐNÁ lục địa)

-Sông ngòi: dày đặc

 Phát triển nền NN nhiệt đới với cơ cấu cây trồng đa dạng:

+ĐNÁ lục địa: cây lúa nước

+Hầu hết các nước: cây công nghiệp, ăn quả

2. Ý nghĩa của biển và đại dƣơng đ/v sự phát triển KT KV ĐNÁ

*Thuận lợi:

- Nằm trên tuyến đường biển quốc tế: TBD-ÂĐD, eo Malắcca

- Phát triển tổng hợp kinh tế biển: giao lưu kinh tế với bên ngoài bằng đường biển,

du lịch biển, nuôi trồng đánh bắt thủy sản, khoáng sản biển

- Nằm trong vùng KT năng động: ASEAN, APEC, TTP  thiết lập mqh với các

nước trên TG

- Nằm giữa các nền văn minh lớn thuận lợi cho Đạo Giáo phát triển.Đề cương Địa lý 11 HKII – 11A1

- Nằm ở vị trí giao lưu thuận lợi tạo sự hấp dẫn cho các cường quốc cạnh tranh

ảnh hưởng

pdf5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương Địa lý 11 Học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương Địa lý 11 HKII – 11A1 
ĐỀ CƢƠNG ĐỊA LÝ 11 HKII 
Bài 9: NHẬT BẢN 
1. a) Đặc điểm ngƣời lao động NB 
- Trình độ học vấn cao 
- Cần cù, chăm chỉ, làm việc tích cực, tận tâm tận lực, tác phong công nghiệp với ý 
thức tự giác và tinh thần trách nhiệm rất cao 
- Tinh thần tập thể rất cao 
- Ham học hỏi và có tinh thần cầu tiến 
- Lòng tự hào dân tộc rất cao, mang sắc thái rõ ràng, tính cách đặc trưng và đồng 
nhất. 
- Chú trọng đầu tư cho giáo dục 
b) Từ đó rút ra tác động đến nền kinh tế, xã hội 
*Tích cực: Là 1 đất nước có rất nhiều khó khăn về tự nhiên thì những đức tính của 
người Nhật Bản là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế: 
+ Đưa nền kinh tế Nhật Bản phát triển theo hướng sử dụng triệt để các đặc tính đó 
vươn lên trở thành một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới 
+ Chú trọng giáo dục sẽ giúp đào tạo ra lực lượng lao động giỏi với năng suất lao 
động cao trong tương lai, giúp đất nước phát triển; là tiền đề cho cải tiến kĩ thuật, 
phát triển các ngành hàm lượng kĩ thuật cao 
+ Những đức tính cần cù , tích cực, tự giác , có trách nhiệm giúp lực lượng lao 
động cũng như lãnh đạo làm việc có hiệu quả cao, luôn trau dồi chuyên môn, tiếp 
thu cái mới, ý thức được trách nhiệm của mình đối với đất nước mà không phạm 
những sai lầm đáng tiếc. 
*Tiêu cực: Đột tử vì làm việc quá sức; áp lực công việc cao; các quan hệ gia đình, 
xã hội bị lãng quên. 
2. Thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế. 
a) Thuận lợi: 
* Vị trí địa lý: 
+ Là một quần đảo nằm ở phía Đông châu Á, 4 mặt giáp biển , gồm 4 đảo chính và 
hàng nghìn đảo nhỏ 
 Phát triển tổng hợp kinh tế biển (giao lưu kinh tế với bên ngoài bằng đường 
biển, du lịch biển, đánh bắt thủy sản, khoáng sản biển) 
 Phát triển mạnh công nghiệp đóng tàu, xây dựng hải cảng 
 Xa các trung tâm nên trong lịch sử chưa từng bị đô hộ, ít bị cạnh tranh 
+ Nằm gần các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á: giàu 
tài nguyên và đông dân  nhập khẩu nguyên liệu, buôn bán, trao đổi hàng hóa. 
* Điều kiện tự nhiên: 
+ Đồng bằng nhỏ hẹp nhưng đất đai màu mỡ 
+ Đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh  xây dựng hải cảng, tàu bè trú ngụ 
+ Vùng biển có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau  tạo nên nhiều ngư trường 
lớn, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. 
+ Địa hình núi với nhiều cảnh đẹp, suối khoáng nóng  phát triển du lịch. 
+ Khí hậu: Nằm trong khu vực gió mùa, mưa nhiều. Phân hóa đa dạng: 
 Theo B-N (bắc: lạnh, có tuyết; nam: cận nhiệt) 
 Theo mùa 
 Theo độ cao 
 Đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp. 
+ Sông ngòi nhỏ, ngắn, dốc  giá trị thủy điện. 
Đề cương Địa lý 11 HKII – 11A1 
b) Khó khăn: 
+ Nằm ở Đông Á, giữa TBD, gồm 4 đảo lớn và hàng nghìn đảo nhỏ cách xa đại 
lục  khó khăn trong việc giao lưu đường bộ với các nước và các bộ phận của 
lãnh thổ, tranh chấp biển đảo 
+ Nghèo khoáng sản (chỉ có Fe, than trữ lượng ít)  thiếu nguyên liệu cho ngành 
công nghiệp nặng. 
+ Nằm ở vành đai lửa Thái Bình Dương  động đất, núi lửa, sóng thần, gây thiệt 
hại lớn cho đời sống và sản xuất. 
+ Địa hình chủ yếu là đồi núi (chiếm ¾ diện tích)  giao thông đi lại gặp nhiều 
khó khăn. 
+ Sông nhỏ, ngắn, dốc nên lượng nước cung cấp cho sản xuất, sinh hoạt còn thiếu. 
Bài 10: TRUNG QUỐC 
1. Thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên ở miền Đông và miền Tây đối với 
sự phát triển công nghiệp và nông nghiệp Trung Quốc 
a) Miền Đông: 
* Thuận lợi: 
- Địa hình: có nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ (Đông Bắc, 
Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam), dân cư đông đúc  phát triển trồng trọt 
- Khí hậu: Nam lên Bắc, chuyển từ cận nhiệt gió mùa sang ôn đới gió mùa, mưa 
nhiều  cơ cấu cây trồng đa dạng 
-Sông ngòi: hạ lưu của các sông lớn như: Hoàng Hà, Trường Giang, nguồn nước 
dồi dào, giàu phù sa  cung cấp nước cho nông nghiệp, phát triển thuỷ điện, thuỷ 
lợi và giao thông đường thủy 
- Khoáng sản: Giàu khoáng sản (than, dầu khí, sắt, mangan, đồng)  phát triển 
công nghiêp chế tạo, luyện kim. 
- Đường bờ biển dài, vùng biển rộng lớn  phát triển tổng hợp kinh tế biển 
* Khó khăn: Nhiều bão, lũ lụt ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất nông nghiệp, 
phá hỏng các cơ sở công nghiệp 
b) Miền Tây: 
* Thuận lợi: 
- Địa hình: gồm nhiều dãy núi cao, xen lẫn là các sơn nguyên, bồn địa  phát 
triển lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc (cừu, dê) 
- Sông ngòi: nơi bắt nguồn của các con sông lớn chảy về phía Đông, sông ngắn, 
dốc  giá trị về thủy điện lớn 
- Khoáng sản: Nghèo hơn miền Đông  giàu tiềm năng khoáng sản + phát triển 
công nghiệp khai khoáng 
* Khó khăn: 
- Địa hình núi cao hiểm trở  giao thông khó khăn, khó khai thác tài nguyên 
- Khí hậu lục địa khắc nghiệt, sông ít nước  thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt 
2. a) Kết quả hiện đại hóa công nghiệp Trung Quốc 
- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng: luyện kim, hóa chất, điện tử, hóa dầu 
- Sản lượng một số ngành công nghiệp tăng nhanh và có thứ bậc cao của thế giới 
như: than, thép, xi măng, phân bón 
- Các ngành công nghiệp kĩ thuật cao : điện tử, cơ khí chính xác, máy móc tự 
động.... góp phần quyết định trong việc TQ chế tạo thành công tàu vũ trụ (phóng 
thành công tàu vũ trụ Thần Châu V) 
- Thu hút đầu tư nước ngoài hàng đầu thế giới (2004: 60,6 tỉ USD) 
Đề cương Địa lý 11 HKII – 11A1 
- Các trung tâm CN lớn đều tập trung ở miền Đông, đặc biệt vùng duyên hải, tại 
các TP lớn: Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh giải quyết được vấn đề việc 
làm 
b) Nguyên nhân đƣa đến kết quả đó 
+ Chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường. Chủ động lập kế hoạch 
sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm. 
+ Thực hiện chính sách mở cửa trao đổi hàng hoá, thu hút đầu tư nước ngoài 
+ Cho phép công ti doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, quản lý sản xuất công nghiệp 
tại các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất. 
+ Hiện đại hoá trang thiết bị, ứng dụng công nghệ cao cho các ngành công nghiệp. 
+ Chủ động đầu tư có trọng điểm: thực hiện chính sách công nghiệp mới, tập trung 
phát triền 5 ngành công nghiệp: chế tạo máy, địên tử, hoá dầu, sản xuất ôtô và xây 
dựng. 
+ Phát triển các ngành công nghiệp kĩ thuật cao như: điện tử, cơ khí chính xác chế 
tạo máy bay.. 
+ Chú trọng phát triển CN ở nông thôn: phát triển các ngành vật liệu xây dựng, 
gốm sứ, dệt.... dựa vào lực lượng lao động và nguồn nguyên liệu dồi dào ở địa bàn 
nông thôn 
3. a) Sự phân bố khác nhau về cây lƣơng thực lúa mỳ và lúa gạo ở miền Đông 
Trung Quốc 
- Phía bắc: lúa mì (ĐB Đông Bắc, Hoa Bắc) 
- Phía nam: lúa gạo (ĐB Hoa Trung, Hoa Nam) 
b) Giải thích 
- Phía bắc: Khí hậu ôn đới gió mùa: mát mẻ, lượng mưa tương đối, đất sét pha + 
đất mùn  trồng lúa mì 
- Phía nam: khí hậu cận nhiệt gió mùa (lượng mưa lớn, đất phù sa màu mỡ)  
trồng lúa gạo 
Bài 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á 
1. Đặc điểm tự nhiên ĐNÁ thuận lợi phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới 
- Khí hậu nóng ẩm 
- Đất: Hệ đất trồng phong phú 
+ Đất feralit đồi núi đặc biệt đất đỏ badan ở các KV chịu ảnh hưởng của núi lửa 
(ĐNÁ biển đảo) 
+ Đất phù sa màu mỡ ở các đồng bằng (ĐNÁ lục địa) 
-Sông ngòi: dày đặc 
 Phát triển nền NN nhiệt đới với cơ cấu cây trồng đa dạng: 
+ĐNÁ lục địa: cây lúa nước 
+Hầu hết các nước: cây công nghiệp, ăn quả 
2. Ý nghĩa của biển và đại dƣơng đ/v sự phát triển KT KV ĐNÁ 
*Thuận lợi: 
- Nằm trên tuyến đường biển quốc tế: TBD-ÂĐD, eo Malắcca 
- Phát triển tổng hợp kinh tế biển: giao lưu kinh tế với bên ngoài bằng đường biển, 
du lịch biển, nuôi trồng đánh bắt thủy sản, khoáng sản biển 
- Nằm trong vùng KT năng động: ASEAN, APEC, TTP  thiết lập mqh với các 
nước trên TG 
- Nằm giữa các nền văn minh lớn thuận lợi cho Đạo Giáo phát triển. 
Đề cương Địa lý 11 HKII – 11A1 
- Nằm ở vị trí giao lưu thuận lợi tạo sự hấp dẫn cho các cường quốc cạnh tranh 
ảnh hưởng. 
*Khó khăn: - Thiên tai: lũ lụt, cháy rừng 
- Thế mạnh về biển và đại dương chưa được khai thác xứng với tiềm năng. 
- Tranh chấp lãnh thổ, biển đảo 
- Cạnh tranh kinh tế 
3. Nêu những trở ngại từ các đặc điểm dân cƣ và xã hội đối với sự phát triển 
khu vực ĐNÁ 
- Dân số đông, mật dộ dân số cao thiếu việc làm thu nhập thấp, mức sống không 
đảm bảo 
- Thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao  khó khăn trong việc phát triến các 
ngành công nghệ đòi hỏi trình độ cao. 
- Phân bố dân cư không đồng đều  khai thác tài nguyên, nguồn lực ở miền núi 
gặp khó khăn, quản lí xã hội ở các vùng đông dân cũng gặp nhiều khó khăn 
- Đa dân tộc, đa tôn giáo dễ nảy sinh các mâu thuẫn, xung đột xuất phát từ 
quyền lợi, định kiến về phong tục, tập quán, văn hóa, tôn giáo... dễ mất ổn định về 
an ninh, chính trị..  ảnh hưởng, làm chậm tốc độ phát triển kinh tế. 
4. Tại sao đánh bắt nuôi trồng thủy sản là ngành KT truyền thống và đang 
phát triển ở KV ĐNÁ 
- Các nước ĐNÁ đều giáp biển (trừ Lào), vùng biển rộng, gồm nhiều đảo, quần 
đảo 
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều diện tích nước mặt 
- Vùng biển ẩm 
- Nguồn thủy hải sản phong phú, đa dạng 
- Người dân có kinh nghiệm lâu năm và hoạt động đnáh bắt từ lâu đời 
- Nguồn lợi từ khai thác đánh bắt nuôi trồng lớn 
- Hiện nay, khoa học kĩ thuật phát triển  việc đánh bắt nuôi trồng thủy sản hiện 
đại, sản lượng ngày càng tăng 
 Tận dụng được ĐKTN, cung cấp thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của người 
dân 
5. Nêu các mục tiêu của ASEAN 
- Thúc đẩy sự phát triển KT, VH, GD và tiến bộ XH của các nước thành viên. 
- Xây dựng khu vực hoà bình, ổn định, có nền KT, VH, XH phát triển 
- Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mqh giữa ASEAN với các 
nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc tế khác 
 Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định, cùng phát triển. 
6. Vì sao các mục tiêu chính của ASEAN là sự đoàn kết, hợp tác, hòa bình? 
-Mỗi nước trong khu vực tùy theo từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử khác nhau đều 
chịu ảnh hưởng của sự mất ốn định về sắc tộc tôn giáo, các thế lực thù địch nên 
ĐNA nhận thức đầy đủ thống nhất cao về về sự ổn định để phát triển. 
-Những vấn đề biên giới đảo, vùng đặc quyền kinh tếtrong khu vực ĐNA còn 
nhiều tranh chấp đời hỏi phải có sự ổn định để đàm phán đối thoại và giải quyết 1 
cách hòa bình. 
-Sự ổn định sẽ ngăn cản được cấc thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ 
của khu vực. 
-Một KV ổn định sẽ thu hút đầu tư hơn so với các khu vực mất ổn định 
-Đoàn kết, hợp tác làm giảm sự chênh lệch phát triển giữa các nước, đưa các nước 
cùng đi lên 
Đề cương Địa lý 11 HKII – 11A1 

File đính kèm:

  • pdfChuong_8_Da_cau.pdf