Đề cương Địa lý 10 - Chương trình HKII

Câu 5: Tại sao người : “Những tiến bộ của ngành vận tải đã tác động to lớn làm thay đổi sản xuất và phân bố dân cư trên thế giới”

 Vì:

• Giao thông vận tải là một ngành dịch vụ, tham gia vào việc cung ứng vật tư kỹ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ, giúp cho các quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục và bình thường. Giao thông vận tải phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt được thuận tiện.

• Các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương được thực hiện nhờ mạng lưới giao thông vận tải. Vì thế, những nơi nằm gần các tuyến vận tải lớn hoặc các đầu mối giao thông vận tải cũng là những nơi tập trung các ngành sản xuất, dịch vụ và dân cư. Nhờ hoàn thiện kỹ thuật, mở rộng cự li vận tải, tăng tốc độ vận chuyển mà các vùng xa xôi về mặt địa lí cũng trở nên gần. Những tiến bộ của ngành vận tải đã có tác động to lớn làm thay đổi sự phân bố sản xuất và phân bố dân cư trên thế giới.

• Ngành giao thông vận tải phát triển góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hoá ở những vùng núi xa xôi, củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước và tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới.

 

docx4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 971 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương Địa lý 10 - Chương trình HKII, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG MÔN ĐỊA
Câu 1: Trình bày cơ cấu và vai trò ngành dịch vụ
Cơ cấu: Ngành dịch vụ có cơ cấu đa dạng và phức tạp:
Dịch vụ kinh doanh: giao thông vận tải, bưu chính viễn thong, tài chính, ngân hàng, kinh doanh bất động sản 
Dịch vụ tiêu dung: du lịch, buôn bán, dịch vụ cá nhân, giáo dục, 
Dịch vụ công: hoạt động đoàn thể, hành chính công
Vai trò:
Thúc đẩy các ngành sản xuất khác phát triển.
Tạo việc làm cho người lao động.
Giúp khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn thông qua hoạt động du lịch.
Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Câu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố và phát triển ngành dịch vụ
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố và phát triển ngành dịch vụ:
 Trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động xã hội => Đầu tư, bổ sung lao động dịch vụ.
Ví dụ: Kinh tế phát triển,nhiều máy móc => người nông dân làm việc ít(nông nghiệp ít lao động), phát triển ngành dịch vụ.
 Quy mô,cơ cấu dân số => Nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ.
Ví dụ: Việt Nam dân số đông, cơ cấu trẻ, tuổi đi học cao thì dịch vụ giáo dục ưu tiên phát triển.
 Phân bố dân cư => Mạng lưới ngành dịch vụ
Ví dụ: : Các thành phố thị xã có mật độ dân số cáo thì mạng lưới các ngành dịch vụ phát triển hơn ở nông thôn. 
Truyền thống văn hóa => Hình thức tổ chức mạng lưới dịch vụ.
Ví dụ: Tết nguyên đán ở VN thúc đẩy các dịch vụ bán buôn bán lẻ, giao thông vận tải phát triển mạnh.
 Mức sống và thu nhập => Sức mua và nhu cầu dịch vụ
Ví dụ: Mức sống cao và thu nhập thực tế cao. Nhu cầu mua sắm nhiều. Ngược lại thu nhập thấp thì nhu cầu mua sắm thấp.
Tài nguyên thiên nhiên;di sản văn hóa lịch sử; cơ sở hạ tầng du lịch => Sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ du lịch.
Ví dụ: Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế,... => ngành dịch vụ du lịch phát triển và các ngành dịch vụ khác cũng phát triển
Câu 3: Nêu điều kiện để phát triển mạnh ngành du lịch. Liên hệ Việt Nam
Điều kiện để phát triển ngành du lịch:
An ninh chính trị, an toàn xã hội.
Kinh tế
Giao thông vận tải
Tài nguyên du lịch tự nhiên (phong cảnh, bãi tắm , khí hậu, có nhiều động thực vật quý hiếm, ...).
Tài nguyên du lịch nhân văn (các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống, các làng nghề truyền thống, văn hoá dân gian, ...) 
Điều kiện để phát triển ngành du lịch ở Việt Nam:
 Tự nhiên: 
Hệ thống nước suối ngầm, nước nóng. 
Có nhiều bãi biển đẹp như Đồ Sơn- Hải phòng, vịnh Hạ Long. ..
 Khí hậu nhiệt đới gió mùa. 
Nhiều các con sống là những địa điểm du lịch thú vị. 
Có nhiều vườn quốc gia: Phong Nha- Kẻ Bàng,Ba Vì,
Nhân văn: 
Nhiều lễ hội như lễ hội chùa Hương, chọi trâu Đồ Sơn.... 
Nhiều danh thắng, di tích lịch sử nổi tiếng từ lâu đời: Cố đô Huế, Di tích Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An
 Di sản thế giới về phi vật thể: Nhã nhạc cung đình Huế và Cồng chiêng Tây Nguyên
 Các làng nghề truyền thống, phong tục đã góp phần làm phong phú thêm cho nền văn hóa: Làng gốm Đông Hồ, làng lụa Hà Đông,..
Giao thông thuận lợi, an ninh đảm bảo,
Câu 4: Trình bày vai trò và đặc điểm ngành giao thông vận tải
Vai trò:
Đảm bảo cho các quá trình sản xuất xã hội diễn ra lien tục và bình thường.
Phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho sinh hoạt dược thuận tiện.
Giúp cho việc thực hiện mối giao lưu kinh tế giữa các địa phương.
Nhân tố quan trọng trong sản xuất và phân bố dân cư.
Giao thông vận tải thúc đẩy kinh tế, văn hóa xã hội ở miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Củng cố tính thống nhất của nền kinh tế. Tăng cường sức mạnh quốc phòng, đảm bảo mối giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới.
Đặc điểm: 
Sản phẩm của ngành gtvt là sự chuyên trở hàng hóa và hành khách, chất lượng của sản phẩm được đo bằng tốc độ chuyển trở, sự tiện nghi và sự an toàn.
Chỉ tiêu:
Khối lượng vận chuyển (tấn; người)
Khối lương luân chuyển (tấn.km; người.km)
Cự li vận chuyển trung bình ( km= khối lượng luân chuyểnkhối lượng vận chuyển )
Câu 5: Tại sao người : “Những tiến bộ của ngành vận tải đã tác động to lớn làm thay đổi sản xuất và phân bố dân cư trên thế giới”
	Vì:
Giao thông vận tải là một ngành dịch vụ, tham gia vào việc cung ứng vật tư kỹ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ, giúp cho các quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục và bình thường. Giao thông vận tải phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt được thuận tiện. 
Các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương được thực hiện nhờ mạng lưới giao thông vận tải. Vì thế, những nơi nằm gần các tuyến vận tải lớn hoặc các đầu mối giao thông vận tải cũng là những nơi tập trung các ngành sản xuất, dịch vụ và dân cư. Nhờ hoàn thiện kỹ thuật, mở rộng cự li vận tải, tăng tốc độ vận chuyển mà các vùng xa xôi về mặt địa lí cũng trở nên gần. Những tiến bộ của ngành vận tải đã có tác động to lớn làm thay đổi sự phân bố sản xuất và phân bố dân cư trên thế giới. 
Ngành giao thông vận tải phát triển góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hoá ở những vùng núi xa xôi, củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước và tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới.
Câu 6: Tại sao người ta nói : “Để phát triển KT-XH ở miền núi, gtvt phải đi trước một bước”
	Vì:
Giao thông vận tải ở miền núi được phát triển sẽ thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương ở miền núi vốn có nhiều trở ngại do địa hình, giữa miền núi với đồng bằng, nhờ thế sẽ giúp phá được thế “cô lập” , “ tự cấp tự túc” của nền kinh tế. 
Sẽ có điều kiện khai thác các tài nguyên, có thế mạnh to lớn của miền núi, hình thành được các nông, lâm trường, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp, đô thị, thúc đẩy sự thu hút dân cư từ đồng bằng lên miền núi. 
Thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế ở miền núi. Các hoạt động dịch vụ ( kể cả văn hóa, Giáo dục, y tế ) cũng có điều kiện để phát triển. 
Câu 7: Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển gtvt.
Điều kiện tự nhiên:
Vị trí địa lí: quy định sự có mặt, vai trò của một số loại hình giao thông vận tải.
Ví dụ: + Vùng hoang mạc: Lạc đà, trực thăng;
            + Vùng băng giá xe trượt tuyết do chó và tuần lộc kéo.
 Địa hình ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận tải.
Ví dụ: Địa hình đồi núi phải đầu tư nhiều để xây dựng các công trình: Chống lở đất,làm đường vòng, đường hầm.
 Khí hậu, thời tiết ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của phương tiện vận tải.
 Ví dụ: Các sân bay nhiều khi phải ngừng hoạt động do sương mù.
 Sông ngòi: ảnh hưởng vận tải đường sông,chi phí cầu đường.
 Khoáng sản: ảnh hưởng hướng vận tải, loại hình vận tải.
Điều kiện kinh tế- xã hội:
Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển, phân bố, hoạt động của giao thông vận tải
     + Hoạt động của các ngành kinh tế là khách hàng của ngành giao thông vận tải.
 Ví dụ: Kinh tế phát triển nhu cầu vận tải lớn thúc đẩy ngành phát triển.
     + Trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật cho sự phát triển, phân bố, hoạt động ngành giao thông vận tải.
     + Quan hệ giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ quy định hướng và cường độ các luồng vận chuyển.
Phân bố dân cư (đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị) ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách (vận tải bằng ô tô).
Câu 8: Ở Việt Nam có các loại hình đường giao thông nào. Lấy ví dụ cho từng loại hình. 
	Ở Việt Nam có các loại hình đường giao thông :
Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc- Nam, tuyến Hà Nội- Lào Cai, 
Đường ô tô: Quốc lộ 1A, quốc lộ 6, 
Đường ống: Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn
Đường sông hồ:Sông Hồng, sông Đà, 
Đường biển: Biển Đông
Đường hàng không: Hà Nội- Tokyo, Điện Biên Phủ- Hà Nội, 
Câu 9: Thị trường là gì? Tại sao giá cả trên thị trường luôn biến động.
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động giữa người bán và người mua.
Giá trên thị trường luôn biến động là do thị trường hoạt đông theo quy luật cung- cầu :
Cung > cầu : hàng hóa dư thừa, giá cả giảm => người tiêu dùng có lợi, nhà sản xuất thiệt hại, sản xuất có nguy cơ đình đốn.
Cung người tiêu dùng không có lợi.
Cung = cầu : thị trường ổn định, sản xuất phát triển mạnh.
Câu 10 : Thế nào là cán cân xuất- nhập khẩu. Trình bày cơ cấu xuất- nhập khẩu theo nhóm nước ?
Cán cân xuất - nhập khẩu là quan hệ so sánh giá trị giữa hàng xuất khẩu với giá trị nhập khẩu.
Cán cân XNH = Gía trị XK – giá trị NK
Xuất khẩu > Nhập khẩu : xuất siêu
Nhập khẩu < Xuất khẩu : nhập siêu
Không hẳn xuất siêu là tốt, nhập siêu là xấu mà phải dựa vào động thái của xuất khẩu và nhập khẩu.
Cơ cấu xuất- nhập khẩu theo nhóm nước:
Nước phát triển: 
Xuất khẩu : chủ yếu là tư liệu sản xuất (nguyên liệu, máy móc, thiết bị,..), hàng tiêu dùng,
Nhập khẩu : nguyên liệu chưa qua chế biến (khoáng sản, dầu thô, các loại nông lâm,...)
Nước đang phát triển :
Xuất khẩu : nguyên liệu chưa qua chế biến (khoáng sản, dầu thô, các loại nông lâm,...)
Nhập khẩu : : chủ yếu là tư liệu sản xuất (nguyên liệu, máy móc, thiết bị,..), hàng tiêu dùng,

File đính kèm:

  • docxDe_cuong_dia_ly.docx